Một số nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ hiện nay

Nguyên nhân của tình hình tội phạm

là tổng hợp các hiện tượng kinh tế, xã hội,

chính trị, tư tưởng, tâm lí xã hội, tổ chức

mang tính chất tiêu cực trong tác động qua

lại và thâm nhập lẫn nhau, làm phát sinh tình

hình tội phạm†. Các hiện tượng xã hội trong

các mối quan hệ xã hội luôn luôn thay đổi.

Đó là những hiện tượng, quá trình xã hội có

khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm

trong thực tế. Nguyên nhân của tình hình tội

phạm là những hiện tượng có trước tội phạm

về thời gian. Trong mối quan hệ giữa nguyên

nhân, điều kiện với tình hình tội phạm thì

nguyên nhân là nhân tố trực tiếp làm phát

sinh tình hình tội phạm, luôn thể hiện những

mâu thuẫn về nhiều mặt trong đời sống xã

hội, và những mâu thuẫn này tồn tại một cách

ổn định về mặt thời gian.

Điều kiện của tình hình tội phạm là

những thiếu sót cụ thể trong các lĩnh vực

kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa‡. Các

điều kiện này không tự mình làm phát sinh

ra tội phạm mà chỉ có tác dụng tạo cơ hội,

điều kiện cho quá trình phát sinh tình hình

tội phạm.

pdf 11 trang kimcuc 2920
Bạn đang xem tài liệu "Một số nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ hiện nay

