Một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang

Từ khi thành lập đến nay, Đông Á Bank Nha Trang luôn lấy quyền lợi khách hàng và phát triển bền vững làm phương

châm hoạt động, lấy lợi nhuận làm thước đo trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Đông Á Bank Nha Trang luôn đi tiên

phong trong đầu tư các dự án lớn trên địa bàn và lợi nhuận hàng năm chủ yếu là thu từ đầu tư tín dụng (65% trên tổng thu

nhập) và một số dịch vụ khác. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng là rất quan trọng, nhất là rủi ro

trong hoạt động tín dụng, khi mà trên thực tế lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu

nhập của Chi nhánh Đông Á Bank Nha Trang. Quản trị rủi ro tốt sẽ mang lại sự an toàn cho hoạt động Ngân hàng và phòng

ngừa được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại Chi nhánh Đông Á

Bank Nha Trang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp như: (1) Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; (2) Nâng

cao chất lượng thẩm định; (3) Xây dựng quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại khách hàng khoa học (4) Thu thập đầy đủ

thông tin về khách hàng; (5) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận, nhằm nâng

cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới.

pdf 7 trang kimcuc 2880
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang

Một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH NHA TRANG 
SOME SOLUTIONS TO CREDIT RISK MANAGEMENT IN DONGA BANK
NHA TRANG BRANCH
Phạm Thị Thu Hiền1, Nguyễn Văn Ngọc2
Ngày nhận bài: 16/7/2014; Ng ày phản biện thông qua: 24/7/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015
TÓM TẮT 
Từ khi thành lập đến nay, Đông Á Bank Nha Trang luôn lấy quyền lợi khách hàng và phát triển bền vững làm phương 
châm hoạt động, lấy lợi nhuận làm thước đo trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Đông Á Bank Nha Trang luôn đi tiên 
phong trong đầu tư các dự án lớn trên địa bàn và lợi nhuận hàng năm chủ yếu là thu từ đầu tư tín dụng (65% trên tổng thu 
nhập) và một số dịch vụ khác. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng là rất quan trọng, nhất là rủi ro 
trong hoạt động tín dụng, khi mà trên thực tế lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu 
nhập của Chi nhánh Đông Á Bank Nha Trang. Quản trị rủi ro tốt sẽ mang lại sự an toàn cho hoạt động Ngân hàng và phòng 
ngừa được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại Chi nhánh Đông Á 
Bank Nha Trang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp như: (1) Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; (2) Nâng 
cao chất lượng thẩm định; (3) Xây dựng quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại khách hàng khoa học (4) Thu thập đầy đủ 
thông tin về khách hàng; (5) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận, nhằm nâng 
cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới.
Từ khóa: ngân hàng, quản trị rủi ro, tín dụng.
ABSTRACT 
Since the day of its establishment, the DongA Bank in Nha Trang has been operating on the basis of its customers’ 
benefi ts and its sustainable development, taking into account its profi ts as a measure in doing banking business. At present, 
the DongA Bank in Nha Trang’s profi ts mainly come from lending investment (accounting for 80 % of its total incomes) 
and some other banking services. Therefore, in most of the commercial banks, the management of risks plays a very 
important role in their activities. Especially, the management of risks in credits as the profi t from lending activities makes 
signifi cant contributions to the total banks’ revenues. Consequently, a good management of risks will certainly make them 
safe and prevent them from suffering potential risks in the future. This paper provides an overview of the analysis of risk 
management at the DongA Bank in Nha Trang and basically presents some solutions to risk limit in this bank. These 
