Một số suy nghĩ về chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong nhiều năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, việc

chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con người luôn được quan tâm hàng đầu,

trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục: thực hiện đa dạng

hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện

để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Giáo dục đào tạo không chỉ là công việc của nhà trường mà là công việc chung của toàn

xã hội. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối

hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và

an toàn. Để góp phần phát triển đất nước, giáo dục đào tạo phải không ngừng đổi mới, xác

định rõ mục tiêu của giáo dục trên cả hai phương diện: xã hội và nhân cách. Về mặt xã hội,

mục tiêu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải được thể hiện trong giáo dục vĩ mô. Về

mặt nhân cách, giáo dục phải đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành con người lao động

và có khả năng lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đó là con người Việt Nam

phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với

lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất

và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

pdf 6 trang kimcuc 3880
Bạn đang xem tài liệu "Một số suy nghĩ về chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số suy nghĩ về chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề

Một số suy nghĩ về chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
121 
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH 
ĐÀO TẠO LUẬT THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NGHỀ 
Nguyễn Thị Cẩm Hồng16 
Tóm tắt: Một trong những sứ mệnh, mục tiêu của Trường Đại học Nam Cần Thơ là đào 
tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã hội theo hương ứng dụng trong 
các lĩnh vực nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực phía Nam mà trọng 
tâm là Đồng bằng sông Cửu Long. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đưa ra một số giải 
pháp nhằm chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề. 
Từ khóa: Nguồn nhân lực, Luật kinh tế, Luật học, Mô hình đào tạo 
Abstract: Mission and objectives of Nam Can Tho University is training of high quality 
human resource meeting the demand of society and servicing the socioeconomic development 
of the region of Mekong delta and of the whole country in general. In this paper, the author 
proposes some solutions on renovation of law training program with application orientation. 
Key Words: Human resource, Economic Law, Law science, Training programme 
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân 
lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong nhiều năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, việc 
chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con người luôn được quan tâm hàng đầu, 
trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục: thực hiện đa dạng 
hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện 
để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. 
Giáo dục đào tạo không chỉ là công việc của nhà trường mà là công việc chung của toàn 
xã hội. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối 
hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và 
an toàn. Để góp phần phát triển đất nước, giáo dục đào tạo phải không ngừng đổi mới, xác 
định rõ mục tiêu của giáo dục trên cả hai phương diện: xã hội và nhân cách. Về mặt xã hội, 
mục tiêu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải được thể hiện trong giáo dục vĩ mô. Về 
mặt nhân cách, giáo dục phải đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành con người lao động 
và có khả năng lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đó là con người Việt Nam 
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với 
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất 
và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
16 Tiến sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
122 
Theo quy định chung, kể từ ngày 01/01/2017 các trường cao đẳng, trung cấp và các 
trường đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ tuyển sinh và tổ chức đào tạo 
theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Để thuận tiện cho các trường trong việc triển khai, thực hiện, 
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cơ quan được giao quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo 
dục nghề nghiệp đã ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi các chương trình đào 
tạo theo Luật giáo dục nghề nghiệp. Có thể nói, về nguyên tắc, đây là sự chuyển đổi cần có sự 
chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và phương thức hoạt động. Khi xây dựng, chuyển đổi 
chương trình phải kế thừa các nội dung của chương trình khung, chương trình đào tạo đã xây 
dựng và đang được áp dụng đào tạo tại các trường; đồng thời cập nhật những thông tin mới 
của ngành, nghề đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. 
Vì thế, vấn đề định hướng phát triển đáp ứng với yêu cầu bối cảnh chuyển đổi về mặt 
quản lý nhà nước và cơ chế đào tạo trong giai đoạn mới của Trường Đại học Nam Cần Thơ là 
nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của thị trường nhân lực đó là thực hiện 
mục tiêu đào tạo xây dựng nền tảng kiến thức cho sinh viên và giúp các em tự tin trong công 
việc sau khi tốt nghiệp. Để thực hiện chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành 
nghề đạt hiệu quả cao, theo tôi cần quan tâm các giải pháp cụ thể như sau: 
Một là, hoàn chỉnh chương trình đào tạo sát với thực tế yêu cầu của thị trường nhân lực. 
Chương trình đào tạo có vai trò quyết định cho chất lượng đầu ra. Bất kỳ một chương 
trình đào tạo nào cũng phải thực hiện đảm bảo mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu ngành 
nghề đào tạo, với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. 
Thực hiện mục tiêu chương trình đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có trình 
độ đại học, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, có thể đảm nhận được 
tốt nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực pháp luật trong các cơ quan tư pháp địa phương, các cơ 
quan hành chính, các tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các tổ chức 
chính trị, chính trị - xã hội... và đồng thời có khả năng học tập nâng cao trình độ nhằm đáp 
ứng yêu cầu công tác góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 
Về nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo kiến thức cơ bản về chính trị văn hóa, 
xã hội, pháp luật, ngoại ngữ và công nghệ thông tin; kiến thức lý thuyết về ngành, nghề đào 
tạo; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần 
thiết để giải quyết công việc. Chương trình đào tạo phải xác định được danh mục và thời 
lượng của từng môn học, mô đun, học phần tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian 
học lý thuyết và thực hành, thực tập; trình tự thực hiện các môn học, mô đun, học phần; 
phương pháp đánh giá kết quả học tập... để bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ đào 
tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường cần thực hiện lồng ghép chương trình rèn 
luyện kỹ năng và nội dung từng môn học, đưa thêm các môn học về kỹ năng nghề nghiệp 
vào chương trình đào tạo chuyên ngành. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
123 
Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống phòng học thực hành, phòng diễn án phục vụ 
nhu cầu của sinh viên. Giảm dần một cách hợp lý thời lượng các giờ giảng lý thuyết, tăng thời 
lượng các giờ thảo luận và tự học của sinh viên. Cộng tác chặt chẽ với các cơ quan tư pháp, 
các tổ chức tư vấn pháp luật, văn phòng luật sư để đưa sinh viên đến thực tập, tìm hiểu thực tế 
về hoạt động xét xử, hoạt động tư vấn. 
Đổi mới công tác thực tập theo hướng lồng ghép các khóa học thực tế, các chương trình 
đi tìm hiểu thực tế vào trong suốt quá trình đào tạo thay vì chỉ bố trí cho sinh viên đi thực tập 
tốt nghiệp cuối khóa. Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm khoa học, sinh hoạt chuyên môn 
cho giảng viên và sinh viên, mời các cán bộ lãnh đạo của các địa phương, các nhà quản lý, 
luật sư, chuyên gia pháp luật tham dự và thuyết trình. 
Bên cạnh đó, cần có cán bộ chuyên trách tư vấn học tập của các lớp hỗ trợ cho giáo viên 
chủ nhiệm về chuyên ngành. 
