Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh
Nguyên nhân về phía Sinh viên
- Mức điểm trúng tuyển vào trường của sinh
viên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng đầu vào của nhà trường.
- Sinh viên chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về
nhận thức, tâm lý, phương pháp học tập và
làm việc theo học chế tín chỉ, hình thức này
đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân và đòi hỏi tính
tự chủ, chủ động cao trong việc sắp xếp quá
trình học tập.
- Nhiều sinh viên có thói quen ỷ lại đến ngày
thi mới học hoặc một số sinh viên mải chơi
dẫn đến kết quả học tập kém. Đa số các sinh
viên vẫn thụ động, không chăm chỉ, không
phát huy tính tự giác trong học tập, còn dành
phần lớn thời gian cho hoạt động khác như
vui chơi, giải trí
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh
Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156 151 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO MÔN TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Nguyễn Quỳnh Hoa*, Trần Thị Mai, Nguyễn Thị Thu Hường Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thực trạng về kết quả học tập môn Toán cao cấp của sinh viên năm thứ nhất của Trường ĐHKT & QTKD trong những năm gần đây có xu hướng giảm đáng kể. Trong bài báo này, nhóm tác giả đã tìm hiểu để đưa ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Kinh tế & QTKD. Từ khóa: Toán học, chất lượng đào tạo, giải pháp, ngành kinh tế, cơ bản. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên cơ sở phân tích những khó khăn chung của sinh viên năm thứ nhất học tập môn Toán Cao cấp và những nguyên nhân của nó, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng học tập môn Toán cao cấp cho sinh viên toàn trường. NỘI DUNG Kết quả học tập Môn Toán Cao cấp * Bảng tổng hợp kếp quả học tập Môn Toán cao cấp của sinh viên Trường ĐH Kinh tế & QTKD qua các khóa K7, K8, K9, K10. (Nguồn số liệu từ Phòng Thanh tra – Khảo thí & ĐBCL) Điểm Khóa A (%) B (%) C (%) D (%) F (%) K7 5 17.2 22.1 19.8 35.6 K8 1.2 10.3 13.4 22.6 52.5 K9 8.1 11 17 22 41.9 K10 7.1 10.5 13.8 19.5 49.1 Ghi chú: Loại đạt: A ( 8,5 – 10): Giỏi; B ( 7,0 – 8,4): Khá; C (5,5 – 6,9): Trung bình; D (4,0 - 5,4): Trung bình yếu Loại không đạt: F ( dưới 4,0): yếu Ta thấy tỷ lệ sinh viên đạt điểm A là rất thấp trong khi đó tỷ lệ sinh viên đạt điểm F lại khá cao. Điều này cho thấy kết quả đạt được sau khi các em học xong môn Toán Cao cấp còn rất thấp. Nguyên nhân của thực trạng trên* Nguyên nhân về phía Giảng viên - Đời sống của một bộ phận giảng viên, đặc biệt là một số giảng viên trẻ gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp, trong khi chi phí học tập nâng cao trình độ lại cao. Nhiều giảng viên sau một thời gian công tác ở trường có xu hướng chuyển công tác để tăng thu nhập hoặc hợp lý hóa gia đình. * Tel: 0977 615828, Email: hoakhcb@gmail.com Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156 152 - Do các giảng viên cũng mới tiếp xúc và làm quen với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ nên còn nhiều bỡ ngỡ với các quy định về học chế tín chỉ như: yêu cầu về giảng dạy, xây dựng đề cương chi tiết theo mẫu chuẩn. - Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý những giảng viên vi phạm nội quy, quy chế khi lên lớp. Nguyên nhân về phía Sinh viên - Mức điểm trúng tuyển vào trường của sinh viên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu vào của nhà trường. - Sinh viên chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về nhận thức, tâm lý, phương pháp học tập và làm việc theo học chế tín chỉ, hình thức này đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân và đòi hỏi tính tự chủ, chủ động cao trong việc sắp xếp quá trình học tập. - Nhiều sinh viên có thói quen ỷ lại đến ngày thi mới học hoặc một số sinh viên mải chơi dẫn đến kết quả học tập kém. Đa số các sinh viên vẫn thụ động, không chăm chỉ, không phát huy tính tự giác trong học tập, còn dành phần lớn thời gian cho hoạt động khác như vui chơi, giải trí. Nguyên nhân về chương chình đào tạo và thực hiện quá trình đào tạo - Chương trình đào tạo chưa được thiết kế phù hợp do được thiết kế khi chưa xác định rõ chuẩn đầu ra, chưa dựa vào một chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và chưa có sự tư vấn, góp ý của những những chuyên gia, những người tuyển dụng và người sử dụng lao động. - Phần mềm quản lý đào tạo còn rất nhiều tồn tại nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý đào tạo. - Việc tổ chức các lớp lý thuyết, thực hành và lớp thảo luận nhìn chung là quá số lượng cho phép nên đã ảnh hưởng