procedures include improvement of internal control model and the quality of evaluation and revision, enhancement of 
the quality of appraisal, building process analysis, evaluation and scientifi c classifi cation of customer, collect customer 
information fully, enhancement of the quality of credit staff and creation of better co-operation among the bank’s 
departments, to the improvement of the quality of credit risk management in this bank in the next time.
Keywords: bank, risk management, credit
1 Phạm Thị Thu Hiền: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt 
động truyền thống và quan trọng, chiếm khoảng 
60 - 70% tổng thu nhập của nhiều ngân hàng thương 
mại ở nước ta hiện nay. Trong điều kiện của nền 
kinh tế thị trường, với sự ra đời của nhiều ngân hàng 
thương mại cổ phần, đây là một trong những hoạt 
động đang có sự cạnh tranh gay gắt. Trong những 
năm gần đây, tỷ lệ nợ quá hạn Ngân hàng Đông 
Á Nha Trang tăng lên đáng kể, nợ quá hạn tăng 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99
khiến cho chi nhánh mất chi phí để thu hồi vốn, gặp 
khó khăn trong việc trả nguồn vốn huy động được, 
gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Ngân 
hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực 
trạng và đề xuất các giả pháp phù hợp, có tính khả 
thi cao nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro 
tín dụng, góp phần phát triển kinh doanh bền vững 
là một yêu cầu cấp thiết đối với Chi nhánh Đông Á 
Nha Trang.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết liên quan đến 
hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại 
ngân hàng. Khách thể nghiên cứu là hoạt động tín 
dụng và nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng trong 
hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đông Á Chi nhánh 
Nha Trang.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay và 
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông 
Á chi nhánh Nha Trang trong 4 năm (2009-2012). 
Đồng thời, nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được 
điều tra vào tháng 2/2014.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống 
kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và phỏng 
vấn chuyên gia, trên cơ sở lý thuyết kết hợp với 
thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu 
của đề tài.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp 
đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Muốn mở 
rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng 
cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế 
bất kỳ ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt 
động này. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 1, 
năm 2009, tổng mức huy động đạt 400 tỷ đồng, 
tăng so với năm 2008 là 10,01%; Năm 2010, tổng 
vốn huy động đạt hơn 450 tỷ đồng tăng 12,55% so 
với năm 2009; Những tháng đầu năm 2011 do ảnh 
hưởng lạm phát tăng cao, cộng với việc ngân hàng 
Nhà nước xử lý nghiêm các ngân hàng vượt trần 
lãi suất huy động, ngân hàng gặp khó khăn, nguồn 
vốn huy động có xu hướng giảm, đến cuối năm 
ngân hàng lại gặp những khó khăn nhất định về nợ 
quá hạn cũng như thanh khoản nên tổng vốn huy 
động hợp nhất là 380 tỷ đồng giảm so với năm 2010 
là 15,65%. Tuy nhiên, cùng với sự nổ lực, chỉ đạo 
sát sao của Ban lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ, 
hỗ trợ của NHNN, DongA Bank đã vượt qua, nguồn 
vốn huy động tăng trở lại. Đến năm 2012 thì tình 
hình huy động vốn của Ngân hàng là 510 tỷ, tăng so 
với năm 2011 là 34,24% 
Lợi nhuận trước thuế, năm 2009 đạt trên 15 tỷ 
đồng, tăng so với năm 2008 là 22,62% năm 2010 
đạt trên 10 tỷ đồng giảm 36% so với năm 2010. Lợi 
nhuận cúa ngân hàng giảm là do nợ quá hạn bắt đầu 
tăng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, cùng với 
đó là biến động của lãi suất, tỷ giá, giá vàng và 
sự gia tăng của lạm phát đã ảnh hưởng đến hoạt 
động của Ngân hàng. Cuối năm 2011, lợi nhuận là 
