Một số phương thức thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ của các trường đại học trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Trường đại học có vai trò tạo ra nguồn tri thức và tài sản

trí tuệ lớn nhất cho xã hội. Do đó, TMH&CG kết quả nghiên

cứu của trường đại học có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát

triển kinh tế - xã hội. Một cách tự nhiên, câu hỏi làm thế nào

để TMH&CG sản phẩm KH&CN của trường đại học một

cách hiệu quả luôn được đặt ra. Để trả lời câu hỏi đó, một

trong những nội dung quan trọng nhất cần nghiên cứu là tìm ra

phương thức TMH&CG phù hợp với điều kiện thực tiễn của

trường đại học và của đất nước.

Do tầm quan trọng của TMH&CG kết quả nghiên cứu

của trường đại học đối với phát triển kinh tế - xã hội, những

phương thức để triển khai hoạt động này cũng tương đối phong

phú, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển và nền

KH&CN tiên tiến. Tuy nhiên, có thể lựa chọn và vận dụng mô

hình nào để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam cần

được xem xét thấu đáo.

pdf 5 trang kimcuc 21960
Bạn đang xem tài liệu "Một số phương thức thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ của các trường đại học trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số phương thức thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ của các trường đại học trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Một số phương thức thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ của các trường đại học trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam
5160(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Giới thiệu
Trường đại học có vai trò tạo ra nguồn tri thức và tài sản 
trí tuệ lớn nhất cho xã hội. Do đó, TMH&CG kết quả nghiên 
cứu của trường đại học có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát 
triển kinh tế - xã hội. Một cách tự nhiên, câu hỏi làm thế nào 
để TMH&CG sản phẩm KH&CN của trường đại học một 
cách hiệu quả luôn được đặt ra. Để trả lời câu hỏi đó, một 
trong những nội dung quan trọng nhất cần nghiên cứu là tìm ra 
phương thức TMH&CG phù hợp với điều kiện thực tiễn của 
trường đại học và của đất nước.
Do tầm quan trọng của TMH&CG kết quả nghiên cứu 
của trường đại học đối với phát triển kinh tế - xã hội, những 
phương thức để triển khai hoạt động này cũng tương đối phong 
phú, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển và nền 
KH&CN tiên tiến. Tuy nhiên, có thể lựa chọn và vận dụng mô 
hình nào để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam cần 
được xem xét thấu đáo. 
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tư liệu về 
phương thức TMH&CG sản phẩm KH&CN của các trường đại 
học trên thế giới. Đồng thời, phân tích về mô hình TMH&CG 
kết quả nghiên cứu đang được sử dụng ở trường đại học kỹ 
thuật tại Việt Nam. Từ những cơ sở đó, bài báo đề xuất một số 
giải pháp mang tính gợi ý về phát triển mô hình TMH&CG phù 
hợp với điều kiện Việt Nam.
Một số phương thức thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm KH&CN 
của các trường đại học trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam
Vũ Tuấn Anh1*, Trần Văn Bình2
 1Ban Khoa học - Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
2Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN
Ngày nhận bài 1/3/2018; ngày chuyển phản biện 5/3/2018; ngày nhận phản biện 2/4/2018; ngày chấp nhận đăng 6/4/2018
Tóm tắt:
Thương mại hóa và chuyển giao (TMH&CG) kết quả nghiên cứu của trường đại học có ý nghĩa quan trọng đối với phát 
triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, những phương thức triển khai hoạt động này tương đối phong phú. Bài báo trình bày một 
số phương thức cơ bản để TMH&CG sản phẩm khoa học và công nghệ (KH&CN) của các trường đại học trên thế giới 
và Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính gợi ý về phát triển mô hình TMH&CG phù hợp với điều 
kiện Việt Nam.
Từ khóa: Kết quả nghiên cứu, phương thức TMH&CG, sản phẩm KH&CN, trường đại học.
Chỉ số phân loại: 5.13
*Tác giả liên hệ: Email: vtanh@vnu.edu.vn
Some commercialization and transfer 
modalities of scientific and technological 
products of universities in the world
Tuan Anh Vu1*, Van Binh Tran2
 1Department of Science and Technology, Vietnam National University, Hanoi
2National Agency for Technology Entrepreneurship and Commercialization 
Development, Ministry of Science and Technology
Received 1 March 2018; accepted 6 April 2018
Abstract:
Commercializing and transferring of university research 
results are important for socio-economic development. 
Therefore, the modalities of implementing these activities 
are relatively abundant. This paper presents some 
basic methods to commercialize and transfer scientific 
and technological products of universities in the world 
and Vietnam. On that basis, the paper proposes some 
suggestions about commercialization and transfer models 
which are suitable to Vietnam’s conditions.
Keywords: Modality of commercialization and transfer, 
research result, scientific and technological product, 
university.
Classification number: 5.13
5260(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Một số phương thức TMH&CG sản phẩm KH&CN của các 
trường đại học trên thế giới
Để đưa những khám phá KH&CN vào phục vụ cuộc sống, 
đã có nhiều phương thức TMH&CG kết quả nghiên cứu của 
trường đại học được triển khai trong thực tiễn với những đặc 
điểm thuận lợi và hạn chế khác nhau. 
Văn phòng chuyển giao công nghệ (Technology Transfer 
Office - TTO) 
Một mô hình khá tương đồng với TTO cũng được thành lập 
ở các trường đại học là Văn phòng cấp phép công nghệ (TLO - 
Technology Licensing Office). 
Thực tế trong quá trình TMH&CG kết quả nghiên cứu, các 
trường đại học luôn phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh 
do nhu cầu trái ngược nhau của các bên liên quan bao gồm nhà 
khoa học hàn lâm, nhà quản lý trường đại học và doanh nghiệp 
[1]. Các TTO/TLO được thành lập trong trường đại học đóng 
vai trò quan trọng để thống nhất được những xung đột lợi ích 
giữa các bên nêu trên. Những chuyên gia làm việc trong TTO/
TLO đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng (doanh nghiệp) và 
người cung ứng (nhà khoa học/nhà quản lý của trường đại học) 
vốn hoạt động trong các môi trường khác biệt, theo đuổi những 
chuẩn mực và giá trị khác nhau. 
Các TTO/TLO trước hết có nhiệm vụ tìm hiểu, nắm bắt 
thông tin về những ý tưởng hay kết quả nghiên cứu có thể 
TMH&CG của các nhà khoa học thuộc đơn vị. Sau đó, tổ chức 
biên tập, hệ thống hóa và công bố thông tin trên website cũng 
như các kênh thông tin khác của trường đại học nhằm giới 
thiệu đến công chúng nói chung và các nhà đầu tư nói riêng. 
Những văn phòng này tiếp tục đảm trách nhiệm vụ làm trung 
gian, tạo điều kiện thúc đẩy các thỏa thuận giữa nhà khoa học, 
trường đại học và tổ chức, cá nhân muốn tham gia đầu tư vào 
quá trình TMH&CG. Do đó, các TTO/TLO cần xây dựng được 
cơ chế phân chia lợi nhuận rõ ràng, minh bạch giữa các bên 
liên quan để thống nhất quyền lợi và trách nhiệm trước khi hoạt 
động TMH&CG kết quả nghiên cứu được triển khai.
Do đặc điểm là bộ phận cơ hữu, gắn liền với hoạt động 
KH&CN của trường đại học, các TTO/TLO có thuận lợi trong 
