Một số kiến nghị từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy vẫn còn

những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật

hình sự. Bài viết này phân tích làm rõ một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực

tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Tòa

án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra một số kiến nghị góp phần bảo đảm

áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

pdf 9 trang kimcuc 7960
Bạn đang xem tài liệu "Một số kiến nghị từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kiến nghị từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Một số kiến nghị từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 51 (01/2019) 61-69 61 
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP 
LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM 
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH 
PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Lê Duy Tường**† 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 8/7/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 8/01/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/01/2019 
Tóm tắt: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm 
đoạt tài sản của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy vẫn còn 
những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật 
hình sự. Bài viết này phân tích làm rõ một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực 
tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Tòa 
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra một số kiến nghị góp phần bảo đảm 
áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 
Từ khóa: Áp dụng pháp luật hình sự; Thực tiễn; Tội phạm; Lạm dụng tín nhiệm chiếm 
đoạt tài sản; Tòa án nhân dân; thành phố Hồ Chí Minh. 
1. Khái quát về áp dụng pháp 
luật hình sự của Tòa án đối với tội lạm 
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
Theo quan điểm phổ biến hiện 
nay, áp dụng pháp luật là một trong bốn 
hình thức thực hiện pháp luật là: Tuân thủ 
pháp luật; Thi hành pháp luật; Sử dụng 
pháp luật và Áp dụng pháp 
luật.1****************************** 
Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp 
luật của Trường Đại học Luật định nghĩa: 
* Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hưng Yên 
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, 2011, 
tr. 185. 
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Sđd, tr. 186. 
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện 
pháp luật trong đó nhà nước thông qua 
các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách 
có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể 
pháp luật thực hiện những quy định của 
pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các 
quy định của pháp luật để tạo ra các quyết 
định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ 
hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật 
cụ thể.2†††††††††††††††††††††††††††††† 
62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Từ định nghĩa trên, có thể định nghĩa: Áp 
dụng pháp luật hình sự của Tòa án đối 
với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài 
sản là hình thức thực hiện pháp luật, 
trong đó Tòa án nhân danh Nhà nước căn 
cứ vào các quy định của pháp luật nói 
chung và pháp luật hình sự nói riêng tạo 
ra các quyết định hoặc bản án làm phát 
sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ 
pháp luật hình sự trong từng vụ án hình 
sự cụ thể. 
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật 
hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm 
chiếm đoạt tài sản 
Giai đoạn 2014 -2018 tòa án nhân 
dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử 11 vụ 
án phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm 
đoạt tài sản, trong đó có 8 vụ bị kháng 
cáo, kháng nghị. Trong 8 vụ có kháng 
cáo, kháng nghị thì có 5 vụ giữ nguyên 
bản án sơ thẩm, chỉ có 3 vụ bị sửa hình 
phạt. Nghiên cứu các vụ án được Hội 
đồng xét xử cấp phúc thẩm có sửa hình 
phạt cho thấy nổi lên một số hạn chế, 
vướng mắc sau đây: 
2.1. Tòa án cấp sơ thẩm chưa 
xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ 
Nghiên cứu nội dung vụ án Hoàng 
Văn T cho thấy: T là nhân viên của tiệm 
cầm đồ tại địa chỉ số 11 DDN, phường Q, 
Quận E, Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy 
của chủ tiệm cầm đồ (ông Vũ Xuân T) 1 
chiếc xe máy hiệu AirBlade, 1 điện thoại 
di động Iphone 5 đã qua sử dụng, 1 máy 
3 Trích Bản án hình sự sơ thẩm số 
26/2018/HSST ngày 05/4/2018 của Tòa án 
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. 