Một số nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ hiện nay
55Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH 
TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 
HIỆN NAY
REASONS AND CONDITIONS OF SMUGGLING SITUATION IN THE 
SOUTHEAST OF VIETNAM - SOME THEORETICAL AND PRACTICAL ISSUES
Nguyễn Đăng Phú*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/03/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/9/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/9/2019
Tóm tắt: Tác giả bài viết trình bày một số nội dung có liên quan đến lý luận về nguyên 
nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu. Trên cơ sở đó, tác giả liên hệ với tính đặc thù của 
miền Đông Nam bộ biểu hiện trên các lĩnh vực: tự nhiên, kinh tế - xã hội, ..., nhằm góp phần 
vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Nguyên nhân, điều kiện, tội buôn lậu, Đông Nam bộ.†
Abstract: The author presents a number of content related to the reasoning on the 
causes and conditions of smuggling situation. On that basis, the author relates to the specifi c 
of the Southeast of Vietnam manifested in the fi elds of physical geography, economic and 
social conditions, ..., to contribute to the fi ght against this crime in current background.
Keywords: Reason, condition, smuggling, Southeast of Vietnam.
* ThS.NCS. Khoa Luật Học viện Khoa học xã hội. Giảng viên Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII. TP. 
Hồ Chí Minh)
† Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân, tr. 3
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 59 (09/2019) 52-61
1. Một số vấn đề lý luận về nguyên 
nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu 
Nguyên nhân của tình hình tội phạm 
là tổng hợp các hiện tượng kinh tế, xã hội, 
chính trị, tư tưởng, tâm lí xã hội, tổ chức 
mang tính chất tiêu cực trong tác động qua 
lại và thâm nhập lẫn nhau, làm phát sinh tình 
hình tội phạm†. Các hiện tượng xã hội trong 
các mối quan hệ xã hội luôn luôn thay đổi. 
Đó là những hiện tượng, quá trình xã hội có 
khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm 
trong thực tế. Nguyên nhân của tình hình tội 
phạm là những hiện tượng có trước tội phạm 
về thời gian. Trong mối quan hệ giữa nguyên 
nhân, điều kiện với tình hình tội phạm thì 
nguyên nhân là nhân tố trực tiếp làm phát 
sinh tình hình tội phạm, luôn thể hiện những 
mâu thuẫn về nhiều mặt trong đời sống xã 
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hội, và những mâu thuẫn này tồn tại một cách 
ổn định về mặt thời gian.
Điều kiện của tình hình tội phạm là 
những thiếu sót cụ thể trong các lĩnh vực 
kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa‡... Các 
điều kiện này không tự mình làm phát sinh 
ra tội phạm mà chỉ có tác dụng tạo cơ hội, 
điều kiện cho quá trình phát sinh tình hình 
tội phạm. 
Điều kiện thường biểu hiện sự sơ 
hở và thiếu sót trong các hoạt động quản 
lý nhà nước, quản lý xã hội. Đó là những 
nhân tố tồn tại kém ổn định, dễ bị phá vỡ 
và thay đổi.
Kế thừa các quan điểm nói trên, có thể 
thấy rằng, nguyên nhân và điều kiện của tình 
hình tội phạm là “tổng hợp những hiện tượng, 
quá trình xã hội, xác định tình hình tội phạm 
là hậu quả của chúng, đó là toàn bộ những 
hiện tượng và quá trình xã hội có khả năng 
làm phát sinh tồn tại tình hình tội phạm” §.
Có thể nghiên cứu nguyên nhân, điều 
kiện của tình hình tội phạm với ba mức độ 
khác nhau, đó là: Nghiên cứu nguyên nhân 
và điều kiện của tình hình tội phạm nói 
chung, của mọi tội phạm; của tình hình nhóm 
tội phạm; của loại tội phạm cụ thể.
Đối với tội buôn lậu, nguyên nhân và 
điều kiện của tình hình tội buôn lậu được lý 
giải trên cơ sở tiếp cận phương pháp luận về 
mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và 
kết quả của cặp phạm trù nguyên nhân và kết 
‡ Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Tài liệu đã dẫn, tr. 5.
§ Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Hồng Đức, 
Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 181.
¶ Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự Việt 
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 74.
quả trong triết học Mác-Lênin, cụ thể đối với 
loại tội phạm buôn lậu.
Vận dụng quan điểm này, việc nghiên 
cứu phải dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về 
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội 
phạm nói chung và đặc thù tình hình tội buôn 
lậu nói riêng. Tình hình tội buôn lậu là một 
hiện tượng xã hội, sẽ bị đẩy lùi và tiến tới 
bị triệt tiêu khi mà các nguyên nhân và điều 
kiện làm phát sinh ra nó bị hạn chế hoặc 