8 tỷ giảm so với năm 2010 là 14,20%, nguyên nhân 
của sự giảm nay do nguồn vốn huy động của Ngân 
hàng giảm đáng kể kéo theo lợi nhuận ngân hàng 
cũng bị giảm xuống. Đến năm 2012 lợi nhuận trước 
thuế đạt 9,52 tỷ đồng là dấu hiệu khởi sắc mở đầu 
cho sự phục hồi trở lại của Ngân hàng.
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank Chi nhánh Nha Trang, giai đoạn 2009-2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Tốc độ tăng trưởng
2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011
1. Doanh số huy động 400.353 450.593 380.091 510.230 12,55 -15,65 34,24
2. Doanh số cho vay 359.843 410.846 320.572 580.114 14,17 -21,97 80,96
3. Dư nợ 350.741 390.488 450.007 380.123 11,33 15,24 -15,53
4. Lợi nhuận trước thuế 15.967 10.212 8.762 9.520 -36,04 -14,20 8,65
2. Thực trạng quản trị rủi ro tại DongA Bank chi 
nhánh Nha Trang 
Tổng nợ xấu giảm dần qua các năm và luôn 
chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ quá hạn. Năm 
2009, Nợ xấu là 3.969 triệu đồng, chiếm 38,4%. 
Sang năm 2010, nền kinh tế không có dấu hiệu 
phục hồi, lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, nhiều 
doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. 
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín 
dụng tại DongA Bank chi nhánh Nha Trang, nợ xấu 
không những không được thu hồi mà còn phát sinh 
thêm các khoản nợ quá hạn mới cụ thể nợ quá hạn 
tăng, vì thế nợ xấu là 6.522 triệu đồng, chiếm 50,2%. 
Đến năm 2011, tình hình kinh tế diễn biến phức 
tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
đóng băng khi dư nợ lĩnh vực này rất lớn, lãi suất 
tăng cao khiến đẩy doanh nghiệp đi vay vào tình thế 
vô cùng khó khăn, áp lực trả nợ tăng cao trong khi 
nguồn thu khộng ổn định, mất khả năng trả nợ
Đến năm 2012, Nợ xấu là 4.273 triệu đồng, chiếm 
45,58%. Điều này chứng tỏ sự hiệu quả trong công tác 
thẩm định, kiểm tra, giám sát cũng như đôn đốc 
thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng cao. Trong 
những năm tới cần tiếp tục phát huy một cách có 
hiệu quả hơn nữa các chính sách này nhằm hạn 
chế tình trạng nợ xấu trong cơ cấu nợ quá hạn của 
Ngân hàng.
Bảng 2. Cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm của DongA Bank chi nhánh Nha Trang, giai đoạn 2009 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012
Doanh 
số
Tỷ trọng 
(%)
Doanh 
số
Tỷ trọng 
(%)
Doanh 
số
Tỷ trọng 
(%)
Doanh 
số
Tỷ trọng 
(%)
1. Nợ cần chú ý 3.969 38,4 6.473 49,8 8.125 52,98 5.101 54,42
2. Nợ dưới chuẩn 6.363 61,6 6.522 50,2 7.212 47,02 4.273 45,58
3. Nợ nghi ngờ 0 0 0 0 0 0 0 0
4. Nợ mất vốn 0 0 0 0 0 0 0 0
5. Tổng nợ xấu 6.363 61,6 6.522 50,2 7212 47,02 4.273 45,58
6. Tổng nợ quá hạn 10.332 100 12.995 100 15.337 100 9.374 100
(Nguồn: BCTC DAB, chi nhánh Nha Trang, năm 2009-2012)
Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã rất 
chú ý thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng quản 
trị rủi ro tín dụng, DongA Bank quy định rõ danh mục 
cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng, hình thức cấp 
tín dụng. Đồng thời, quy định đối tượng khách hàng, 
điều kiện cấp tín dụng (bao gồm năng lực pháp luật 
dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng, 
mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính, 
tài sản bảo đảm). Chính sách tín dụng đề cập chuẩn 
theo từng tiêu chí cụ thể về mục đích, thời hạn cấp 
tín dụng, mức cấp tín dụng, lãi suất, tài sản bảo 
đảm; thống nhất các giới hạn cấp tín dụng, cơ cấu 
lại thời hạn trả nợ và quy định cụ thể đối với từng 
phương thức cấp tín dụng cụ thể. Toàn hệ thống 
DongA Bank đang trong quá trình chuyển sang một 
qui trình cấp tín dụng mới bao gồm quy trình bán 
hàng, quy trình thẩm định, quy trình triển khai phán 
quyết tín dụng khá đầy đủ. Hệ thống phân loại và 
xếp hạng tín dụng mà Ngân hàng đang áp dụng, chỉ 
phân loại khách hàng ra: khách hàng loại A, B, C. 
Việc đánh giá khách hàng chủ yếu dựa trên phương 