tính bảng Ipad đã qua sử dụng và 25 triệu 
đồng tiền mặt. Bản kết luận giám định số 
152/HĐĐG ngày 17/12/2014 định giá xe 
gắn máy Honda AirBlade trị giá 
25.000.000 đồng; Điện thoại di động 
Iphone 5 trị giá 6.000.000 đồng; Máy tính 
bảng Ipad trị giá 6.500.000 đồng. Tổng 
giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt của 
ông T là 62.500.000 đồng. Tòa án cấp sơ 
thẩm đã xem xét chấp nhận các tình tiết 
giảm nhẹ là: Bị cáo chưa có tiền án, tiền 
sự; phạm tội lần đầu; thành khẩn khai 
báo; ăn năn hối cải. Từ đó, Tòa án cấp sơ 
thẩm áp dụng điểm p khoản 1 và điểm d 
khoản 2 Điều 46; Điều 33; Điều 45 
BLHS 1999 tuyên bố Hoàng Văn T phạm 
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
và xử phạt Hoàng Văn T 3 năm 
tù.3‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡ 
Hoàng Văn T có đơn kháng cáo xin giảm 
nhẹ hình phạt. Tòa án cấp phúc thẩm nhận 
định, ngoài các tình tiết mà Hội đồng xét 
xử sơ thẩm đã ghi nhận, bị cáo Hoàng 
Văn T còn có những tình tiết khác, như bị 
cáo có hoàn cảnh khó khăn; bị cáo sau khi 
phạm tội đã hiến thận để cứu người, được 
Bệnh viện Đa khoa PX xác nhận. Mặt 
khác, nghiên cứu hoàn cảnh gia đình bị 
cáo cho thấy, bị cáo sinh năm 1986 tại 
Nam Hà, đăng ký thường trú tại huyện X 
tỉnh Ninh Bình. Bị cáo mất mẹ từ nhỏ, cha 
bị cáo là thương binh. Bị cáo có hoàn 
cảnh gia đình khó khăn nên chỉ học đến 
lớp 11 thì theo người quen vào thành phố 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 63 
Hồ Chí Minh làm thuê, kiếm tiền. Rõ ràng 
hành vi chiếm đoạt 62.500.000 đồng một 
phần cũng do lỗi của ông T, chủ tiệm cầm 
đồ đã thiếu kiểm tra, giám sát, quy trình 
hoạt động có nhiều sơ hở nên phần nào 
kích thích ý định phạm tội của T. Việc 
không đánh giá chính xác những tình tiết 
giảm nhẹ, cũng như không làm rõ nguyên 
nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội 
làm cho việc đánh giá tính chất, mức độ 
nguy hiểm của hành vi phạm tội chưa 
đúng, dẫn đến hình phạt mà tòa án cấp sơ 
thẩm áp dụng cho T là quá nặng, chưa 
tương xứng với tính chất, mức độ nguy 
hiểm của hành vi phạm tội, nên chưa đáp 
ứng được mục đích của hình phạt. Từ 
nhận định này, Tòa án cấp phúc thẩm đã 
chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt 
cho T từ 3 năm tù xuống thành 2 năm 
tù.4§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§ 
Trường hợp của Phan Thị Thanh T cũng 
là vụ án mà tòa án chưa đánh giá hết các 
tình tiết của vụ án. Nội dung vụ án: Phan 
Thanh T được chị Nguyễn Thị Tuyết M 
tin tưởng giao cho điều khiển xe mô tô 
gửi vào bãi gửi xe. T đã đem xe đi bán với 
giá 10.000.000 đồng và tiêu xài hết tiền 
rồi bỏ về quê ở Bình Thuận. Chị M không 
liên lạc được nên trình báo công an. Sợ bị 
bắt nên 10 ngày sau, T đã đem tiền chuộc 
lại xe mô tô và mang trả lại cho chị M. 
Kết luận định giá tài sản số 24 ngày 
4 Bản án hình sự phúc thẩm số 
238/2018/HSPT ngày 12 tháng 6 năm 2018 
của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh. 
5 Trích Bản án sơ thẩm số 220/2017/HSST 
ngày 13/7/2017 của TAND quận Thủ Đức, 
thành phố Hồ Chí Minh. 
