Một số phương pháp chọn hệ trục tọa độ trong việc giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ

Một trong những mục tiêu của dạy học môn HHKG là rèn luyện kỹ năng

phân tích và tổng hợp, rèn luyện tư duy logic. Vẻ đẹp của toán học thường được

kết tinh trong những bài toán HHKG. HHKG và Hình học tọa độ quan hệ mật

thiết với nhau. Nhiều bài toán khó của HHKG nếu sử dụng PPTĐ thì lời giải

được thực hiện dễ dàng hơn, nhanh hơn, gọn hơn, trong khi giải trực tiếp bằng lý

thuyết HHKG thuần túy thì rất phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ năng vẽ hình, có khả

năng phân tích, tổng hợp và tư duy logic để vẽ thêm đường phụ

Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo

chương trình sách giáo khoa mới, các đề bài HHKG thường có hai ý: ý thứ nhất

chỉ đòi hỏi kiến thức cơ bản về HHKG để tính thể tích, diện tích, chứng minh hay

tính toán một yếu tố không phức tạp; ý thứ hai đòi hỏi khả năng phân tích, tổng

hợp và thường phải vẽ thêm đường phụ mới giải quyết được.

Qua nghiên cứu chất lượng các kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình

phân ban thí điểm và tuyển sinh đại học, cao đẳng trong những năm qua, nhận

thấy rằng tỷ lệ học sinh giải được bài HHKG đạt rất thấp, số làm được thì thì chủ

yếu là giải quyết được một phần.

pdf 9 trang kimcuc 4600
Bạn đang xem tài liệu "Một số phương pháp chọn hệ trục tọa độ trong việc giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số phương pháp chọn hệ trục tọa độ trong việc giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ

Một số phương pháp chọn hệ trục tọa độ trong việc giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 16 năm 2009 
 116
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN HỆ TRỤC TỌA ĐỘ 
TRONG VIỆC GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ 
Nguyễn Viết Dũng* 
Bài viết này đề cập mối quan hệ giữa Hình học không gian (HHKG) và 
Phương pháp tọa độ (PPTĐ) trong không gian, đồng thời nêu lên một số phương 
pháp giải bài toán HHKG bằng PPTĐ. 
Một trong những mục tiêu của dạy học môn HHKG là rèn luyện kỹ năng 
phân tích và tổng hợp, rèn luyện tư duy logic. Vẻ đẹp của toán học thường được 
kết tinh trong những bài toán HHKG. HHKG và Hình học tọa độ quan hệ mật 
thiết với nhau. Nhiều bài toán khó của HHKG nếu sử dụng PPTĐ thì lời giải 
được thực hiện dễ dàng hơn, nhanh hơn, gọn hơn, trong khi giải trực tiếp bằng lý 
thuyết HHKG thuần túy thì rất phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ năng vẽ hình, có khả 
năng phân tích, tổng hợp và tư duy logic để vẽ thêm đường phụ 
Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo 
chương trình sách giáo khoa mới, các đề bài HHKG thường có hai ý: ý thứ nhất 
chỉ đòi hỏi kiến thức cơ bản về HHKG để tính thể tích, diện tích, chứng minh hay 
tính toán một yếu tố không phức tạp; ý thứ hai đòi hỏi khả năng phân tích, tổng 
hợp và thường phải vẽ thêm đường phụ mới giải quyết được. 
Qua nghiên cứu chất lượng các kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình 
phân ban thí điểm và tuyển sinh đại học, cao đẳng trong những năm qua, nhận 
thấy rằng tỷ lệ học sinh giải được bài HHKG đạt rất thấp, số làm được thì thì chủ 
yếu là giải quyết được một phần. 
Điều này có nhiều nguyên nhân, song có thể thấy rằng do kết cấu chương 
trình môn hình học ở lớp 12 còn mang nặng tính độc lập, sự phối hợp chưa rõ 
ràng. Chương trình hình học lớp 12 khá nặng, tiếp nối phần HHKG là PPTĐ 
trong không gian với khối lượng kiến thức phải giải quyết rất nhiều và nặng nề. 
Trong phần Phương pháp tọa độ trong không gian cũng có một số bài tập ứng 
* ThS, NGƯT. Văn phòng Bộ GD&ĐT tại Tp. HCM 
Ý kiến trao đổi Nguyễn Viết Dũng 
 117 
z 
B 
S 
H 
A 
O 
C 
y 
x 
dụng PPTĐ để giải bài toán HHKG, nhưng còn ít và mờ nhạt. Chính vì vậy, mà 
học sinh chưa được rèn luyện nhiều về kỹ năng này. 
Việc chuyển bài toán HHKG sang ngôn ngữ tọa độ đòi hỏi phải có kỹ năng 
chọn hệ trục tọa độ trực chuẩn thích hợp trong không gian. Với mỗi bài toán có 
thể có nhiều cách chọn hệ trục tọa độ khác nhau. Nhưng để chọn được hệ trục tọa 
độ hợp lý, nhằm giảm bớt các phép biến đổi cồng kềnh, phức tạp thì phải dựa vào 
đặc điểm của từng dạng toán. Sau đây là một số phương pháp chọn hệ trục tọa độ 
trực chuẩn theo sự phân dạng của hình chóp và khối lăng trụ. 
Dạng 1: Hình chóp tam giác đều 
Xét hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, đường cao h 
Nhận xét: 
Do tính chất hình chóp đều nên hình 
chiếu của đỉnh trùng với tâm đáy. 
Gọi H là trực tâm đáy, kéo dài AH cắt 
BC tại O là trung điểm BC. 
Ta có 3
2
aOA ; 3
6
aOH và 
OA OC 
Cách chọn hệ trục tọa độ Oxyz: 
O(0;0;0), 3 ;0;0 ; 0; ;0 ;
2 2
a aA C
Khi đó 
30; ;0 ; ;0;
2 6
a aB S h
Ví dụ 1: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa mặt 
bên và mặt đáy bằng 600. M là một điểm trên cạnh AC sao cho AM 3
4
a
 . Tính 
khoảng cách giữa SA và BM. 
Giải: (tóm tắt). 
Chọn hệ trục tọa độ Oxyz sao cho: 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 16 năm 2009 
 118
O(0;0;0), 3 ;0;0 ; 0; ;0 ;
2 2
a aA C
S(0;0;h) 
Trong đó h là ẩn số phụ phải xác định theo a. 
Vì ( ); ( )SH ABC AH BC BC SAO   
 060SOH 
Trong tam giác SOH: 0. tan 60SH OH 
2
ah , do đó 3 ;0;
6 2
a aS
; 
0; ;0
2
aB 
Áp dụng công thức ta có: 
;
;
;
SA BM AB
d SA BM
SA BM
   
