Một số kết quả nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước, ứng dụng trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông

Trong quy hoạch cũng như quản lý sử dụng nước của lưu vực sông một số câu hỏi thường

đặt ra cần giải quyết đó là : (i) trên lưu vực sông tính đế thời điểm xem xét đã sử dụng bao nhiêu

phần trăm của nguồn nước đến ? (ii) còn bao nhiêu lượng nước có thể còn có thể khai thác sử

dụng , và (iii) trong quy hoạch còn có thể xây dựng thêm công trình để sử dụng thêm bao nhiêu

lương nước của lưu vực nữa mà không ảnh hưởng đến môi trường ?

Nghiên cứu để trả lời các câu hỏi trên, báo cáo đưa ra khái niệm và phương pháp luận về

ngưỡng khai thác sử dụng nước và kết quả ứng dụng tính toán các ngưỡng khai thác sử dụng

nước trên lưu vực sông Ba một lưu vực sông tương đối lớn vùng VBMT. Qua nghiên cứu, các tác

giả cũng đưa ra những ý kiến về ứng dụng khái niệm này trong quy hoạch và quản lý tài nguyên

nước các lưu vực sông ở Việt Nam

pdf 7 trang kimcuc 5540
Bạn đang xem tài liệu "Một số kết quả nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước, ứng dụng trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kết quả nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước, ứng dụng trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông

Một số kết quả nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước, ứng dụng trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông
 Một số kết quả nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước, ứng dụng trong quy 
 hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông 
 PGS,TS Nguyễn Văn Thắng, Th.s Phạm Thị Ngọc Lan 
 Tóm tắt 
 Trong quy hoạch cũng như quản lý sử dụng nước của lưu vực sông một số câu hỏi thường 
đặt ra cần giải quyết đó là : (i) trên lưu vực sông tính đế thời điểm xem xét đã sử dụng bao nhiêu 
phần trăm của nguồn nước đến ? (ii) còn bao nhiêu lượng nước có thể còn có thể khai thác sử 
dụng , và (iii) trong quy hoạch còn có thể xây dựng thêm công trình để sử dụng thêm bao nhiêu 
lương nước của lưu vực nữa mà không ảnh hưởng đến môi trường ? 
 Nghiên cứu để trả lời các câu hỏi trên, báo cáo đưa ra khái niệm và phương pháp luận về 
ngưỡng khai thác sử dụng nước và kết quả ứng dụng tính toán các ngưỡng khai thác sử dụng 
nước trên lưu vực sông Ba một lưu vực sông tương đối lớn vùng VBMT. Qua nghiên cứu, các tác 
giả cũng đưa ra những ý kiến về ứng dụng khái niệm này trong quy hoạch và quản lý tài nguyên 
nước các lưu vực sông ở Việt Nam. 
1. Vài nét về lưu vực sông Ba và bài toán nghiên cứu 
 1) Lưu vực sông Ba 
 Lưu vực sông Ba là một trong những lưu vực sông lớn của nước ta chảy qua 4 tỉnh thuộc 
Tây Nguyên và Ven biển Miền trung là các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk và Phú Yên, có diện 
tích lưu vực tính đến cửa sông là 13.508 km2, có 3 sông nhánh chính là các sông IAyun, sông 
Hinh, sông Krong H’năng. 
 Tài nguyên nước trên lưu vực sông hiện tại được dùng chủ yếu để cung cấp cho tưới, cho 
sinh hoạt và công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho thủy điện. Tài nguyên nước của lưu vực 
sông Ba không phong phú với modun dòng chảy năm trung bình nhiều năm chỉ có 22,4 l/s.km2, 
tuy nhiên do mật độ dân số trung bình trên lưu vực chưa cao nên trên lưu vực hiện chưa thực sự 
gay cấn về nước. Trên lưu vực hiện có 2 công trình cung cấp nước tưới lớn đó là đập Đồng Cam 
(tưới cho 19.500 ha), hồ Ia Yun hạ (tưới 13.500 ha) và hàng trăm hồ chứa và đập dâng nhỏ khác 
phân bố trên tất cả các vùng của lưu vực. Hiện trên lưu vực sông đã có hồ thủy điện Sông Hinh 
(70MW) hoạt động từ năm 2000. Hiện đang xây dựng 3 hồ thủy điện lớn khác là các hồ sông Ba 
Hạ (220 MW), hồ Krong Hnăng (65 MW) và hồ An Khê-Kanak (175 MW). 