19/01/2017 của Hội đồng định giá tài sản 
quận Thủ Đức kết luận: Chiếc xe trị giá 
25.592.000 đồng. Bản án sơ thẩm số 
220/2017/HSST ngày 13/7/2017 của 
TAND quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí 
Minh tuyên bị cáo T phạm tội lạm dụng 
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hội đồng 
xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 140; 
điểm h, p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt 
bị cáo Phan Thanh T 10 tháng tù.5* T làm 
đơn kháng cáo. Hội đồng xét xử phúc 
thẩm nhận định, Hội đồng xét xử cấp sơ 
thẩm đã đánh giá các tình tiết giảm nhẹ và 
T được hưởng, tuy nhiên, Hội đồng xét xử 
cấp sơ thẩm vẫn chưa đánh giá hết các 
tình tiết giảm nhẹ mà T phải được hưởng, 
như bản thân T là quân nhân xuất ngũ, gia 
đình có hoàn cảnh khó khăn nên nhất thời 
phạm tội. Sau khi phạm tội, T đã chuộc 
lại xe và trả lại cho người bị hại. Như vậy, 
hậu quả của hành vi phạm tội đã bị khắc 
phục hoàn toàn. Trường hợp này thể hiện 
T là người vừa thành khẩn khai báo, vừa 
ăn năn hối cải nên có căn cứ giảm nhẹ 
hình phạt cho T. Trên cơ sở đó, Hội đồng 
xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận kháng 
cáo, giảm nhẹ hình phạt cho T từ 10 tháng 
tù xuống 8 tháng tù.6† 
Vụ án của Phạm Thị Bảo Tr phạm tội lạm 
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng là 
vụ án chưa đánh giá hết các tình tiết của 
vụ việc. Nội dung vụ việc như sau: Từ 
6 Bản án hình sự phúc thẩm số 
509/2017/HSPT ngày 22 tháng 9 năm 2017 
của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh. 
64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
tháng 6 đến tháng 8 năm 2014, lợi dụng 
khâu quản lý của trường mầm non 
V.D.T.T thuộc Công ty TNHH cổ phần 
giáo dục QT còn nhiều kẽ hở, khi thu tiền 
của phụ huynh đóng học phí, Tr gửi email 
báo cho bà Hoàng A (Người đại diện theo 
pháp luật của công ty) một nửa số tiền của 
từng phụ huynh đóng học phí, nửa còn lại 
Tr chiếm đoạt. Ngoài ra, Tr cũng kê 
khống hóa đơn sửa chữa và mua sắm 
trang thiết bị. Tổng số tiền Tr chiếm đoạt 
là 184.236.000 đồng. Hội đồng xét xử đã 
vận dụng điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ 
luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung 
năm 2009; điểm b, s khoản 1 Điều 51, 
khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt 
Phạm Thị Bảo Tr 2 năm 6 tháng tù.7‡Bị 
cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và 
xin được hưởng án treo vì hoàn cảnh gia 
đình khó khăn. Tòa án cấp phúc thẩm 
nhận xét: Bị cáo có nhân thân tốt, thái độ 
khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, đã tự 
nguyện khắc phục nộp lại toàn bộ số tiền 
chiếm đoạt trước khi khởi tố vụ án, người 
bị hại có đơn bãi nại đề nghị giảm nhẹ 
hình phạt cho bị cáo. Ngoài ra, bị cáo có 
chồng tham gia cách mạng, được tặng 
thưởng nhiều huy chương. Bị cáo có hoàn 
cảnh gia đình khó khăn, có con nhỏ; Bị 
cáo có nơi cư trú rõ ràng, trong quá trình 
tại ngoại chấp hành tốt pháp luật nhà 
nước; Bị cáo có công việc ổn định và có 
con nhỏ nên xét thấy không cần thiết áp 
dụng hình phạt tù giam mà cho bị cáo 
được hưởng án treo cũng đạt được mục 
7 Trích Bản án hình sự sơ thẩm số 
09/2018/HSST ngày 22 tháng 01 năm 2018 
đích giáo dục riêng và phòng ngừa chung. 
Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử cấp 
phúc thẩm áp dụng điểm d khoản 2 Điều 
140 Bộ luật hình sự năm 1999, điểm b, s 
khoản 1 khoản 2 Điều 51, khoản 1 khoản 
2 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa 
đổi, bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo 
Phạm Thị Bảo Tr 2 năm 6 tháng tù nhưng 
cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 
5 năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm. 
Như vậy, trong cả ba vụ án trên, 
có thể thấy, Hội đồng xét xử sơ thẩm mặc 
dù về cơ bản đã vận dụng đúng những 
tình tiết của vụ án để quyết định hình 
phạt, vì vậy về cơ bản, hình phạt được 
quyết định là tương xứng với tính chất, 
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. 
Tuy nhiên, một số tình tiết vẫn chưa được 
Hội đồng xét xử đánh giá một cách toàn 
diện, nhất là các tình tiết thuộc về hoàn 
cảnh gia đình, nhân thân người phạm tội. 
Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến 
nguyên nhân và điều kiện của hành vi 
phạm tội cụ thể chưa được tòa án làm rõ 
để dựng lên một bức tranh đầy đủ, toàn 
diện và chân thật nhất về vụ việc phạm tội 
để từ đó có nhận thức một cách đầy đủ, 
chính xác nhất nhân thân người phạm tội 
và các tình tiết có liên quan nhằm đưa ra 
một hình phạt chính xác, phù hợp nhất với 
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi 
phạm tội. Các bản án đã được Hội đồng 
xét xử chấp nhận kháng cáo và tuyên sửa 
án sơ thẩm cho thấy một xu hướng là các 
bản án sơ thẩm đều xử theo hướng áp 
dụng một hình phạt nghiêm khắc hơn so 
của Tòa án nhân dân quận 7 thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 65 
với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành 
vi phạm tội. Do vậy, cả 3 bản án sơ thẩm 
bị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa thì đều 
sửa theo hướng nhẹ hơn, trong đó 1 bản 
án giảm từ 3 năm tù xuống thành 2 năm 
tù; 1 bản án giảm từ 10 tháng tù xuống 
còn 8 tháng tù và 1 bản án giữ nguyên 
mức hình phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng 
cho hưởng án treo. 
2.2. Tòa án cấp sơ thẩm chưa 
mạnh dạn áp dụng án treo 
Án treo là biện pháp miễn chấp 
hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa 
án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt 
tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân 
của người phạm tội và các tình tiết giảm 
nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp 
hành hình phạt tù.8§Án treo là một chế 
định vừa thể hiện tính nhân đạo của Pháp 
luật hình sự Việt Nam, vừa có tác dụng 
khuyến khích người phạm tội tự tu 
dưỡng, rèn luyện, giáo dục tại cộng đồng 
với sự hỗ trợ tích cực của gia đình, cơ 
quan, xã hội.9**Bên cạnh đó, án treo cũng 
có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, giúp tiết 
kiệm rất nhiều kinh phí cải tạo, giáo dục 
người phạm tội thi hành án trong các trại 
giam.10†† 
Việc áp dụng án treo mang lại nhiều lợi 
ích cả cho nhà nước cũng như cho người 
phạm tội, vì vậy Tòa án nhân dân tối cao 
liên tục có các văn bản hướng dẫn áp 
8 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 01 
tháng 11 năm 2013 của Hội đồng thẩm phán 
TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 60 của 
Bộ luật hình sự về án treo; Nghị quyết số 
02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 
2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC 
hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình 
sự về án treo. 
