Một số khó khăn khi giảng dạy tác phẩm “Truyện Kiều” cho học viên quân sự nước ngoài

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). Hầu

như tất cả các nhà nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều đều khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn

ngữ dân tộc, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một đỉnh cao chói lọi. Và có

thể nói, bất cứ người Việt Nam dù ở lứa tuổi nào cũng đều đọc Truyện Kiều; có người thuộc dăm bảy câu,

có người thuộc nhiều đoạn, có người thuộc cả Truyện Kiều, thậm chí có người còn “đọc ngược” Truyện

Kiều. Chính vì, Truyện Kiều là một tác phẩm nổi tiếng của một giai đoạn văn học Việt Nam nên việc giảng

dạy tác phẩm này cho học viên quân sự nước ngoài (chuyên ngành Việt Nam học) cũng vấp phải một số

khó khăn. Vấn đề là người dạy phải tìm cách vượt qua những khó khăn ấy để chuyển tải đến người học

những vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. Từ đó, khơi gợi niềm yêu thích

tìm hiểu, khám phá những cái hay, cái đẹp có trong mỗi tác phẩm văn học Việt Nam nói chung và văn

học trung đại nói riêng.

pdf 6 trang kimcuc 3900
Bạn đang xem tài liệu "Một số khó khăn khi giảng dạy tác phẩm “Truyện Kiều” cho học viên quân sự nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn khi giảng dạy tác phẩm “Truyện Kiều” cho học viên quân sự nước ngoài

Một số khó khăn khi giảng dạy tác phẩm “Truyện Kiều” cho học viên quân sự nước ngoài
95KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. MỞ ĐẦU
Một nhà sử học Ôxtrâylia đã dùng khái niệm “Sự 
chuyên chế của những khoảng cách” để nói về đặc 
thù không gian của thiên nhiên trên một đất nước 
đồng thời là cả một lục địa – Ôxtrâylia”. Có thể dùng 
khái niệm đó để biểu đạt tính chất khó khăn của việc 
đưa tác phẩm văn học quá khứ – đặc biệt là di sản văn 
học viết của 10 thế kỉ xây dựng quốc gia phong kiến 
độc lập (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, mà chúng ta 
quen gọi là Văn học trung đại Việt Nam) – đến với thế 
hệ trẻ Việt Nam nói chung và các bạn học viên nước 
ngoài (đang được đào tạo ở Học viện Khoa học Quân 
sự) nói riêng. Những người giảng viên văn học đã gặp 
phải một “bi kịch” trong cuộc đời nghề nghiệp của 
bản thân là bởi mặc dầu thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn 
Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xươngvà 
nhiều tác gia khác đã đạt đến giá trị kiệt tác nhưng 
MỘT SỐ KHÓ KHĂN
KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM 
“TRUYỆN KIỀU” CHO HỌC VIÊN
QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI
TRẦN THỊ THU HIỀN
Học viện Khoa học Quân sự
TÓM TẮT
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). Hầu 
như tất cả các nhà nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều đều khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn 
ngữ dân tộc, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một đỉnh cao chói lọi. Và có 
thể nói, bất cứ người Việt Nam dù ở lứa tuổi nào cũng đều đọc Truyện Kiều; có người thuộc dăm bảy câu, 
có người thuộc nhiều đoạn, có người thuộc cả Truyện Kiều, thậm chí có người còn “đọc ngược” Truyện 
Kiều. Chính vì, Truyện Kiều là một tác phẩm nổi tiếng của một giai đoạn văn học Việt Nam nên việc giảng 
dạy tác phẩm này cho học viên quân sự nước ngoài (chuyên ngành Việt Nam học) cũng vấp phải một số 
khó khăn. Vấn đề là người dạy phải tìm cách vượt qua những khó khăn ấy để chuyển tải đến người học 
những vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. Từ đó, khơi gợi niềm yêu thích 
tìm hiểu, khám phá những cái hay, cái đẹp có trong mỗi tác phẩm văn học Việt Nam nói chung và văn 
học trung đại nói riêng.
