Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của cơ quan thi hành án dân sự

Một là, đảm bảo hiệu lực thi hành

của bản án, quyết định về mặt thực tế. Để

đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các đương

sự cũng như đảm bảo hiệu lực thi hành của

bản án, quyết định, cơ quan thi hành án

phải áp dụng các biện pháp thi hành án để

tổ chức thi hành các phán quyết này. Việc

áp dụng các biện pháp THADS của cơ quan

thi hành án là để đảm bảo: “Bản án, quyết

định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp

luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân

tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu

quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” theo

đúng quy định tại Điều 106 Hiến pháp năm

2013. Với tính chất đặc thù của THADS

là hoạt động liên quan đến nhiều tổ chức,

cá nhân khác nhau trong xã hội và thường

liên quan đến quyền sở hữu tài sản của

công dân. Vì vậy, THADS dễ dẫn đến xâm

phạm quyền con người, quyền công dân,

do đó cần phải có cơ chế giám sát, kiểm

tra đối với hoạt động THADS. Theo quy

định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có

rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức thực

hiện việc kiểm tra, giám sát, như: Quốc hội,

Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Ban

chỉ đạo thi hành án., bên cạnh đó là quyền

kiểm sát của Viện kiểm sát, điều này đảm

bảo cho hoạt động thi hành án được thực

hiện có hiệu quả, đúng pháp luật, song cần

có quy định phù hợp hơn, hạn chế sự can

thiệp không có căn cứ pháp luật vào hoạt

động thi hành án của chấp hành viên.

pdf 6 trang kimcuc 8280
Bạn đang xem tài liệu "Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của cơ quan thi hành án dân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của cơ quan thi hành án dân sự