tiếp cận với nguồn tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của nhà trường 
và các nhà khoa học của đơn vị. Tuy nhiên, những hạn chế của 
chính các văn phòng này1 [2], đã làm giảm hiệu quả trung gian 
kết nối để tổ chức TMH&CG sản phẩm KH&CN của trường 
đại học. 
Vườn ươm công nghệ và vườn ươm doanh nghiệp 
Xây dựng các vườn ươm công nghệ và vườn ươm doanh 
nghiệp là một phương thức hiệu quả hỗ trợ hoạt động TMH&CG 
kết quả nghiên cứu của các trường đại học. Những vườn ươm 
này có mục tiêu thúc đẩy hoàn thiện công nghệ cũng như phát 
triển các công ty khởi nghiệp (start-ups) dựa trên công nghệ 
thông qua cung cấp các hỗ trợ kinh doanh, nguồn lực và dịch 
vụ. Theo Markman và cộng sự (2008) [3], nhiều trường đại học 
đã thiết lập vườn ươm để thúc đẩy hình thành các công ty khởi 
nghiệp dựa trên công nghệ thuộc sở hữu của nhà trường hoặc 
được cấp phép sử dụng. 
Theo Phan và Siegel (2006) [4], các vườn ươm hoạt động 
tốt nhất khi có một hệ thống đổi mới hỗ trợ tại trường đại học, 
tức là phát triển bên trong một “trường đại học khởi nghiệp” 
(entrepreneurial university). Trường đại học khởi nghiệp là 
một “hệ thống đổi mới” bao gồm các vườn ươm, công viên 
khoa học, mạng lưới mạnh thường quân, các nghiệp chủ hàn 
lâm, các nghiệp chủ đại diện (những cá nhân có kinh nghiệm 
thương mại, đảm nhận vai trò nghiệp chủ từ các nhà khoa học 
hàn lâm), sinh viên sau đại học và sau tiến sỹ [5]. Đặc điểm 
đáng chú ý là các vườn ươm thuộc trường đại học có định 
hướng tập trung vào phát triển một số lượng nhỏ doanh nghiệp 
phái sinh (spin-offs) giá trị cao thường thành lập quỹ đầu tư 
mạo hiểm và/hoặc nỗ lực tiếp cận những liên doanh cung cấp 
vốn ở bên ngoài [6].
Công viên nghiên cứu của trường đại học (university 
research park - URP)
Có khá nhiều định nghĩa về công viên nghiên cứu của 
trường đại học. Khái niệm sau đây được sử dụng bởi Quỹ Khoa 
học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation): “Một 
URP là một nhóm các tổ chức công nghệ ở trong hoặc gần 
trường đại học nhằm hưởng lợi từ nguồn tri thức và các nghiên 
cứu đang được tiến hành của trường đại học. Trường đại học 
không chỉ chuyển giao kiến thức mà còn mong muốn phát triển 
tri thức hiệu quả hơn nhờ liên kết với những người thuê đất 
trong URP” [7]. Nói chung, mỗi công viên nghiên cứu thường 
là một dự án quy mô lớn liên kết tập trung nhiều đối tượng, 
bao gồm cả các công ty công nghệ cao, phòng thí nghiệm lớn 
của chính phủ và có thể là cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
Theo nghiên cứu của Link và Scott (2006) [7], các công 
viên nghiên cứu của trường đại học có vai trò quan trọng như: 
(i) là một cơ chế để chuyển giao kết quả nghiên cứu; (ii) là một 
nguồn lan tỏa, truyền bá kiến thức; (iii) là xúc tác cho tăng 
trưởng kinh tế của quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, việc hình 
thành được công viên nghiên cứu hỗ trợ hiệu quả hoạt động 
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của một trường đại học đòi 
hỏi phải có những nguồn lực xã hội lớn cộng hưởng với sức hút 
từ uy tín khoa học của nhà trường.
Các doanh nghiệp phái sinh (spin-offs) 
Hai hình thức doanh nghiệp phái sinh thường được đề cập 
tới bao gồm các tổ chức phái sinh hàn lâm (academic spin-offs 
1Ví dụ như về nhân lực, theo OECD (2011), mỗi văn phòng này thường có 
không quá 5 nhân viên toàn thời gian, hoạt động trong những lĩnh vực chuyên 
môn khác nhau và vì thế thường không đủ kỹ năng để bao quát về các sản phẩm 
công nghệ vừa đa dạng, vừa phức tạp.
5360(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