 2) Mô tả bài toán và vấn đề nghiên cứu 
 Trong quy hoạch phát triển tài nguyên nước, đặc biệt là xem xét khả năng nguồn nước để 
đưa ra phương án xây dựng thêm các công trình khai thác sử dụng nước khác trong tương lai một 
số câu hỏi thường đặt ra đòi hỏi phải làm rõ như là: 
 (1). Trên lưu vực sông tính đến một vị trí tuyến trên sông chính tính đến thời điểm xem 
xét đã khai thác và sử dụng bao nhiêu % lượng nước đến của lưu vực ? 
 (2). Còn bao nhiêu lượng nước của lưu vực còn có thể khai thác sử dụng trong tương lai 
 Việc trả lời câu hỏi trên có thể sẽ dẫ̃n đến một khái niệm mà lâu nay chúng ta vẫn nói đến 
nhưng chưa mấy khi được làm rõ, đó là khái niệm về “ ngưỡng khai thác sử dụng nguồn nước 
của lưu vực sông”. 
 Có thể thấy rằng để trả lời câu hỏi trên cần phải dựa trên phương trình cân bằng nước của 
lưu vực sông và làm rõ các thành phần nước đến lưu vực, nước đã sử dụng từ các số liệu thực tế 
về thủy văn, khí tượng và số liệu sử dụng nước. Tuy nhiên, đi vào chi tiết có nhiều vấn đề cần 
phải làm rõ về phương pháp luận, đặc biệt là “ nhận thức cũng như phương pháp ước tính” các 
thành phần trong phương trình và nhất là cần hiểu thế nào về khái niệm “ ngưỡng khai thác sử 
dụng nước”. 
 Thực ra khái niệm ngưỡng khai thác sử dụng nguồn nước là một khái niệm mà nhiều 
người hay nói đến trong thực tế, tuy nhiên cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa thống nhất 
cũng như phương pháp ước tính rõ ràng về “ngưỡng này”. Theo chúng tôi về ngưỡng khai thác sử 
dụng nước có thể chia thành 2 khái niệm sau đây: 
 (1). Ngưỡng/ hay mức nguồn nước đã khai thác và sử dụng trên lưu vực sông: đặc trưng 
bằng tỷ lệ % lượng nước đã khai thác và sử dụng trên lưu vực sông chiếm trong tổng số lượng 
nước con người có thể khai thác sử dụng trên lưu vực. 
 (2). Ngưỡng cho phép khai thác sử dụng nguồn nước của lưu vực sông: đó là ngưỡng/ 
hay mức tối đa của nguồn nước có thể khai thác và sử dụng trên lưu vực mà không làm suy giảm 
môi trường dòng sông. 
 Phần sau là kết quả nghiên cứu về hai khái niệm này ứng dụng trên lưu vực sông Ba. 
2. Ngưỡng/ hay mức nguồn nước của lưu vực đã được khai thác và sử dụng trên lưu vực 
 1) Khái niệm và phương pháp tính toán 
 Về̀ khái niệm này có thể làm rõ bằng cách nhìn của “ kiểm toán nước” một cách nhìn mới 
đã rất phổ biến trên thế giới những thập kỷ gần đây nhưng ở Việt Nam còn ít được quan tâm. 
