Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Mục đích của bài viết nhằm tóm tắt và phân tích những nội dung chính trong quản lý thuế nhằm nâng cao mức tuân thủ thuế tự nguyện diễn ra ở một số nước, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bài viết đề cập đến những nét nổi bật trong quản lý thuế theo mục tiêu nâng cao mức độ tuân thủ thuế tại Australia, New

Zealand, Anh và Canada. Kết quả nghiên cứu đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong

việc nâng cao mức tuân thủ thuế, bao gồm: (i) tập trung nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế theo mức độ

tuân thủ của đối tượng nộp thuế; (ii) xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng; (iii) tăng cường đầu tư

phát triển công nghệ thông tin trong quản lý thuế và (iv) tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

pdf 6 trang kimcuc 18880
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 135 - tháng 1/2019
Quaûn Lyù thueá vaø tuaân thuû thueá:
moät soá kinH ngHieäm quoác teá 
vaø baøi Hoïc cHo vieät nam
BùI THị THU THẢO*
* Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính
Mục đích của bài viết nhằm tóm tắt và phân tích những nội dung chính trong quản lý thuế nhằm nâng cao mức tuân thủ thuế tự nguyện diễn ra ở một số nước, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bài viết đề cập đến những nét nổi bật trong quản lý thuế theo mục tiêu nâng cao mức độ tuân thủ thuế tại Australia, New 
Zealand, Anh và Canada. Kết quả nghiên cứu đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong 
việc nâng cao mức tuân thủ thuế, bao gồm: (i) tập trung nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế theo mức độ 
tuân thủ của đối tượng nộp thuế; (ii) xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng; (iii) tăng cường đầu tư 
phát triển công nghệ thông tin trong quản lý thuế và (iv) tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng nộp thuế. 
Từ khóa: quản lý thuế, tuân thủ thuế
Tax administration and tax compliance: International experiences and lessons for Vietnam
The purpose of the paper is to summarize and analyze the main contents of tax administration to improve 
voluntary tax compliance in some countries and draw study lessons for Vietnam. The article addresses the 
key features of tax administration to improve tax compliance in Australia, New Zealand, the UK and Canada. 
The study results suggest some lessons for Vietnam in raising tax compliance levels, including: i) focusing 
on research and tax administration according to the level of compliance of taxpayers; (ii) identify taxpayers 
as customers; (iii) increasing investment in information technology development in tax administration and 
(iv) enhancing initiative in supporting taxpayers. 
keywords: Tax administration, tax compliance
Giới thiệu
Vito (1991) cho rằng quản lý thuế đóng vai trò 
trọng yếu trong việc xác định hiệu quả của hệ thống 
thuế. Cùng quan điểm này, Erard và Feinstein 
(1994) cho rằng quản lý tốt hệ thống thuế là điều 
kiện tiên quyết để đảm bảo tuân thủ và thực thi 
chính sách thuế một cách hiệu quả. Sự tồn tại của 
hệ thống quản lý thuế để đảm bảo đối tượng nộp 
thuế tuân thủ luật thuế. Do đó, một trong những 
mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu của quản lý thuế là 
thúc đẩy và nâng cao mức tuân thủ thuế của các đối 
tượng nộp thuế. Mỗi quốc gia có môi trường pháp 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 135 - tháng 1/2019
lý, thông lệ và văn hóa khác nhau, nên có các chiến 
lược và thực thi hoạt động quản lý thuế khác nhau. 
Tuy nhiên, sự phát triển và cải cách quản lý thuế 
ở các quốc gia cũng có những điểm tương đồng 
đáng học hỏi với mục tiêu chung là thúc đẩy mức 
tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, tác 
giả thực hiện nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc 
tế về quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế để 
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay. 
Một số kinh nghiệm quốc tế 
Australia
Cơ quan thuế Australia xây dựng thành công 
một trong những mô hình tuân thủ thuế hiệu quả 
nhất được ứng dụng trong công tác quản lý thuế, 
thường được gọi là Mô hình tuân thủ ATO. Mô 
hình ATO được xây dựng vào những năm 1990, 
dựa trên nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của 
Braithwaite (Braithwaite và cộng sự, 1994). Mô 
hình này được cải cách nhiều lần để áp dụng quản 
lý thuế theo mức độ tuân thủ của các đối tượng 
nộp thuế. Quản lý tuân thủ là sự quản lý dựa trên 
ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế. 