không còn tồn tại.
Về mặt lý luận, mối quan hệ giữa tình 
hình tội phạm và các tội phạm cụ thể là mối 
quan hệ tuân theo quy luật giữa toàn thể và 
bộ phận, cái chung và cái đơn nhất, giữa hệ 
thống và bộ phận¶. Theo trình tự vận động 
của nhận thức bắt nguồn từ nhận thức sự 
vật cá biệt và riêng biệt rồi mới tiến gần đến 
nhận thức sự vật nói chung. Đầu tiên, người 
ta nhận thức bản chất riêng biệt của nhiều 
sự vật khác nhau, rồi sau mới có thể tiến tới 
việc khái quát và nhận thức bản chất chung 
của các loại sự vật. Sau khi đã nhận thức bản 
chất chung đó, dùng nhận thức chung đó để 
chỉ đạo, tiếp tục nghiên cứu những sự vật cụ 
thể chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu sâu và 
tìm ra bản chất riêng biệt của nó. Đó là hai 
quá trình của nhận thức: Một cái từ riêng 
đến chung, một cái từ chung đến riêng. 
Lý luận về tội phạm học Việt Nam 
nghiên cứu, lý giải nguyên nhân và điều kiện 
của tình hình tội phạm nói chung và nguyên 
57Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nhân của tội phạm cụ thể. Tội buôn lậu thuộc 
nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh 
tế, được quy định tại Điều 188 của Bộ luật 
hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 
2017) (BLHS). Tội phạm này được áp dụng 
đối với cả chủ thể thực hiện hành vi phạm 
tội là cá nhân và pháp nhân thương mại. 
Việc quy định pháp nhân phạm tội chịu trách 
nhiệm hình sự đối với tội phạm buôn lậu là 
một trong những quy định mới của BLHS 
năm 2015.
Theo GS.TSKH. Đào Trí Úc thì mối 
quan hệ giữa tình hình tội phạm và các tội 
phạm cụ thể là mối quan hệ tuân theo quy luật 
giữa toàn thể và bộ phận, cái chung và cái 
đơn nhất, giữa hệ thống và bộ phận. Các quan 
niệm khác nhau về tội phạm và người phạm 
tội cũng như nguyên nhân của tội phạm, của 
việc hình thành con người phạm tội được hiểu 
một cách khác nhau và do đó ta có thể nói tới 
những mô hình nhận thức lịch sử khác nhau**. 
Nhưng qua nghiên cứu cho thấy, các mô hình 
nhận thức đó đều qua những bước như sau: 
Những quan niệm về chuẩn mực (mô hình) về 
con người; xác định những cái mà con người 
cụ thể không có được, tức là sự thiếu tính chất 
của nó; xác định nguyên nhân của cái thiếu 
đó; xác định phương pháp đưa con người trở 
lại mô hình cần có, tức là phản ứng với hiện 
trạng; xác định mục đích của việc phải sử 
dụng phương pháp đó.
Còn GS.TS. Võ Khánh Vinh thì cho 
rằng, “Nguyên nhân và điều kiện của tình 
** Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Tài liệu đã dẫn, tr. 76.
†† Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2008), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 68.
‡‡ Phạm Văn Tỉnh (2014), Bài giảng Tội phạm học, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm khoa 
học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr. 36
hình tội phạm được hiểu là hệ thống các hiện 
tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế 
- xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của 
tình hình tội phạm như là hậu quả của mình” 
và “Các nguyên nhân và điều kiện của tình 
hình tội phạm tạo thành một hệ thống gồm 
nhiều bộ phận cấu thành n󔆆. 
Nghiên cứu về tội phạm học Mác xít, 
có quan điểm cho rằng “...tìm ra mối liên hệ 
nhân - quả giữa tình hình tội phạm và các 
hiện tượng, các quá trình kinh tế - xã hội 
khác vì mục đích phòng ngừa tội phạm, tức 
là ngăn ngừa tội phạm và loại trừ tội phạm 
ra khỏi đời sống xã hội‡‡.
Tội phạm học với tính cách là đối 
tượng nghiên cứu khoa học, được các nhà 
nghiên cứu về tội phạm học nhìn nhận trong 
tổng thể xã hội nhằm lý giải khoa học và có 
cơ sở thực tiễn dựa trên những hiện tượng 
và quá trình xã hội. Còn nguyên nhân và 
điều kiện của các tội phạm cụ thể được lý 
giải dựa trên cơ chế tâm lý xã hội của hành 
vi tội phạm. 
Từ những nghiên cứu trên, khái niệm 
về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội 
buôn lậu được đưa ra như sau: “là tổng hợp 
những hiện tượng, quá trình xã hội, xác định 
tình hình tội buôn lậu là hậu quả của chúng; 
đó là toàn bộ những hiện tượng và quá trình 
xã hội có khả năng làm phát sinh tồn tại tội 
phạm buôn lậu.”. 
Như vậy, nguyên nhân và điều kiện của 
tình hình tội buôn lậu là sự tác động qua lại 
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội làm phát 
sinh tội phạm buôn lậu. Đó là sự tác động 
lẫn nhau giữa các đặc điểm nhân thân người 
phạm tội buôn lậu với môi trường sống, đặc 
điểm của pháp nhân thương mại phạm tội với 
môi trường hoạt động của pháp nhân dẫn đến 
sự phát sinh tội phạm cụ thể trong nhóm tội 
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đó còn là 