hay university spin-offs) và các tổ chức phái sinh liên doanh 
(joint venture spin-offs). 
Một cách chung nhất, university spin-offs có thể được định 
nghĩa là các công ty được thành lập bởi những nhà nghiên cứu 
thuộc trường đại học nhằm mục đích thương mại hoá những ý 
tưởng dựa trên khám phá khoa học [8]. Các doanh nghiệp phái 
sinh hàn lâm được xem là một cơ chế hiệu quả để tạo động 
lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng việc làm và đổi mới 
sáng tạo. Sử dụng các công nghệ được phát triển tại trường đại 
học, doanh nghiệp phái sinh hàn lâm đáp ứng yêu cầu của thị 
trường bằng cách cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ có 
tính sáng tạo [9]. 
Joint venture spin-offs là các dự án liên doanh mới, trong 
đó công nghệ được giao cho một công ty đồng sở hữu bởi một 
trường đại học và một đối tác kinh doanh. Các nhà khoa học 
của trường thường có cổ phần trong liên doanh để thúc đẩy 
phát triển và triển khai công nghệ mới trở thành sản phẩm 
thương mại [10]. Những liên doanh như vậy cho phép trường 
đại học tiếp cận với các nguồn lực quan trọng cần thiết (nhưng 
trường đại học không sẵn có) để thúc đẩy thương mại hóa kết 
quả nghiên cứu. Các đối tác kinh doanh tạo điều kiện và thúc 
đẩy sự trưởng thành của liên doanh thông qua tổ chức, nguồn 
lực, tài năng quản lý của họ cũng như hỗ trợ liên doanh tiếp cận 
hệ sinh thái doanh nghiệp sôi động. Tuy nhiên, sự không chắc 
chắn liên quan đến quyền sở hữu và kiểm soát liên doanh cũng 
như tài sản trí tuệ là một trở ngại đáng kể cho việc hình thành 
các tổ chức phái sinh liên doanh [11].
Cấp phép sử dụng công nghệ (technology licensing)
Cấp phép công nghệ được hiểu là một tổ chức bán các 
quyền sử dụng công nghệ của mình dưới hình thức bằng sáng 
chế, quy trình và bí quyết kỹ thuật cho một công ty khác để 
nhận tiền bản quyền và/hoặc những bù đắp khác2 [12]. Mô hình 
này được triển khai thuận lợi khi trường đại học muốn bảo lưu 
quyền sở hữu về kết quả nghiên cứu, tránh được những rủi 
ro liên quan đến sản phẩm KH&CN của mình và đảm bảo sự 
dẫn đầu về công nghệ. Tuy nhiên, do kết quả nghiên cứu của 
trường đại học thường liên quan đến nhiều bên (ví dụ như các 
nhà khoa học, người đầu tư cho nghiên cứu,) nên quá trình 
cấp phép tương đối phức tạp (nếu so sánh với các tổ chức, cá 
nhân khác có sở hữu tài sản trí tuệ và muốn cấp phép). Mặc 
dù vậy, các trường đại học thường có lợi hơn khi vận dụng mô 
hình này. Siegel và cộng sự (2007) [13], thông qua lược khảo 
tài liệu nghiên cứu, đã chỉ ra rằng lợi tức từ việc cấp giấy phép 
nhìn chung là thấp và nghiêng về một số trường đại học. 
Tuy nhiên, luôn tồn tại những trở ngại cơ bản khi tiến hành 
thương mại hóa kết quả nghiên cứu theo phương thức cấp phép. 
Ví dụ như sự khác biệt trong chuẩn mực giá trị giữa trường đại 
học (bên cấp phép) và doanh nghiệp (bên nhận cấp phép), nhân 
sự và mức trích thưởng không phù hợp của các TLO/TTO 
Những trở ngại giải thích cho thực tế là khi các nhà khoa học 
thực hiện những khám phá có giá trị, họ tìm kiếm khả năng 
để đưa các kết quả nghiên cứu đó đến thị trường nhưng tránh 
thông qua các TLO/TTO của trường đại học chủ quản [14, 15].
Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn 
Trong trường hợp doanh nghiệp là bên đặt hàng đối với 
trường đại học (bảng 1), những hợp đồng nghiên cứu và tư vấn 
mặc dù có thể không dẫn đến kết quả là trực tiếp sử dụng sản 
phẩm KH&CN đã có của một trường đại học, nhưng tạo ra cơ 
hội sử dụng các nguồn lực tri thức của trường đại học đó, mang 
lại lợi ích cho nhà khoa học, nhà trường và đối tác trong hợp 
đồng tư vấn và nghiên cứu. 