Từ khóa: giảng dạy, học viên quân sự nước ngoài , khó khăn, tác phẩm, Truyện Kiều
dường như học viên phải “học” tác phẩm Bình Ngô đại 
cáo, Truyện Kiều, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn 
Khuyến, qua sự áp đặt của khung chương trình môn 
học và người giảng viên giảng dạy trên lớp. Chính mâu 
thuẫn này đã khiến người giảng viên văn học phải tạo 
ra cho học viên niềm yêu thích, sự rung cảm, hứng 
thú khi tìm hiểu tác phẩm văn học thời trung đại.
Hơn nữa, đối tượng giảng dạy của tác phẩm Truyện 
Kiều là học viên quân sự nước ngoài được đào tạo 
theo chương trình Cử nhân Việt Nam học tại Học 
viện Khoa học Quân sự. Thời điểm học viên được tiếp 
xúc với môn Văn học trung đại Việt Nam nói chung 
và tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nói riêng 
là Học kì I của năm thứ tư – năm học trước khi kết 
thúc cả quá trình đào tạo. Lúc này, học viên đã được 
trang bị khá nhiều vốn kiến thức về văn hóa, ngôn 
ngữ (Trừ một số học viên gặp phải một chút khó 
96 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khăn về ngôn ngữ). Đó là những điều kiện thuận 
lợi cho việc tiếp cận một tác phẩm văn chương. Tuy 
nhiên, vì Truyện Kiều là một tác phẩm được đánh giá 
cao trong nền văn học dân tộc Việt Nam – là “kiệt 
tác số một trong lịch sử văn học dân tộc” và thời 
gian dành cho việc học tác phẩm Truyện Kiều không 
nhiều – khoảng 15 tiết/120 tiết cho cả môn học nên 
đòi hỏi học viên nước ngoài phải nỗ lực rất nhiều. 
Như vậy, cũng như nhiều tác phẩm văn học trung 
đại khác, để đến được với tác phẩm Truyện Kiều, cảm 
nhận được những cái hay, cái đẹp của tác phẩm ấy, 
học viên quân sự nước ngoài đã phải vượt qua bao 
hàng rào ngăn cách, đã phải “chống chọi” lại với “uy 
quyền của những khoảng cách”Và đó là những 
khoảng cách nào? 
2. NỘI DUNG
2.1. Những khoảng cách giữa Truyện Kiều và 
người học 
Trước hết, đó là khoảng cách về không gian và thời 
gian lịch sử. Không riêng gì học viên nước ngoài, mà 
ngay cả người Việt Nam ở tất cả các lứa tuổi đều gặp 
phải khó khăn khi tiếp cận với một tác phẩm văn học 
trung đại bởi chiều dài của thời gian lịch sửVà đó 
cũng không đơn giản chỉ là câu chuyện của thời gian 
mà còn là sự khác biệt của loại hình xã hội, của cuộc 
sống. Thời đại Truyện Kiều là sự ngự trị của vương 
quyền; ngày nay chúng ta đang đấu tranh xây dựng 
một xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Hơn nữa, sự phát triển của lịch sử cũng đem đến biết 
bao sự biến đổi mãnh liệt, sâu sắc, trong đó có sự biến 
đổi về phong cách sinh hoạt, ứng xử. Những cô gái 
ngày nay chắc khó có thể rung động trước trang phục 
của một Kim Trọng “Cỏ pha màu áo nhuộm non da 
trời” bởi họ chỉ biết có những chàng trai màu quần 
jeans, áo vest!
Tiếp đó là khoảng cách tâm lí học. Có lẽ nhịp sống 
“tên lửa” dồn dập, sự bùng nổ của thời đại “công nghệ 
thông tin” cùng với biết bao lo toan của cảnh sống xa 
quê hương, đất nước đã khiến cho đại đa số học viên 
nước ngoài không có thì giờ, tâm trí và cả sự hứng 
thú với việc vùi đầu hàng giờ, hàng ngày vào một 
cuốn tiểu thuyết hiện đại, chứ chưa nói gì đến Truyện 
kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn 
Du – những cái hoàn toàn xa lạ, khó hiểu, nhàm 
chán đối với họ.
Việc giảng dạy một tác phẩm văn học trung đại như 
vậy đòi hỏi phải có sự “tái hiện khung cảnh không 
gian và thời gian lịch sử”, phải “gây được không khí 
lịch sử” cho các học viên. Để làm được điều này, giảng 
viên cần phải có một vốn liếng tri thức lịch sử văn hóa 
xã hội để thông tin tới học viên, để họ có thể hiểu, 
“nhập thân” vào hoàn cảnh, vào cuộc sống quá khứ 
cũng như tính cách, số phận của nhân vật, tạo nền 
tảng cho sự lĩnh hội tác phẩm.