Theo cách này cần “ kiểm kê sử dụng nước_ water accouting ” hay nói cách khác là tính toán 
hoặc ước tính các thành phần lượng nước đến, thành phần lượng nước đã sử dụng của con người 
và hoặc bị tiêu hao trong tự nhiên của phương trình cân bằng nước (CBN)lưu vực. 
 Phương trình CBN lưu vực theo cách nhìn của kiểm toán nước có thể viết như sau: 
 Wcửa ra LV = Wmưa - W tổng tiêu dùng (1) 
Trong đó 
 Wmưa : là tổng lượng nước đến lưu vực do mưa (với lưu vực kín). 
 Wcửa ra : Lương nước mặt đo hoặc ước tính được tại mặt cắt cửa ra lưu vực 
 Wtổng tiêu dùng: là tổng lượng nước đã khai thác sử dụng của con người và tiêu hao 
 trong tự nhiên trên lưu vực 
 Phân tích xác định các thành phần: 
 a) Tổng lượng nước đến lưu vực do mưa là lượng nước mưa rơi trên lưu vực trong 1 năm 
tính theo số liệu mưa các trạm đo trên lưu vực. 
 b) Tổng lượng nước đã tiêu dùng: về ý nghĩa tổng lượng nước tiêu dùng trên lưu vực bao 
gồm tổng lượng nước sử dụng của con người và lượng nước tiêu hao của các quá trình tự nhiên. 
 W tổng tiêu dùng = W dùng_con người + W tiêu hao _tự nhiên (2) 
 Tuy nhiên W tổng tiêu dùng có thể ước tính ngược từ phương trình (1) nếu có số liệu đo 
đạc khí tượng thủy văn 
 W tổng tiêu dùng = Wmưa - Wcửa ra LV (3) 
 c) Lượng nước sử dụng của con người: 
 Nước sử dụng của con người (W dùng_con người ) là lượng nước sử dụng của các ngành 
dùng nước có tiêu hao lượng nước như là nước dùng cho tưới của nông nghiệp, nước dùng cho 
sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Các lượng nước này có thể tính toán/ hoặc ước tính 
theo số liệu dùng nước của các ngành trên lưu vực. 
 d) Lượng nước tiêu hao của tự nhiên: Lượng nước bị tiêu hao trong tự nhiên (W tiêu 
hao_tự nhiên) chủ yếu là lượng nước bốc thoát hơi của thảm phủ thực vật và lượng nước thẩm 
thấu xuống tầng sâu. Lượng nước này có thể ước tính bằng các phương pháp gián tiếp của “ kiểm 
toán nước” theo số liệu diện tích và loại thảm phủ (bãi cỏ, loại rừng..). Tuy nhiên với một lưu vực 
đã có lượng nước tại mặt cắt cửa ra thì có thể ước tính lượng nước tiêu hao trong tự nhiên bằng 
cách thay (2) vào (1) 
 Wcửa ra LV = Wmưa - W dùng (con người) - W tiêu hao (tự nhiên) và rút ra 
 W tiêu hao (tự nhiên) = Wmưa - Wcửa ra LV - Wdùng ( con người) (4) 
 e) Lượng nước con người có thể khai thác sử dụng: 
 Về ý nghĩa, lượng nước con người có thể khai thác sử dụng sẽ bằng lượng nước đến lưu 
vực do mưa trừ đi lượng nước đã tiêu hao trong tự nhiên như phương trình (5) 
 W có thể khai thác sử dụng = Wmưa - W tiêu hao (tự nhiên) (5) 
 f) Ngưỡng/ hay mức nguồn nước của lưu vực đã khai thác và sử dụng (Kd ) : biểu thị 
bằng tỷ lệ % lượng nước con người đã khai thác sử dụng chiếm trong tổng số lượng nước con 
người có thể khai thác sử dụng như phương trình (6). 
 Kd (%) = W dùng_con người x 100 / Wcó thể khai thác sử dụng (6) 
 Để tính toán Kd (%) sẽ theo các bước như sau: 
 - Tính tổng lượng nước đến lưu vực do mưa, tổng lượng dòng chảy tai cửa ra theo số liệu 
khí́ tượng thủy văn của năm tính toán. 
