Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tập trung và dân chủ trong đảng
Thực chất của chế độ tập trung trong Đảng là gì? Là nó nhằm tạo
điều kiện cho Đảng trở thành “một chính thể duy nhất và có tổ chức, đủ
sức bảo đảm sự lãnh đạo có kế hoạch và có tổ chức cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân”(2). Vì Đảng không phải chỉ đơn giản là một
con số cộng rất nhiều đảng viên lại, mà là một cơ thể thống nhất, một khối
kết hợp hữu cơ giữa đảng viên và tổ chức đảng, giữa tổ chức đảng cấp
trên và tổ chức đảng cấp dưới, giữa Trung ương Đảng với tổ chức Đảng
các cấp và quần chúng đảng viên, Đảng không thể có sức mạnh, nếu Đảng
thiếu kỷ luật chặt chẽ, nếu Đảng chỉ là một đội quân ô hợp, hoặc một câu
lạc bộ bàn cãi. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sức mạnh của
đảng vô sản kiểu mới không chỉ được bắt nguồn từ học thuyết cách mạng
vô địch của Đảng, từ sự gắn bó và ủng hộ của quần chúng đối với Đảng,
mà còn từ tổ chức của bản thân Đảng. Chế độ tập trung trong Đảng chính
là nguồn gốc tạo ra sức mạnh của Đảng về mặt tổ chức, là điều kiện bảo
đảm cho Đảng giữ vững sự thống nhất về ý chí và hành động, vượt hẳn ra
ngoài khuôn khổ chật hẹp, tản mạn của thời kỳ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tập trung và dân chủ trong đảng
HỌC THUYẾT MÁC-LÊ-NIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về TẬP TRUNG VÀ DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG Vũ Thọ Trước vấn đề đặt ra: Đảng cách mạng của giai cấp vô sản cần được xây dựng như thế nào, chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã trả lời một cách rõ ràng và dứt khoát: Đảng cần được xây dựng trên cơ sở tập trung dân chủ. Nguyên tắc tổ chức cơ bản này là một bộ phận trọng yếu của học thuyết Mác – Lênin về đảng kiểu mới. Nó được hình thành và đúc kết từ hoạt động cách mạng thực tiễn của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Chính Mác và Ăng-ghen là những người đầu tiên đã nêu ra nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng đảng về tổ chức; tinh thần của nguyên tắc này đã được thể hiện trong điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản, và sau đó trong các văn kiện của Quốc tế thứ nhất. Theo Mác và Ăng-ghen, đảng của giai cấp công nhân, muốn hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, muốn thực sự trở thành lực lượng xung kích có khả năng thống nhất giai cấp công nhân và tập hợp quần chúng lao động, phải được xây dựng vững mạnh về tổ chức: Đảng phải thật sự là một liên minh chiến đấu của những người giác ngộ chủ nghĩa cộng sản, là một khối thống nhất về ý chí và hành động. Bảo vệ quan điểm của Mác và Ăng- ghen, chống lại mọi sự công kích và xuyên tạc của những phần tử cơ hội trong vấn đề xây dựng đảng, Lê-nin đã kiên trì nguyên tắc tập trung dân chủ và khẳng định rằng tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức duy nhất đúng của đảng vô sản kiểu mới. Hội nghị Tam-méc-pho của những người bôn-sê-vích (họp năm 1905) lần đầu tiên nêu rõ: Nguyên tắc tổ chức chủ yếu nhất trong xây dựng đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ. Tại Đại hội lần thứ tư của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, do kết quả đấu tranh của những người bôn-sê-vích, mục 2 của Điều lệ đã được ghi: “Mọi tổ chức của Đảng đều được xây dựng trên cơ sở tập trung dân chủ”. Kinh nghiệm lịch sử của Đảng bôn-sê-vích Nga sau đó đã được dùng làm căn cứ để xây dựng Quốc tế cộng sản: “Các đảng gia nhập Quốc tế cộng sản phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”(1). Để góp phần tìm hiểu nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, bài này giới thiệu