  
9 22
88
. 
Nhận xét: Bài toán này giải bằng phương pháp HHKG rất phức tạp, vì việc 
phải vẽ mặt phẳng phụ qua BM và song song với SA hoặc ngược lại, sau đó xác 
định khoảng từ SA đến mặt phẳng này rất phức tạp về mặt định tính, chưa kể 
việc tính toán cũng dài dòng. Trong khi sử dụng PPTĐ thì chỉ cần xác định được 
tọa độ 4 điểm S, A, B, M rồi áp dụng công thức tính khoảng cách giữa 2 đường 
thẳng là cho kết quả rất nhanh. 
Dạng 2: Hình chóp tứ giác đều 
Xét hình chóp tứ giác đều S.ABCD 
có cạnh đáy bằng a, đường cao h. 
Nhận xét: Do tính chất hình chóp 
đều nêngiao điểm O của 2 đường chéo 
AC và BD là hình chiếu của đỉnh S xuống 
đáy. 
Ta có 2;AC BD a OB OC 
B 
z 
S 
H 
A 
O 
C 
y 
M 
x 
C 
A 
O 
D 
B 
y 
x 
S z 
Ý kiến trao đổi Nguyễn Viết Dũng 
 119 
Cách chọn hệ trục Oxyz: 
2 2(0;0;0); ;0;0 ; 0; ;0 ;
2 2
a aO B C
 0;0;S h 2 2;0;0 ; 0; ;0
2 2
a aD A
Ví dụ 2: (Đề thi ĐH Khối B -2007) 
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. 
Gọi E là điểm đối xứng của D qua trung điểm của SA, M là trung điểm của AE, 
N là trung điểm của BC. Chứng minh MN vuông góc với BD và tính (theo a) 
khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và AC. 
Giải: (tóm tắt) 
Chọn hệ trục Oxyz sao cho:. 
2 2(0;0;0); ;0;0 ; 0; ;0 ;
2 2
a aO B C
 0;0;S h 
2 2;0;0 ; 0; ;0
2 2
a aD A
. 
Áp dụng công thức tính tọa độ trung 
điểm và công thức tính khoảng cách giữa 
2 đường thẳng, ta có: 
; 2;
4;
MN AC NC ad MN AC
MN AC
   