pháp tài chính, Ngân hàng chưa quan tâm đến việc 
xác định vòng đời của dự án, tình hình biến động của 
thị trường, khả năng thu hồi vốn, tiến bộ khoa học 
kỹ thuật công nghệ điều này đã ảnh hưởng đến 
việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thời gian 
thu hồi vốn vay không phù hợp. Ngân hàng thực 
hiện quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng 
dự phòng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN 
ngày 22/4/2005 và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 
25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
và quyết định ngày 22/4/2013 của Hội đồng quản trị 
Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng thực hiện phương 
pháp trích dự phòng theo quý, trong thời hạn 15 
ngày làm việc đầu của tháng thứ 3, mỗi quý căn cứ 
vào số dư tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng 
thứ 2 quý đó thực hiện phân loại và trích lập dự 
phòng rủi ro.
3. Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại 
DongA Bank Chi nhánh Nha Trang
Bảng thu thập thông tin đưa ra các nguyên 
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ phía cán 
bộ quản lý, cán bộ tín dụng, từ chính sách tín dụng 
và quy trình tín dụng, từ tài sản đảm bảo, từ thông 
tin tín dụng, từ khách hàng vay vốn, từ sự biến 
động của nền kinh tế trong nước và thế giới, trong 
đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của 
cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá 
mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 05, 
với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 05 là 
rất phổ biến.
Sau khi tổng hợp các phiếu thông tin, tác giả 
phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn 
đến rủi ro tín dụng, tác giả chia làm ba tổ: nguyên 
nhân không phổ biến (thang điểm từ 1-2), nguyên 
nhân phổ biến (thang điểm 3), nguyên nhân rất phổ 
biến (thang điểm từ 4-5). Kết quả được ghi nhận 
trong bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu.
Kết quả điều tra thu thập nguyên nhân xuất phát 
từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng được thể hiện 
qua bảng 3.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101
Đối với nguyên nhân xuất phát từ cán bộ quản 
lý, cán bộ tín dụng thì yếu tố không được hưởng 
chính sách đãi ngộ phù hợp là nguyên nhân rất phổ 
biến dẫn đến rủi ro tín dụng chiếm 63,64%. Bên 
cạnh đó, yếu tố cản bộ quản lý quyết định theo cảm 
tính chiếm 18,18%
Do năng lực, trình độ kinh nghiệm chưa đáp 
ứng nhu cầu công việc, chưa có sự phân công, 
bố trí phù hợp: với số lượng cán bộ tín dụng còn 
mỏng, kinh nghiệm lúc còn hạn chế cho nên công 
tác tiếp cận từng khách hàng để kiểm tra việc sử 
dụng vốn vay có hiệu quả hay không là điều rất khó 
khăn với Ngân hàng.
Kết quả điều tra thu thập nguyên nhân xuất phát 
từ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng được thể 
hiện qua bảng 4.
Bảng 3. Nguyên nhân xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng 
ĐVT: %
Nguyên nhân Không phổ biến (1-2đ)
Bình thường 
(3đ)
Phổ biến
(4-5đ)
1. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm chưa đáp ứng nhu cầu công việc, 
chưa có sự phân công, bố trí phù hợp 9,09 81,82 9,09
2. Không được hưởng các chính sách đãi ngộ phù hợp 0,00 36,36 63,64
3. Cán bộ quản lý quyết định theo cảm tính 27,27 54,55 18,18
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 2 năm 2014)
Bảng 4. Nguyên nhân xuất phát từ chính sách và quy trình tín dụng
ĐVT:%
Nguyên nhân
Không 
phổ 
biến
(1-2đ)
Bình 
thường
(3đ)
Phổ 
biến
(4-5đ)
1. Chưa xây dựng quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại khách hàng khoa học 9,09 36,36 54,55
2. Giám sát thiếu chặt chẽ trước và sau khi cho vay: mục đích sử dụng vốn, tình 
hình tài chính 36,36 36,36 27,27
3. Lãi suất không được xác định khoa học dựa trên chi phí vốn, mức độ rủi ro 
và mức lợi nhuận hợp lý 36,36 27,27 36,36
4. Chưa chặt chẽ trong công tác kiểm soát nội bộ 27,27 36,36 36,36