với các đồng chí một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chế độ tập trung trong Đảng, về quyền làm chủ tập thể của cán bộ và đảng viên. I - GIỮ VỮNG VÀ CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG TRONG ĐẢNG Thực chất của chế độ tập trung trong Đảng là gì? Là nó nhằm tạo điều kiện cho Đảng trở thành “một chính thể duy nhất và có tổ chức, đủ sức bảo đảm sự lãnh đạo có kế hoạch và có tổ chức cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân”(2). Vì Đảng không phải chỉ đơn giản là một con số cộng rất nhiều đảng viên lại, mà là một cơ thể thống nhất, một khối kết hợp hữu cơ giữa đảng viên và tổ chức đảng, giữa tổ chức đảng cấp trên và tổ chức đảng cấp dưới, giữa Trung ương Đảng với tổ chức Đảng các cấp và quần chúng đảng viên, Đảng không thể có sức mạnh, nếu Đảng thiếu kỷ luật chặt chẽ, nếu Đảng chỉ là một đội quân ô hợp, hoặc một câu lạc bộ bàn cãi. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sức mạnh của đảng vô sản kiểu mới không chỉ được bắt nguồn từ học thuyết cách mạng vô địch của Đảng, từ sự gắn bó và ủng hộ của quần chúng đối với Đảng, mà còn từ tổ chức của bản thân Đảng. Chế độ tập trung trong Đảng chính là nguồn gốc tạo ra sức mạnh của Đảng về mặt tổ chức, là điều kiện bảo đảm cho Đảng giữ vững sự thống nhất về ý chí và hành động, vượt hẳn ra ngoài khuôn khổ chật hẹp, tản mạn của thời kỳ (1) Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 31, trang 185 ”Điều kiện kết nạp vào Quốc tế cộng sản” (2) Xta-lin. Những vấn đề chủ nghĩa Lê-nin, Việt văn, trang 104 tiểu tổ và nhóm, phái trước kia. Lê-nin viết: “Sự thống nhất trong những vấn đề cương lĩnh và sách lược là điều kiện tất yếu nhưng chưa đầy đủ để bảo đảm sự thống nhất của Đảng và sự tập trung hoá công tác của Đảng... Muốn đạt được yêu cầu này, còn cần thiết phải có sự thống nhất về tổ chức... Sự thống nhất về tổ chức sẽ vô nghĩa nếu không có bản điều lệ được quy định chính thức, nếu không có sự phục tùng của số ít đối với số nhiều, nếu không có sự phục tùng của bộ phận đối với toàn cục.”(3) Lê-nin cũng nhấn mạnh rằng: “Từ chối không chịu phục tùng sự lãnh đạo của các trung tâm tức là từ chối không không muốn đứng trong Đảng, tức là phá hoại Đảng”(4). Vì vậy, thiếu những nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng: Số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên phục tùng tổ chức đảng..., Đảng sẽ trở thành một tổ chức lỏng lẻo về kỷ luật, thiếu vững chắc và không ổn định, thường xuyên bị phân chia thành những bè phái kháng tảng và đối lập với nhau. Núp dưới các chiêu bài: chống lại việc thiết lập “chế độ nông nô” trong Đảng, chống lại việc biến Đảng thành “nhà máy”, biến đảng viên thành “bánh xe và lò xo”... bọn men-sê-vích và bọn cơ hội chủ nghĩa các loại đã công kích chế độ tập trung của Đảng, mưu toan “kéo lùi Đảng trở lại thời kỳ” tiểu tổ phân tán, thời kỳ mỗi nhóm hoạt động theo ý riêng của mình, mưu toan bênh vực chế độ tự trị và tình trạng vô chính phủ trong Đảng. Lê-nin đã kiên quyết đập tan những luận điệu xảo trá nói trên và lên án xu hướng này là “đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội trong các vấn đề tổ chức”(5). Cuộc đấu tranh giữa phái bôn-sê-vích cách mạng và bọn men- sê-vích cơ hội chung quanh mục thứ nhất nhất của Điều lệ tại Đại hội lần thứ hai Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga chính là cuộc đấu tranh nhằm giải vấn đề cơ bản sau đây: phải chăng Đảng là một chính thể thống nhất, đảng viên và các tổ chức đảng tự giác và vô điều kiện tuân theo kỷ (3) Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 7, trang 356 (4) Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 