Nguyên tắc này được thể hiện trên hai phương 
diện chủ yếu: nếu đối tượng nộp thuế sẵn sàng và 
tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế thì cơ quan thuế 
sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa thông qua các hoạt 
động, dịch vụ hỗ trợ, ưu đãi để các đối tượng này 
tuân thủ thuế thuận lợi nhất; nếu đối tượng nộp 
thuế không có ý định tuân thủ thì cơ quan thuế sẽ 
áp dụng các biện pháp chế tài theo pháp luật để bắt 
buộc các đối tượng này tuân thủ.
Mô hình tuân thủ thuế bao gồm hai phần. Phần 
bên trái mô hình phản ánh các yếu tố tác động đến 
hành vi tuân thủ của đối tượng nộp thuế, bao gồm 
năm nhóm yếu tố chính: đặc điểm kinh doanh 
(Business), đặc điểm ngành (Industry), đặc điểm 
xã hội (Socialogical), đặc điểm kinh tế (Economic) 
và đặc điểm tâm lý (Psychological) – gọi tắt là 
BISEP. Phần kim tự tháp bên phải thể hiện thái độ 
và hành vi của đối tượng nộp thuế (từ mức độ sẵn 
sàng tuân thủ đến mức độ quyết định không tuân 
thủ), và các biện pháp ứng đối của cơ quan thuế (từ 
tạo điều kiện thuận lợi cho tuân thủ đến áp dụng 
toàn bộ các biện pháp theo pháp lý).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 135 - tháng 1/2019
Mục đích vận dụng mô hình là để nghiên cứu 
sâu sát về động lực, hoàn cảnh và đặc điểm thái độ, 
hành vi của đối tượng nộp thuế để cơ quan thuế 
điều chỉnh các biện pháp đối ứng phù hợp với từng 
mức độ tuân thủ, nhằm thúc đẩy mức độ tuân thủ 
thuế. Các biện pháp ứng đối thích hợp của cơ quan 
thuế sẽ có tác động tích cực lên hành vi tuân thủ 
thuế của đối tượng nộp thuế. Mục tiêu cuối cùng 
của cơ quan thuế là thúc đẩy càng nhiều đối tượng 
nộp thuế xuống đáy kim tự tháp của mô hình – 
mức độ tuân thủ tự nguyện. Mô hình sẽ tạo ra môi 
trường khuyến khích tuân thủ thuế và góp phần 
nâng cao mức độ tuân thủ thuế về lâu dài (Morris 
và Lonsdale, 2004). Kinh nghiệm áp dụng mô hình 
tuân thủ thuế ATO được nhiều nước chia sẻ và học 
hỏi trong công tác quản lý thuế, trong đó có Anh, 
New Zealand, Canada, Bungari, Thái Lan, các nước 
trong khối thịnh vượng chung Châu á, Châu Phi, 
Nam Thái Bình Dương (Braithwaite, 2003). Một số 
quốc gia trên đã áp dụng hoặc ứng dụng mô hình 
này trong công tác quản lý thuế. 
New Zealand 
Chính phủ và cơ quan thuế New Zealand tiến 
hành cải cách và đơn giản hóa hệ thống quản lý 
thuế từ đầu những năm 1990. Cơ quan thuế New 
Zealand xác định đối tượng nộp thuế là khách 
hàng của họ và đặt mục tiêu chiến lược nâng cao 
hiệu quả và hiệu suất trong quản lý thuế bằng cách 
vận dụng mô hình quản lý thuế và ứng dụng công 
nghệ hiện đại để cung ứng dịch vụ thuế ngày càng 
tốt hơn. 
New Zealand đã học hỏi và vận dụng mô hình 
tuân thủ thuế ATO trong quản lý thuế từ năm 2001. 
ứng dụng mô hình tuân thủ thuế giúp cho cơ quan 
thuế đạt được các mục tiêu nâng cao mức tuân 
thủ thuế tự nguyện, giảm thiểu chi phí tuân thủ, 
quản lý thu thuế hiệu quả hơn, hướng đến sự bền 
vững lâu dài của hệ thống thuế và đạt được sự tin 
tưởng của cộng đồng đối với quản lý thuế (Morris 
và Lonsdale, 2004). 
Trong các chương trình hiện đại hóa hệ thống 
quản lý thuế của New Zealand, có một chương 
trình dài hạn, gồm nhiều giai đoạn, gọi là Lộ trình 
chuyển đổi kinh doanh, với mục tiêu giúp cho các 
dịch vụ của cơ quan thuế được thực hiện nhanh 
chóng và thuận lợi hơn (Sawyer, 2016). Lộ trình 
này bao gồm bốn giai đoạn, đó là (i) đảm bảo an 
toàn dịch vụ thuế điện tử, (ii) nâng cao hiệu quả 
quy trình thuế thu nhập và kinh doanh, (iii) nâng 
cao hiệu quả chính sách, và (iv) hoàn thành hệ 
thống thu thuế hiện đại hóa. Lộ trình này giúp 
cho các khách hàng được hưởng dịch vụ thuế chất 
lượng cao, nhanh chóng, hiệu quả, giảm thiểu thủ 
tục quản lý thuế, đồng thời nâng cao mức độ tuân 
thủ của hệ thống quản lý thuế. 