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của cơ quan thi hành án dân sự
48 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA 
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
SOME RECOMMENDATIONS TO IMPROVE THE ROLE 
OF CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT AGENCIES
Đinh Thị Hằng*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/7/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 2/01/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/01/2020
Tóm tắt: Thi hành án dân sự là công việc có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa 
rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, 
duy trì kỷ cương phép nước. Hiệu quả của việc thi hành án dân sự phụ thuộc rất lớn vào vai 
trò của cơ quan thi hành án dân sự. Bài viết sau đây sẽ nghiên cứu về vai trò của cơ quan 
thi hành án dân sự trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến 
nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
Từ khóa: vai trò, cơ quan thi hành án dân sự, kiến nghị, quy định của pháp luật.
Abstract: The execution of civil judgments is a diffi cult and complex task, but it is very 
important in protecting the law, protecting the legitimate rights and interests of citizens, and 
maintaining the discipline of the country. The eff ectiveness of civil judgment enforcement 
execution depends greatly on the role of civil judgment enforcement agencies. The following 
article will research the role of civil judgment enforcement agencies based on the current 
provisions of law, thereby proposing some recommendations to complete the provisions of 
law on this issue.
Keywords: roles, civil judgment enforcement agencies, recommendations, the provisions 
of laws.
* Khoa Luật, Trường Đại học Mở hà Nội
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 63 (1/2020) 48-53
1. Vai trò của cơ quan thi hành án
Một là, đảm bảo hiệu lực thi hành 
của bản án, quyết định về mặt thực tế. Để 
đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các đương 
sự cũng như đảm bảo hiệu lực thi hành của 
bản án, quyết định, cơ quan thi hành án 
phải áp dụng các biện pháp thi hành án để 
tổ chức thi hành các phán quyết này. Việc 
áp dụng các biện pháp THADS của cơ quan 
thi hành án là để đảm bảo: “Bản án, quyết 
định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp 
luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân 
tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu 
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” theo 
đúng quy định tại Điều 106 Hiến pháp năm 
2013. Với tính chất đặc thù của THADS 
49Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
là hoạt động liên quan đến nhiều tổ chức, 
cá nhân khác nhau trong xã hội và thường 
liên quan đến quyền sở hữu tài sản của 
công dân. Vì vậy, THADS dễ dẫn đến xâm 
phạm quyền con người, quyền công dân, 
do đó cần phải có cơ chế giám sát, kiểm 
tra đối với hoạt động THADS. Theo quy 
định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có 
rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức thực 
hiện việc kiểm tra, giám sát, như: Quốc hội, 
Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Ban 
chỉ đạo thi hành án..., bên cạnh đó là quyền 
kiểm sát của Viện kiểm sát, điều này đảm 
bảo cho hoạt động thi hành án được thực 
hiện có hiệu quả, đúng pháp luật, song cần 
có quy định phù hợp hơn, hạn chế sự can 
thiệp không có căn cứ pháp luật vào hoạt 
động thi hành án của chấp hành viên.
Hai là, thi hành án dân sự là công cụ 
quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người 
được thi hành án được xác định trong bản 
án, quyết định. Pháp luật THADS quy định 
và bảo vệ quyền được tự nguyện, quyền 
được thỏa thuận trong thi hành án cho các 
đương sự, bởi thực chất của việc THADS 
là việc tổ chức và thực thi các phán quyết 
có nguồn gốc về pháp luật nội dung là 
luật tư. Trong mọi giai đoạn của quá trình 
thi hành án, đương sự đều có quyền thỏa 
thuận, định đoạt các vấn đề liên quan đến 
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong 
bản án, quyết định. Đây là một quyền 
quan trọng của đương sự trong THADS. 
“Vấn đề dân sự, thương sự cốt ở hai bên, 
đó là nguyên tắc xuyên suốt, chỉ yêu cầu 
Nhà nước can thiệp khi họ không thể tự 
giải quyết. Việc tự giải quyết không chỉ 
làm giảm gánh nặng của cơ quan thi hành 
† Claude Brenner, Gs trường Đại học tổng hợp Panthéon - Assas, Cộng hòa Pháp (2006), “Lựa chọn 
mô hình tổ chức thi hành án phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia”. Nguồn: Vụ pháp luật dân sự - 