7, trang 335 (5) Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, quyển I, phần I, trang 602 luật của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị và nghị quyết của Đảng, hay ngược lại, Đảng chỉ là một sự hỗn hợp phức tạp của các cá nhân và nhóm phái rời rạc, không có khả năng bảo vệ lợi ích chung của Đảng, của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động? Tinh thần của điều I do Lê-nin bảo vệ tại Đại hội này chính là xuất phát từ sự cần thiết phải duy trì chế độ tập trung trong Đảng. Không có chế độ tập trung, sự thống nhất ý chí và hành động của đảng viên và các tổ chức đảng sẽ trở nên vô nghĩa và không thể thực hiện được. Bác bỏ lập luận của những người theo chủ nghĩa cơ hội, âm mưu đối lập nền dân chủ nội bộ với chế độ tập trung của Đảng, Lê-nin dứt khoát khẳng định: “Chúng ta bao giờ cũng bảo vệ nền dân chủ nội bộ, nhưng chúng ta không bao giờ phản đối chế độ tập trung của Đảng. Chúng ta tán thành nguyên tắc tập trung dân chủ”(6). Tổng kế quá trình phát triển của cách mạng Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm gay go của thời kỳ nội chiến, Lê-nin đã báo cáo trước các đại biểu của phong trào cộng sản quốc tế, và một lần nữa nhấn mạnh đến ý nghĩa của chế độ tập trung trong Đảng: “Trong thời kỳ nội chiến gay gắt hiện nay, đảng cộng sản chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, nếu Đảng được tổ chức một cách tập trung nhất, nếu trong Đảng có một kỷ luật sắt gần giống như kỷ luật quân sự, và nếu Trung ương Đảng là một cơ quan mạnh, có quyền hành rộng rãi, có uy tín về tinh thần và được lòng tin cậy của toàn thể đảng viên”(7). Nếu trong cuộc đấu tranh để lật đổ các giai cấp bóc lột và giành chính quyền về tay mình, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là tổ chức, thì đội ngũ cộng sản - tức đội tiên phong của giai cấp vô sản - phải được thật sự tập trung, thống nhất. Không có sự tập trung và thống nhất, Đảng không đủ sức chiến đấu, không đủ khả năng tổ chức và lãnh (6) Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 21, trang 389 (7) Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 31, trang 186 đạo cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, và đạt tới thắng lợi. Theo Lê-nin, giai cấp vô sản có thể trở thành – và tất nhiên sẽ trở thành - một lực lượng vô địch, với lý do: “Sự thống nhất tư tưởng của giai cấp công nhân dự trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác được củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức, tập hợp hàng triệu người lao động thành một đạo quân của giai cấp công nhân”(8). Lê-nin tin tưởng rằng với sự thống nhất vật chất của đạo quân này, giai cấp vô sản sẽ đủ sức đương đầu cả với chính quyền đã đã suy đồi của chủ nghĩa phong kiến, cả với chính quyền đang suy đồi của chủ nghĩa tư bản quốc tế. Tổng kết và giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn của chuyên chính vô sản ở Nga, trong tác phẩm nổi tiếng “Bệnh ấu trĩ (“tả” khuynh) trong phong trào cộng sản”, Lê-nin cũng chỉ rõ: một trong những điều kiện đã khiến cho giai cấp vô sản có thể đánh bại được giai cấp tư sản, chính là vì “giai cấp vô sản có một chế độ tập trung tuyệt đối và có kỷ luật hết sức nghiêm ngặt”(9). Do đó, theo Lê-nin, “người nào làm yếu dù là rất ít, kỷ luật sắt trong đảng của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳ chuyên chính), thực ra là đã giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản”(10). Đối lập với những nguyên tắc: cá nhân phục tùng tổ chức, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng tuân theo một kỷ luật thống nhất..., những phần tử cơ hội chủ nghĩa đủ mầu sắc, trước