sự tác động giữa các hiện tượng tiêu cực của 
xã hội với nhau dẫn đến sự phát sinh và tồn 
tại của tình hình tội buôn lậu. 
2. Các nguyên nhân, điều kiện chung 
của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn 
miền Đông Nam Bộ
2.1. Nguyên nhân, điều kiện về đặc 
điểm địa lý, tự nhiên 
Đông Nam Bộ chiếm 7,5% diện tích 
cả nước (23,6 nghìn km2), 17,3% tổng dân 
số, gồm 5 tỉnh và 1 thành phố: Bình Dương, 
Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu 
Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.
Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên 
hải Nam Trung Bộ - nơi có nguồn nguyên 
liệu nông - lâm - nghiệp, khoáng sản, thủy 
sản phong phú, dồi dào, và cũng tiếp giáp với 
biển Đông có tiềm năng phát triển khai thác 
thủy hải sản, dầu khí, giao thông vận tải và 
du lịch . Tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long 
- vùng đất sản xuất lương thực lớn trong cả 
nước. Bắc giáp Campuchia§§.
Vùng Đông Nam Bộ ở vào vị trí 
đường xuyên Á, Quốc lộ 13, 14, 1A,...; có 
nhiều cảng biển, tuyến đường sắt, cảng hàng 
không đi ngang qua, là vùng thuận lợi cho 
§§ Bách khoa toàn thư mở (2017), Tổng hợp điều kiện tự nhiên và xã hội của Đông Nam Bộ, truy cập 
tại địa chỉ: https://dinhnghia.vn/dong-nam-bo.html,, ngày 20/5/2017. 
giao thông, tạo điều kiện cho sự phát triển 
kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng; nhưng 
cũng tạo nhiều cơ hội cho tội phạm phát 
sinh và ngày càng gia tăng, với nhiều hình 
thức tinh vi, đa dạng, phức tạp. Trong đó, 
tình hình tội buôn lậu được đánh giá là diễn 
biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là buôn 
lậu tại các tuyến biên giới giáp Campuchia 
và trên tuyến đường biển. 
2.2. Nguyên nhân, điều kiện về kinh 
tế - xã hội
Đến nay, vùng Đông Nam bộ có nhiều 
khu công nghiệp, tập trung ở 4 tỉnh, thành là 
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình 
Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây 
là vùng kinh tế có hệ thống cảng tốt và có 
hậu phương công nghiệp tốt với Cảng biển 
trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải (đã 
định hình), Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và 
Cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long 
Thành (sẽ được xây dựng). 
Đông Nam bộ là vùng kinh tế năng 
động, có sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước 
ngoài (FDI) với các dự án đi tiên phong trong 
hầu hết các ngành, lĩnh vực ưu thế của vùng..
Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là 
vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của 
cả nước, là thế mạnh của vùng; trong đó, 
Bình Phước là tỉnh xuất khẩu hạt điều lớn 
nhất Việt Nam, đóng góp vào kim ngạch xuất 
khẩu trung bình 3 tỷ USD mỗi năm.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm 
thương mại và kinh tế, tài chính, văn hóa, du 
lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn 
59Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nhất, nhì cả nước, nằm giữa các con đường 
hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, 
được xem là tâm điểm của khu vực Đông 
Nam Á, là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông 
ra thế giới.
Đồng Nai là trung tâm công nghiệp lớn 
trong vùng với thành phố Biên Hoà, Nhơn 
Trạch, Long Thành, Trảng Bom là những địa 
phương công nghiệp lớn của tỉnh, thu hút 
nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp tập 
trung lớn và quy mô. 
Bình Dương là tỉnh có 05 đô thị công 
nghiệp nổi bật như Thuận An, Dĩ An, Bến 
Cát, Tân Uyên và Thành phố Thủ Dầu Một. 
Sự phát triển của tỉnh đang góp phần to lớn 
cho sự phát triển bền vững của khu vực đối 
với cả nước. 
Tây Ninh là địa phương có cửa khẩu 
quốc tế với Campuchia.
Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm du lịch, 
khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm. Thế 
mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp 
khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ 
du lịch và khai thác hải sản, công nghiệp sử 
dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa 
lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất...
Với lợi thế và thực tế phát triển kinh 
tế như vậy, nên vùng Đông Nam bộ có sức 
thu hút lao động, tăng nhanh về cơ học, 
là khu vực đông dân, có tỷ lệ đô thị hóa 
cao: 50%¶¶. Mật độ dân số cao, nhu cầu sử 
dụng hàng hóa của người dân ngày càng 
cao trong bối cảnh nền sản xuất còn mất 
cân đối, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng 
¶¶ Bách khoa toàn thư mở (2017) Đông Nam Bộ (Việt Nam), truy cập tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.
org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Nam_B%E1%BB%99_(Vi%E1%BB%87t_Nam), ngày 15/10/2018.
yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ tạo 
điều kiện thuận lợi cho hàng buôn lậu xâm 
nhập vào.
Tóm lại, Đông Nam Bộ là vùng có nền 
kinh tế phát triển mạnh, đặc điểm dân cư đa 
dạng, phong phú, có nhiều đóng góp trong 
sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, 
cùng với phát triển, lượng dân cư đông cũng 
kéo theo việc nảy sinh những tệ nạn, ảnh 
hưởng đến hoạt động quản lý kinh tế, trật tự 
an toàn của xã hội; trong đó có việc phát sinh 
và gia tăng tình hình tội buôn lậu. 
2.3. Nguyên nhân, điều kiện về tâm lý 
xã hội
Con người luôn sống trong một môi 
trường xã hội nhất định: Gia đình, trường 
học, môi trường làm việc. Trong quá trình 
đó, các cá nhân có sự tác động qua lại lẫn 
nhau. Sự tác động này đã điều chỉnh thái 
độ, hành vi của cá nhân và nhóm dẫn đến 
quá trình xã hội hoá cá nhân, hình thành 
nên những hiện tượng tâm lý đặc trưng của 
nhóm. Tâm lý xã hội bao gồm những hiện 
tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội 
nảy sinh từ tác động qua lại trong hoạt động 
và giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, 
chi phối thái độ hành vi của các cá nhân khi 
hiện diện trong nhóm. Những hiện tượng 
tâm lý xã hội có mối liên hệ mật thiết với 
nhau, chi phối lẫn nhau. 
Tâm lý xã hội thể hiện qua dư luận xã 
hội trở thành chuẩn mực điều chỉnh hành vi 
của cá nhân. Dư luận xã hội là một biểu hiện 
đặc trưng của tâm lý xã hội. Đó là thái độ của 
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cộng đồng, của xã hội đối với một vấn đề gì 
đó, đặc biệt là đối với những vấn đề có tính 
tiêu cực. Khi dư luận xã hội lên tiếng thì cá 
nhân không dám hoặc e ngại thực hiện một 
hành vi nào đó có tính lệch chuẩn. Trái lại 
thì cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi lệch 
chuẩn của mình***.
Tâm lý xã hội là tâm lý cá nhân và tâm 
lý xã hội trong một cộng đồng người, nó đan 
xen, tác động qua lại lẫn nhau. Trong tâm lý 
xã hội có sự hiện diện tâm lý của các cá nhân 
và trong tâm lý cá nhân có dấu ấn của tâm lý 
xã hội.
Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn phức 
tạp, nhiều tiềm năng và cũng kéo the ... nước, người dân không tham gia.
ngày càng tăng. Các khu công nghiệp thu 
hút nhiều lao động là thị trường rộng lớn 
cho việc tiêu thụ các mặt hàng. Xuất phát 
từ nhu cầu đó, hàng hóa do nước ngoài sản 
xuất có xu hướng cạnh tranh và tìm cách 
xâm nhập vào thị trường nước ta bằng con 
đường buôn lậu. Ngoài ra, cũng còn tồn tại 
tâm lý muốn sử dụng hàng hóa rẻ tiền của 
một bộ phận người dân, họ cho rằng không 
cần tốn nhiều chi phí chi trả cho hàng hóa 
cùng nhãn mác để mua hàng hóa nhập khẩu 
chính ngạch. Điều này dẫn tới sự tồn tại nhu 
cầu sử dụng hàng nhập lậu và v́ì thế tạo điều 
kiện cho tội buôn lậu phát triển.
Thứ hai, thực tế cho thấy tình hình buôn 
lậu diễn biến phức tạp do chính lợi nhuận mà 
hàng lậu mang lại. Bên cạnh đó, đời sống 
người dân khu vực giáp ranh còn thấp, thiếu 
công ăn việc làm; thu nhập và buôn lậu là 
cách để có thêm thu nhập. Theo đánh giá của 
một số chuyên gia trong Hiệp hội thuốc lá thì 
buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam đang thu siêu 
lợi nhuận chỉ sau buôn ma túy.
Thứ ba, phổ biến trong cộng đồng 
dân cư vẫn còn tâm lý thờ ơ đối với hoạt 
động chống buôn lậu, cho rằng đó chỉ là 
nhiệm vụ của cơ quan chức năng†††. Do vậy, 
hoạt động giáo dục và tuyên truyền cần tập 
trung cho người dân nhận thức được tác hại 
của hoạt động buôn lậu không những ảnh 
hưởng đến sự phát triển kinh tế mà nó còn 
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của 
người dân. Từ đó, họ sẽ tham gia tích cực 
61Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
vào hoạt động đấu tranh phòng, chống hoạt 
động buôn lậu.‡‡‡
2.4. Nguyên nhân, điều kiện về 
pháp luật
Theo các cơ quan chức năng, việc triển 
khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh 
ngăn chặn rất khó khăn bởi hệ thống pháp 
luật của nước ta chưa đồng bộ, còn chồng 
chéo, pháp luật vừa thiếu, nhiều điều luật lại 
chưa phù hợp dẫn đến việc áp dụng không 
thống nhất, kém hiệu quả, việc phân định 
trách nhiệm chưa rõ ràng, phối hợp giữa các 
lực lượng chưa chặt chẽ.
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp 
luật về quản lý xuất nhập khẩu và chống buôn 
lậu còn chung chung, thiếu những chế tài cụ 
thể và nghiêm minh, không đồng bộ hoặc sơ 
hở để tội phạm lợi dụng buôn lậu, buôn bán 
hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa, 