Bảng 1. Nội dung mô hình hợp tác theo hợp đồng nghiên cứu và 
tư vấn khi doanh nghiệp là bên đặt hàng [16].
Hợp đồng nghiên 
cứu (Research 
Contract)
Một công ty đặt hàng trực tiếp (có ký kết bằng hợp 
đồng) hoặc gián tiếp (tài trợ cho nghiên cứu) một 
trường đại học và/hoặc một giáo sư để nghiên cứu kỹ 
lưỡng một vấn đề mà công ty quan tâm.
Tư vấn kỹ thuật 
(Technological 
Consultation)
Một doanh nghiệp nhận ý kiến của các chuyên gia 
công nghệ về kỹ thuật từ khoa chuyên môn của trường 
đại học nhằm vượt qua một “rào cản công nghệ” đặc 
biệt đang thách thức một nhóm ngành công nghiệp 
nghiên cứu và phát triển (NC&PT).
Trong trường hợp ngược lại, khi mà trường đại học cần sự 
tư vấn từ phía doanh nghiệp để thúc đẩy TMH&CG kết quả 
nghiên cứu, thì trường đại học thuê các chuyên gia về thương 
mại hóa hay những công ty hỗ trợ thương mại hóa tài sản trí tuệ3 
với các hợp đồng dài hạn (thậm chí là độc quyền) để thương 
mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà trường. Những chuyên gia 
và doanh nghiệp này hỗ trợ các trường đại học trong việc xác 
định sản phẩm KH&CN có tiềm năng thương mại, tìm kiếm 
nguồn tài chính và tiếp cận với đối tác chiến lược để phát triển 
những dự án kinh doanh rủi ro. Phương thức thuê ngoài nêu 
trên tạo điều kiện giúp các trường đại học mở rộng khả năng 
thương mại hóa và bù đắp sự thiếu hụt về kỹ năng của các 
TTO/TLO [17]. 
Nói chung, các hợp đồng nghiên cứu và tư vấn có thể tạo 
ra doanh thu đáng kể cho trường đại học. Trong khi đó, đối với 
các doanh nghiệp, tổ chức đối tác, những hợp đồng nghiên cứu 
và tư vấn giúp họ tiếp cận tri thức mới (ví dụ khoa học cơ bản 
2Được Zhang và cộng sự (2018) [12] trích dẫn từ bài báo “Licensing Has a 
Role in Technology Strategic Planning” của David W. McDonal và Harry S. 
Leahey trên tạp chí Research Management (Volume 28, 1985 - Issue 1), https://
doi.org/10.1080/00345334.1985.11756881.
3Ví dụ như IP Group, một công ty có trụ sở chính tại Anh, tham gia hiệu quả 
vào hoạt động thương mại hóa sản phẩm KH&CN của nhiều trường đại học 
lớn tại Anh, Hoa Kỳ và Úc trên cơ sở ký kết hợp đồng tư vấn, hỗ trợ dài hạn. 
Tham khảo tại website: 
5460(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
và ứng dụng công nghệ), tăng cường năng lực NC&PT và tiếp 
cận nhân lực chất lượng cao [18]. 
Đặc điểm chính của các mô hình TMH&CG sản phẩm KH&CN 
của trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam và một số giải pháp 
gợi ý 
Đặc điểm chính của các mô hình TMH&CG
Gắn kết hoạt động KH&CN của các trường đại học tại Việt 
Nam với thực tiễn đời sống sản xuất kinh doanh thông qua 
TMH&CG sản phẩm KH&CN mặc dù được quan tâm thúc đẩy 
trong những năm gần đây nhưng kết quả đạt được vẫn còn ở 
mức khiêm tốn4. Một phần nguyên nhân của hạn chế đó là do 
các trường đại học chưa có được những phương thức hiệu quả 
để tổ chức triển khai TMH&CG kết quả nghiên cứu5. Qua khảo 
sát trong khối các trường đại học kỹ thuật, nhóm nghiên cứu 
nhận thấy chỉ có một số ít mô hình TMH&CG kết quả nghiên 
cứu được triển khai. 
Mô hình các TTO/TLO: Các trường đại học kỹ thuật đều 
nhận thức được tầm quan trọng trong việc thiết lập các TTO/
TLO để triển khai TMH&CG kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, 
số lượng TLO/TTO được thành lập tại các trường đại học còn 
rất khiêm tốn, chất lượng hoạt động cũng chưa cao. Thực tế 
là chỉ có một số ít đại học trọng điểm tổ chức xây dựng được 
những văn phòng này. Chẳng hạn như Đại học Quốc gia Hà 
Nội có Phòng TTO trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chuyển 
giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, hay Trường Đại học Bách 