 (Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 2 năm 2014)
Đối với nguyên nhân xuất phát từ chính sách 
tín dụng và quy trình tín dụng thì yếu tố chưa xây 
dựng quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại khách 
hàng khoa học là yếu tố phổ biến chiếm 54,55%.
DongA Bank đang trong quá trình xây dựng hệ 
thống xếp hạng chấm điểm tín dụng cho khách hàng 
cá nhân, do không đáp ứng kịp thời nhu cầu, chính 
điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến Ngân 
hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, 
yếu tố lãi suất không xác định khoa học dựa trên chi 
phí vốn, mức độ rủi ro và mức độ lợi nhuận hợp lý 
chiếm 36,36%, cùng với việc chưa chặt chẽ trong 
công tác kiểm soát nội bộ (chiếm 36,36% mức độ 
phổ biến) là 2 nguyên nhân đứng sau việc chưa xây 
dựng quy trình đánh giá một cách khoa học, tạo nên 
khó khăn từ chính sách tín dụng và quy trình tín dụng.
Kết quả điều tra thu thập nguyên nhân xuất phát 
từ tài sản đảm bảo được thể hiện qua bảng 5
Bảng 5. Nguyên nhân xuất phát từ tài sản đảm bảo
ĐVT: %
Nguyên nhân Không phổ biến (1-2đ)
Bình thường
(3đ)
Phổ biến
(4-5đ)
1. Lạm dụng vào TSBĐ để ra quyết định cho vay 36,36 27,27 36,36
2. Chịu sự biến động của tiêu chuẩn công nghệ, chính sách đất đai, 
quy hoạch của địa phương. 0,00 27,27 72,73
3. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa đồng bộ, chặt 
chẽ, tốn nhiều thời gian. 0,00 9,09 90,91
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 2 năm 2014)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Đối với nguyên nhân xuất phát từ tài sản bảo 
đảm thì yếu tố sự phối hợp giữa các cơ quan, 
ban ngành chưa đồng bộ, chặt chẽ, tốn nhiều thời 
gian là yếu tố phổ biến chiếm 90,91%, việc ra 
quyết định chậm, các văn bản giữa các cơ quan 
ban ngành đang gây khó khăn trong việc xử lý 
tài sản bảo đảm, bên cạnh đó yếu tố chịu sự biến 
động của tiêu chuẩn công nghệ, chính sách đất 
đai, quy hoạch của địa phương chiếm 72,72% sự 
phổ biến.
Kết quả điều tra thu thập nguyên nhân xuất phát 
từ thông tin tín dụng được thể hiện qua bảng 6
Bảng 6. Nguyên nhân xuất phát từ thông tin tín dụng
ĐVT: %
Nguyên nhân Không phổ biến (1-2đ)
Bình thường
(3đ)
Phổ biến
(4-5đ)
1. Trung tâm thông tin tín dụng chưa cập nhật thông tin đầy đủ, kị p thời 36,36 27,27 36,36
2. Thông tin bất cân xứng: thiếu thông tin về khách hàng, môi trường kinh 
tế, ngành nghề lĩnh vực đầu tư 0,00 63,64 36,36
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 2 năm 2014)
Đối với yếu tố xuất phát từ thông tin tín dụng, thì 
các yếu tố có sự phổ biến giống nhau, yếu tố thông 
tin bất cân xứng: thiếu thông tin về khách hàng, môi 
trường kinh tế, ngành nghề lĩnh vực đầu tư với mức 
độ phổ biến chiếm 36%, bằng với yếu tố trung tâm 
thông tin tín dụng chưa cập nhập thông tin đầy đủ, 
kịp thời, tuy nhiên số người thấy yếu tố này không 
phổ biến cũng nhiều.
Kết quả điều tra thu thập nguyên nhân xuất phát 
từ khách hàng vay vốn được thể hiện qua bảng 7.
Bảng 7. Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng vay vốn
ĐVT: %
Nguyên nhân
Không 
phổ biến 
(1-2đ)
Bình 
thường
(3đ)
Phổ biến
(4-5đ)
1. Thiếu thiện chí trong việc trả nợ gốc, lãi khi đến hạn 0,00 45,45 54,55
2. Khó khăn trong việc thu hồi nợ đối với các khách hàng là doanh nghiệp Nhà 
nước do kinh doanh không hiệu quả phải giải thể, sáp nhập: ví dụ như trường 
hợp của tập đoàn Vinashin
0,00 45,45 54,55
3. Chưa chủ động tìm hiểu thông tin thị trường (giá cả, đối thủ cạnh tranh) nên 
không đủ khả năng thích ứng kịp thời với sự biến động và sức ép cạnh tranh 0,00 18,18 81,82
4. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa đủ kinh nghiệm và trình độ quản lý 0,00 9,09 90,91
5. Gặp những rủi ro bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn và trình độ quản lý 0,00 36,36 63,64
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 2 năm 2014)
Đối với yếu tố xuất phát từ khách hàng vay 
vốn, thì yếu tố đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa đủ 