kinh tế, Bộ Tư pháp, Tài liệu tham khảo dự thảo Luật Thi hành án dân sự.
án, mà còn làm tăng tình đoàn kết giữa hai 
bên. Nhất là truyền thống của Việt Nam 
khuyến khích hòa giải ở bất kỳ giai đoạn 
nào. Do đó, cần giữ nguyên tắc để các bên 
thi hành án tự nguyện thi hành, khi bên 
phải thi hành cố tình không thực hiện, bên 
được thi hành án có yêu cầu thì cơ quan 
thi hành án mới vào cuộc”. Không giống 
như nhiều nước trên thế giới quy định Tòa 
án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định 
thi hành án, ở Việt Nam, thẩm quyền này 
được giao cho cơ quan THADS. Mặc dù 
thẩm quyền ra quyết định và tổ chức thi 
hành án khác nhau, tuy nhiên, điểm chung 
trong pháp luật các nước, đó là đảm bảo 
kiểm soát việc sử dụng biện pháp chế 
tài trong THADS - chỉ Nhà nước mới có 
quyền thực hiện cưỡng chế thi hành án. 
Nhà nước giao cho cơ quan THADS, chấp 
hành viên thực hiện. Mọi cá nhân, tổ chức 
khác không được phép sử dụng quyền lực 
để buộc người khác thực hiện nghĩa vụ 
của họ nếu pháp luật không cho phép.
Khi bàn về cưỡng chế thi hành án, 
Giáo sư Claude Brenner, trường Đại học 
Panthéon - Assas cho rằng: “Trong một nhà 
nước pháp quyền, cơ quan quyền lực nhà 
nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền 
thực hiện cưỡng chế thi hành án. Do đó, 
cưỡng chế thi hành án chỉ liên quan đến 
các cơ quan quyền lực nhà nước. Khi tiến 
hành cưỡng chế thi hành, cơ quan quyền 
lực nhà nước cần có sự hỗ trợ của quyền 
lực công. Các cá nhân không thể thao túng 
hoạt động này, cũng như không thể làm sai 
lệch việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi 
hành theo quy định của pháp luật. Bởi đây 
là hoạt động dựa trên cơ sở quyền lực”† 
50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Ba là, góp phần nâng cao chất lượng 
của bản án, quyết định. Thông qua kết quả 
thi hành án, công tác xét xử được củng cố, 
bản án, quyết định được đảm bảo thi hành 
trong thực tế, đồng thời thông qua việc áp 
dụng các biện pháp thi hành án, nếu có sai 
sót trong bản án, quyết định được thi hành, 
cơ quan thi hành án sẽ có những kiến nghị 
thích hợp, giúp cho cơ quan ra bản án, 
quyết định có thể rút ra được những bài 
học kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp 
luật, nhằm nâng cao chất lượng của bản 
án, quyết định.
Bốn là, nâng cao ý thức pháp luật 
trong nhân dân. Việc tự nguyện thi hành 
án, đặc biệt là những trường hợp đương sự 
thỏa thuận được với nhau trong việc thực 
hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định, sẽ 
tác động tích cực đến quyền lợi của các bên 
đương sự: Bên được thi hành án sớm khôi 
phục lại quyền lợi của mình; bên phải thi 
hành án có thể giảm được một phần nghĩa 
vụ theo bản án, quyết định, giảm được các 
thiệt hại so với trường hợp cơ quan thi 
hành án tổ chức thi hành, như giảm các chi 
phí cưỡng chế thi hành án, lãi suất chậm 
thi hành án. Với những ý nghĩa như vậy, 
sẽ thúc đẩy các đương sự ý thức tự nguyện 
trong việc thi hành án, cũng như thái độ, 
ý thức khi thỏa thuận với nhau trong việc 
thực hiện quyền, nghĩa vụ trong bản án, 
quyết định, đồng thời nâng cao ý thức 
chấp hành pháp luật trong nhân dân.
2. Những kiến nghị và hướng hoàn 
thiện pháp luật thi hành án
Chính phủ nhiệm kỳ mới đã và đang 
chuyển mình với quyết tâm xây dựng 
‡ Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 
8 năm 2017
“Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm 
chính”‡. Ngành tư pháp nói chung, hệ thống 
THADS nói riêng phải tập trung khắc 
phục những hạn chế, yếu kém, phát huy 
tốt nhất thời cơ, thuận lợi, đoàn kết vượt 
qua khó khăn, thách thức, không ngừng nỗ 
lực vươn lên giải quyết tốt những vấn đề 
bức thiết của cuộc sống, góp phần duy trì, 
củng cố tính nghiêm minh của pháp luật 
với mục tiêu cuối cùng là “công lý phải 
được thực thi”. Theo tinh thần đó, chúng 
tôi nghĩ cần hoàn thiện hệ thống THADS, 
từ đó hoàn thiện vai trò của cơ quant hi 
hành án dân sự theo hướng sau:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, kiến 
nghị Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện 
chính sách và thể chế pháp lý nhằm bảo 
đảm sự đồng bộ, thống nhất, tiếp tục nâng 
cao hiệu quả công tác THADS như các 
quy định về sử dụng tiền mặt, kiểm soát 
tài sản, thu nhập cá nhân, về thẩm định 
tài sản, bán đấu giá tài sản và về áp dụng 
các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá 
trình tố tụng. Tăng cường công tác tuyên 
truyền, phổ biến pháp luật về THADS 
nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các 
cấp ủy và chính quyền địa phương, sự 