khoa Hà Nội thành lập Công ty TNHH MTV đầu tư và phát 
triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK-Holdings) có thực hiện 
phần chức năng của một TTO.
Mô hình vườn ươm công nghệ và vườn ươm doanh nghiệp: 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu xây dựng vườn ươm 
doanh nghiệp hoặc vườn ươm công nghệ trong các trường đại 
học kỹ thuật ở Việt Nam là khá lớn. Nhờ có những chính sách 
hỗ trợ từ Chính phủ và chính quyền địa phương, một số trường 
đại học lớn đã thiết lập được các vườn ươm dưới hình thức và 
tên gọi khác nhau (bảng 2). Những vườn ươm này từng bước 
hoạt động hiệu quả, mang lại những lợi ích cho trường đại học 
chủ quản cũng như xã hội. Tuy nhiên, để gia tăng về số lượng 
cũng như hiệu quả hoạt động của các vườn ươm, cần có những 
cơ chế của Nhà nước cũng như sự chủ động đổi mới phương 
thức quản lý từ chính các trường đại học để thu hút được nhiều 
hơn nữa các nguồn lực từ xã hội. 
Bảng 2. Một số cơ sở ươm tạo thuộc các trường đại học kỹ thuật.
STT Tên cơ sở ươm tạo
1 Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường Đại học 
Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2 BK - Holdings trực thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
3
Công ty TNHH khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học 
Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
4
Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường Đại học 
Nông lâm TP Hồ Chí Minh
5
Trung tâm Sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp, Trường Đại 
học Nguyễn Tất Thành
6
Trung tâm Khuyến nông và chuyển giao giống cây trồng, vật 
nuôi thuộc Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
7 Trung tâm Ươm tạo và chuyển giao công nghệ, Đại học Huế
8
Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường Đại học 
Cần Thơ
Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra của tác giả.
Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn: Trong những phương thức 
thương mại hóa sản phẩm KH&CN của các trường đại, hình 
thức hợp đồng nghiên cứu và tư vấn phát triển tương đối hiệu 
quả ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là vì phương thức này 
tương đối đơn giản về thủ tục, phù hợp để chuyển giao những 
kết quả dưới dạng chưa có chứng nhận độc quyền sáng chế/giải 
pháp hữu ích hay bản quyền tác giả. Tuy nhiên, chuyển giao 
những tài sản trí tuệ chưa được sự bảo hộ của Nhà nước không 
mang lại lợi ích lâu dài cho nhà khoa học cũng như trường đại 
học. 
Ngoài ra, một số trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam cũng 
đã phát triển được mô hình thương mại hóa dưới dạng các spin-
offs nhưng số lượng còn rất hạn chế. Trong khi đó, mô hình 
công viên nghiên cứu của trường đại học mặc dù được đánh 
giá là rất hiệu quả tại các nước có trình độ KH&CN phát triển 
cao nhưng hiện tại chưa có điều kiện để hình thành ở Việt Nam.
Một số giải pháp gợi ý về phát triển mô hình TMH&CG 
sản phẩm KH&CN của trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam 
Trong điều kiện Việt Nam là một nước đang phát triển, các 
cơ sở giáo dục đại học còn nhiều hạn chế về nguồn lực (đất đai, 
tài chính, nhân lực, quan hệ quốc tế,), nhóm nghiên cứu cho 
rằng nên thúc đẩy phát triển một vài mô hình, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển mô hình các TTO/TLO trong trường 
đại học, đặc biệt là ở những cơ sở giáo dục trọng điểm về khoa 
học kỹ thuật và công nghệ. Thông qua các TTO/TLO, con 
đường để kết quả nghiên cứu đến được với doanh nghiệp và 
đi vào thực tiễn sẽ được rút ngắn. Các trường đại học có quy 