kinh nghiêm và trình độ quản lý là yếu tố phổ biến 
chiếm 90,91%. Bên cạnh đố, yếu tố chưa chủ động 
tìm hiểu thông tin thị trường (giá cả, đối thủ cạnh 
tranh) nên không đủ khả năng thích ứng kịp thời 
với sự biến động và sức ép cạnh tranh là yếu tố 
phổ biến chiếm tỷ trọng thấp hơn 81,82%, cụ thể 
trong giai đoạn này Ngân hàng đã cho Công ty 
TNHH Khai thác và Thương mại Trung Anh với số 
tiền gần 7 tỷ (Ngân hàng đã thu hồi được nợ) và 
Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng 23.4 
với số tiền 2,5 tỷ (Ngân hàng chưa thu hồi được 
nợ); do chịu ảnh hưởng của thiên tai và lũ lụt, điển 
hình là vụ nuôi tôm ở Vạn Ninh (tổng số hộ nuôi 
tôm vay ngân hàng là 10 hộ, mỗi hộ vay xấp xỉ là 
300 triệu, đến giai đoạn hiện nay, Ngân hàng đã 
xử lý được 30% thông qua con đường khởi kiện và 
thi hành án).
4. Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro 
tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần 
Đông Á chi nhánh Nha Trang
Trong cơ chế thị trường, hoạt động tín dụng 
ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Đồng thời, 
DongA Bank Nha Trang coi hoạt động tín dụng là 
hoạt động đóng góp khoảng 80% thu nhập của 
DongA Bank. Do đó, DongA Bank đặc biệt quan tâm 
tới việc quản lý rủi ro tín dụng. Để giảm thiểu rủi 
ro tín dụng, DongA Bank luôn thực hiện chính sách 
tín dụng thận trọng, phân tán rủi ro trong cho vay, 
không cho vay quá nhiều đối với một khách hàng 
hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một 
ngành, một lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103
Để thực hiện mục tiêu trên, giải pháp chủ yếu 
để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt 
động tín dụng của DongA Bank Nha Trang trong 
những năm tới là:
a. Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Bộ phận này cần phải được hoạt động độc lập 
với ban lãnh đạo tại Ngân hàng Đông Á, bảo đảm 
tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra 
kiểm soát, đồng thời hoàn thiện phương pháp kiểm 
soát và kiểm tra nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. 
Cần có cơ chế đào tạo cán bộ kiểm tra kiểm soát 
nội bộ chuyên nghiệp vì hiện nay có những cán bộ 
thực hiện kiểm tra mà chưa hề được đào tạo hoặc 
chưa có kinh nghiệm làm tín dụng. Công tác kiểm 
tra phải thực hiện thường xuyên hơn đối với các 
hoạt động tín dụng tại DongA Bank; các khoản vay 
có giá trị lớn cần phải thông qua bộ phận kiểm soát 
nội bộ, góp phần hạn chế rủi ro. Ngoài ra, sau khi 
kết thúc năm tài chính, cần thuê một cơ quan kiểm 
toán độc lập bên ngoài để thực hiện kiểm tra hoạt 
động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản 
cho vay. Một hệ thống kiểm soát nội bộ phải bao 
gồm 5 yếu tố cơ bản sau: Giám sát quản lý và văn 
hóa kiểm soát, Nhận biết, đánh giá rủi ro, Các hoạt 
động kiểm soát và phân công nhiệm vụ, Thông tin 
và trao đổi thông tin, Các hoạt động theo dõi và 
khắc phục sai sót.
b. Nâng cao chất lượng thẩm định 
Công tác thẩm định rất quan trọng trong quy 
trình cấp tín dụng của Đông Á Bank Nha Trang. Vì 
thế cần nâng cao năng lực thẩm định bằng các biện 
pháp như bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan; đào 
tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp về công tác thẩm 
định; khai thác tốt hệ thống thông tin và cập nhật 
thường xuyên để không bị lạc hậu; có cơ chế động 
viên khen thưởng phù hợp. Việc thẩm định giá tài 
sản nên tiến hành thường xuyên, định kỳ.
c. Xây dựng quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại 
khách hàng khoa học
Việc xây dựng một quy trình phân tích, đánh 
giá, xếp loại khách hàng khoa học sẽ giúp cho 
ngân hàng quản trị rủi ro, kiểm soát mức độ tín 
nhiệm của khách hàng và thiết lập các chính sách 
tín dụng, quản trị phù hợp nhằm hạn chế tối thiểu 
rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ngân hàng thương 
mại, nhờ đó, có thể đánh giá hiệu quả danh mục 
cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ 