kia cũng như hiện nay, chủ trương “mở rộng tự do”, đòi “quyền tự do cho cá nhân và số ít được đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình, bất chấp kỷ luật tập trung của Đảng...”, thực chất là âm mưu làm tê liệt sức chiến đấu của Đảng, phá vỡ sự thống về ý chí và hành động của Đảng, rốt cuộc là làm tan rã tổ chức đảng. Lê-nin đã nhiều lần chỉ ra rằng: nếu như trước kia, khi còn tồn tại những nhóm, phái riêng biệt, và khi giữa các nhóm, phái này không thể có những quan hệ nào khác, ngoài ảnh hưởng về mặt (8) Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, tập 7, trang 481-482 (9) Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, quyển 2, phần 2, trang 343 (10) Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, quyển 2, phần 2, trang 310 tư tưởng, thì sau khi đã thành lập Đảng, sau khi Đảng đã xây dựng được Cương lĩnh và Điều lệ thống nhất, thì điều này có nghĩa là “chúng ta đã trở thành một đảng có tổ chức, chúng ta đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tư tưởng thành uy tín về quyền lực”(11) và do đó, Đảng không thể chấp nhận bất kỳ một hành động nào vi phạm chế độ tập trung của Đảng. Đây cũng là danh giới chủ yếu phân biệt đảng vô sản kiểu mới với các đảng phái và tổ chức theo chủ nghĩa cơ hội, cải lương. Cho đến nay, những người cộng sản chân chính vẫn không ngừng đấu tranh để kiên trì quan điểm của Lê-nin: “Đảng xã hội dân chủ (tức Đảng cộng sản – ND) là một đơn vị tổ chức nhất định. Ai không muốn phục tùng kỷ luật của tổ chức ây, coi thường và vi phạm những quyết định của nó, thì không thể là những người xã hội – dân chủ. Đó là một quy tắc căn bản”(12). II- TÔN TRỌNG VÀ MỞ RỘNG QUYỀN LÀM CHỦ TẬP THỂ CỦA ĐẢNG VIÊN Những kẻ công kích nguyên tắc tập trung dân chủ của học thuyết Mác – Lênin về đảng kiểu mới thường xuyên tạc thực chất của nguyên tắc này bằng cách đối lập tập trung với dân chủ; họ la lối rằng hình như đảng cộng sản bóp nghẹt “tự do”, hình như “tập trung” không thể nào đi đối với “dân chủ”. Họ sẽ chỉ tốn công vô ích mà thôi, bởi vì, hiểu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, chế độ tập trung trong Đảng không hề đối lập với dân chủ nội bộ. Ngược lại, tập trung và dân chủ lại có mội quan hệ hữu cơ với nhau. Việc bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Đảng theo lối dân chủ, việc các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải thường kỳ báo cáoc công tác trước cấp dưới, trước quần chúng đảng viên và có thể bị thay đổi, việc quần chúng đảng viên có trách nhiệm và quyền hạn được tham gia bàn bạc và quyết định mọi công tác của Đảng... đã làm nổi bật tính chất dân chủ của chế độ tập trung trong Đảng. Đặc điểm của (11) Lê-nin, Tuyển tập, Việt văn, quyển 1, phần 1, trang 568 (12) Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 17, trang 423 nguyên tắc tập trung dân chủ chính là nhằm nâng cao tình tích cực và sáng kiến của đảng viên trong cuộc đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp của Đảng, nhằm tạo điều kiện cho các quyết định của Đảng trở thành sản phẩm tập thể của Đảng viên và của các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Dân chủ nội bộ càng được mở rộng thì chế độ tập trung trong Đảng càng được đề cao, quần chúng đảng viên càng nghiêm chỉnh chấp hành mọi quyết định của Đảng một cách thật sự tự giác. Ngược lại, tính tổ chức và kỷ luật trong sinh hoạt đảng càng cao, chế độ tập trung trong Đảng càng được củng cố, thì dân chủ nội bộ càng được mở rộng, tính chủ động và tích cực của đảng viên càng được phát huy. Thực chất của dân chủ trong Đảng là gì? “Là đề cao tính tích cực của quần chúng đảng viên và tăng thêm sự thống nhất