đồng thuận của hệ thống chính trị và sự 
ủng hộ của nhân dân.
 Thứ hai, tập trung chỉ đạo quyết 
liệt việc tổ chức thi hành án, nhất là đối 
với những vụ việc trọng điểm, phức tạp, 
những vụ án liên quan đến tham nhũng, 
tín dụng, ngân hàng, những địa bàn, địa 
phương có lượng án lớn. Có giải pháp cụ 
thể, hữu hiệu thu hẹp dần lượng án tồn 
đọng hằng năm, chú trọng nâng cao hiệu 
51Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham 
nhũng, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, 
nhiệm vụ THADS, hành chính được Quốc 
hội giao tại Nghị quyết số 111/2015/QH13 
ngày 27/11/2015.
Thứ ba, tăng cường kỷ luật, kỷ 
cương hành chính, tiếp tục triển khai sâu 
rộng, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 
(khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị 
số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ 
Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo 
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh. Cán bộ, công chức, người lao động 
THADS phải không ngừng tu dưỡng, rèn 
luyện hết sức vững vàng về phẩm chất 
chính trị, đạo đức, lối sống và đặc biệt 
là bản lĩnh nghề nghiệp. Về công tác tổ 
chức, cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn 
chuyên môn nghiệp vụ: 
+ Kiện toàn công chức có chức danh 
tư pháp, đảm bảo đủ về số lượng và chất 
lượng; kiện toàn tổ chức, cán bộ trong toàn 
hệ thống; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ 
Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ tổ chức thi tuyển 
chức danh lãnh đạo và kiện toàn Lãnh đạo 
các đơn vị thuộc Tổng cục; tiếp tục triển 
khai Đề án vị trí việc làm trong hệ thống. 
Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan THADS 
sau khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế 
đặc biệt được ban hành; Thực hiện công tác 
đánh giá và rà soát, bổ sung quy hoạch các 
chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2018 
- 2021 và xây dựng Quy hoạch chức danh 
lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021 - 2026. 
Rà soát lại đội ngũ lãnh đạo cấp trưởng, 
nguồn cấp trưởng của các cơ quan THADS 
cấp tỉnh và cấp huyện trọng hệ thống. Báo 
cáo Ban cán sự Đảng về phương án, định 
hướng nhân sự đối với những nhân sự cần 
thay thế do nghỉ hưu hoặc có yêu cầu về 
công tác cán bộ; 
+ Tổ chức triển khai có hiệu quả 
chủ trương luân chuyển, biệt phái, 
chuyển đổi vị trí công tác đối với công 
chức THADS thuộc thẩm quyền giai 
đoạn 2018 - 2021. Biệt phái công chức 
các cơ quan THADS địa phương có kinh 
nghiệm về Tổng cục làm công tác liên 
quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại, 
tố cáo; (4) Tổng kết đánh giá kết quả 
thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-BCSĐ 
ngày 14/3/2014 của Ban cán sự Đảng 
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối 
với công tác tổ chức cán bộ các cơ quan 
THADS giai đoạn 2014 - 2016 kết hợp 
với sơ kết công tác luân chuyển, chuyển 
đổi vị trí công tác, công tác biệt phái; 
+ Tổ chức các kỳ thi: tuyển dụng 
công chức; Chấp hành viên sơ cấp; nâng 
ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra 
viên chính, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm 
tra viên cao cấp. Phối hợp với Vụ Tổ chức 
cán bộ Bộ Tư pháp tổ chức kỳ thi nâng 
ngạch lên chuyên viên và tương đương 
cho công chức THADS. Thực hiện tinh 
giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/
NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ 
và các văn bản hướng dẫn thi hành; 
+ Phối hợp với Học viện Tư pháp và 
các đơn vị liên quan tổ chức lớp bồi dưỡng 
Nghiệp vụ THADS tạo nguồn bổ nhiệm 
Chấp hành viên; tổ chức lớp bồi dưỡng 
nghiệp vụ Chấp hành viên trung cấp, Chấp 
hành viên cao cấp, nghiệp vụ Thư ký thi 
hành án, nghiệp vụ Thẩm tra viên; xây 
dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ 
Thẩm tra viên chính. Cử công chức, viên 
chức tham gia đào tạo về lý luận chính trị, 
bồi dưỡng về quản lý nhà nước, chuyên 
môn, nghiệp vụ. Xây dựng phần mềm cơ 
sở dữ liệu nhân sự các cơ quan THADS.
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Thứ tư, quyết liệt triển khai các 
nhiệm vụ cải cách hành chính và ứng 
dụng công nghệ thông tin, thực hiện cơ 
chế một cửa và cung cấp dịch vụ công 
trực tuyến trong hoạt động THADS, 
nâng cao trách nhiệm giải trình, tính 
công khai, minh bạch, phòng ngừa 
nhũng nhiễu, tiêu cực, xây dựng hình 
ảnh đẹp về tinh thần, thái độ, tác phong 
phục vụ người dân và doanh nghiệp. 
Tăng cường minh bạch hóa thông tin và 
công tác truyền thông để nhân dân biết, 
chia sẻ và giám sát hoạt động THADS. 