và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được 
xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng 
ưu tiên nguồn lực vào nhóm những khách hàng 
an toàn. Một quy trình tín dụng được thực hiện đầy 
đủ theo 5 bước sau: thu thập thông tin, phân loại 
theo ngành, quy mô, phân tích các chỉ tiêu và cho 
điểm, đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng, phê chuẩn 
và sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng
d. Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng
Quản trị khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng giữ 
cách liên lạc với khách hàng, đồng thời thu thập ý 
kiến của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ ngân 
hàng cung cấp. Việc thu thập thông tin khách hàng 
có thể được bổ sung bằng cách:Nói chuyện với 
khách hàng hiện tại, tổ chức hội nghị khách hàng, 
thăm nơi ở hoặc văn phòng của khách hàng, thu 
thập thông tin từ các nhân viên tín dụng - những 
người thường làm việc trực tiếp với khách hàng, 
việc thu thập thông tin, và theo dõi diễn tiến công 
việc kinh doanh của khách hàng, sẽ giúp ngân hàng 
tránh được những rủi ro do việc kinh doanh không 
hiệu quả của khách hàng gây ra
e. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và 
sự phối hợp giữa các bộ phận
Ngân hàng Đông Á cần quan tâm đúng mức 
việc đào tạo, quy hoạch, phân công cán bộ hợp lý. 
Đặc biệt đào tạo chuyên sâu kiến thức về ngành, 
nghề mà họ quản lý cho vay. Bên cạnh đó họ cũng 
cần được bồi dưỡng kiến thức về pháp luật có liên 
quan. Bố trí và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tôn 
trọng quy trình, quy chế làm việc một cách hệ thống, 
tạo nên một bộ máy đoàn kết nhất có hiệu lực.
IV. KẾT LUẬN 
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, hiện nay và 
trong những năm tới, Chi nhánh DongA Bank Nha 
Trang cần mở rộng khách hàng, đa dạng hóa sản 
phẩm tín dụng, hoàn thiện phương pháp xếp hạng 
tín dụng cho khách hàng, xác định lãi suất khoa 
học. Mặ t khác, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát 
nội bộ theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực 
thẩm định, phẩm chất của cán bộ tín dụng. Thực 
tế hoạt động tín dụng tại Chi nhánh DongA Bank 
Nha Trang đã cho thấy việc giám sát vốn vay, xử 
lý nợ xấu là có tác dụng rất tích cực nhằm hạn chế 
tổn thất trong quá trình quản trị vốn, tăng lợi nhuận. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Để góp phần thực hiện tốt các giải pháp trên, cần 
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và 
sự phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao nghiệp vụ 
quản lý. Đồng thời với thực hiện các giải pháp nâng 
cao chất lượng quản trị rủi ro như đã nêu trên, Chi 
nhánh DongA Bank Nha Trang cũng cần có sự hỗ 
trợ từ bên ngoài, nhất là từ Ngân hàng Nhà nước, 
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiế ng Việ t
1. Phan Thị Cúc, 2009. Quản trị ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh.
2. Hồ Diệu, 2000. Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
3. Đông Á Bank, báo cáo năm 2009, 2010, 2011, 2012.
4. Trần Thị Thúy Hà, 2011. Nghiên cứu về mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Luận văn 
Thạc sĩ , Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Trần Huy Hoàng, 2008. Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động Xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Chí Nghĩa, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. Luận văn Thạc sĩ , Trường 
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí 
Minh, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
8. Phan Diên Vỹ, 2013. Định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng - thực trạng và giải pháp. Tạp chí Ngân hàng
 Tiế ng Anh
9. Gup, Aviam, Beal, Lambert, and Kolari, 2007. Commercial Banking The Management of risk, willey
10. Các trang web: Dongabank.com.vn, Vietnamnet.vn

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang.pdf