Một khoảng cách cơ bản nữa cần nêu lên là sự khác 
biệt trong phong cách nghệ thuật, nhất là sự khác 
biệt trong phong cách ngôn ngữ giữa văn học hiện 
đại và văn học trung đại – vốn là hai phạm trù văn học 
khác nhau. Đây là vấn đề cần xử lí trước tiên khi tiếp 
cận văn bản quá khứ – bởi ngôn ngữ là yếu tố đầu 
tiên, là đơn vị cơ bản của một văn bản văn học. Đối 
với học viên nước ngoài, khi tìm hiểu một tác phẩm 
văn học nói chung đã rất khó khăn, đằng này lại là tác 
phẩm văn học cổ điển. Bởi khi đó, học viên vấp phải 
một hàng rào ngôn ngữ tiếng Việt (mặc dù đã được 
trang bị nhưng chưa đủ), những từ ngữ khó, những 
địa danh, những điển tích, điển cố, thi liệu, văn liệu 
xa lạ, khó hiểu. Ở đây, rất cần một khâu “trung gian 
phiên dịch” những ngôn từ “khô khan” trong giáo 
trình hoặc cả những lời giải thích của giảng viên trên 
bục giảng. Có những học viên không đọc các chú giải, 
hoặc chỉ đọc khi buộc phải hiểu để trả lời câu hỏi của 
giảng viên. Thậm chí, ngay cả lời giải thích của thầy 
cô giáo, học viên cũng không hứng thú nghe, có học 
viên còn không hiểu (mặc dù, giảng viên đã cố gắng 
giải thích bằng các từ ngữ đơn giản nhất). Hoặc nếu 
có nghe, có hiểu thì quá trình lĩnh hội, tiếp nhận tác 
phẩm cũng không liền mạch, do đó, phần nào hạn 
chế sự rung cảm, làm giảm đi sự hứng thú khi tìm 
hiểu tác phẩm văn học.
Như vậy, có biết bao khoảng cách cần phải vượt qua 
khi đưa một tác phẩm văn học cổ điển đến với học 
viên quân sự nước ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi 
bài viết này, chúng tôi chỉ xin dừng lại nói sâu hơn về 
ngôn ngữ văn bản, nhất là ngôn ngữ nhân vật trong 
tác phẩm Truyện Kiều.
2.2. Khoảng cách ngôn ngữ trong tác phẩm
Có thể nói, nhân vật văn học không phải từ trên trời rơi 
xuống, mà nó bắt nguồn từ mẫu hình có thực trong 
cuộc sống đời thường được nhà văn gia công, thổi vào 
nó cái hồn và điển hình hóa bằng nhiều biện pháp 
nghệ thuật. Và việc tìm hiểu ngôn ngữ là điều quan 
97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
trọng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất để hiểu 
nhân vật, bởi cuộc sống của nhân vật trong tác phẩm 
tùy thuộc vào khả năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. 
Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện 
quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện 
cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà 
văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều 
cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm 
đặc biệt của nhân vật; cho nhân vật lặp lại những từ, 
câu mà nhân vật thích nói, kể cả từ vay mượn và từ 
địa phương
Theo ý kiến của M. Gorki, thành phần ngôn ngữ nhân 
vật bao gồm: một bộ phận ngôn ngữ do “tác giả lấy từ 
các nhân vật trong thực tế ra làm tài liệu”, “dùng vốn 
kinh nghiệm tri thức bản thân gọt giũa lại” và một bộ 
phận khác “hư cấu” nên để nói nốt cho họ những điều 
mà họ chưa có dịp nói, hoặc tiếp tục nốt những hành 
động mà họ chưa kịp làm nhưng chắc chắn phải làm. 
Ta có thể xem bộ phận thứ nhất là ngôn ngữ của chính 
nhân vật, gồm có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc 
thoại. Đây là phần quan trọng nhất của tác phẩm. Bộ 
phận thứ hai thường được mệnh danh là ngôn ngữ 
câm – là ngôn ngữ tác giả nói thay cho nhân vật.