 - Tính tổng lượng nước tiêu dùng trên lưu vực do con người và do quá trình tự nhiên theo 
phương trình (3) 
 - Tính lượng nước đã sử dụng của con người ( lượng nước sử dụng của các ngành theo số 
liệu dùng nước thực tế trên lưu vực) 
 - Tính lượng nước tiêu hao trong tự nhiên theo phương trình (4) 
 - Tính tổng lượng nước con người có thể khai thác sử dụng theo phương trình (5). 
 - Tính ngưỡng/ hay mức nguồn nước của lưu vực đã được khai thác và sử dụng : Kd(%) 
theo phương trình (6). 
 2) Kết quả tính toán trên lưu vực sông Ba 
 Để đảm bảo độ chính xác cho tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nguồn nước của lưu 
vực sông theo phương pháp đề xuất như trên cần ước tính sao cho “sát thực nhất” lượng nước sử 
dụng của con người. Thí dụ khi tính lượng nước dùng của cây trồng trong nông nghiệp chúng ta 
thường chỉ tính lượng nước tưới của các công trình thủy lợi, tuy nhiên để cho sát thực cần phải 
ước tính cả lượng nước sử dụng của cây trồ̀ng trong các khu vực canh tác không có nguồn nước 
tưới khi đó cây trồng chỉ sử dụng lượng nước mưa tự nhiên. 
 Phần sau là kết quả tính toán các thành phần của phương trình của lưu vực sông Ba trong 
hai trường hợp : (i) với số liệu thực tế năm 2005 (trường hợp 1) , và (ii) với số liệu dự báo nhu 
cầu nước đến 2015 (trường hợp 2), trong đó lượng nước dùng trong nông nghiệp ước tính cả 
lượng nước tưới cho cây trồng và lượng nước cây trồng trực tiếp sử dụng nước mưa ở những nơi 
không có tưới. 
 a) Trường hơp 1 : Hiên tại năm 2005 
 Kiểm kê sử dụng nước và tính toán tỷ lệ % lượng nước đã khai thác sử dụng trên lưu vực 
sông Ba năm 2005 như trong bảng 1. 
 Bảng 1 Đơn vị W : triệu m3 
 Wtổng Wdùng Wtiêu 
 Wcó thể 
 Tiểu lưu vực F (km2) Wmưa Wcửa ra tiêu con hao tự Kd1(%) 
 sử dụng 
 dùng người nhiên 
 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 
 A. Các lưu vực sông nhánh 
 Thượngnguồn 
 3902 6438,3 2743,6 3694,7 409,7 2875,3 3563,0 11,5 
 S.Ba 
 Sông nhánh 
 2950 4912,8 1986,8 2926,0 363,08 2199,8 2713,0 13,4 
 IAYun 
 Sông Krong 
 1840 3100,4 1226,8 1877,2 370,91 1135,4 1965,0 18,9 
 Hnang 
 Sông Hinh 1040 2562,0 1633,6 928,4 78,30 771,8 1790,2 4,4 
 B. Lưu vực tính đến các tuyến trên dòng chính 
 Sau điểm nhập 
 6852 11351 4730,4 6620,6 772,79 5075,0 6276,0 12,3 
 lưu sông IaYun 
 Sau điểm nhập 
 10930 17585 7344,8 10240 1382,6 7475,0 10110 18,1 
 lưu KrongHnang 
 Sau điểm nhập 
 12405 19918 8732,3 11186 1516,6 9669,1 10249 14,8 
 lưu sông Hinh 
 Thượng Đồng 
 12827 21699 9663,7 12035 1553,8 8927,8 12771 12,2 
 Cam 
 Cửa ra ( Tuy Hòa) 13508 23105 10296 12809 1942,9 8923,1 14182 13,7 
 Kết quả tính toán trong bảng 1 cho thấy tính đến năm 2005, tổng lượng nước đã khai thác 
sử dụng con người trên lưu vực là 1942,94 triệu m3, so với tổng lượng nước có thể khai thác sử 
dụng là 14.182 triệu m3 thì đã sử dụng 13,7 %. Với tỷ lệ khai thác sử dụng nước như trên cho 
thấy tỷ lệ sử dụng nước trên lưu vực sông Ba hiện vẫn còn ở mức thấp và điều kiện nguồn nước 
còn có thể cho phép khai thác sử dụng với mức cao hơn. 