  . 
Nhận xét: Với bài này, nếu không dùng phương pháp tọa độ sẽ gặp nhiều 
khó khăn vì phải vẽ thêm một số đường phụ rất phức tạp và rất khó xác định 
khoảng cách giữa MN và AC bằng định tính, trong khi dùng PPTĐ thì lời giải rất 
nhẹ nhàng và rất tự nhiên. 
Dạng 3: Hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy. 
Nhận xét: Để chọn hệ trục tọa độ thích hợp thì phải tùy thuộc vào tính chất 
của đáy hình chóp. 
A 
C 
O 
D 
B 
y 
x 
S 
z 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 16 năm 2009 
 120
 Nếu đáy là tam giác vuông thì chọn gốc tọa độ là đỉnh góc vuông của 
đáy. 
 Nếu đáy là tam giác đều hoặc cân thì chọn trung điểm của cạnh đáy của 
tam giác đều hoặc cân đó làm gốc tọa độ. 
 Nếu đáy là hình vuông, hình chữ nhật thì chọn chân đường vuông góc 
của cạnh bên vuông góc đó làm gốc tọa độ. 
 Các hình còn lại thì dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố giả thiết cho và 
yêu cầu bài toán để chọn gốc tọa độ một cách thích hợp. 
Ví dụ 3: (Đề thi ĐH Khối D-2007) 
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông 
  090 ; , 2 .ABC BAD BA BC a AD a Cạnh bên SA vuông góc với đáy và 
2SA a . Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên SB. Chứng minh tam giác 
SCD vuông và tính (theo a) khoảng cách từ H đến mặt phẳng (SCD). 
Giải: (tóm tắt) 
Chọn hệ trục Oxyz sao cho A(0;0;0) 
B(a;0;0); D(0;2a;0); S(0;0; 2a ) 
 ; ;0C a a . 
Gọi 1 2 3; ;H h h h , 
do H SB và AH SB , nên 
. 0
.
AH SB
SH t SB
  
  2 2;0;
3 3
a aH
Từ đây tính được ; ( )
3
ad H SDC . 
Nhận xét: Bài này nếu không dùng PPTĐ thì việc xác định chân đường 
vuông góc của H xuống (SCD) rất phức tạp, ta phải nghĩ cách khác “có lý” hơn 
là mượn việc tính khoảng cách từ B đến (SDC), sau đó nhờ H, B cùng nằm trên 
SB rồi sử dụng tính chất đồng dạng để suy ra khoảng cách từ H đến (SDC). Song 
việc tính khoảng cách từ B đến (SDC) dựa vào các giả thiết chỉ có thể thông qua 
y 
x 
z 
H 
A D 
B C 
S 
Ý kiến trao đổi Nguyễn Viết Dũng 
 121 
việc tính thể tích chóp B.SDC bằng cách . . .B SDC S ABCD S ABDV V V . Điều này quả là 
phức tạp. 
Dạng 4: Hình chóp có một mặt bên vuông góc với đáy 
Dạng này thông thường chọn hình chiếu vuông góc của đỉnh hình chóp làm 
gốc tọa độ. Song cũng tùy thuộc vào tính chất của đáy để chọn hệ trục tọa độ 
thích hợp. 
Ví dụ 4: (Đề thi ĐH Khối A-2007) 
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, mặt bên SAD là tam 
giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi M, N, P lần lượt là 
trung điểm của các cạnh bên SB, BC, CD. Chứng minh AM vuông góc với BP và 
tính thể tích hình chop CMNP. 
Giải: (tóm tắt) 
Vì SAD đều nên đường cao 3
2
aAH và H là trung điểm AD, 
( )SH ABCD 
Chọn hệ trục tọa Oxyz sao cho: 
 30;0;0 ; ;0;0 ; 0;0;
2
aH N a S
, 
0; ;0 ;
2
aA 
suy ra: 0; ;0 ; ; ;0 ;
2 2
a aD B a 
3; ;0 ; ; ;
2 2 2 4 4
a a a a aP M
Áp dụng công thức tính thể tích của 
tứ diện, ta có: 
31 3;
6 96CMNP
aV CM CN CP 
   