Nhìn khái quát, ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều 
mang tính truyền thống rõ rệt. Tuy vậy, phần sáng tạo 
đặc sắc trên cơ sở truyền thống là công lao lớn của 
Nguyễn Du. Bên cạnh ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng 
còn có ngôn ngữ đời sống phong phú và đậm đà màu 
sắc hiện thực chủ nghĩa. Nói cách khác, có nhiều từ 
ngữ sáo mòn, ngoại lai xen lẫn vào giữa kho tàng từ 
ngữ thuần Việt mộc mạc, chân chất, giản dị mà trong 
sáng, giàu chất sống hiện thực. 
Có ý kiến cho rằng: “Ngôn ngữ có nhiều tính chất 
ước lệ trong Truyện Kiều chủ yếu được sử dụng cho 
các nhân vật chính diện” (Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương 
Quan, Kim Trọng,..) và “ngôn ngữ có nhiều thành 
phần hiện thực chủ nghĩa được sử dụng nhiều hơn 
cho các nhân vật phản diện” (Tú Bà, Mã Giám Sinh, 
Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh). Đối với các nhân vật 
chính diện thì thành phần ước lệ trong ngôn ngữ bị 
phá vỡ dần và thành phần hiện thực chủ nghĩa được 
tăng cường khi con người đi sâu vào cuộc sống có 
nhiều xung đột.
Vậy điều cần làm để tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật là 
chúng ta đi sâu phân tích những hoàn cảnh cụ thể, 
trong đó nhân vật “tự bạch” hay đối thoại. Cũng như 
con người thực, nhân vật văn học là một chỉnh thể 
sống động; khi tìm hiểu ngôn ngữ không thể quên 
chỉnh thể đó. Còn việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại 
hay đối thoại là để góp phần minh họa thêm, làm 
sáng tỏ hơn những yếu tố thuộc về bản chất của nhân 
vật. Tất nhiên, trước khi phân tích ngôn ngữ một nhân 
vật nào đó, chúng ta phải hiểu đầy đủ và sâu sắc vai 
trò, vị trí và quá trình phát triển của nhân vật ấy trong 
tác phẩm.
2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật là lời nói mà nhân 
vật trao đổi với một hay nhiều nhân vật khác để bày 
tỏ quan điểm, thái độ, ý kiếncủa mình trước vấn đề 
mà mình đang quan tâm.
Trong văn học trung đại Việt Nam, nếu ngôn ngữ độc 
thoại được sử dụng chủ yếu cho các nhân vật trong 
khúc ngâm (như Chinh phụ ngâm khúc của tác giả 
Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm; Cung oán 
ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều) thì ngôn ngữ đối 
thoại lại được sử dụng nhiều cho các nhân vật trong 
truyện thơ tự sự. Do vậy, ta có thể dễ dàng lí giải tại 
sao ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều chiếm tỉ lệ 
khá cao so với ngôn ngữ độc thoại.
Hãy lấy nhân vật Tú Bà để xem xét. Mụ được miêu tả 
là người làm nghề buôn thịt bán người: “Thoắt trông 
nhờn nhợt màu da/Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao!”. Người 
đọc đã gặp mụ trong trong cơn tam bành, thực chất 
là một cuộc sát phạt ác liệt mà mụ giáng lên đầu Mã 
Giám Sinh và Thúy Kiều. Đây mới chỉ là một khoảnh 
khắc. Để hoàn thành nốt chân dung nhân vật có một 
không hai này, Nguyễn Du đã đặt nhân vật trong các 
màn đối thoại.
Màn 1:
Cửa hàng buôn bán cho may,
Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu.
Muôn nghìn người thấy đều yêu,
Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai.
Tin nhạn vẩn, lá thơ bài,
Đưa người cửa trước, rước người cửa sau.
Tú Bà đang đối thoại (khấn vái) với Thành hoàng của 
nghề mụ: Thần mày trắng – đó là thần hộ mệnh. Dù 
vốn vô học và cộc cằn nhưng mụ cũng phải lựa chọn 
sao cho lời khấn thể hiện được nội dung khẩn cầu, 
vừa trang trọng đối với tổ nghề, vừa diễn đạt đúng và 
98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đủ điều cần thiết của “cửa hàng” để thần biết mà phù 
trợ. Nội dung khẩn cầu là gì? Có được món hàng mới, 
cửa hàng sẽ phát đạt, rất đông khách (hai câu đầu); 
được khách quyến luyến, ưa chuộng (hai câu giữa); 
câu khách và giữ được khách làng chơi không ngớt 
lui tới (hai câu cuối).