dụng chế định án treo nhằm giúp tòa án 
nhân dân các cấp có thể áp dụng đúng 
nhất chế định này để vừa bảo đảm lợi ích 
của người phạm tội, vừa mang lại lợi ích 
cho Nhà nước. Mặc dù Tòa án nhân dân 
tối cao mới ban hành Nghị quyết số 
02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 
2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC 
hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật 
hình sự về án treo, tuy nhiên, Nghị quyết 
này mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 
năm 2018. Vì vậy, các vụ án nêu trên đều 
áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số 
01/2013/NQ-HĐTP ngày 01 tháng 11 
năm 2013 của Hội đồng thẩm phán 
TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 60 
của Bộ luật hình sự về án treo. Chiếu theo 
hướng dẫn của Nghị quyết này, nhiều vụ 
án trong số 8 vụ án bị kháng cáo, kháng 
nghị nói trên thỏa mãn các điều kiện được 
hưởng án treo và nhẽ ra người phạm tội 
phải được hưởng án treo. Ví dụ vụ án của 
Phạm Thị Bảo Tr nói trên, mặc dù Hội 
đồng xét xử cấp sơ thẩm tuyên phạt 2 năm 
6 tháng tù, tuy nhiên, Hội đồng xét xử 
phúc thẩm đã sửa lại bản án, tuyên phạt 
Tr 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án 
treo. Theo chúng tôi, việc tòa án quyết 
định cho Tr hưởng án treo là hoàn toàn có 
cơ sở, vì Tr thỏa mãn cả 5 điều kiện được 
nêu tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP 
là: Bị xử phạt tù không quá ba năm về tội 
9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo 
trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb. 
Công an nhân dân, trang 302. 
10 Nguyễn Văn Bường, Chế định án treo 
theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn 
miền Trung và Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ 
luật, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017, 
trang 41. 
66 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất 
nghiêm trọng; Có nhân thân tốt; Có nơi 
cư trú cụ thể, rõ ràng; Không có tình tiết 
tăng nặng trách nhiệm hình sự; Có khả 
năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi 
chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh 
hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, 
chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm 
về tham nhũng. 11‡‡Bị cáo Tr cũng không 
thuộc các trường hợp mà Tòa án nhân dân 
tối cao hướng dẫn là không cho hưởng án 
treo tại khoản 2 Điều Điều 2 Nghị quyết 
số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 01 tháng 11 
năm 2013 của Hội đồng thẩm phán 
TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 60 
của Bộ luật hình sự về án treo. Những tình 
tiết này về cơ bản là có thể dễ dàng nhận 
biết, tuy nhiên về điều kiện “Có khả năng 
tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp 
hành hình phạt tù thì không gây ảnh 
hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, 
chống tội phạm” là một điều kiện không 
dễ dàng nhận thức được. Chính điều này 
là một rào cản mà nhiều Hội đồng xét xử 
không quyết định cho bị cáo hưởng án 
treo. Nghiên cứu 8 vụ án bị kháng cáo, 
kháng nghị cho thấy, cả 8 bị cáo trong 8 
vụ án đều có đơn xin giảm nhẹ hình phạt, 
trong đó có 4 bị cáo xin được hưởng án 
treo. Tuy nhiên trong số 4 bị cáo xin được 
hưởng án treo thì chỉ có duy nhất 1 bị cáo 
được Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án 
treo (chiếm tỷ lệ 25%). Theo chúng tôi, 
11 Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 
01/2013/NQ-HĐTP ngày 01 tháng 11 năm 
2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC 
hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình 
sự về án treo. 
