Một số mô hình tính toán phát tán chất phóng xạ trong môi trường không khí
Ô nhiễm phóng xạ trong môi trường khí từ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân được
đặc biệt quan tâm trong trường hợp có sự cố hạt nhân. Nồng độ các chất phóng xạ tới được người
dân phụ thuộc vào mức độ phát tán của các nhân phóng xạ trong môi trường khí. Phát tán các nhân
phóng xạ là quá trình vận chuyển nhân phóng xạ do các chuyển động ngẫu nhiên của chất lưu và các
phân tử của nó. Trong trường hợp phát tán các nhân phóng xạ trong môi trường khí, chất lưu là chất
khí. Thuật ngữ phát tán đôi khi có thể được hiểu là khuếch tán rối. Mô hình hóa quá trình phát tán
khí là một công cụ mạnh để đánh giá nguồn gây ô nhiễm phóng xạ trong không khí có gây ảnh hưởng
nghiêm trọng hay không. Bài viết này sẽ mô tả ngắn gọn một số mô hình tính toán phát tán như mô
hình Gaussian, Lagrangian và Eulerian.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số mô hình tính toán phát tán chất phóng xạ trong môi trường không khí
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 10 Số 55 - Tháng 06/2018 MỘT SỐ MÔ HÌNH TÍNH TOÁN PHÁT TÁN CHẤT PHÓNG XẠ TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ô nhiễm phóng xạ trong môi trường khí từ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân được đặc biệt quan tâm trong trường hợp có sự cố hạt nhân. Nồng độ các chất phóng xạ tới được người dân phụ thuộc vào mức độ phát tán của các nhân phóng xạ trong môi trường khí. Phát tán các nhân phóng xạ là quá trình vận chuyển nhân phóng xạ do các chuyển động ngẫu nhiên của chất lưu và các phân tử của nó. Trong trường hợp phát tán các nhân phóng xạ trong môi trường khí, chất lưu là chất khí. Thuật ngữ phát tán đôi khi có thể được hiểu là khuếch tán rối. Mô hình hóa quá trình phát tán khí là một công cụ mạnh để đánh giá nguồn gây ô nhiễm phóng xạ trong không khí có gây ảnh hưởng nghiêm trọng hay không. Bài viết này sẽ mô tả ngắn gọn một số mô hình tính toán phát tán như mô hình Gaussian, Lagrangian và Eulerian. MỞ ĐẦU Vấn đề ô nhiễm phóng xạ môi trường khí thường là kết quả của chuỗi các sự kiện từ việc hình thành nguồn chất thải khí phóng xạ đến quá trình phát thải nó vào môi trường (có hoặc không có hệ thống xử lý chất thải khí phóng xạ), quá trình phát tán và biến đổi hóa học trong khí quyển, quá trình hấp thu bởi các sinh vật tiếp nhận (ví dụ như người hít thở khí bị nhiễm bẩn chất phóng xạ, cây hấp thụ chất nhiễm bẩn phóng xạ...) và ảnh hưởng của chất phóng xạ đến sức khỏe con người và môi trường. Mô hình hóa quá trình ô nhiễm phóng xạ trong môi trường khí đòi hỏi phải có kiến thức của tất cả các quá trình kể trên. Hình 1 dưới đây chỉ ra chuỗi các sự kiện liên quan đến bài toán mô hình hóa phát tán khí phóng xạ và các yếu tố chính chi phối các sự kiện này. Chúng ta có thể thấy quá trình ô nhiễm khí phóng xạ bị ảnh hưởng bởi khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ, lượng mưa, ánh nắng), địa hình (tòa nhà, đồi núi, nước bề mặt), nguồn phát thải (chiều cao và đường kính ống khói, nhiệt độ và tốc độ của luồng khí thải, nồng độ các nhân phóng xạ) và các tính chất vật lý và hóa