 b) Trường hơp 2 : Dự báo dến 2015 
 Kiểm kê lượng nước sử dụng và tính toán tỷ lệ % lượng nước đã khai thác sử dụng của lưu 
vực sông Ba đến năm 2015 như trong bảng 2 
 Bảng 2 Đơn vị W : triệu m3 
 Wtổng Wdùng Wtiêu Wcó thể 
 Tiểu lưu vực F (km2) Wmưa Wcửa ra Kd1(%) 
 tiêu của con hao tự sử dụng 
 dùng người nhiên 
 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 
 A. Các lưu vực sông nhánh 
 Thượng nguồn S. 
 3902 6438,3 2743,6 3694,7 470,77 2753,1 3685,2 12,8 
 Ba 
 Sông nhánh 
 2950 4912,8 1986,8 2926,0 472,95 1980,1 2932,7 16,1 
 IAYun 
 Sông Krong 
 1840 3100,4 1226,8 1877,2 439,95 997,30 2103,1 20,9 
 Hnang 
 Sông Hinh 1040 2562,0 1633,6 928,4 90,86 746,68 1815,3 5,0 
 B. Lưu vực tính đến các tuyến trên dòng chính 
 Sau điểm nhập 
 6852 11351 4730,4 6620,6 943,72 4733,2 6617,8 14,3 
 lưu sông IaYun 
 Sau điểm nhập 
 10930 17585 7344,8 10240 1717,3 6805,6 10779 15,9 
 lưu KrongHnang 
 Sau điểm nhập 
 12405 19918 8732,3 11186 1868,2 9317,8 10600 17,6 
 lưu sông Hinh 
 Thượng Đồng 
 12827 21699 9663,7 12035 1910,3 8215,0 13484 14,2 
 Cam 
 Cửa ra ( Tuy 
 13508 23105 10296 12809 2402,0 8005,0 15100 15,9 
 Hòa) 
 Kết quả tính toán cho thấy tổng lượng nước sẽ khai thác sử dụng của các ngành kinh tế 
trên lưu vực sông Ba đến 2015 là 2402 triệu m3. So với tổng lượng nước có thể khai thác sử dụng 
là 15.100 triệu m3 thì sẽ sử dụng đến 15,9 % tổng lượng nước có thể khai thác. 
 c) Một số ý kiến đánh giá 
 (1).Với kết quả như trên có thể thấy tỷ lệ % lượng nước đã sử dụng của cả con người và 
tiêu hao trong tự nhiên trên lưu vực sông Ba nói chung còn thấp và tăng từ 13,7 % năm 2005 đến 
15,9% năm 2015. Từ đó cho thấy điều kiện nguồn nước của lưu vực còn cho phép sử dụng nhiều 
hơn trong tương lai, vấn đề chủ yếu là phải có nguồn tài chính để xây dựng thêm công trình hồ 
chứa để trữ nước thừa trong mùa lũ và điều tiết sử dụng trong mùa kiệt cho các vùng còn thiếu 
nước. 
 (2). Trong thực tế hiện nay để ước tính lượng nước sử dụng trên lưu vực thường chỉ quan 
tâm ước tính lượng nước lượng nước sử dụng của con người mà không quan tâm đến lượng nước 
tiêu hao tr̉ong tự nhiên (mà trong thực tế lượng nước này lớn gấp nhiều lần lượng nước sử dụng 
của con người) và nếu chỉ từ đó để đưa ra tỷ lê % lượng nước đã sử dụng trên lưu vực thì sẽ 
không đảm bảo tính chính xác và đúng ý nghĩa. 