đến chất lượng môn học. - Công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện theo quy chế 43 của Bộ GD & ĐT và quy chế 135 của ĐHTN. Cách tính điểm cho mỗi học phần môn học như đang được áp dụng có khoảng cách điểm chia khá rộng. Do đó khi tính điểm trung bình chung và trung bình chung tích lũy gây thiệt thòi cho sinh viên. Nguyên nhân về cơ sở vật chất - Hệ thống phòng học, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học chưa đáp ứng được việc tổ chức các lớp học phần. - Tài liệu học tập tại thư viện còn thiếu đặc biệt là nhóm tài liệu tham khảo chưa được quan tâm thích đáng. - Hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa đảm bảo. Một số giải pháp Về phía nhà trường Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ và chi tiết cho sinh viên năm thứ nhất trong tuần sinh hoạt công dân về phương pháp học tập theo tín chỉ. Năng cao chất lượng của giờ sinh hoạt lớp và vai trò của cố vấn học tập trong việc hướng dẫn sinh viên về phương pháp học. Nhà trường phải thường xuyên tập huấn cho đội ngũ giảng viên về phương pháp dạy học tích cực và đổi phương pháp dạy học theo đào tạo tín chỉ. Trong đó lưu ý nhấn mạnh việc hướng dẫn sinh viên đọc tham khảo tài liệu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Theo khảo sát, phần lớn sinh viên đều cho rằng lớp học quá đông, giáo viên không bao quát được số lượng sinh viên ngồi ở phía cuối lớp. Đồng thời một số sinh viên ngồi phía cuối lớp không quan sát và tập trung được phần bài giảng ở phía trên của thầy cô. Do đó nên bố trí để giảm quy mô lớp đối với môn học Toán Cao cấp tối đa là 60 sinh viên cho một lớp học phần. (Hiện nay nhà trường đang bố trí 85-95 sinh viên cho một lớp học phần) để tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực của bản thân trong nghiên cứu và thảo luận. Học phần Toán Cao cấp hiện nay là 4 tín chỉ gồm 2 phần: Đại số tuyến tính và Giải tích với lượng kiến thức sinh viên phải nắm vững được tương đối nhiều. Do vậy nhà trường nên tách thành 2 học phần riêng là học phần Đại số tuyến tính và học phần Giải tích để tạo điều kiện cho sinh viên nắm được đầy đủ, vững và chắc khối lượng kiến thức theo yêu cầu của môn học. Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156 153 Về phía Bộ môn Thường xuyên tổ chức các buổi siminar theo từng chuyên đề của môn học Rà soát chương trình môn học với sự tư vấn, góp ý của các khoa liên quan, những nhà tuyển dụng và người sử dụng lao động. Thường xuyên rà soát lại hệ thống ngân hàng câu hỏi, không được yêu cầu thấp đối với sinh viên cũng không đưa ra yêu cầu quá cao mà phần lớn sinh viên không đạt được. Kiến nghị với hội đồng khoa học nhà trường tách môn Toán Cao cấp thành 2 học phần riêng và biên chế tối đa 60 sinh viên cho một lớp học phần. Về phía giảng viên Giảng viên là nhân tố trung tâm của nhà trường quyết định đến chất lượng của đào tạo. Vấn đề nề nếp, kỷ cương và lòng say mê dạy học là vấn đề không phải mới nhưng luôn được quan tâm trong mọi hình thức đào tạo, do vậy mỗi giảng viên cần: Không ngừng hoàn thiện về bản thân về mọi mặt như trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Cần thay đổi phương pháp giảng dạy, biết lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp với đối tượng đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất các em còn bỡ ngỡ với môi trường học tập mới. Xây dựng lại đề cương bài giảng, giáo án lên lớp, kịch bản giờ giảng Giảng viên lên lớp nên áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để sinh viên không cảm thấy nhàm chán và khô khan khi tham gia tiết học. Giảng viên chủ động tạo không khí lớp học thân thiện và thoải mái để thu hẹp khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên, giúp sinh viên tự tin tham gia trao đổi và thảo luận. Trong giờ thảo luận (giờ bài tập) cần hướng dẫn kỹ, cận thận, chi tiết và nhiệt tình hơn, quản lý sinh viên chặt chẽ trong vấn đề làm bài tập của sinh viên nên có kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành bài tập ở nhà của sinh viên. Cố gắng bao quát lớp để tránh tình trạng sinh viên nghỉ học không có lý do chính đáng. Ngay buổi lên lớp đầu tiên của môn học, giảng viên cần giới thiệu cho sinh viên biết đề cương của môn học bao gồm các nội dung như: mục tiêu, nội dung, điều kiện tiên quyết, các tài liệu bắt buộc và tham khảo cho từng chương mục, kế hoạch nghiên cứu, cách đánh giá quá trình học tập. Làm thế, sinh viên sẽ nắm bắt được định hướng nghiên cứu ngay từ đầu, họ sẽ không bị động mà có thể chủ động lên kế hoạch nghiên cứu một cách hòa hợp với các môn học khác; Ngoài giờ giảng trên lớp, giảng viên