học của chất khí phóng xạ (khả năng phản ứng, độ hòa tan). Đối với mô hình toàn diện thì tất cả các thông tin của các yếu tố trên cần phải được tính đến. Các mô hình đơn giản hơn có thể chỉ tính đến các yếu tố thích hợp nhất trong số các yếu tố ảnh hưởng này như là các thông số đầu vào. Hình 1. Các sự kiện của bài toán mô hình hóa phát tán khí phóng xạ Điều quan trọng cần phải lưu ý đó là khí quyển là một hệ thống nhiễu loạn và không có trật tự. Kết quả là nồng độ các nhân phóng xạ không phải là hằng số thậm chí khi nguồn phát và các yếu tố khí tượng là không thay đổi. Hơn THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 11Số 55 - Tháng 06/2018 nữa không phải tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát tán có thể đưa được vào một mô hình cụ thể. Từ đó độ chính xác của các mô hình có thể dường như làm thất vọng những người sử dụng chưa có kinh nghiệm. Chúng ta coi một mô hình mô tả quá trình phát tán chất phóng xạ trong không khí là thành công khi nó đáp ứng được các tiêu chí sau: • Giá trị nồng độ trung bình theo giờ được tiên đoán trong phạm vi 2 lần so với giá trị thực ở hầu hết các thời điểm. • Trên khoảng thời gian dài, nồng độ trung bình được tiên đoán bởi mô hình là gần với giá trị thực. • Khi các giá trị nồng độ được tiên đoán ở các vị trí và thời điểm khác nhau được phân loại từ thấp đến cao phù hợp với phân loại cũng như vậy đối với các giá trị nồng độ đo được. Khi đó ta có được các phân bố giống nhau đối với các giá trị tiên đoán và các giá trị đo được. Các điểm tương ứng trong không gian và thời gian không nhất thiết có cùng thứ bậc. Có một dải rất rộng các mô hình mô tả quá trình phát tán chất phóng xạ trong không khí. Trong đó phải kể đến ba mô hình phổ biến là: Mô hình luồng khí Gaussian; Mô hình hạt Lagrangian và Mô hình phát tán và dòng chảy Eulerian. 1. MÔ HÌNH LUỒNG KHÍ GAUSSIAN Mô hình luồng khí Gaussian là mô hình sơ khai, được thiết lập để mô tả quá trình phát tán chất phóng xạ trong môi trường không khí. Mô hình dựa trên công thức giải tích của quá trình truyền dẫn ba chiều (tương tự như quá trình truyền nhiệt). Trong mô hình luồng khí Gaussian [1], nồng độ các chất phát tán trong môi trường khí được mô tả bởi phân bố Gaussian trong không gian ba chiều (chiều dọc theo hướng gió - x; chiều vuông góc với hướng gió - y; và chiều thẳng đứng - z). Tùy thuộc vào điều kiện ban đầu và điều kiện biên, và tuỳ thuộc vào các kịch bản, hàm phân bố có thể có các dạng khác nhau. Khi coi rằng tốc độ gió và hướng gió là không thay đổi theo không gian và thời gian, cũng như độ khuếch tán rối (tức là thiên hướng của khí quyển để phát tán chất phóng xạ), và nguồn phát chất phóng xạ là không đổi thì luồng khí phát tán của chất phóng xạ sẽ có phân bố Gaussian theo chiều ngang và chiều đứng. Các phân bố Gaussian này sẽ mở rộng ra khi khoảng cách tới nguồn phát tăng lên. Hình dạng lông chim của luồng khí là đặc trưng chính của các mô hình luồng khí Gaussian. Trong thực tế thì không một giả thiết nào trong số các giả thiết trên có thể đúng và không ngạc nhiên khi chúng ta thấy hình chụp tức thời của luồng khí có phân bố nồng độ chất nhiễm bẩn