Hai là, nâng cao khả năng thực hành cho sinh viên thông qua việc đổi mới nội dung, 
phương pháp giảng dạy 
Từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy trong một số môn chuyên ngành, nếu trước 
đây giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, nặng về truyền thụ kiến thức, ít 
tính đối thoại giữa người dạy và người học, trong thời gian tới có thể áp dụng phương pháp 
giảng bằng phiếu kỹ thuật và giải quyết tình huống. Giảng viên phải đóng vai trò người hướng 
dẫn gợi mở cho học viên; nhận xét và tổng kết việc xử lý các tình huống, giải quyết các bài 
tập của học viên; rèn luyện khả năng tư duy độc lập cho học viên là chính. Làm tốt vấn đề 
này, chúng ta sẽ giải quyết được tư tưởng của sinh viên vì sau một thời gian dài học tại trường 
phổ thông, sau khi tốt nghiệp khi chọn ngành học thì các em sẽ rất băn khoăn lo lắng không 
biết làm thế nào để trang bị cho mình kiến thức luật thật vững chắc để tự tin bước vào đời. 
Việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng “coi trọng việc bồi dưỡng 
năng lực tự học”, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng thực hành, 
tham gia nghiên cứu, ứng dụng, cùng với việc thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực “lấy 
người học làm trung tâm” nhằm phát huy tính chủ động của sinh viên, như các phương pháp: 
giải quyết tình huống, thảo luận nhóm, diễn án... góp phần tăng cường trang bị kiến thức thực 
tế cho học viên. 
Trong từng môn học, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc và tác 
phong làm việc khoa học của người cán bộ tư pháp thông qua các công việc cụ thể. Đây là 
một phương pháp đào tạo hoàn toàn mới. Phương pháp này sử dụng các hồ sơ vụ việc thực tế 
để rèn luyện kỹ năng và thực hành cho học viên. 
Việc tổ chức các phiên tòa giả định, thực hành diễn án không đơn thuần là phương thức 
giảng dạy các học phần luật tố tụng hiệu quả, mà còn củng cố kiến thức luật nội dung thuộc 
các lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự, thương mại, lao động, môi trường, đất đai, hôn nhân 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
124 
gia đình,tạo điều kiện cho học viên cơ hội đóng vai vào những vị trí công việc khác nhau như 
Thẩm phán, Luật sư tranh tụng, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa...bởi vì trong thực tế phần 
nhiều ý thức học tập của sinh viên hạn chế, mục tiêu học tập của sinh viên còn mang nặng 
tính thi cử, trả nợ cho xong môn học, ý thức tự học và tự hoàn thiện của đa số học viên vẫn 
còn yếu. Chủ yếu là học thụ động và nhiều khi mang tính chất đối phó. Nhiều học sinh còn 
lúng túng, không biết học như nào? 
Ba là, chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, vừa giỏi 
chuyên môn và tinh thông về kỹ năng nghề nghiệp. 
Cần xây dựng được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và bảo đảm 
các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu chuyển đổi mô 
hình đào tạo ngành luật theo hướng thực hành nghề. 
- Thu hút những người có trình độ chuyên môn cao về giảng kiêm chức tại trường bằng 
cách mời họ tham gia giảng dạy hoặc khuyến khích chào đón họ đến giảng dạy tại trường. 
Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đạt 
chuẩn và vượt chuẩn gắn bó với nghề nghiệp. Có chính sách giữ chân những giáo viên giỏi 
thông qua tạo môi trường giảng dạy thân thiện, tích cực, chế độ tiền lương và thu nhập thỏa 
đáng, chính sách hỗ trợ tiếp tục học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học nhằm nâng 
cao trình độ và năng lực đội ngũ giáo viên. Phải có chế độ chính sách, đặc biệt là chính sách 
về lương, thưởng, phát triển chuyên môn, đánh giá, đãi ngộ phù hợp để tạo động lực và hiệu 
quả làm việc của đội ngũ giảng viên. 
- Quan tâm bồi dưỡng kiến thức cũng như bản lĩnh hơn nữa cho người đứng lớp, nhà 
trường có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham gia thực hiện các hoạt động 
thực tiễn như: tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật; thực 
hiện một số hoạt động tư vấn pháp luật; tham gia làm Hội thẩm nhân dân; thực hiện một số 
hoạt động tư pháp... 
Bốn là, tăng cường công tác phối hợp và đẩy mạnh công tác tuyển sinh. Đây là một giải 
pháp quan trọng để trường Đại học Nam Cần Thơ ngày càng phát triển bền vững. 