 (3). Trong thực tế còn có quan điểm lấ́y tỷ lệ % lượng nước đã khai thác sử dụng trên lưu 
vực bằng tỷ số % giữa lượng nước đã sử dụng của con người (Wdùng_ con người) / Wcửa ra LV. 
Theo chúng tôi cách tính này cũng không phản ảnh đúng ý nghĩa và tính chính xác của ngưỡng/ 
hay mức nguồn nước đã khai thác sử dụng trên lưu vực. Chỉ có biểu thị « ngưỡng » trên cơ sở 
của kiểm toán nước như phương pháp và kết quả tính toán đã nêu ở trên sẽ đảm bảo đúng ý 
nghĩa và độ tin cậy của giá trị ngưỡng khai thác sử dụng nước lưu vực sông. 
3. Ngưỡng cho phép khai thác và sử dụng trên lưu vực 
 1) Khái niệm 
 Khái niệm về ngưỡng cho phép khai thác và sử dụng nguồn nước hiện nay cũng chưa có 
nghiên cứu nào chỉ ra một cách rõ ràng̃. Một số chuyên gia theo kinh nghiệm thực tế đưa ra ý 
kiến cho rằng “ chỉ nên khai thác không quá 30% lượng nước hiện có của lưu vực sông” nhưng 
lại không làm rõ được cách tính tỷ lệ này như thế nào hoặc tại sao lại là 30%. Cũng có người coi 
đó là tỷ lệ Wdùng_ con người / Wcửa ra LV. Rõ ràng con số 30% đưa ra ở trên chủ yếu là dựa 
trên kinh nghiệm chuyên gia nên khó nói là đúng hoặc sai. Và nếu biểu thị như nêu trên thì cũng 
chưa đúng với ý nghĩa của ngưỡng cho phép. Bàn về vấn đề này chúng tôi đưa ra một số ý kiến 
như sau về̀ “ ngưỡng cho phép khai thác sử dụng nguồn nước” . 
 - Trên một lưu vực sông có tổng lượng nước đến lưu vực lấy bằng tổng lượng nước mưa 
rơi trên lưu vực trong một năm (Wmưa) trừ đi tổng lượng nước đã tiêu dùng của con người và tự 
nhiên (Wtổng tiêu dùng) thì lượng nước còn lại sẽ chảy qua cửa ra lưu vực để xuống hạ du. Rõ 
ràng rằng lượng nước này còn có thể tiếp tục khai thác sử dụng nếu trên lưu vực con người còn 
có nhu cầu sử dụng và chúng ta có nguồn tài chính để xây công trình hồ chứa để trữ lại. Do 
không có kinh phí nên hiện tại phần lớn lượng nước này trong mùa lũ sẽ chảy xuống hạ du và sau 
đó chảy ra biển. 
 - Cũng trên quan điểm của “ kiểm toán nước” thì lượng nước của lưu vực chảy qua khỏi 
mặt cắt cửa ra (Wcửa ra) còn có hai vai trò đối với hạ du, đó là : (1) dùng cho duy trì môi trường 
ở hạ du WDCMT ( đảm bảo nước cho HST và cho môi trường dòng sông), và (2) là nguồn cung 
cấp cho các công trình sử dụng nước hiện có của con người ở hạ du (Wdùng hạ du). Vì thế lấy 
lượng nước còn lại chảy qua mặt cắt cửa ra trừ đi hai thành phần trên sẽ cho ta lượng nước còn có 
thể khai thác sử dụng trong tương lai bằng các công trình dự kiến của quy hoạch, cụ thể là: 
 W dùng_con người (QH) = Wcửa raLV - WDCMT - Wdùng_hạ du ( 7) 
 - Lượng nước hay ngưỡng cho phép khai thác sử dụng nước của một lưu vực tính đến một 
tuyến trên dòng chính có thể biểu thị như sau: 
 Biểu thị theo tổng lượng nước: 
 W dùng_cho phép = Wdùng_conngười + W dùng_con người (QH) (8) 
 Biểu thị theo tỷ lệ % 
 K dùng_ cho phép (%) = Wdùng_cho phép. 100 /Wcó thể khai thác sử dụng (9) 
 2) Nhận xét, thảo luận: 
 - Ngưỡng cho phép khai thác sử dụng nước xây dựng từ cách nhìn của “ kiểm toán nước” 
như trên có xem xét nhu cầu nước cho hệ sinh thái và duy trì môi trường ở hạ du, đồng thời đảm 
bảo đủ nguồn nước cho các công trình lấy nước ở hạ du, vì thế đảm bảo tính hợp lý và bền vững 
về mặt môi trường. 