không có dạng Gaussian. Tuy nhiên chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng phân bố các giá trị nồng độ chất nhiễm bẩn trung bình theo giờ rất gần với phân bố Gaussian. Khi quan sát luồng khí được phát ra từ ống khói, chúng ta thường thấy các hiện tượng sau: • Luồng khí bốc lên và ổn định ở một độ cao nhất định • Luồng khí mở rộng theo ciều ngang và chiều thẳng đứng • Dạng của luồng khí thăng giáng ngẫu nhiên Thăng giáng ngẫu nhiên của luồng khí không có thể bắt được bằng các mô hình tất định. Tuy nhiên các giá trị nồng độ chất nhiễm bẩn trung bình trên một khoảng thời gian nhất định (ví dụ như 1 giờ) thì có thể bắt được. Người ta đưa ra một số khái niệm trong mô hình luồng khí Gaussian như sau: • h s là chiều cao của nguồn phát thải (m) THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 12 Số 55 - Tháng 06/2018 • Δh là độ bốc lên của luồng khí (m) • h là chiều cao hiệu dụng của nguồn (m) Hình 2 mô tả các khái niệm được đưa ra trong mô hình luồng khí Gaussian. Cả hai tính chất của luồng khí (mở rộng của luồng khí và thăng giáng ngẫu nhiên) là kết quả hiện tượng nhiễu loạn trong dòng chảy rối của gió. Hiện tượng nhiễu loạn có thể gây bởi nhiệt tỏa ra trong khí quyển (nhiễu loạn nhiệt) hoặc bởi các trướng ngại vật hoặc độ nhám bề mặt trên con đường vận chuyển của khối khí (nhiễu loạn cơ học). Vì vậy các thông tin về khí quyển và bề mặt rất cần thiết phục vụ cho công việc mô hình hóa quá trình phát tán trong khí quyển. Độ bốc lên của luồng khí có thể gây ra bởi xung lượng của luồng khí khi nó thoát ra khỏi ống khói hoặc bởi hiện tượng nổi do luồng khí nóng nhẹ hơn khí môi trường. Thông thường hiện tượng nổi là cơ chế chính chi phối quá trình bốc lên cao của luồng khí. Hình 2. Các khái niệm trong mô hình luồng khí Gaussian Các giả thiết cơ bản đối với các khái niệm trong mô hình luồng khí Gaussian Nếu các thăng giáng về hình dạng của luồng khí theo trục y và trục z là hoàn toàn ngẫu nhiên thì phân bố nồng độ tức thời của các chất nhiễm bẩn trong luồng khí sẽ không đồng đều, trong khi đó nồng độ trung bình theo thời gian sẽ có phân bố Gaussian theo trục y và trục z. Nói đúng ra, mô hình luồng khí Gaussian chỉ hợp lý trong các điều kiện đơn giản sau: • Luồng khí xuất phát từ một điểm toán học và được xem là nguồn điểm. • Nguồn phát thải chất nhiễm bẩn là không đổi. • Hướng gió và tốc độ gió là không thay đổi theo không gian và thời gian. • Độ nhiễu loạn khí quyển là không thay đổi theo không gian và thời gian. Điều này có nghĩa là mô hình luồng khí Gaussian chỉ có thể là gần đúng do không có điều kiện nào trong các điều kiện trên có thể thỏa mãn trong thực tế. Mô hình luồng khí Gaussian được xem là mô hình gần đúng hợp lý (giá trị tiên đoán bởi mô hình trong phạm vi 2 lần phù hợp với giá trị thực) khi các điều kiện trên gần đúng được thỏa mãn. Mô hình sẽ trở nên kém chính xác khi các điều kiện thực tế lệch quá nhiều so với các điều kiện lý tưởng ở trên. Khi tính đến các điều kiện địa hình đồi núi thì mô hình Gaussian đặc biệt khó khăn để áp dụng. Mặc dù bị hạn chế về mặt lý thuyết, mô hình luồng khí Gaussian, với những điều chỉnh dựa trên các thực nghiệm đối với khuếch tán trong môi trường khí, vẫn có thể mô tả khá tốt các dữ liệu thực nghiệm và giúp đơn giản hoá quá trình tính toán. Trong các điều kiện thực tế, mô hình luồng khí Gaussian không thể áp dụng được khi tốc độ gió thấp, điều kiện địa hình phức tạp, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo không gian và thời gian. Mô hình luồng khí Gaussian chỉ có thể mô tả quá trình phát tán khí trong phạm vi dưới 100 km. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 13Số 55 - Tháng 06/2018 2. MÔ HÌNH HẠT LAGRANGIAN Mô hình hạt Lagrangian ngẫu nhiên coi mỗi nguồn phát, phát ra một số lượng lớn các hạt và mỗi hạt chuyển động theo một con đường ngẫu nhiên xung quanh véc-tơ hướng gió trung bình. Con đường này được cập nhật theo mỗi bước thời gian như trong Hình 3 [2]. Việc dự đoán nồng độ chất ô nhiễm được thực hiện bằng cách đếm số các hạt trong một thể tích khí đã cho. Mô hình hạt Lagrangian ngẫu nhiên mô phỏng các quy luật vật lý của quá trình phát tán chất phóng xạ tốt hơn các mô hình khác. Do vậy mô hình này thường được sử dụng để mô tả quá trình phát tán ở khoảng cách đến hàng nghìn km. Tuy nhiên để sử dụng được mô hình này, ta cần phải có hệ thống máy tính đủ mạnh, có hiệu năng tính toán cao, vì trong quá trình mô phỏng cần phải thực hiện các tính toán mô phỏng cho một số lượng rất lớn các hạt phát ra từ nguồn phát để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả. Hình 3. Phương pháp Lagrangian đánh giá phát tán khí. Các mô hình Lagrangian thường được sử dụng để mô tả quá trình lan truyền chất ô nhiễm (trong đó có cả lan truyền chất phóng xạ) trong khí quyển và thường dùng các thông số đầu vào là các số liệu khí tượng thu nhận từ việc quan trắc, số liệu tái phân tích trên lưới hoặc từ các mô hình toàn cầu, khu vực. Các dữ liệu khí tượng là các biến đầu vào cần thiết cho hầu hết các mô hình vận chuyển và phát tán khí. Bên cạnh việc sử dụng các số liệu quan trắc trực tiếp, người ta thường dựa vào kết quả mô hình khí tượng để lấy các biến như gió, nhiệt độ và lượng mưa cho tính toán vận chuyển và phát tán khí vì các mô hình khí tượng nội suy các biến theo không gian và thời gian phù hợp với các phương trình của chuyển động khí quyển [3]. Các biến đầu ra của mô hình khí tượng thường được lưu trữ theo giờ hoặc theo khu vực và toàn cầu [4] - [6]. Hầu hết các mô hình phát tán, hoặc sẽ đọc những trường dữ liệu trực tiếp hoặc thông qua một bước tiền xử lý, trích xuất các biến khí tượng liên quan cũng như chuyển đổi thành các biến khác cần thiết cho mô hình phát tán. Các mô hình khí quyển phổ biến hiện nay có thể kể đến như MM5, WRF, ECMWF, GFS, v.v. Mô hình hạt Lagrangian đòi hỏi tài nguyên tính toán lớn, song nó có ưu điểm vượt trội so với mô hình luồng khí Gaussian. Ở các khoảng cách xa so với nguồn phát thải, mô hình luồng khí Gaussian là quá thô để có thể xem quá trình phát thải là đồng nhất trên phạm vi rộng. Các phần của luồng khí chuyển động với tốc độ gió và hướng gió khác nhau có các tham số phát tán khác nhau. Hơn nữa, mô hình hạt Lagrangian coi các quá trình phát tán theo phương ngang và phương thẳng đứng là phụ thuộc lẫn