Tổng hợp, phân tích Báo cáo thống kê 
THADS trong việc thực hiện chỉ tiêu, 
nhiệm vụ THADS. Tiếp tục quản lý và 
cập nhật và khai thác các dữ liệu điện 
tử về THADS. Triển khai và xây dựng 
phương án hỗ trợ sử dụng phần mềm 
quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành 
án và báo cáo thống kê THADS. Xây 
dựng và triển khai phần mềm cơ sở dữ 
liệu điện tử người phải thi hành án chưa 
có điều kiện thi hành. Triển khai phần 
mềm hỗ trợ trực tuyến THADS). Triển 
khai Hội nghị trực tuyến đến cấp Chi 
cục THADS. Quản lý, vận hành Cổng 
thông tin điện tử về THADS; hướng dẫn 
các cơ quan THADS địa phương vận 
hành Trang thông tin điện tử. Đăng tải, 
cập nhật thông tin về việc không chấp 
hành án hành chính theo quy định.
Thứ năm, ngành tư pháp, hệ thống 
THADS tiếp tục phối hợp chặt chẽ với 
các ban, bộ, ngành, đặc biệt là Viện 
KSND, TAND, cơ quan công an và các 
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, 
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt 
động THADS được triển khai ngày càng 
tích cực, hiệu quả, góp phần thực hiện 
thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ 
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và 
từng địa phương.
Thứ sáu, công tác phòng, chống 
tham nhũng: Rà soát, tổng hợp, xây dựng 
báo cáo kết quả công tác nội chính (nếu 
có), báo cáo kết quả công tác phòng chống 
tham nhũng trong THADS. Tiếp tục triển 
khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 
05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về 
tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ 
quan hành chính nhà nước các cấp. Tăng 
cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, 
phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức gắn 
với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung 
ương 4, Nghị quyết Trung ương 5, Nghị 
quyết Trung ương 6, khóa XII; Nghị quyết 
số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 của Chính 
phủ; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 
của Bộ Chính trị; Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 
08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ bảy, cải cách hành chính: Thực 
hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, 
theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện cơ chế 
một cửa; cung cấp dịch vụ trực tuyến mức 
độ 3, 4 đối với một số thủ tục hành chính; 
theo dõi, tổng hợp, báo cáo nhiệm vụ cải 
cách hành chính, cải cách tư pháp của 
Tổng cục và hệ thống THADS theo quy 
định. Xây dựng Kế hoạch cải cách hành 
chính trong THADS. Xây dựng và áp 
dụng mô hình khung hệ thống quản lý chất 
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 
2008 áp dụng trong hệ thống THADS.
Hoàn thiện pháp luật về vai trò của 
THADS phải được đặt trong những yêu 
cầu, đòi hỏi chung của xã hội, đồng thời 
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN 
Việt Nam, của dân, do dân, vì dân. Sự 
phát triển của nền kinh tế thị trường định 
hướng XHCN và điều kiện tăng cường 
53Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hợp tác quốc tế và hội nhập của nước ta 
cũng đặt ra yêu cầu khách quan phải sớm 
hoàn thiện pháp luật THADS. Hoàn thiện 
pháp luật THADS không chỉ dừng lại ở 
việc xây dựng mô hình THA phù hợp hay 
việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn 
bản quy phạm pháp luật về THADS mà 
còn bao hàm cả việc bổ sung, sửa đổi các 
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan 
nhằm bảo đảm tăng cường cơ chế kiểm 
tra, giám sát đối với hoạt động của cơ quan 
THADS. Đồng thời huy động được sự 
tham gia của các cơ quan, tổ chức có thẩm 
quyền trong việc chỉ đạo, phối hợp, giám 
sát, hỗ trợ hoạt động THA nhằm giải quyết 
tình trạng án tồn động, tăng cường hiệu 
lực, hiệu quả hoạt động của CQTHADS, 
nâng cao trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ 
cán bộ, công chức trong cơ quan THADS 
trước những yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
[2]. Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 
năm 2014;
[3]. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam năm 2013;
[4]. Claude Brenner, Gs trường Đại học tổng 
hợp Panthéon - Assas, Cộng hòa Pháp (2006), 
“Lựa chọn mô hình tổ chức thi hành án phù 
hợp với điều kiện của mỗi quốc gia”. Nguồn: 
Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, 
Tài liệu tham khảo dự thảo Luật Thi hành án 
dân sự.
Địa chỉ tác giả: Khoa Luật, Trường Đại học 
Mở Hà Nội
Email: dinhhang0409@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kien_nghi_nham_hoan_thien_vai_tro_cua_co_quan_thi_han.pdf