 - Để xác định ngưỡng cho phép khai thác sử dụng nước tại một tuyến nhất định theo 
phương pháp nêu trên, ngoài kết quả tính toán tỷ lệ % sử dụng nước hiện tại còn phải tính toán 
thêm lượng dòng chảy môi trường và lượng nước các công trình đang khai thác ở hạ du mỗi 
tuyến công trình.cụ thể 
 - Do việc tính toán ngưỡng cho phép khai thác sử dụng nước của lưu vực sông còn liên 
quan đến phương pháp luận xác định DCMT nên trong báo cáo này không trình bày kết quả tính 
toán cụ thể mà chỉ ̉ nêu quan điểm và phương pháp luận xác định ngưỡng cho phép khai thác sử 
dụng nước để trao đổi thảo luận. 
 - Rõ ràng rằng nếu xác định được đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy các ngưỡng khai thác và 
sử dụng nước như trình bày ở trên thì chúng ta có thể hiểu được một cách cụ thể tình hình nguồn 
nước đã khai thác sử dụng, đồng thời có thể quy hoach hợp lý các công trình khai thác sử dụng 
nước trong tương lai trên lưu vực sông, cũng như xây dựng quy trình vận hành hợp lý các công 
trình lấy nước hiện có trên sông chính vừa đảm bảo lấy được lượng nước cần cho nhu cầu sử 
dụng nhưng vẫn phải đảm bảo nhu càu nước cho hệ sinh thái và lượng nước cho các công trình 
khai thác sư dụng nước ở hạ du tuyến công trình. 
 Tài liệu tham khảo 
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nước và 
 dòng chảy môi trường, ứng dụng cho lưu vực sông Trà Khúc và lưu vực sông Ba. Báo cáo đề 
 tài NCKH của Bộ NN&PTNT, 2004-2005, chủ nhiệm PGS,TS Nguyễn Văn Thắng. 
2. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba. Báo cáo dự án quy hoạch của Bộ Tài nguyên 
 Môi trường do Trường Đại học Thủy Lơi thực hiện, 12/2007, Chủ nhiệm dự án PGS,TS 
 Nguyễn Văn Thắng. 
 Tóm tắt tiếng Anh 
Scientific research on the thresh of water exploitation and use applied on water resources 
planning and management in the river basin 
 Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Thang , M.Sc Pham Thi Ngoc Lan 
 There are some questions focused on water resources planning and management in river 
basin, such as : (i) how many percent of water in river basin have been used by the natural and 
the people , and (2) are there how many water in river basin could be exploited and used more in 
the future that have not made negative effects to river environment. 
 To study and answer above questions, this paper will provide concepts and method for 
evaluation of the thresh of water exploitation and use in river basin, as well as application results 
in the Ba river basin, one of large river basin in the Mid central region of Vietnam. Finally, the 
paper will give remarks on the application of provided concepts to water resources planning and 
management in river basin of Vietnam at the present. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_ket_qua_nghien_cuu_ve_nguong_khai_thac_su_dung_nuoc_u.pdf