tiền tệ qua biên giới. Trên thực tế, trong hoạt 
động đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn 
lậu trên biển thì việc xác định yếu tố biên giới 
là rất khó khăn vì hoạt động đi lại của các tàu 
hàng được điều chỉnh theo Luật biển và Công 
ước quốc tế về hàng hải§§§.
Về pháp luật hình sự, BLHS năm 
2015 đã mở rộng khái niệm tội phạm tại 
Điều 8, bao gồm chủ thể của tội phạm là 
pháp nhân thương mại phạm tội. Đồng 
‡‡‡ Nguyễn Xuân Hải - Phạm Hữu Hoàn (2017), Nguyên nhân của tội phạm buôn lậu và một số giải 
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm buôn lậu của lực lượng Cảnh sát kinh tế, truy cập tại 
địa chỉ: 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-phong-ngua-toi-pham-buon-lau-cua-luc-luong-Canh-sat-kinh-
te, ngày 30/12/2017.; 
§§§ Lê Hoài Nam - Ngô Trung Hòa (2015), Tác động của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại 
đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, truy cập tại địa chỉ: 
doi/592/Tac-dong-cua-hoat-dong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-doi-voi-su-phat-trien-kinh-te-Viet-
Nam., ngày 20/02/2015.
thời, Điều 76 BLHS năm 2015 quy định 
phạm vi tội phạm mà pháp nhân thương 
mại phải chịu trách nhiệm hình sự, trong 
đó có tội buôn lậu. Mặt khác, Điều 441 Bộ 
luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 
đã có những quy định về những vấn đề 
cần phải chứng minh trong việc truy cứu 
trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Tuy 
nhiên, từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực 
cho đến nay, vẫn chưa có vụ án nào do các 
pháp nhân thương mại thực hiện bị khởi 
tố. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này không 
phải là do trên thực tế không có hành vi 
phạm tội, mà do các quy định của BLHS 
năm 2015 chưa rõ ràng, dẫn đến các cơ 
quan chức năng có tâm lý chờ đợi văn bản 
giải thích. Cụ thể, Điều 441 Bộ luật Tố tụng 
hình sự năm 2015 quy định những việc cần 
chứng minh khi truy cứu trách nhiệm hình 
sự của pháp nhân thương mại bao gồm: 
lỗi của pháp nhân và lỗi của cá nhân là 
thành viên của pháp nhân. Ngoài ra, Điều 8 
BLHS năm 2015 quy định rằng: “Tội phạm 
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy 
định trong Bộ luật Hình sự, do người có 
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp 
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý 
hoặc vô ý...”. Như vậy, để truy cứu pháp 
nhân thương mại về tội buôn lậu, cần phải 
chứng minh được lỗi cố ý của pháp nhân. 
62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tuy nhiên, BLHS năm 2015 chưa quy định 
các dấu hiệu về lỗi cố ý của pháp nhân. 
Đây chính là một khó khăn trong việc truy 
cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân 
thương mại liên quan và cũng chính là một 
trong những nguyên nhân, điều kiện tồn tại 
của tình hình tội buôn lậu do pháp nhân 
thương mại thực hiện.
Ngoài ra, cho đến nay, nước ta có 
nhiều đạo luật về phòng, chống tội phạm 
nhưng riêng lẻ về những lĩnh vực khác 
nhau, như: Luật phòng, chống ma túy năm 
2000; Luật phòng, chống mua bán người 
năm 2011; Luật phòng, chống rửa tiền năm 
2012; Luật phòng, chống tham nhũng năm 
2018. Tổng thể, Việt Nam vẫn chưa có luật 
phòng, chống tội phạm để quy định bao quát 
nhiều vấn đề liên quan đến tội phạm, trong 
đó có Tội buôn lậu. Thiết nghĩ rằng, Việt 
Nam cần ban hành Luật Phòng, chống tội 
phạm là cần thiết.
2.5. Nguyên nhân, điều kiện về quản 
lý xã hội
Quản lý xã hội là quá trình tác động, 
gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến mọi 
lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua hệ 
thống các chủ trương, đường lối, chính sách, 
pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhằm đạt 
được mục tiêu chung, góp phần tăng trưởng, 
phát triển xã hội. Vùng Đông Nam Bộ là địa 
bàn tương đối rộng và phức tạp. Điều này 
dẫn đến nhiều sơ hở trong việc điều hành, 
quản lý nền kinh tế; tình hình tội buôn lậu 
trên địa bàn khu vực diễn ra cả trên đường 
¶¶¶ Lê Thu (2017), Buôn lậu tại các tỉnh trọng điểm Đông Nam bộ giảm, nhưng vẫn phức tạp, truy cập tại 
địa chỉ: https://www.baohaiquan.vn/Pages/Buon-lau-tai-cac-tinh-trong-diem-Dong-Nam-bo-giam-nhung-van-
phuc-tap.aspx, ngày 26/3/2019.
bộ, đường thủy và đường hàng không qua 
các cửa khẩu quốc tế và từ khu phi thuế quan 
vào nội địa và ngược lại ngày càng tấp nập, 
sôi động nhưng cơ chế quản lý và xử lý chưa 
bao quát và tiếp cận hết.¶¶¶
Hoạt động thanh tra, kiểm tra công vụ; 
xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu; 
điều chuyển, đề xuất điều chuyển, thay thế 