đây là một tỷ lệ quá ít bởi nhiều bị cáo 
trong số các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt 
có thể xem xét cho hưởng án treo, nhưng 
Hội đồng xét xử đã không cho các bị cáo 
này được hưởng án treo. Ví dụ, nghiên 
cứu vụ án Phạm Thị Minh N lợi dụng việc 
được giao làm thu ngân cho siêu thị Lotte 
Mart Gò Vấp, biết được dữ liệu thanh 
toán của người đang thực tập thì không 
được lưu vào dữ liệu của siêu thị nên khi 
thanh toán tiền cho khách, N đã xuất hóa 
đơn thanh toán ở chế độ thực tập để chiếm 
đoạt số tiền bán hàng. Tính đến thời điểm 
bị phát hiện, từ tháng 6 đến tháng 8/2017, 
N đã chiếm đoạt tổng số tiền là 
45.665.000 đồng. Bản án sơ thẩm tuyên 
N phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm 
đoạt tài sản; căn cứ khoản 1 Điều 140 Bộ 
luật hình sự năm 1999; điểm b, s khoản 1, 
khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 
52; Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015 xử 
phạt N 6 tháng tù. N làm đơn xin giảm 
nhẹ hình phạt và xin được hưởng án 
treo.12§§ Tòa án cấp phúc thẩm nhận định, 
Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng các tình tiết 
giảm nhẹ, như thành khẩn khai báo, ăn 
năn hối cải; đã bồi thường thiệt hại cho 
người bị hại; bị cáo chưa có tiền án, tiền 
sự. Tuy nhiên, ở đây xuất hiện quan điểm 
khác nhau giữa Viện kiểm sát và Tòa án. 
Viện kiểm sát cho rằng, hành vi của N 
không thuộc trường hợp phạm tội nhiều 
lần. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử phúc 
12 Bản án hình sự sơ thẩm số 27/2018/HSST 
ngày 16-3-2018 của Tòa án nhân dân quận 
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 67 
thẩm nhận định, vì bị cáo N chỉ được 
phân công tính tiền cho khách hàng vào 
mỗi thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, nên mỗi 
lần bị cáo chiếm đoạt tiền của siêu thị là 
không liên tục về thời gian nên hành vi 
của bị cáo thỏa mãn tình tiết “Phạm tội 
nhiều lần. Theo chúng tôi, lập luận này 
của Hội đồng xét xử là chưa thỏa đáng. 
Sự khác nhau cơ bản giữa tội liên tục và 
phạm tội nhiều lần là tội liên tục là tội 
phạm mà hành vi khách quan có tính liên 
tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy 
ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng 
xâm hại một quan hệ xã hội và đều bị chi 
phối bởi ý định phạm tội. Phạm tội nhiều 
lần là trường hợp người phạm tội đã thực 
hiện một tội phạm nhiều lần mà các lần 
trước chưa bị xử lý. Xét hành vi của N là 
trường hợp N được phân công làm thu 
ngân vào các cuối tuần. Lợi dụng kẽ hở 
trong quan lý của siêu thị, mỗi lần thực 
hiện nhiệm vụ, N đều sử dụng hành vi 
gian dối “xuất hóa đơn thanh toán ở chế 
độ thực tập” để chiếm đoạt tiền. Ở đây, 
cần xét đến tính chất công việc của N. Do 
N chỉ được giao thực hiện nhiệm vụ thu 
ngân vào các cuối tuần nên mỗi khi được 
giao nhiệm vụ thì N đều thực hiện hành 
vi chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này 
hoàn toàn khác trường hợp N được giao 
nhiệm vụ thu ngân liên tục tất cả các ngày 
từ tháng 6 đến tháng 8/2017, nhưng chỉ 
cuối tuần N mới thực hiện hành vi phạm 
tội. Trường hợp này mới được coi là thực 
hiện tội phạm một cách không liên tục. 