. 
Dạng 5: Hình lăng trụ đứng 
Giữa hình lăng trụ và hình chóp 
có mội quan hệ, hình lăng trụ đứng được xây dựng dựa trên hình chóp có một 
z 
S 
y 
A 
B 
N x 
D C 
H 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 16 năm 2009 
 122
cạnh bên vuông góc với đáy. Do vậy, việc chọn hệ trục tọa độ đối với hình lăng 
trụ đứng tương tự như dạng 3 ở trên. 
Ví dụ 5: (Đề thi ĐH Khối D năm 2008) 
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông, 
AB=BC=a, cạnh bên ' 2AA a . Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Tính theo a 
thể tích lăng trụ ABC.A’B’C’ và tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng AM, B’C. 
Giải: (tóm tắt) 
Chọn hệ trục Oxyz sao cho: B(0;0;0); A(a;0;0); C(0;a;0); 
 ' 0;0; 2B a 0; ;02
aM 
2
2 22; ;0 ; ' 0; ; 2 ; ' ; ;
2 2
a aAM a B C a a AM B C a a
    
; 
 ; ;0AC a a 
 
Vậy 
; ' '
; '
7; '
AM B C AC ad AM B C
AM B C
   
  . 
Dạng 6: Lăng trụ xiên 
Để chọn được hệ trục tọa độ thích hợp ta phải dựa vào các yếu tố: 
Hình chiếu của một đỉnh nằm ở đâu? Có một mặt nào đó vuông góc với đáy 
không? Đáy là hình gì? Từ đó kết hợp với dạng 3 và dạng 4 ở trên để chọn hệ 
trục hợp lý. 
Ví dụ 6: (Đề thi ĐH Khối A-2008) 
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’có độ dài cạnh bên bằng 2a, đáy ABC là tam 
giác vuông tại A, AB=a, 3AC a và hình chiếu vuông góc của A’ trên mặt 
phẳng (ABC) là trung điểm của cạnh BC. Tính theo thể tích khối chop A’.ABC 
và tính cosin của góc giữa hai đường thẳng AA’, B’C’. 
Giải: (tóm tắt) 
Ý kiến trao đổi Nguyễn Viết Dũng 
 123 
Xét ABC A  
2 21
2
AH BC AB AC a 
Xét 'A HA H  
2 2' ' 3A H AA AH a 
Tính thể tích trực tiếp bằng 
cách áp dụng công thức. 
Chọn hệ trục tọa độ Oxyz 
 sao cho: 
A(0;0;0), B(a;0;0), 
 0; 3;0C a 
H là trung điểm BC, nên 
3; ;0
2 2
a aH
, 
 do đó 
3' ; ; 3
2 2
a aA a
. 
Vì B’C’//BC nên cos '; ' ' cos '; .AA B C AA BC Vậy 
'. 1cos '; ' '
4' .
AA BC
AA B C
AA BC
  
  . 
Kết luận: Có nhiều phương pháp để giải một bài toán HHKG. Bài viết này 
khai thác ưu điểm của PPTĐ, đặc biết là kỹ năng chọn hệ trục tọa độ để giải 
những bài toán hình học không gian phức tạp, đòi hỏi phải vẽ thêm nhiều đường 
phụ, mà học sinh thường gặp phải. Điều này cho phép bổ sung vào chương trình 
Hình học không gian lớp 12 một phần ôn tập cuối năm nhằm nâng cao kiến thức 
tổng hợp môn hình học THPT. 
z 
A 
B 
x 
H 
C 
y 
A’ 
B’ 
C’ 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 16 năm 2009 
 124
Tóm tắt 
Một số phương pháp chọn hệ trục tọa độ trong việc giải bài toán 
hình học không gian bằng phương pháp tọa độ 
Nội dung chính của bài báo là đề cập quan hệ giữa HHKG và PPTĐ. Đặc 
biệt, khai thác ưu điểm của phương pháp tọa độ để giải những bài toán hình học 
không gian phức tạp, đòi hỏi phải vẽ thêm nhiều đường phụ, mà học sinh thường 
gặp phải trong các kỳ thi tuyển sinh đại, cao đẳng. Điều này cho phép bổ sung 
vào chương trình Hình học không gian lớp 12 một phần ôn tập cuối năm nhằm 
nâng cao kiến thức tổng hợp môn hình học THPT. 
Abstract 
Some methods to choose coordinate axis in solving solid geometry 
problems by coordinate methods 
The content of the article mentions the relationship between solid geometry 
and coordinate method, especially it develops the strong points of coordinate 
method to solve some complicated solid geometry problems demanding to draw 
more extra lines, which students often face with in their university or college ex-
amination. The new contribution of the article is added to the 12th grade solid 
geometry programme to review at the end of the school-year to upgrade the gen-
eral knowledge about high school geometry. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_phuong_phap_chon_he_truc_toa_do_trong_viec_giai_bai_t.pdf