Dù là ngôn ngữ đời sống hay ngôn ngữ ước lệ thì 
cũng phải diễn đạt sao cho đúng là lời của mụ trùm 
nhà chứa. Vậy thì, “Cửa hàng buôn bán cho may”, “Đưa 
người cửa trước, rước người cửa sau” là lời lẽ của mụ 
chủ bán dâm đích thực, chẳng cần tô vẽ gì nữa. Còn 
ngôn ngữ ước lệ cũng chỉ bao gồm một số từ ngữ 
như: “Hàn Thực, Nguyên Tiêu” – đó là những kì lễ tết 
trong năm, ai cũng biết; hoặc “anh yến, trúc mai”, “tin 
nhạn, lá thơ” thông dụng ở chốn lầu xanh. Ngay cả lời 
khấn thần cũng mang dấu ấn giọng lưỡi Tú Bà không 
lẫn vào đâu được!
Màn 2:
Mụ rằng: “Ai cũng như ai
Người ta ai mất tiền hoài đến đây.
Ở trong còn lắm điều hay,
Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.
Này con thuộc lấy làm lòng,
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề.
Chơi cho liễu chán hoa chê,
Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời!
Khi khóe hạnh, khi nét ngài,
Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa.
Đều là nghề nghiệp trong nhà,
Đủ ngần ấy nết, mới là người soi”
Có người gọi màn này là màn Tú Bà dạy nghề! Sau 
khi ra uy khuất phục được Thúy Kiều chịu tiếp khách, 
Tú Bà đổi giọng hoàn toàn. Mụ không còn cất lên cái 
giọng the thé với những lời nhiếc móc, xỉa xói tục tĩu 
của cái thời mụ nổi cơn tam bành mà lời lẽ thẽ thọt 
trở nên lụa là, ngọt xớt với thái độ ân cần mơn trớn. 
Mụ tỉ tê với Kiều như những lời “tự bạch”.
Nguyễn Du hầu như chỉ dùng ngôn ngữ thuần Việt 
nhưng hình tượng hiện lên vẫn có tính ước lệ vì nhà 
thơ không muốn khui ra đủ thứ dơ dáy, bẩn thỉu của 
cái nghề bán dâm của mụ. Dù vậy, cái cảnh đam mê 
đến trác táng vẫn cứ hiện ra nửa kín nửa hở bởi vì 
ngôn ngữ thơ ở cảnh này vẫn có khả năng gợi tả 
bằng các hình thức tu từ như: ẩn dụ (khép mở, riêng 
chung, bảy chữ, tám nghề); nhân hóa (liễu chán hoa 
chê); đảo ngữ (lăn lóc đá, mê mẩn đời) và đặc biệt là 
điệp ngữ cho và khi hết sức nổi trội (cho liễu chán 
hoa chê, cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời; khi khóe 
hạnh, khi nét ngài, khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười 
cợt hoa).
Nói chung, những từ ngữ trong màn đối thoại trên chỉ là 
những từ ngữ thông dụng ở “miền nguyệt hoa”, dù trôi 
chảy, mềm mỏng đến đâu vẫn không đánh lừa được 
ai, đúng như cảm nhận của Thúy Kiều: “Những nghe 
nói đã thẹn thùng/Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe!”
Sử dụng những từ ngữ rất đúng chỗ và đắt nghĩa 
kể trên, nhà thơ Nguyễn Du đã dựng lên một màn 
đối thoại hết sức độc đáo và hiếm hoi: Đối thoại mà 
vẫn như độc thoại! Mở màn, Tú Bà dạy cho Kiều biết 
tâm lí chung của khách làng chơi; tiếp theo, mụ trao 
đổi những từng trải nghề nghiệp mà mụ đã đúc kết 
được suốt “đời mưa gió” của mụ, với lời súc tích mà 
giọng hả hê; cuối cùng, mụ khép lại bằng những lời 
khích lệ.
Như vậy, có thế thấy Nguyễn Du đã trao cho nhân 
vật của mình dù mới chỉ là ở màn đối thoại, lời ăn 
tiếng nói rất phù hợp với vai trò, vị trí và tính cách của 
nhân vật trong từng văn cảnh cụ thể của tác phẩm.