Bên cạnh đó, cơ quan thuế New Zealand tích 
cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 
thuế. Điển hình là dự án phần mềm kế toán giúp các 
Mô hình tuân thủ thuế ATO
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 135 - tháng 1/2019
doanh nghiệp nộp tờ khai thuế hàng hóa và dịch vụ 
(Goods and Service Tax – GST) trực tuyến được thí 
điểm thành công vào năm 2015. Trong cuộc khảo 
sát 422 doanh nghiệp thí điểm, 64% doanh nghiệp 
cho rằng phần mềm làm giảm chi phí tuân thủ 
thuế và 76% doanh nghiệp cho biết phần mềm này 
giúp họ đảm bảo độ chính xác thông tin nộp thuế 
thuận tiện hơn. Phần mềm đã chính thức đưa vào 
sử dụng từ giữa năm 2016 (OECD, 2017). Ngoài 
ra, cơ quan thuế New Zealand còn ứng dụng nhiều 
phần mềm quản lý và hỗ trợ quy trình thuế để tạo 
điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý hiệu 
quả và khách hàng nộp thuế dễ dàng và thuận lợi. 
Anh
Một trong những nội dung được Cơ quan thuế 
Anh chú trọng trong quản lý thuế là đầu tư chuyển 
đổi hệ thống quản lý thuế điện tử. Cơ quan thuế 
Anh đầu tư 1,3 tỉ Bảng Anh (GBP) để phát triển 
và ứng dụng chương trình quản lý thuế thuận 
tiện, nhanh chóng và đơn giản hơn (OECD, 2017). 
Chương trình quản lý thuế điện tử mang đến rất 
nhiều lợi ích cho cơ quan thuế và làm giảm gánh 
nặng chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế – đối 
tượng được xem là khách hàng của dịch vụ thuế.
Các đối tượng nộp thuế sử dụng tài khoản thuế 
điện tử để thực hiện các giao dịch với cơ quan thuế. 
Khách hàng cung cấp thông tin về thuế và cập nhật 
hàng quý trên tài khoản thuế điện tử. Tài khoản 
thuế điện tử sẽ tự động tính toán số thuế phải nộp, 
dựa trên những thông tin được cung cấp, tại thời 
điểm nhận được các thông tin này, mà không phải 
đợi đến thời hạn kê khai quyết toán thuế (HMRC, 
2017). Chức năng này giúp đối tượng nộp thuế 
tránh được nhiều lỗi sai khi tính thuế và có thể có 
kế hoạch hoàn thành nghĩa vụ thuế trước thời hạn. 
Chương trình này giúp nâng cao mức độ tuân thủ 
tự nguyện của khách hàng, giảm sai sót trong kê 
khai nộp thuế, cũng như tạo ra môi trường thuận 
lợi cho các doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh. 
Bên cạnh việc hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế, 
cơ quan thuế Anh chú trọng việc cung cấp và nâng 
cao dịch vụ tư vấn cho các đối tượng nộp thuế. Theo 
nghiên cứu và báo cáo của Văn phòng Kiểm toán nhà 
nước Anh năm 2016, chất lượng dịch vụ tư vấn và hỗ 
trợ về thuế của cơ quan thuế Anh tác động tích cực 
đến mức độ tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Do 
đó, cơ quan thuế Anh luôn không ngừng nâng cao 
và hoàn thiện dịch vụ cung cấp cho các khách hàng 
nộp thuế, thông qua những chương trình, phần mềm 
quản lý hiện đại hóa và những hướng dẫn, hỗ trợ chủ 
động, trực tiếp từ cơ quan thuế. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 135 - tháng 1/2019
Canada
Cơ quan thuế Canada đặt mục tiêu chiến lược 
là tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế 
tuân thủ tự nguyện bằng cách cung cấp đầy đủ và 
kịp thời các thông tin và dịch vụ cần thiết. Cơ quan 
thuế liên kết và đặt mình trong vai trò đối tượng 
nộp thuế để hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ 
thuế của họ. 