trong Đảng, tăng thêm kỷ luật tự giác vô sản trong Đảng”(13). Dân chủ trong Đảng, hiểu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, hoàn toàn đối lập với dân chủ hiểu theo quan điểm của chủ nghĩa cơ hội. Nếu bọn cơ hội chủ nghĩa đủ màu sắc núp dưới chiêu bài “dân chủ” để tấn công vào chế độ tập trung và âm mưu đòi tự do bè phái trong Đảng, thì, ngược lại, những người cộng sản đấu tranh để thực hiện nền dân chủ chân chính nhằm “thu hút đảng viên vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, giáo dục cho đảng viên có ý thức tự mình làm chủ trong Đảng”(14). Vì Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là liên minh tự nguyện của những chiến sĩ cách mạng giác ngộ về lý tưởng cộng sản, nên sự nghiệp của Đảng phải là sự nghiệp tập thể của quần chúng đảng viên, hoạt động của Đảng phải được thật sự dựa trên tính tích cực và tính tự giác của đảng viên, hay nói cách khác là trên cơ sở dân chủ nội bộ thật sự rộng rãi. Trong quá trình sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng bôn-sê-vích Nga, Lênin đã đấu tranh không mệt mỏi để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, để phát huy và (13) Xta-lin, Toàn tập, Việt văn, tập 8, trang 154 (14) Xta-lin, Toàn tập, Việt văn, tập 10, trang 314 đề cao quyền làm chủ tập thể của đảng viên. Lê-nin đã từng khẳng định rằng: “Tất cả các công việc của Đảng đều do toàn thể đảng viên thực hiện, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các đại biểu, trên cơ sở bình đẳng và không có ngoại lệ. Đồng thời, tất cả những người có trách nhiệm, tất cả các ban lãnh đạo, tất cả các cơ quan của Đảng đều được bầu ra, đều phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước đảng viên và đều có thể bị đảng viên thay thế”(15). Khác hẳn với các chính đảng tư sản – các chính đảng này thường dựa vào các những nghị quyết, những chỉ thị của “cơ quan” này hoặc “cơ quan” khác do chính những người cầm đầu đảng lập ra, để giải quyết những vấn đề chính trị quan trọng - đảng vô sản cách mạng kiểu mới phải thật sự tông trọng quyền làm chủ của đảng viên đói với toàn bộ công tác của đảng, thật sự mở rộng dân chủ nội bộ. Tinh thần dân chủ nội bộ của Đảng, theo Lê-nin, có nghĩa là “toàn thể đảng viên bầu ra những người lãnh đạo, những uỷ viên của các ban chấp hành... toàn thể đảng viên thảo luận và quyết định vấn đề vận động chính trị của giai cấp vô sản; toàn thể đảng viên xác định phương châm, sách lược của các tổ chức đảng”(16). Theo học thuyết Mác - Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nguyên tắc lãnh đạo tập thể là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng. Sự lãnh đạo tập thể bảo đảm cho các chủ trương chính sách của Đảng được đúng đắn, trên cơ sở tập trung được kinh nghiệm và ý kiến của cán bộ, đảng viên, giảm được những sai lầm chủ quan, phiến diện, tránh được những hiện tượng độc đoán, chuyên quyền. Lênin nhiều lần nhấn mạnh đến vai trò lớn lao của Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng các cấp, đến hoạt động tập thể của Ban chấp hành trung ương Đảng và của cấp uỷ đảng đối với toàn bộ công tác của Đảng. (15) Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 11, trang 396 (16) Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, tập 10, trang 591 Việc thường kỳ triệu tập các Đại hội Đảng, các hội nghị toàn thể của Ban chấp hành đảng bộ các cấp, việc thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên tham gia bàn bạc các vấn đề về đường lối chính sách của Đảng, việc thường xuyên mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng, đặc biệt là phê bình từ dưới lên... là những biện pháp có hiệu lực nhằm bảo đảm tính chất