mô cấp vùng trở lên cần tiên phong xây dựng những văn phòng 
này, không chỉ để thực hiện nhiệm vụ với trường chủ quản mà 
còn hỗ trợ cho những trường lân cận. Việc thành lập một TTO/
TLO thường không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực của các trường 
đại học lớn và cũng nên coi là một nhiệm vụ trong quá trình 
phát triển theo mô hình trường đại học hiện đại.
4Theo số liệu điều tra được tổng hợp từ các trường đại học trên cả nước, trong 
giai đoạn 2011-2016, các trường đã có 1.729 hợp đồng chuyển giao công nghệ 
được ký kết và triển khai thực hiện, với tổng giá trị khoảng 553 tỷ đồng.
5Ngoài ra còn có những nguyên nhân quan trọng khác, chẳng hạn như chất 
lượng hoạt động NC&PT của các trường đại học còn hạn chế, thị trường 
KH&CN tại Việt Nam mới đang phát triển, chưa có nhiều tổ chức trung gian 
hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu
5560(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thứ hai, mô hình vườn ươm công nghệ và vườn ươm doanh 
nghiệp cũng nên được quan tâm phát triển trong các trường đại 
học kỹ thuật và công nghệ. Nhà nước cần có thêm chính sách 
hỗ trợ cho các trường đại học, nhất là về đất đai và tài chính. 
Đồng thời, chính các trường đại học cũng phải chủ động cân 
đối bố trí nguồn lực để hình thành được vườn ươm nhằm thúc 
đẩy ươm tạo công nghệ và hình thành doanh nghiệp dựa trên 
công nghệ của nhà trường.
Thứ ba, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp 
và doanh nghiệp phái sinh dựa trên kết quả nghiên cứu từ 
trường đại học là rất cần thiết. Mặc dù cho đến nay, việc phát 
triển các doanh nghiệp này vẫn gặp nhiều khó khăn (như thiếu 
vốn đầu tư mạo hiểm, công tác giáo dục khởi nghiệp còn đang 
ở giai đoạn ban đầu) nhưng có thể là hướng triển khai thương 
mại hóa kết quả nghiên cứu phù hợp và hiệu quả trong tương 
lai gần, đặc biệt là đối với những trường đại học kỹ thuật và 
công nghệ trọng điểm. 
Đồng thời, để triển khai hiệu quả những mô hình TMH&CG 
kết quả nghiên cứu trong thực tiễn ở các trường đại học kỹ 
thuật, cần đặc biệt quan tâm đến thúc đẩy hoạt động phát triển 
tài sản trí tuệ cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây có thể 
xem là điều kiện cần thiết để TMH&CG sản phẩm KH&CN 
của các nhà trường. Trong khi tăng cường hỗ trợ đăng ký quyền 
sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, chứng nhận độc quyền sáng chế, 
giải pháp hữu ích) cho các nhà khoa học, cũng cần thường 
xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm chấp 
hành pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong trường đại học và 
toàn xã hội. 
Kết luận 
Lựa chọn phương thức TMH&CG sản phẩm KH&CN phù 
hợp với điều kiện của các trường đại học cũng như hoàn cảnh 
kinh tế - xã hội đất nước góp phần quan trọng trong quá trình 
đưa kết quả nghiên cứu hàn lâm vào thực tiễn đời sống và sản 
xuất, kinh doanh. Bài viết đã tóm lược một số phương thức 
TMH&CG kết quả nghiên cứu của các trường đại học trên thế 
giới, trình bày những nét chính về thực trạng các phương thức 
TMH&CG được áp dụng ở các trường đại học kỹ thuật tại Việt 
Nam. Trên cơ sở đó, bài báo đưa ra ba giải pháp có tính chất 
gợi ý nhằm phát triển các mô hình TMH&CG kết quả KH&CN 
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Khoa học và Công 
nghệ đã hỗ trợ nghiên cứu thông qua đề tài TTKHCN.ĐT.05-
2016.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D.S. Siegel, D.A. Waldman, A.N. Link (2003), “Assessing the impact 
of organizational practices on the productivity of university technology 
transfer offices: an exploratory study”, Research Policy, 32, pp.27-48. 