Một trong những điểm đáng chú ý là cơ quan 
thuế nước này cung cấp dịch vụ hỗ trợ riêng biệt 
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng cách hỗ trợ 
và tập huấn về những nội dung chính trong vòng 
đời hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp 
từ năm 2015 (OECD, 2017). Viên chức của cơ quan 
thuế trực tiếp gặp gỡ để hướng dẫn, hỗ trợ các 
doanh nghiệp, tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa cơ 
quan thuế và các doanh nghiệp. Bằng cách giải đáp 
trực tiếp, kịp thời các câu hỏi và vấn đề phát sinh 
ngay từ giai đoạn đầu phát triển doanh nghiệp, các 
doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt kiến thức về thuế 
và thuận lợi trong việc tuân thủ nghiêm chỉnh các 
nghĩa vụ về thuế. Thông qua dịch vụ hỗ trợ này, cơ 
quan thuế Canada thay đổi giải pháp nâng cao mức 
tuân thủ thuế, từ xử lý hành vi không tuân thủ sang 
phương pháp chủ động hơn, bằng cách tập trung 
giải quyết các nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi 
không tuân thủ. 
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những nội dung quản lý thuế hướng đến 
nâng cao mức tuân thủ thuế tại Úc, New Zealand, 
Anh và Canada, Việt Nam có thể học hỏi một số 
kinh nghiệm trong quá trình nâng cao quản lý thuế 
như sau: 
Thứ nhất, nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế 
theo mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế. 
Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố tác động đến 
hành vi tuân thủ thuế giúp cho cơ quan thuế hiểu 
rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi tuân thủ hoặc 
không tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở 
đó, cơ quan thuế phân loại đối tượng nộp thuế theo 
mức độ tuân thủ để thiết kế, thực hiện các chiến 
lược, kế hoạch hỗ trợ, nâng cao mức tuân thủ thuế 
tự nguyện và ngăn chặn, xử lý các hành vi không 
tuân thủ. Quản lý theo mức độ tuân thủ tạo ra sự 
công bằng trong ứng đối với các đối tượng nộp 
thuế và cũng là một phương pháp quản lý rủi ro 
hiệu quả của cơ quan thuế. Hiện nay, hầu hết các 
cơ quan thuế ở các quốc gia trên thế giới đều ứng 
dụng phương pháp quản lý theo tuân thủ. Các tổ 
chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển 
Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân 
hàng Thế giới (WB)... đều có nhiều nghiên cứu về 
lĩnh vực quản lý thuế và tuân thủ thuế để hỗ trợ các 
nước trong quá trình cải cách và nâng cao mức độ 
tuân thủ thuế và hiệu quả quản lý thuế. 
Thứ hai, xác định đối tượng nộp thuế là khách 
hàng. 
Quan điểm xem đối tượng nộp thuế là khách 
hàng nhận dịch vụ từ cơ quan thuế đã được áp 
dụng nhiều ở các nước phát triển. Quan điểm này 
phù hợp với xu hướng phát triển dịch vụ công của 
các nước. Khi xác định đối tượng nộp thuế là khách 
hàng, là đối tượng mang lại nguồn thu cho ngân 
sách nhà nước, cơ quan thuế sẽ cải thiện thái độ 
và cách hành xử trong quá trình quản lý thuế. Để 
tạo thuận lợi cho khách hàng tuân thủ, cơ quan 
thuế cần nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách 
cung cấp thông tin cần thiết kịp thời, hướng dẫn 
cụ thể, mẫu tờ khai đơn giản dễ hiểu, trợ giúp đúng 
thời điểm. Khi được đối xử và tôn trọng như khách 
hàng, đối tượng nộp thuế sẽ dễ dàng chấp nhận 
và tin tưởng cơ quan thuế trong các giao dịch liên 
quan đến thuế, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ 
tự nguyện của họ. 
Thứ ba, tăng cường đầu tư phát triển công nghệ 
thông tin trong quản lý thuế. 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách 
mạng công nghiệp, công nghệ thông tin được ứng 
dụng trong tất cả các ngành, quản lý thuế cũng 
không ngoại lệ. Hệ thống quản lý thuế của nhiều 
nước phát triển được hiện đại hóa, chủ yếu là các 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 135 - tháng 1/2019
phần mềm quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, quản lý 
thông tin đối tượng nộp thuế, các bước trong quy 
trình quản lý thuế... Đây là bước phát triển tất yếu 
để nâng cao hiệu quả trong hệ thống quản lý thuế. 
Việc ứng dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại giúp 
cho cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc quản lý 
rủi ro và xử lý vi phạm, giúp đối tượng nộp thuế 
giảm chi phí tuân thủ và giảm sai sót trong kê khai, 
nộp thuế. Do đó, mức độ tuân thủ thuế tự nguyện 
cũng được nâng lên. 