Còn trường hợp N chỉ được giao thực 
hiện nhiệm vụ vào các cuối tuần, mỗi khi 
có điều kiện thực hiện nhiệm vụ thì N đều 
thực hiện cùng một dạng hành vi phạm 
tội, các hành vi này đều bị chi phối bởi 
cùng một mục đích phạm tội. Vì vậy, 
cùng với nguyên tắc làm lợi cho bị can, bị 
cáo thì trong trường hợp này, cần xác 
định hành vi phạm tội của N thuộc trường 
hợp tội liên tục chứ không phải phạm tội 
nhiều lần. Mặt khác, xét các điều kiện của 
N có đủ các điều kiện theo hướng dẫn của 
Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 
01 tháng 11 năm 2013 của Hội đồng thẩm 
phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 
60 của Bộ luật hình sự về án treo (Nay là 
Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 
15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng thẩm 
phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 
65 của Bộ luật hình sự về án treo). Trong 
vụ án này, N chỉ bị xử phạt 6 tháng tù; 
Sau khi phạm tội, N đã thành khẩn khai 
báo, ăn năn hối cải; N đã bồi thường toàn 
bộ số tiền đã chiếm đoạt; N chưa có tiền 
án, tiền sự; Hoàn cảnh gia đình khó khăn, 
cha mẹ ly hôn; bị cáo phải nuôi mẹ già và 
anh trai bị bệnh nan y; bị cáo có nơi ở rõ 
ràng. Theo chúng tôi, trường hợp này, 
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nên chấp 
nhận kháng cáo theo hướng tuyên phạt bị 
cáo 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo 
bởi bị cáo N đã nhận thức rõ hành vi phạm 
tội và hoàn toàn có khả năng tự giáo dục, 
cải tạo. Việc cho bị cáo N được hưởng án 
treo sẽ vừa đáp ứng mục đích của hình 
phạt, thể hiện tốt chính sách nhân đạo của 
pháp luật hình sự, giúp bị cáo có điều kiện 
chăm sóc mẹ già, anh trai bị bệnh nan y, 
đồng thời giúp tiết kiệm kinh phí thi hành 
án phạt tù. 
3. Một số kiến nghị bảo đảm áp 
dụng đúng pháp luật hình sự 
Áp dụng đúng pháp luật hình sự 
chính là bảo đảm tốt nhất hiệu quả điều 
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
chỉnh của các quy phạm pháp luật hình 
sự, từ đó góp phần bảo đảm các quyền và 
lợi ích cơ bản của người phạm tội. Để bảo 
đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối 
với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài 
sản, theo chúng tôi cần thực hiện tốt một 
số giải pháp sau đây: 
Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện 
pháp luật hình sự và tăng cường giải 
thích, hướng dẫn pháp luật hình sự. Bộ 
luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 
đã có nhiều tiến bộ, khắc phục được nhiều 
hạn chế của Bộ luật hình sự năm 1999, 
tuy nhiên, một số quy định, chế định trong 
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 
2017 vẫn chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó 
khăn trong quá trình áp dụng. Ví dụ, quy 
định “xét thấy không cần phải bắt chấp 
hành hình phạt tù” tại khoản 1 Điều 65 Bộ 
luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 
về án treo là khá chung chung, trừu tượng 
và phụ thuộc rất lớn vào chủ quan của các 
thành viên Hội đồng xét xử. Điều này là 
một trở ngại rất lớn cho việc áp dụng chế 
định án treo trong thực tiễn xét xử. Vì 
vậy, cần nghiên cứu để thay thế bằng quy 
định cụ thể, rõ ràng hơn, tạo thuận lợi cho 
việc áp dụng pháp luật. 
Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa 
đổi năm 2017 đã có một số sửa đổi, tuy 
nhiên vẫn cần tiếp tục có những giải 
thích, hướng dẫn để có cách hiểu và vận 
dụng thống nhất. Điều 175 BLHS năm 
2015 đã bổ sung “tài sản là phương tiện 
kiếm sống chính của người bị hại và gia 
đình họ”, tuy nhiên, nội hàm của khái 
niệm này lại chưa có văn bản nào giải 
thích, hướng dẫn. Mặt khác, khái niệm 
“bỏ trốn”, “cố tình không trả”, “gây ảnh 
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn 
xã hội” trong quy định của Điều 175 
BLHS cũng chưa được làm rõ. Việc giải 
thích, hướng dẫn cụ thể những khái niệm 
này là yêu cầu cấp bách tạo thuận lợi cho 
quá trình áp dụng pháp luật cũng như bảo 
đảm áp dụng đúng pháp luật. 