Cần phải thực hiện tốt công tác Marketing tuyển sinh đầu vào với các hình thức đa dạng 
để chuyển tải thông tin đến học sinh như: 
- Làm việc với lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo nhằm tạo 
sự đồng thuận trong công tác tư vấn tuyển sinh, mạnh dạn gửi thông báo tuyển sinh đến các 
trường trung học phổ thông ở tất cả các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 
những nội dung cụ thể về ngành nghề đào tạo. 
- Duy trì và phát triển hình thức quảng bá về trường qua các phương tiện thông tin đại 
chúng như đài báo, mạng internet, truyền hình... thường xuyên cập nhật trang web thông tin 
của trường, nêu rõ những công việc mà sinh viên làm được sau khi tốt nghiệp và triển vọng 
phát triển nghề nghiệp của các em; 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
125 
- Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, các phong trào thể thao, văn hóa xã hội để người 
dân trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long biết nhiều hơn, thông qua đó có thể giới thiệu 
về trường đến mọi người dân trong khu vực. 
- Đa dạng hình thức đào tạo cũng là một biện pháp thu hút nhiều thí sinh tham gia dự 
tuyển và học tập. Việc đa dạng hình thức đào tạo bao gồm chính quy, tại chức, vừa học vừa 
làm, đào tạo từ xa, cũng tạo cơ hội cho họ có thể tìm hình thức phù hợp học nghề và có thể 
bắt đầu một con đường mới cho chính họ. 
- Trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long, đối với các vùng sâu vùng xa, việc đi lại khó 
khăn, vì thế đặc biệt quan tâm chương trình đào tạo từ xa, do giáo viên có trình độ chuyên 
môn giảng dạy, tập huấn trực tiếp cụ thể đến người học. 
- Có chính sách miễn giảm học phí cụ thể đối với các học sinh vùng sâu vùng xa và hỗ 
trợ chi phí học tập cho các đối tượng là người có công và đối tượng xã hội. Các thủ tục hành 
chính cần được rà soát cải cách để các đối tượng này tiếp cận được với các cơ hội học nghề 
phù hợp. 
- Xây dựng chương trình học liên thông: Mở rộng cơ hội cho học viên có thể học ở hệ 
cao hơn hoặc liên kết với các trường trọng điểm để tổ chức tạo điều kiện cho sinh viên học lên 
trình độ cao hơn mà không bị khó khăn, trở ngại để hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên 
môn, tay nghề đáp ứng được nhu cầu xã hội. 
Kết luận 
Việc chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành ứng dụng là một trong 
những định hướng được thể hiện trong sứ mệnh, mục tiêu của Nhà trường. Để thực hiện việc 
đào tạo luật theo mô hình thực hành ứng dụng đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. 
Trong phạm vi bài viết, tác giả đã đưa ra 4 giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc chuyển 
đổi mô hình đào tạo luật theo hướng ứng dụng, thực hành nghề nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trường Trung cấp Luật Vị Thanh (2017), Kỷ yếu Hội thảo khoa học - “Chuyển đổi mô 
hình đào tạo Trung cấp Luật theo hướng thực hành nghề”. 
[2]. Nguyễn Tiến Châu (2005), “Thực trạng đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa 
học Pháp lý số 4/2005. 
[3]. Lê Thu Hà, Ngô Hoàng Oanh, Phạm Trí Hùng (2006), “Đào tạo luật sư ở một số nước 
trên thế giới và những kinh nghiệm để hoàn thiện công tác đào tạo luật sư ở Việt Nam” 
Tạp chí nghề Luật số 3 năm 2006 
[4]. Nguyễn Tiến Dũng, “Đổi mới và phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự 
nghiệp công nghiệp hóa theo hướng hiện đại”.  
PrintStory.aspx?distribution=16935&print=true 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
126 
[5]. Nguyễn Nam Hà “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo 
nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển”. 
phuong-phap-day-hoc-nham-nang-cao-chat-luong-dao-tao-nguon-luc-xa-hoi-dap-ung-
yeu-cau-phat-trien.268 
[6]. Trường Đại học Đà Lạt (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng 
dạy theo học chế tín chỉ’’. 
[7]. Lê Đức Ngọc (2004), “Phương pháp dạy và học đại học trong học chế tin chỉ”, Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 12 tháng 12 năm 2004. 
[8]. Hoàng Văn Vân - Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho 
phương pháp giảng dạy bậc đại học - www.Vnexpress.vn. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_suy_nghi_ve_chuyen_doi_mo_hinh_dao_tao_luat_theo_huon.pdf