2.2.2. Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ độc thoại được xem là “tiếng lòng” của nhân 
vật phát ra một cách trung thực sự rung cảm của mình 
trước thiên nhiên và xã hội. Chỉ có qua ngôn ngữ độc 
thoại, người đọc tác phẩm mới có thể cảm nhận được 
đầy đủ và sâu sắc tâm tư, tình cảm, ý nghĩ, tức là đời 
sống nội tâm của nhân vật.
Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm là thành tựu 
xuất sắc nhất của văn học. Các kiệt tác của nhiều đại 
thi hào có tầm cỡ thế giới đều trở nên sống động, hấp 
dẫn vì các tác giả đã sử dụng kì tài ngôn ngữ độc thoại 
nội tâm của các nhân vật. Đây cũng là một thành tựu 
nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. 
Truyện Kiều của Nguyễn Du là truyện thơ đỉnh cao, 
đạt được nhiều thành tựu xuất sắc nhất về mặt sử 
dụng ngôn ngữ nhân vật. Trong phần giới thiệu về 
ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, chúng ta đã phần 
nào thấy được thần bút của tác giả. Hơn nữa, tất cả 
các nhân vật trong Truyện Kiều còn có đời sống nội 
tâm phong phú. Chính nhờ ngôn ngữ độc thoại nội 
tâm mà người đọc nắm được cái thần của nhân vật.
Đọc Truyện Kiều, ai cũng biết Tú Bà, Sở Khanh “lưu 
manh” vì những màn đối thoại. Ngược lại, nhiều nhân 
vật khác lại trở nên bất hủ vì những màn độc thoại nội 
99KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
tâm. Hãy đến với nhân vật Thúy Kiều với một vài khúc 
ngoặt trong cuộc đời để thấy rõ điều đó.
Suốt nhiều chặng đường trong cuộc đời mình, Thúy 
Kiều đã có bao lần thao thức trăn trở về số phận, 
về vận mệnh của mình. Thi hào Nguyễn Du đã ghi 
nhận “những biến động con tim” ấy bằng những lời 
độc thoại hoàn toàn thích hợp và sắc sảo. Mỗi chặng 
đường, mỗi cảnh ngộ, tâm trạng Kiều diễn biến khác 
nhau, không lần nào giống lần nào. Kể từ sau buổi 
dự lễ hội Đạp thanh cho đến các chặng đường khổ 
ải tiếp theo: bán mình, trao duyên, thất thân với Mã 
Giám Sinh, bị mắc lừa Sở Khanh, bị đày đọa dưới 
trướng Hoạn Thư, sống tủi nhục trong lầu xanh, trẫm 
mình trên sông nước Tiền Đường Dường như lúc 
nào nhà thơ nhân đạo Nguyễn Du cũng có mặt bên 
cạnh nàng để ghi nhận bấy nhiêu tâm trạng.
Diễn biến nội tâm Thúy Kiều sau buổi du xuân:
Người mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Hai cặp lục bát kết tinh hai nỗi vương vấn, băn khoăn 
về cuộc đời: Những gì đã qua sao mà phũ phàng đến 
thế! Những gì đang e ấp chớm nở liệu có hi vọng gì 
không? Hai diễn biến tâm trạng về quá khứ và hiện tại 
dường như là một nghịch lí gây nên nỗi băn khoăn, day 
dứt đối với con người đa sầu đa cảm như Thúy Kiều.
Nội tâm Thúy Kiều trước lúc trao duyên:
Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời.
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khít, cho người dở dang.
Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề, thôi đã phũ phàng với hoa.
Trời Liêu non nước bao xa,
Nghĩ đâu rẽ cửa, chia nhà, tự tôi!
Biết bao duyên nợ thề bồi,
Kiếp này, thôi thế thì thôi, còn gì?
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Nợ tình chưa trả cho ai,
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!