[2] OECD (2011), Technology Transfer Offices, 
innovation/policyplatform/48136121.pdf.
[3] G.D. Markman, D.S. Siegel, M. Wright (2008), “Research and 
Technology Commercialization”, Journal of Management Studies, 45(8), 
pp.1401-1423, doi:10.1111/j.1467-6486.2008.00803.x.
[4] P. Phan and D.S. Siegel (2006), “The effectiveness of university 
technology transfer: lessons learned, managerial and policy implications, and 
the road forward”, Foundations and Trends in Entrepreneurship, 2, pp.77-144.
[5] S. Franklin, M. Wright, A. Lockett (2001), “Academic and surrogate 
entrepreneurs in university spin-out companies”, Journal of Technology 
Transfer, 26, pp.127-41.
[6] B. Clarysse, M. Wright, A. Lockett, E. van de Velde, A. Vohora (2005), 
“Spinning out new ventures: a typology of incubation strategies from European 
research institutions”, Journal of Business Venturing, 20, pp.183-216.
[7] A.N. Link, J.T. Scott (2006), “U.S. University Research Parks”, 
Journal of Productivity Analysis, 25(1), pp.43-55, doi:10.1007/s11123-006-
7126-x.
[8] L. Aaboen, J. Laage-Hellman, F. Lind, C. Öberg, T. Shih (2016), 
“Exploring the roles of university spin-offs in business networks”, Industrial 
Marketing Management, 59, pp.157-166, doi:https://doi.org/10.1016/j.
indmarman.2016.03.008.
[9] D. Soetanto, S. Jack (2016), “The impact of university-based incubation 
support on the innovation strategy of academic spin-offs”, Technovation, 50-
51, pp.25-40, doi:https://doi.org/10.1016/j.technovation.2015.11.001.
[10] M. Wright, S. Birley, S. Mosey (2004), “Entrepreneurship and 
university technology transfer”, Journal of Technology Transfer, 29, pp.235-
246.
[11] M. Wright, A. Vohora, A. Lockett (2004), “The formation of high-tech 
university spinouts: the role of joint ventures and venture capital investors”, 
Journal of Technology Transfer, 29, pp.287-310.
[12] Q. Zhang, J. Zhang, G. Zaccour, W. Tang (2018), “Strategic 
technology licensing in a supply chain”, European Journal of Operational 
Research, 267(1), pp.162-175, doi:https://doi.org/10.1016/j.ejor.2017.11.036.
[13] D.S. Siegel, R. Veugelers, M. Wright (2007), “Technology transfer 
offices and commercialization of university intellectual property: performance 
and policy implications”, Oxford Review of Economic Policy, 23, pp.640-660.
[14] A.N. Link, D.S. Siegel, B. Bozeman (2007), “An empirical analysis 
of the propensity of academics to engage in informal university technology 
transfer”, Industrial and Corporate Change, 16, pp.641-655.
[15] G.D. Markman, P.T. Gianiodis and P.H. Phan (2008), “Full-time 
faculty or part-time entrepreneurs”, IEEE Transactions on Engineering 
Management, 55, pp.29-36.
[16] D. Tachiki (2006), “University and Industry Collaboration: Changes 
in the Japanese Innovation System”, 玉川大学経営学部紀要, 7, 20pp, https://
www.researchgate.net/publication/273382180_University_and_Industry_
Collaboration_Changes_in_the_Japanese_Innovation_System.
[17] M. Wright and I. Filatotchev (2014), “Stimulating academic 
entrepreneurship and technology transfer: A study of Kings College London 
commercialization strategies”, Building Technology Transfer within Research 
Universities: An Entrepreneurial Approach, pp.241-261, Cambridge 
University Press, doi:10.1017/CBO9781139046930.012.
[18] J. Poyago-Theotoky, J. Beath and D. Siegel (2002), “Universities 
and fundamental research: reflections on the growth of university-industry 
partnerships”, Oxford Review of Economic Policy, 18, pp.10-21.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_phuong_thuc_thuong_mai_hoa_va_chuyen_giao_san_pham_kh.pdf