Thứ hai, cần tăng cường năng lực 
chuyên môn, kỹ năng áp dụng pháp luật 
của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân 
dân nói riêng cũng như đội ngũ tiến hành 
tố tụng nói chung. Thực hiện Chiến lược 
cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 
số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 
của Bộ chính trị, chất lượng của đội ngũ 
cán bộ có chức danh tư pháp đã được 
nâng lên một bước, nhưng vẫn chưa đáp 
ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thực 
hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 
4/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục 
thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của 
Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xâỵ 
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật 
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đen 
năm 2020, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp 
trung ương đã đề ra Chương trình số 
03/CTr/BCĐCCTPTW ngày 6/10/2016 
về trọng tâm công tác cải cách tư pháp 
nhiệm kỳ 2016-2021 trong đó có nội dung 
tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ 
năng công tác của đội ngũ chức danh tư 
pháp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn 
yêu cầu thực tiễn áp dụng pháp luật. 
Thứ ba, cần tăng cường hơn nữa 
cơ chế phối công tác giữa Cơ quan điều 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 69 
tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá 
trình giải quyết vụ án hình sự. Cần có các 
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tăng 
cường các hội thảo khoa học giữa các cơ 
quan này nhằm thống nhất trong nhận 
thức khoa học làm nền tảng quan trọng 
trong quá trình áp dụng pháp luật trong 
thực tiễn. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung 
ương, Chương trình số 
03/CTr/BCĐCCTPTW ngày 
6/10/2016 về trọng tâm công tác cải 
cách tư pháp nhiệm kỳ 2016-2021. 
2. Bộ chính trị, Kết luận số 01-KL/TW 
ngày 4/4/2016 về việc tiếp tục thực 
hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của 
Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược 
xâỵ dựng và hoàn thiện hệ thống 
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, 
định hướng đến năm 2020. 
3. Bộ chính trị, Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về 
Chiến lược xâỵ dựng và hoàn thiện 
hệ thống pháp luật Việt Nam đến 
năm 2010, định hướng đến năm 
2020. 
4. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân 
dân tối cao, Nghị quyết số 
01/2013/NQ-HĐTP ngày 01 tháng 
11 năm 2013 hướng dẫn áp dụng 
Điều 60 của Bộ luật hình sự về án 
treo. 
5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân 
dân tối cao, Nghị quyết số 
02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 
năm 2018 hướng dẫn áp dụng Điều 
65 của Bộ luật hình sự về án treo. 
6. Nguyễn Văn Bường, Chế định án 
treo theo pháp luật hình sự Việt 
Nam từ thực tiễn miền Trung và Tây 
Nguyên, Luận án tiến sỹ luật, Học 
viện Khoa học xã hội, năm 2017, 
trang 41. 
7. Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Bản 
án hình sự sơ thẩm số 27/2018/HSST 
ngày 16-3-2018 của Tòa án nhân 
dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
8. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh, Bản án hình sự phúc thẩm số 
238/2018/HSPT ngày 12 tháng 6 
năm 2018 của Tòa án nhân dân 
thành phố Hồ Chí Minh. 
9. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh, Bản án hình sự phúc thẩm số 
509/2017/HSPT ngày 22 tháng 9 
năm 2017 của Tòa án nhân dân 
thành phố Hồ Chí Minh. 
10. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh, Bản án hình sự sơ thẩm số 
26/2018/HSST ngày 05/4/2018 của 
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh 
11. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh, Bản án hình sự sơ thẩm số 
220/2017/HSST ngày 13/7/2017 của 
TAND quận Thủ Đức, thành phố Hồ 
Chí Minh. 
12. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí 
Minh, Bản án hình sự sơ thẩm số 
09/2018/HSST ngày 22 tháng 01 năm 
2018 của Tòa án nhân dân quận 7 
thành phố Hồ Chí Minh. 
13. Trường Đại học Luật Hà Nội 
(2010), Giáo trình Luật hình sự Việt 
Nam, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, 
trang 302. 
14. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo 
trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, 
Nxb. Công an nhân dân, 2011 
Địa chỉ tác giả: Lê Duy Tường, Viện trưởng 
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hưng 
Yên. Điện thoại: 0912249388 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kien_nghi_tu_thuc_tien_ap_dung_phap_luat_hinh_su_doi.pdf