Trước cơn gia biến, những gì có thể làm được thì 
Thúy Kiều đã làm để vãn hồi hạnh phúc cho gia đình 
trong muôn một. Nàng sắp phải rời khỏi tổ ấm gia 
đình. Điều đang làm cho lòng nàng “thổn thức đầy” 
chưa phải là những dự cảm về những nỗi bất hạnh 
mà nàng gặp phải trên con đường lưu lạc. Mà nỗi 
ái ngại trước hết, nàng dành cho Kim Trọng. Chàng 
đang ở tít tận “trời Liêu”, vậy nên nỗi ái ngại càng tăng 
lên bội phần. Lời thơ, tiếng nói độc thoại của chính 
nàng hết sức xao xuyến: “Vì ta khăng khít”, “thôi đã 
phũ phàng”, “Nghĩ đâu rẽ cửa, chia nhà, tự tôi!”. Nàng 
tự trách mình, tự kết tội mình! Chính vì vậy mà nỗi 
đau đến xé lòng cứ dâng lên từng đợt, đợt sau mạnh 
hơn đợt trước. Đỉnh cao của những cơn bão lòng 
dồn cả vào câu: “Nghĩ đâu rẽ cửa, chia nhà, tự tôi!”. 
Câu thơ được ngắt nhịp liên tiếp, lại được bổ sung 
bằng thành ngữ  “rẽ cửa, chia nhà” đầy xốn xang.
Đúng theo quy luật của phát triển tâm lí, càng ái 
ngại cho chàng Kim bao nhiêu thì Thúy Kiều càng ái 
ngại cho mình bấy nhiêu! Nàng coi mình là kẻ đắc 
tội, biết có cách nào gỡ cho được tội? Đang nói đến 
chàng Kim, lời thơ chuyển sang giọng thương mình 
da diết: “Kiếp này, thôi thế thì thôi, còn gì?”. Câu thơ 
vang lên như một lời tuyệt vọng. Những hình ảnh 
hiện lên từ những điển cố “tái sinh”, “nợ tình” như dắt 
nhân vật vào cõi âm mịt mờ khổ ải! Đọc đến đây, ai 
mà không ái ngại cho một kiếp người đầy oan khuất!
Nội tâm Thúy Kiều trước giờ tự trẫm mình:
Rằng: “Từ Công hậu đãi ta,
Xót vì việc nước mà ra phụ lòng
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời.
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời, dưới sông!”
Sau khi bị Hồ Tôn Hiến phản bội, bị làm nhục, Thúy 
Kiều hết đường tính liệu. Nàng đã quyết định đi tìm 
cái chết! Rồi một đêm, trên sông nước Tiền Đường, 
ruột rối tơ vò, lòng tràn đầy ân hận và oan khuất, nàng 
đã “gieo mình xuống dòng tràng giang”. Đây là những 
lời trăn trối cuối cùng kết thành một tấn bi kịch thê 
thảm của một kiếp người tài sắc.
Lời đầu tiên đầy trang trọng, nàng dành cho ân nhân 
vĩ đại Từ Hải. Cũng như lần trước, khi đối mặt với kẻ 
thù, nàng hùng hồn khẳng định: “Rằng Từ là đấng anh 
hùng/Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng biển khơi”. Lần 
này, nàng tôn vinh Từ Hải: “Rằng: Từ Công hậu đãi ta” 
bởi vì, trong nhận thức, trong tâm tưởng của nàng, Từ 
Hải vừa là anh hùng, vừa là ân nhân. Phải chăng, những 
lời tôn vinh ấy như để nàng phần nào chuộc lại cái lỗi 
lầm hết sức tai hại của mình? Tiếp đến, trở lại với mình, 
100 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nàng dày vò mình, tự buộc tội mình đã làm nên tội lớn 
không thể dung tha! Ngôn ngữ thuần Việt mà quyết 
liệt, dữ dội, dứt khoát. Âm điệu câu thơ láy đi láy lại chì 
chiết, thắt buộc, phản ánh chân thực tâm trạng của 
người đang trăn trối: hối hận, đau đớn, tiếc thương.
Người đời có thể trách Thúy Kiều nhưng không ai 
không hiểu rõ nỗi oan khuất của đời nàng.