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không 
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có biểu hiện bao 
che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương 
mại và hàng giả; xử lý nghiêm các vi phạm 
chưa mạnh.
Hạn chế trong quản lý, hậu kiểm về sự 
thành lập và hoạt động của các tổ chức kinh 
tế: Các đối tượng đã lợi dụng những thông 
thoáng từ khâu thành lập, thuê mượn giấy tờ 
tùy thân để lập doanh nghiệp. Khi cơ quan 
điều tra xác minh thì đó chỉ là những doanh 
nghiệp “ma”, không hoạt động trong thực tế.
Hoạt động chống buôn lậu thông qua 
hỗ trợ từ phía các hiệp hội, tổ chức, cộng 
đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước chưa 
được chú trọng và khai thác triệt để; hợp tác 
quốc tế, phối hợp với các tổ chức toàn cầu 
chống hàng trốn thuế còn lỏng lẻo, còn mang 
tính hình thức, chưa đi và o khuôn khổ.
Cơ quan trực tiếp được Chính phủ giao 
nhiệm vụ kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu tại 
địa bàn Đông Nam Bộ hoạt động chưa thực 
sự hiệu quả, việc triển khai chưa quyết liệt, 
đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ 
được giao; gắn trách nhiệm của người đứng 
63Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện 
nhiệm vụ.
Sự phối hợp với các lực lượng chức 
năng liên quan để xây dựng các phương án cụ 
thể kiểm tra, xử lý các đường dây, đối tượng 
chủ mưu, cầm đầu; kịp thời ngăn chặn việc 
sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, 
hàng nhập lậu trên thị trường nội địa còn 
chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ...
Từ thực trạng trên cho thấy, vấn đề 
quản lý xã hội đóng một vai trò rất quan 
trọng trong việc phòng, chống tội phạm nói 
chung, tội phạm buôn lậu nói riêng. Hoạt 
động quản lý xã hội nếu được thực hiện đồng 
bộ, chặt chẽ, hiệu quả sẽ góp phần ngăn ngừa 
tội phạm, trừng trị và xử lý người phạm tội. 
Nhưng nếu hoạt động quản lý xã hội không 
được đảm bảo thì nó sẽ là một trong những 
nguyên nhân, điều kiện góp phần làm phát 
sinh và gia tăng tình hình tội phạm, trong đó 
có tội phạm buôn lậu. Để có thể khắc phục 
được điều này, đòi hỏi việc thực hiện quản lý 
xã hội phải có một cơ chế, chính sách đường 
lối đúng đắn, xây dựng được những biện 
pháp phù hợp. Đồng thời phải có sự phối kết 
hợp chặt chẽ, sự đồng thuận của cả hệ thống 
chính trị, của toàn xã hội. nhằm nhận diện 
được những mặt còn yếu kém trong vấn đề 
quản lý xã hội, tiến tới khắc phục và xóa bỏ 
những hạn chế yếu kém này, nhằm xây dựng 
một cơ chế quản lý xã hội phù hợp với tình 
hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của 
Việt Nam nói chung và miền Đông Nam Bộ 
nói riêng.
2.6. Nguyên nhân, điều kiện về hạn 
chế trong hoạt động phòng ngừa
Những hạn chế trong hoạt động phòng 
ngừa tội phạm buôn lậu bao gồm:
Hạn chế trong xử lý tội buôn lậu: Việc 
thực thi các quy định pháp luật liên quan đến 
hoạt động đấu tranh phòng, chống tội buôn 
lậu còn nhiều bất cập, kém hiệu quả như: Kết 
quả khởi tố, điều tra các vụ án buôn lậu còn 
thấp; đối tượng chủ mưu bị phát hiện, bắt giữ 
còn chiếm tỷ lệ ít; số vụ việc được phát hiện 
chủ yếu xử lý hành chính nên họ có điều kiện 
vi phạm trở lại. 
Theo Điều 188 BLHS năm 2015, hành 
vi khách quan của tội buôn lậu là buôn bán 
trái phép hàng hóa qua biên giới theo định 
lượng. Mục đích của hành vi buôn lậu là 
kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm quan trọng 
để phân biệt tội buôn lậu với tội vận chuyển 
trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong thực 
tế, việc chứng minh mục đích buôn bán kiếm 
lời của người phạm tội rất khó khăn vì người 
phạm tội thường không thừa nhận mục đích 
này để được xử lý về tội nhẹ hơn. Đây cũng 
là hạn chế trong thực tiễn xử lý tội buôn lậu.
Ngoài ra, BLHS năm 2015 đã quy định 
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương 
mại, nhưng trong thời gian qua, rất ít vụ án 
liên quan đến pháp nhân bị khởi tố. Đây là 
hạn chế trong thực tiễn phòng ngừa tội buôn 
lậu do pháp nhân thượng mại thực hiện.
Hạn chế trong phòng ngừa riêng: Việc 
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng 
chưa được thống nhất, thường xuyên, tích 
cực, tạo kẽ hở cho các đối tượng buôn lậu 
hoạt động. Mỗi cơ quan có những quy định 
đặc thù nên việc phối hợp cùng nhau để triển 
khai các hoạt động phòng ngừa khó khăn. Xử 
lý các đối tượng buôn lậu còn thiên về xử lý 
hành chính, chưa đủ sức giáo dục, răn đe đối 
tượng; chế tài chưa tương xứng với lợi nhuận 
mà hành vi mang lại cho đối tượng. 
64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Hạn chế về lực lượng phòng ngừa: 