nhau, điều mà mô hình Gaussian không thực hiện được. Kết quả của quá trình gần đúng là mô hình Gaussian có khuynh hướng thất bại ở khoảng cách 30-50 km từ nguồn phát thải. Ở các khoảng cách lớn hơn, mô hình hạt Lagrangian có ưu thế rõ ràng. Mô hình hạt Lagrangian về nguyên tắc có thể loại bỏ sai số lấy trung bình trong mô hình Gaussian bởi một số lượng đủ lớn các hạt chất nhiễm bẩn. Luận điểm cơ bản của mô hình hạt Lagrangian Phát tán khí là phiên bản chảy rối của hiện tượng khuếch tán phân tử và về hình thức luận có thể tuân theo cùng một công cụ toán học. Từ đó mô hình hóa phát tán khí ngẫu nhiên chủ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 14 Số 55 - Tháng 06/2018 yếu dựa trên việc mô tả ngẫu nhiên quá trình khuếch tán phân tử mà nó là lý thuyết chuyển động Brownian. Mô hình toán học của lý thuyết chuyển động Brownian lần đầu tiên được xây dựng bởi Einstein. Ông đã kết hợp lý thuyết về áp lực thấm bởi định luật Stoke về lực kéo trên hạt hình cầu chuyển động trong chất lưu nhớt và thu được phương trình cho khuếch tán hạt lơ lửng. Tiếp theo, Langevin đã xây dựng một lý thuyết căn bản và đơn giản hơn về chuyển động Brownian mà nó đã kết hợp quán tính của hạt lơ lửng. Ông đã chỉ ra rằng phương trình Einstein đối với dịch chuyển hạt trung bình theo thời gian thực tế là trường hợp riêng đối với thời gian lớn hơn 10 - 8 s, khi mà hiệu ứng quán tính có thể bỏ qua. Lý thuyết hạt Lagrangian hiện đại là một phát triển tiếp theo của những ý tưởng đặt ra ban đầu bởi Langevin. Hình 4. Mô phỏng hạt Lagrangian phát tán theo phương ngang với 10 hạt (T i,L = 100 s, u = 2 m.s-1, σ ν = 0,2 m.s-1, Δt = 10 s). Các chấm tròn là quỹ đạo hạt, các đường gạch gạch đậm là ±σ y của các hạt và các đường gạch gạch mảnh là ±σ y được dự đoán bằng lời giải chính xác. 3. MÔ HÌNH EULERIAN Như chúng ta đã biết hệ tọa độ Eulerian là cố định trong không gian. Trong mô hình phát tán Eulerian chúng ta tính sự vận chuyển của chất ô nhiễm trên mạng lưới mà nó là cố định đối với trái đất. Ưu điểm chính của mô hình phát tán Eulerian là ở chỗ các mô hình hóa học khắc nghiệt có thể được hợp nhất một cách liền mạch trong thuật toán trái ngược với các mô hình phát tán khác mà chúng chỉ có thể bao gồm mô hình hóa học đơn giản hoặc sự kết hợp với các mô hình hóa học là khó khăn. Một ưu điểm của mô hình Eulerian có điểm chung với các mô hình hạt Lagrangian là ở chỗ luồng khí không được mô hình hóa như là một thực thể đơn lẻ vì vậy vận chuyển trên khoảng cách dài có thể được mô hình hóa với độ mất chính xác tương đối nhỏ. Tuy nhiên những nhược điểm chính của mô hình Eulerian là thiếu độ phân giải và nhu cầu tính toán cao. Các vấn đề này là quan trọng giống như những đòi hỏi của mô hình CFD quy mô lớn. Có quá nhiều điểm mạng lưới cần để chạy mô hình phát tán Eulerian với độ chính xác cao và tài nguyên tính toán cần tăng lên rất nhanh cùng với sự tăng độ phân giải. Một vấn đề khác là ở chỗ cơ sở vật lý của mô hình phát tán Eulerian là lý thuyết vận chuyển gra-đi- ăng bị phá vỡ ở các khoảng cách ngắn tới nguồn nơi mà kích thước của các xoáy nhiễu loạn lớn không thể bỏ qua khi so sánh với khoảng cách