Thứ tư, tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng 
nộp thuế. 
Để nâng cao mức độ tuân thủ thuế tự nguyện, đối 
tượng nộp thuế cần được hỗ trợ thông tin đầy đủ từ 
khi phát sinh nghĩa vụ thuế đến khi kê khai, hoàn 
thành nghĩa vụ thuế. Sự hỗ trợ trực tiếp và kịp thời 
từ cơ quan thuế sẽ giúp đối tượng nộp thuế có kiến 
thức đầy đủ, tự tin hơn trong quá trình thực hiện 
nghĩa vụ thuế, đồng thời tăng hiệu quả dịch vụ hỗ 
trợ, tối thiểu hóa chi phí tiếp cận thông tin và thúc 
đẩy mức độ tuân thủ thuế tự nguyện. Bài học kinh 
nghiệm từ dịch vụ hỗ trợ riêng biệt cho các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ của cơ quan thuế Canada rất 
đáng nghiên cứu và học hỏi. Cơ quan thuế không 
chỉ thụ động trong việc hỗ trợ đối tượng nộp thuế 
mà có thể chủ động hướng dẫn, nhắc nhở và hỗ trợ 
họ trước khi họ thực hiện nghĩa vụ thuế, để ngăn 
chặn, giảm thiểu những sai sót về thủ tục, cách tính 
thuế có thể phát sinh. Như vậy, cơ quan thuế và đối 
tượng nộp thuế sẽ có mối quan hệ tương đối chặt 
chẽ, giảm thiểu cơ hội không tuân thủ của các đối 
tượng nộp thuế, đồng thời tăng mức độ tuân thủ tự 
nguyện hoặc không tự nguyện. 
kết luận
Bài viết đã tóm tắt và phân tích những nội dung 
chính trong quản lý thuế nhằm mục tiêu thúc đẩy 
tuân thủ thuế tự nguyện của một số nước có hệ 
thống quản lý thuế phát triển mạnh như Úc, New 
Zealand, Anh và Canada. Dựa trên những kinh 
nghiệm quốc tế, bài viết đề xuất bốn bài học kinh 
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nâng cao 
quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế hiện 
nay, bao gồm: (i) tập trung nghiên cứu và thực hiện 
quản lý thuế theo mức độ tuân thủ của đối tượng 
nộp thuế; (ii) xác định đối tượng nộp thuế là khách 
hàng; (iii) tăng cường đầu tư phát triển công nghệ 
thông tin trong quản lý thuế và (iv) tăng cường chủ 
động hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, các bài 
học kinh nghiệm chỉ mang tính định hướng bao 
quát. Để ứng dụng các giải pháp cụ thể trong thực 
tiễn, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn 
trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam để mang lại hiệu 
quả hơn trong quản lý thuế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Braithwaite, V., Braithwaite, J. Gibson, D. 
and Makkai, T. (1994), ‘Regulatory Styles, 
Motivational Postures and Nursing Home 
Compliance’, Law and Policy, vol. 16(4), pp. 
363-94;
2. Braithwaite, Valerie (2003) ‘Dancing with 
tax authorities: Motivational postures and 
noncompliant actions’. In Valerie Braithwaite 
(Ed.) Taxing democracy. Understanding 
tax avoidance and tax evasion (pp. 15-39). 
Aldershot, UK: Ashgate;
3. Erard, B., and Feinstein, J. S. (1994), Honesty 
and evasion in the tax compliance game, Rand 
Journal of Economics, Vol. 25, No. 1, pp. 1-20;
4. Her Majesty’s Revenue and Custom – HMRC 
(2017), Overview of Making Tax Digital, 
Polycy Paper, UK Government Publications; 
5. Morris, Tony and Lonsdale, Michele (2004) 
‘Translating the Compliance Model into 
Practical Reality’, The IRS Research 
Bulletin: Proceedings of the 2004 IRS 
Research Conference: 57-75;
6. OECD (2017), The Changing Tax 
Compliance Environment and the Role of 
Audit, OECD Publishing, Paris, https://doi.
org/10.1787/9789264282186-en;
7. Sawyer, Adrian. (2016). Complexity of Tax 
Simplification: A New Zealand Perspective. 
110-132. 10.1057/9781137478696_6;
8. Vito, Tanzi (1991), Public Finance in 
Developing Countries, Aldershot, UK: 
Edward Elgar.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kinh_nghiem_quoc_te_va_bai_hoc_cho_viet_nam.pdf