Như vậy, phân chia ngôn ngữ nhân vật thành hai bộ 
phận: đối thoại và độc thoại là để dễ thấy ưu thế và 
đặc điểm của từng bộ phận, đồng thời nhận ra tính 
chính xác, tinh vi, tế nhị và sức biểu đạt đặc sắc của 
nhân vật trong từng cảnh ngộ cụ thể. Một trong 
những yếu tố làm nên thành công của một tác phẩm 
là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Dù là ngôn ngữ đối 
thoại, độc thoại của nhân vật hay ngôn ngữ trực tiếp 
của tác giả viết về nhân vật đều nhằm mục đích trao 
cho nhân vật một diện mạo ngoại hình và đời sống 
nội tâm sinh động đúng như vai trò, vị trí của nhân vật 
trong tác phẩm. Với kiệt tác Truyện Kiều, bằng nhiều 
bút pháp nghệ thuật trác tuyệt, trong đó có bút pháp 
sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại chính xác, 
sắc sảo; thi hào Nguyễn Du đã tạo nên cả một thế giới 
nhân vật chân thực, sinh động, dễ nhận mặt, sống 
mãi trong lòng các thế hệ người đọc.
3. KẾT LUẬN
Những khó khăn đặt ra nói trên trong tác phẩm 
Truyện Kiều của Nguyễn Du không thể được giải quyết 
một cách đầy đủ, thích đáng chỉ trong một sớm, một 
chiều và ở những bài viết lẻ tẻ vì yêu cầu phạm vi vấn 
đề cùng năng lực chủ quan của người viết. Ví dụ như, 
vấn đề khoảng cách tâm lí học đòi hỏi được nghiên 
cứu trên quan điểm liên ngành xã hội học–văn học. 
Trong các lĩnh vực tri thức nói trên, sự hiểu biết về 
những phạm trù văn hóa trung đại là một vấn đề 
quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực triết học Nho giáo, 
Phật giáo và ở mức độ nhất định, còn là tư tưởng Lão-
Trang. Và vấn đề chiếm lĩnh tri thức văn hóa và triết 
học trung đại của người giảng viên cần được đưa vào 
một chương trình thông tin khoa học về những thành 
tựu nghiên cứu mới trên lĩnh vực này. Trong phạm vi 
bài viết, chúng tôi xuất phát từ góc độ bài giảng của 
giảng viên với tư cách là một thông điệp trung gian 
giữa tác phẩm nghệ thuật (thông điệp gốc) đến với 
học viên quân sự nước ngoài (đối tượng tiếp nhận) 
để đưa ra một vài phương hướng xử lí theo quan 
niệm chủ quan. Có thể, bài viết chưa làm thỏa mãn 
thú tìm hiểu, nghiên cứu cũng như cách xử lí của độc 
giả nhưng dẫu sao cũng đã đưa đến một cách tiếp 
cận khác đối với một tác phẩm vốn nổi tiếng này./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Sơn, Vũ 
Thanh (1999), Nguyễn Du – về tác giả và tác phẩm, NXB 
Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Bá Hán (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc 
Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 
Hà Nội.
3. Đặng Thanh Lê (1999), Truyện Kiều và thể loại truyện 
Nôm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Đặng Thanh Lê (1999), Giảng văn Truyện Kiều, NXB 
Giáo dục, Hà Nội.
5. Hoàng Hữu Yên (2003), Cái hay, cái đẹp của tiếng Việt 
trong Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.
SEVERAL DIFFICULTIES IN TEACHING “TRUYEN 
KIEU” FOR FOREIGN MILITARY STUDENTS
TRAN THI THU HIEN
Abstract: “Truyen Kieu” by Nguyen Du is a 
masterpiece in Vietnamese medieval literature 
(from 10th to 19th century). Almost all literary 
researchers and critics of ”Truyen Kieu” assert 
that Nguyen Du was a master of national 
language, who at that time raised Vietnamese 
language to a glorious climax. It can be seen 
that Vietnamese people of all ages read “Truyen 
Kieu”, some remember a few sentences, some 
many parts, some learn “Truyen Kieu” by heart, 
some even read it backward. As “Truyen Kieu” is a 
well-known literary work in a period of Vietnam’s 
literature, teaching it for foreign military students 
face up to a number of difficulties. The bottom 
line is that teachers have to overcome the 
problems to help students find out the content 
and artistic matter of this work. Therefore, the 
interest in learning will be developed, the beauty 
of each literary work in Vietnamese literature in 
general and medieval literature in particular will 
be explored and appreciated.
Keywords: teaching, international defense 
students, difficult, creation, Truyen Kieu
Ngày nhận: 03/8/2016
Ngày phản biện: 08/9/2016
Ngày duyệt đăng: 13/9/2016

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_khi_giang_day_tac_pham_truyen_kieu_cho_hoc_v.pdf