giữa nguồn và nơi tiếp nhận. Trong khi mô hình hạt Lagrangian xử lý quá trình phát tán trên quy mô địa phương, mô hình Eulerian chỉ làm việc tốt trên quy mô vùng. Mô hình phát tán Eulerian thường yêu cầu tài nguyên tính toán nhiều hơn mô hình hạt Lagrangian. Khi tính đến các ưu điểm và nhược điểm, mô hình Eulerian có những ưu điểm rất đặc biệt như: khả năng mô hình hóa các chất nhiễm bẩn thứ cấp chẳng hạn như ô-zôn. Từ đó để hiểu một cách đầy đủ lớp mô hình này, điều quan trọng là cần phải xem xét hóa khí quyển một cách chi tiết hơn. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình phát tán Eulerian trên cả hai khía cạnh hóa học và vật lý một cách chi tiết. THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 15Số 55 - Tháng 06/2018 Các phương trình chủ đạo của mô hình phát tán Eulerian Các phương trình chi phối quá trình phát tán trong hệ quy chiếu Eulerian chủ yếu là các phương trình chi phối động học chất lưu tính toán (phương trình Navier-Stokes, phương trình liên tục, cân bằng vật chất). Các phương trình Navier-Stokes tạo ra cân bằng xung lượng để tính toán trường dòng mà nó tạo ra cơ sở của mô hình Eulerian. Chúng là các phương trình sau: ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ −= ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ 2 2 2 2 2 21 z u y u x u x pf z uw y u x uu t u ν ρ νν ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ −−= ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ 2 2 2 2 2 21 zyxy pfu z w yx u t ννν ν ρ νν ν νν ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ −−= ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ 2 2 2 2 2 21 z w y w x w x p g z ww y w x wu t w ν ρ ν Một khi các thành phần tốc độ gió u, ν, w theo các hướng x, y và z được biết, chúng có thể được sử dụng để tính sự vận chuyển của chất nhiễm bẩn bằng cân bằng vật chất. 4. KẾT LUẬN Vận chuyển các chất nhiễm bẩn trong khí quyển chủ yếu bị chi phối bởi trường gió. Các quá trình khác như nhiễu loạn, phản ứng hóa học, phân rã phóng xạ và rơi lắng cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát tán chất nhiễm bẩn. Vì thế chiến lược phát triển mô hình đánh giá quá trình phát tán phóng xạ trong khí quyển đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau như: khí tượng, địa vật lý, an toàn bức xạ, vật lý hạt nhân, hóa học và công nghệ thông tin. Một vấn đề quan trọng trong mô hình hóa chất nhiễm bẩn trong không khí là phân tích thời gian sống của các chất nhiễm bẩn và khoảng cách đặc trưng mà các chất nhiễm bẩn có thể vận chuyển được mà nó trực tiếp liên quan tới thời gian sống. Với các chất nhiễm bẩn có thời gian sống ngắn (thường là các chất có tính hoạt hóa cao hay các sol khí), chúng không có khả năng vận chuyển trên quãng đường dài và ảnh hưởng của chúng sẽ chỉ tập trung trong phạm vi địa phương. Với các chất nhiễm bẩn dạng khí có thời gian sống dài, chúng có thể được vận chuyển đi rất xa và vì thế chúng có vùng tác động rộng. Việc lựa chọn mô hình phát tán tầm gần và tầm xa để mô phỏng quá trình phát tán của các chất nhiễm bẩn khí cần phù hợp với đặc tính của các chất chất nhiễm bẩn. Mô hình Gaussian có thời gian