dành thời gian để giải đáp thắc mắc của sinh viên liên quan đến môn học. Về phía sinh viên Phát huy cao độ tinh thần tự học Tự học là quá trình bản thân chủ thể phải tích cực, tự giác tìm tòi, lĩnh hội các tri thức không phải chỉ thụ động lĩnh hội các kiến thức trong giáo trình, thông qua các bài giảng của giảng viên mà còn phải tự tìm tòi học tập, nghiên cứu trong các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí lĩnh hội cả trong thực tiễn cuộc sống. Để làm được điều này, đối với sinh viên phải giống như những con ong, cần mẫn không ngừng nghỉ trong quá trình học tập. Vào đầu các kỳ học, trước khi nhập môn, các giảng viên giới thiệu các tài liệu tham khảo môn học đó. Nhiệm vụ của sinh viên lúc này là ghi chép các tài liệu đó lại để tìm chúng; sau đó, sinh viên có thể tìm để mượn, để đọc tại các thư viện như: thư viện của Nhà trường thuộc Trung tâm thông tin – thư viện, Thư viện ANHE thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế & du học, Trung tâm học liệu thuộc Đại học Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Internet. Thêm nữa, tinh thần tự học của sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ còn được thể hiện qua việc sinh viên tham khảo cách đăng ký học phần ở các kỳ học. Bởi lẽ, rất nhiều sinh viên chỉ biết đăng ký theo bạn bè dẫn đến trường hợp có học kỳ đăng ký quá nhiều môn lý thuyết, học không nổi và bị rớt hàng loạt; bù lại, có những học kỳ lại đăng ký quá nhiều môn học thực hành, thực tập, dẫn đến thời khóa biểu trùng lặp, không sắp xếp được. Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156 154 Như vậy, để có được kết quả học tập tốt, không ai có thể “ban thưởng” cho sinh viên, mà điều quan trọng nhất đó là sinh viên – chủ thể của quá trình tự học phải không ngừng tích cực, chủ động học hỏi, trau dồi tri thức, phải đặt ra những kế hoạch học tập hợp lý, khoa học hơn và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. Nội dung của quá trình tự học Thứ nhất, xây dựng động cơ học tập Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập. Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội và thị trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người những tố chất cần thiết chứ không phải là những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật trang sức vào đời mà không có thực lực vì động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềm vui sáng tạo bất tận. Trong rất nhiều động cơ học tập của sinh viên, có thể khuôn tách thành hai nhóm cơ bản: - Các động cơ hứng thú nhận thức. - Các động cơ trách nhiệm trong học tập. Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũng chẳng được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác thầm lặng từ bên trong. Do vậy người giảng viên phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khơi dây hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi sinh viên. Điều quan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để sinh viên tự kích thích động cơ học tập của mình. Thứ hai, xây dựng kế hoạch học tập Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thậm chí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải, thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí, logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảy thuận lợi. Thứ ba, tự mình nắm vững nội dung tri thức Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất. Khối lượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu, rộng hay hẹp, có bền vững không tùy thuộc vào nội lực của chính bản thân người học trong bước mang tính đột phá này. Nó bao gồm các hoạt động: - Tiếp cận thông tin - Xử lí thông tin - Vận dụng tri thức, thông tin - Trao đổi, phổ biến thông tin Thứ tư, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức: Dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của giảng viên, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu Tất cả đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy. Sinh viên cần hiểu rõ và vận dụng tốt phương pháp học tập theo nhóm Ưu điểm của phương pháp học theo nhóm Những ưu thế từ phương pháp học tập này hầu như sinh viên nào cũng nhận thức được và không thể phủ nhận. Học tập trong môi Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156 155 trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Những hạn chế của phương pháp học theo nhóm Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí, đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Đó là do, thứ nhất, một số sinh viên coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự hao tốn thời gian của mình một cách vô ích. Thứ hai, học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Sự làm việc này tương tự như sự hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Dây chuyền sẽ không thể hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu một bộ phận không làm việc hoặc làm việc không đúng chức năng. Nếu một thành viên trong nhóm không làm việc như đã phân công sẽ dẫn đến công việc nhóm sẽ bị ngưng trệ. Thứ ba, đó là sự phân công công việc không rõ ràng. Đôi khi một thành viên trong nhóm phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong khi có thành viên không có việc gì để làm. Vậy, để phương pháp học tập nhóm đạt hiệu quả cao nhất cần: Một là, sự phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được phân chia rõ ràng cho từng thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc. Hai là, sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân sinh viên nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu” Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Ba là, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chất lượng dạy và học môn Toán Cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Kinh tế & QTKD được Bộ môn đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, làm thế nào để sinh viên có một kết quả cao trong học tập và đạt hiệu quả? Đó là điều không phải là vấn đề giải quyết ngay trong thời gian ngắn, mà ở đây cần có một quá trình. Bởi lẽ hình thức đào tạo tín chỉ hiện nay ở nước ta còn khá mới mẻ, chúng ta vẫn phải thực hiện biện pháp vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân hàng đầu mang lại sự thành công đó là sinh viên cần phải có một phương pháp học tập phù hợp với hình thức đào tạo theo này. Để nâng cao được chất lượng đào tạo môn Toán ở trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đòi hỏi phải có một sức mạnh tổng hợp, trong đó vai trò của Nhà trường, của các giảng viên, của đội ngũ các chuyên viên thuộc các phòng ban, của tất cả các sinh viên của Nhà trường. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là những chủ thể của quá trình đào tạo, đó là sinh viên. Họ phải có một Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156 156 phương pháp học tập phù hợp với hình thức đào tạo này. Bởi lẽ, không ai có thể giúp đỡ, có thể làm thay, có thể “ban thưởng” cho họ được; mà họ phải xác định rất rõ họ học với đúng tinh thần “Học để ngày mai lập nghiệp”. Như vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ của tất cả các bên tham gia vào hoạt động dạy và học mới có thể đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán Cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh. Một số kiến nghị với nhà trường Tách học phần Toán Cao cấp hiện nay thành 2 học phần riêng đó là học phần Đại số tuyến tính và học phần Giải tích. Biên chế tối đa cho một lớp học phần của môn Toán Cao cấp 60 sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như An (1980), Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học môn giáo dục học, Kỷ yếu hội nghị giáo dục học toàn quốc lần thứ 1, Viện KHGD. 2. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb ĐHQG Hà Nội. 3. PGS.TS.Đặng Xuân Hải (2012), Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Nxb Bách Khoa Hà Nội. 4. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2003), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng đo lường và đánh giá thành quả học tập; Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Kỷ yếu hội nghị “Tổng kết hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ năm 2008-2012 của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên SUMMARY SOME METHODOLOGIES FOR ENHANCING THE QUALITY OF TEACHING ADVANCED MATHEMATICS FOR FIRST-YEAR STUDENTS AT COLLEGE OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION - TNU Nguyen Quynh Hoa*, Tran Thi Mai, Nguyen Thi Thu Huong College of Economics and Business Administration - TNU A recent situation can be seen clearly in Thai Nguyen University of Ecomics, Business and Administration is that the results in higher mathematics of the first-year students have decreased drammatically. In this article, the group of authors has analyzed and found out the reasons for the situation. From that, some methods for enhancing the quality of teaching and training higher mathematics in Thai Nguyen University of Ecomics, Business and Administration are recommended. Key words: Mathematic, training quality, method, economic, basic Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN * Tel: 0977 615828, Email: hoakhcb@gmail.com
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_dao_tao_mon_toan_c.pdf