tập thể trong lãnh đạo của Đảng. Đương nhiên, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng không thể được vận dụng một cách trừu tường, thoát ly những điều kiện lịch sử cụ thể trong đó đảng tồn tại và hoạt động. Kinh nghiệm thực tế của Đảng bôn-sê-vích Nga đã cho thấy: trong điều kiện hoạt động bí mật, bất hợp pháp, trong hoàn cảnh nội chiến và chống can thiệp của nước ngoài..., không phải lúc nào Đảng cũng có thể mở rộng dân chủ nội bộ một cách đầy đủ, không phải mọi quy tắc hoạt động của Đảng đều được thực hiện một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, ngay trong những điều kiện khó khăn và gay gắt nhất, Đảng bôn-sê-vích Nga, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lênin, vẫn tận dụng đến mức nhiều nhất mọi khả năng có thể tận dụng được để tiến hành những cuộc trao đổi ý kiến tập thể trong Đảng về những vấn đề trọng đại có liên quan đến sự nghiệp cách mạng và vận mệnh của Đảng, để giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể và chế độ dân chủ bầu cử trong các tổ chức của Đảng. Bước sang thời kỳ chuyên chính vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng lại có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần tích cực và tự giác của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động, trước hết là phải phát huy tình thần tích cực và tự giác của quần chúng đảng viên, thu hút quảng đại quần chúng đảng viên tham gia quyết định mọi mặt công tác của Đảng. “Muốn đề cao tính tích cực của giai cấp công nhân, trước hết cần phải làm cho Đảng tích cực đã; bản thân Đảng phải đi lên con đường dân chủ trong nội bộ Đảng... Bằng không, thì đừng hòng làm cho giai cấp công nhân tích cực lên được”(17). Yêu cầu mở rộng dân chủ nội bộ trong thời kỳ chuyên chính vô sản đã được quán triệt trong các nghị quyết của Đại hội Đảng bôn-sê-vích Nga lần thứ mười; những nghị quyết này của Đảng đã nhấn mạnh rằng: những biện pháp dân chủ nội bộ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội có tầm quan trọng đặc biệt và có tính chất cấp thiết như là những biện pháp nhằm thi hành không điều kiện những mệnh lệnh quân sự của thời kỳ nội chiến trước kia(18). Sở dĩ vấn đề dân chủ trong Đảng được Lê-nin và Đảng bôn-sê-vích coi trọng và thật sự đề cao, đó là vì học thuyết Mác – Lênin về đảng kiểu mới xuất phát từ quan điểm cho rằng: sức mạnh của Đảng được bắt nguồn từ sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng, từ ý thức tự giác và tinh thần tích cực, chủ động của toàn thể đảng viên. Lời nói nổi tiếng sau đây của Lênin về danh hiệu và vinh dự của đảng viên: đảng viên là “người nghiên cứu một cách nghiêm túc, là người suy nghĩ và giải quyết một cách độc lập những vấn đề và vận mệnh của đảng mình”(19), lời nói đó chứng tỏ Lênin đã đề cao và coi trong quyền làm chủ của đảng viên đến mức nào. Trong hoạt động thực tiễn của mình, Lênin đã đấu tranh không mệt mỏi để mở rộng dân chủ nội bộ của Đảng, để giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tập thể, đề cao phê bình tự phê bình. Lê-nin đã đòi hỏi các tổ chức của Đảng phải quan tâm giáo dục và động viên ý thức làm chủ trong Đảng của mỗi đảng viên, phát huy một cách có hệ thống, kiên nhẫn, bền bỉ, tính chủ động và tinh thần sáng tạo của quần chúng đảng viên. Mọi biểu hiện quan liêu, độc đoán, đàn áp dân chủ trong Đảng, mọi vi phạm đối với những quy tắc sinh hoạt nội bộ của Đảng, mọi mưu toan thay thế phương pháp giáo dục thuyết phục trong Đảng bằng phương pháp cưỡng bức, mệnh lệnh... đều bị Lênin lên án một cách nghiêm khắc. Lênin đặc biệt khuyến khích việc cá nhân đảng viên góp ý kiến phê bình và xây dựng các (17) Xta-lin, Toàn tập, tập 