tính rất nhanh, chúng chỉ tính bằng các công thức giải tích cho các vị trí cần đánh giá. Tuy nhiên nó đòi hỏi các dữ liệu khí tượng được xử lý trước và tham số hóa quá trình nhiễu loạn. Mô hình Gaussian thường được áp dụng trong các phần mềm hỗ trợ ra quyết định trong ứng phó với các sự cố bức xạ, hạt nhân. Trong các trường hợp này yêu cầu về thời gian phản ứng nhanh là ưu tiên hàng đầu. Mô hình Gaussian cho kết quả không chính xác trong các trường hợp tốc độ gió thấp hoặc khi sự khuếch tán ba chiều là quan trọng. Vì thế các mô hình Gaussian đã được phát triển để tăng độ chính xác của chúng và tính đến các quá trình vật lý không đại diện. Các mô hình Gaussian thường được áp dụng trong phạm vi 100 km từ nguồn. Chúng thường được sử dụng để đánh giá tác động trong thời gian dài của các cơ sở công nghiệp có phát thải chất nhiễm bẩn khí. Mô hình Lagrangian dựa trên các hiệu ứng tất định gây bởi trường gió và hiệu ứng ngẫu nhiên gây bởi các nhiễu loạn. Phân bố cuối cùng của một số lớn các hạt cho ta đánh giá của trường nồng độ chất nhiễm bẩn. Chi phí tính toán của các mô hình Lagrangian là độc lập với độ phân giải THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN 16 Số 55 - Tháng 06/2018 của mạng lưới đầu ra và vì vậy mô hình này là rất hiệu quả cho mô phỏng tầm gần. Tuy nhiên mô phỏng tầm xa đòi hỏi tính toán của một số lớn các quỹ đạo đơn lẻ mà chúng làm tăng rất nhanh chi phí tính toán. Mô hình Lagrangian cho phép tính được các quỹ đạo ngược thời gian để nhận biết các vùng có khả năng là nguồn phát chất nhiễm bẩn không khí. Mô hình Eulerian là mô hình giải số phương trình vận chuyển trong hệ tọa độ cố định. Về mặt toán học đây là phương trình đạo hàm riêng bậc hai và lời giải của nó với các điều kiện đầu và điều kiện biên thích hợp sẽ cho ta quá trình tiến triển trong không gian và thời gian của nồng độ chất nhiễm bẩn. Mô hình Eulerian tính đến quá trình phát thải, vận chuyển, nhiễu loạn và phản ứng hóa học của các chất nhiễm bẩn trong pha khí kết hợp với khí tượng. Mô hình có thể được sử dụng để nghiên cứu trong phạm vi rộng. Hoàng Sỹ Thân Phạm Kim Long Nguyễn Hào Quang __________________________________ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J. E. Till and H. A. Grogan, Eds., Radiological risk assessment and environmental analysis. Oxford ; New York: Oxford University Press, 2008. [2] J. Lin, D. Brunner, C. Gerbig, A. Stohl, A. Luhar, and P. Webley, Lagrangian Modeling of the Atmosphere. American Geophysical Union, 2012. [3] K. P. Bowman et al., “Input Data Requirements for Lagrangian Trajectory Models,” Bull. Am. Meteorol. Soc., vol. 94, no. 7, pp. 1051–1058, Jan. 2013. [4] E. Kalnay, “The NCEP/NCAR 40-Year Reanalysis Project,” Bull. Amer. Meteor. Soc., vol. 77, pp. 437–471, 1996. [5] Z. I. Janjic, “A nonhydrostatic model based on a new approach,” Meteorol. Atmospheric Phys., vol. 82, no. 1–4, pp. 271–285, Jan. 2003. [6] M. Kanamitsu, “Description of the NMC Global Data Assimilation and Forecast System,” Weather Forecast., vol. 4, no. 3, pp. 335–342, Sep. 1989.
File đính kèm:
- mot_so_mo_hinh_tinh_toan_phat_tan_chat_phong_xa_trong_moi_tr.pdf