Lực lượng trực tiếp làm hoạt động đấu tranh 
phòng, chống tội phạm buôn lậu trên địa 
bàn; trong đó có lực lượng Cảnh sát kinh 
tế còn “mỏng”; chưa có phương án phòng, 
chống thường xuyên để chủ động kiềm chế 
hành vi buôn lậu; một bộ phận cán bộ quản 
lý xuất nhập khẩu hàng hóa và người có liên 
quan còn tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, 
còn thiếu trách nhiệm, có biểu hiện tha hóa, 
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp 
tay cho các đối tượng. Mối quan hệ phối hợp 
với các lực lượng có liên quan trong việc 
phối hợp lập hồ sơ và xử lý các vụ việc vi 
phạm.thiếu chặt chẽ; hệ thống thông tin quản 
lý và kết nối mạng giữa các đơn vị này còn 
hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động quản 
lý, chống buôn lậu. 
Hạn chế về trang thiết bị, kinh 
phí: Trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt 
động này còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được 
yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống 
tội phạm buôn lậu trong tình hình mới, tương 
xứng với thủ đoạn tinh vi của các đối tượng 
vi phạm ****. 
Hạn chế trong việc phát huy sức mạnh 
tổng hợp: Người đứng đầu cấp uỷ, chính 
quyền một số nơi, cơ quan còn chưa quan 
tâm, thực sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ 
đạo hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra, 
phát hiện xử lý vi phạm pháp luật. Vai trò 
của các lực lượng chức năng ở cơ sở còn hạn 
chế. Trách nhiệm của một bộ phận cán bộ 
chuyên trách, người đứng đầu chưa cao, còn 
biểu hiện bao che, thậm chí “bảo kê” cho các 
hành vi vi phạm pháp luật; Chưa kết hợp chặt 
**** Nguyễn Xuân Hải - Phạm Hữu Hoàn (2017), Tài liệu đã dẫn.
chẽ giữa tích cực phòng ngừa và chủ động 
phát hiện tội buôn lậu.
Qua trình bày, có thể thấy, việc xây 
dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm 
phải căn cứ trên những nội dụng của các biện 
pháp phòng ngừa mang tính chất chung và 
đặc điểm riêng của nguyên nhân và điều kiện 
tội buôn lậu địa bàn miền Đông Nam Bộ. 
Nếu hoạt động phòng ngừa tội phạm không 
phù hợp, không thực hiện đồng bộ chặt chẽ 
thì nó sẽ trở thành một trong những nguyên 
nhân, điều kiện thuận lợi cho tội phạm nói 
chung và tội phạm buôn lậu nói riêng phát 
sinh, diễn biến ngày càng phức tạp./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bách khoa toàn thư mở (2017), Tổng hợp điều 
kiện tự nhiên và xã hội của Đông Nam Bộ, truy 
cập tại địa chỉ: https://dinhnghia.vn/dong-nam-
bo.html, 
2. Bách khoa toàn thư mở (2017) Đông Nam 
Bộ (Việt Nam), truy cập tại địa chỉ: https://
vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_
Nam_B%E1%BB%99_(Vi%E1%BB%87t_Nam).
3. Vũ Dũng (2015), Sự khác biệt giữa tâm lý cá 
nhân và tâm lý xã hội, truy cập tại địa chỉ: https://
www.suckhoetamthan.net/tam-ly-thuc-hanh/
Su-khac-biet-giua-tam-ly-ca-nhan-va-tam-ly-xa-
hoi-1515.html.
4. Nguyễn Xuân Hải - Phạm Hữu Hoàn (2017), 
Nguyên nhân của tội phạm buôn lậu và một số 
giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội 
phạm buôn lậu của lực lượng Cảnh sát kinh 
tế, truy cập tại địa chỉ: 
Nghien-cuu-Trao-doi/2612/Nguyen-nhan-cua-
65Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
toi-pham-buon-lau-va-mot-so-giai-phap-nang-
cao-hieu-qua-phong-ngua-toi-pham-buon-lau-
cua-luc-luong-Canh-sat-kinh-te.
5. Lê Hoài Nam - Ngô Trung Hòa (2015), Tác 
động của hoạt động buôn lậu, gian lận thương 
mại đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, truy 
cập tại địa chỉ: 
Trao-doi/592/Tac-dong-cua-hoat-dong-buon-
lau-gian-lan-thuong-mai-doi-voi-su-phat-trien-
kinh-te-Viet-Nam..
6. Lê Thu (2017), Buôn lậu tại các tỉnh trọng 
điểm Đông Nam bộ giảm, nhưng vẫn phức tạp, 
truy cập tại địa chỉ: https://www.baohaiquan.vn/
Pages/Buon-lau-tai-cac-tinh-trong-diem-Dong-
Nam-bo-giam-nhung-van-phuc-tap.aspx.
 7. Phạm Văn Tỉnh (2014), Bài giảng Tội phạm 
học, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm 
khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
8. Bảo Trâm (2017), Vùng Đông Nam bộ: Tăng 
trưởng kinh tế cần ‘sếu đầu đàn; truy cập tại địa chỉ: 
https://baomoi.com/vung-dong-nam-bo-tang-
truong-kinh-te-can-seu-dau-dan/c/23409285.epi. 
9. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), 
Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự 
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2008), Giáo trình 
tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Lao động – Xã 
hội TP. Hồ Chí Minh
Email: phund@ldxh.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfmot_so_nguyen_nhan_dieu_kien_cua_tinh_hinh_toi_buon_lau_tren.pdf