8, Việt văn, trang 152. (18) Xem “Đảng cộng sản Liên-xô qua các nghị quyết”, Nga văn, phần 1, trang 520. (19) - Lê-nin, Toàn tập, Nga văn, tập 19, trang 134 mặt công tác của Đảng. Một mặt, Lênin động viên: “Nếu như, theo nhận định của cá nhân này hay cá nhân khác, các cơ quan lãnh đạo của Đảng có phạm những sai lầm này, sai lầm khác, thì nhiệm vụ của toàn thể đảng viên là phải vạch rõ cho toàn Đảng, trước hết là cho bản thân cơ quan lãnh đạo thấy những sai lầm đó”(20); mặt khác, Lênin đòi hỏi: “Vì trách nhiệm đối với Đảng, Ban chấp hành Trung ương và ban biên tập cơ quan Trung ương đều có nhiệm vụ phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng tất cả những ý kiến đóng góp đó, bất kể là do ai đề xuất”(21). Dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của đảng viên, đương nhiên, không chỉ giới hạn ở việc mở rộng dân chủ cho đảng viên, tạo điều kiện cho đảng viên thảo luận, phê bình và góp ý kiến xây dựng Đảng; Dân chủ nội bộ, hiểu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, còn là biện pháp để tăng cường cuộc đấu tranh tích cực, có ý thức của toàn Đảng nhằm thực hiện những quyết định tập thể của Đảng, còn là biện pháp có hiệu lực nhất nhằm bảo đảm sự thống nhất hành động của Đảng, nhằm tập trung ý chí và nghị lực của toàn thể đảng viên. Chính vì, một mặt tập trung dân chủ khác xa tập trung quan liêu, mặt khác tập trung dân chủ cũng khác xa chủ nghĩa tự do vô chính phủ, Lênin đã nhiều lần vạch rõ rằng: “Tự do thảo luận, thống nhất hành động, đó là những điều mà chúng ta cần tranh thủ...”(22). Thực hiện dân chủ nội bộ, phê bình tự phê bình trong Đảng, tôn trọng quyền làm chủ của đảng viên... không có nghĩa là làm suy yếu chế độ tập trung của Đảng; Bác bỏ lý lẽ ngụy biện và vạch trần hoạt động bè pháp của bọn cơ hội mưu toan lợi dụng “tự do”, “dân chủ” để vi phạm và phá vỡ kỷ luật của Đảng, lợi dụng “tự do phê bình” để làm tê liệt sức chiến đấu của Đảng, Lênin giải thích: dân chủ nội bộ có nghĩa là “tự do phê bình, hoàn toàn và phổ biến, nhưng không thể vì tự do này mà phá vỡ sự thống nhất hành động đã được quy định, (20) – Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, tập 7, trang 65 (21) – Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, tập 7, trang 65 (22) – Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, tập 10, trang 444 không thể chấp nhận bất kỳ một sự phê bình nào làm tổn hại hoặc gây khó khăn cho sự thống nhất hành động đã được Đảng quyết định”(23). Tập trung dân chủ là nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là cơ sở bảo đảm sự thống nhất của Đảng về mặt tổ chức, là điều kiện tất yếu để phát huy tinh thần tự giác và tích cực của đảng viên trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Lợi ích của Đảng, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đòi hỏi Đảng phải không ngừng kiện toàn chế độ tập trung dân chủ trong Đảng, không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức, kỷ luật của mọi đảng viên. Kinh nghiệm xây dựng Đảng Bôn-sê-vích Nga và thắng lợi của sự nghiệp chuyên chính vô sản ở Liên-xô, cũng như kinh nghiệm chung của phong trào cộng sản quốc tế đã chứng minh sức sống của nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng vô sản kiểu mới. Thống nhất giữa tập trung và dân chủ nội bộ, giữa tinh thần trách nhiệm, tính tích cực chủ động của cán bộ, đảng viên và ý thức tổ chức, ý thức kỷ luật, là cơ sở nâng cao sức chiến đấu của Đảng, bảo đảm cho Đảng hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. (23) – Lê-nin, Toàn tập, Việt văn, tập 10, trang 519
File đính kèm:
- mot_so_quan_diem_cua_chu_nghia_mac_lenin_ve_tap_trung_va_dan.pdf