Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

Trong những năm gần đây, các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm đoạt diễn ra với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm,

phương thức thực hiện tội phạm có nhiều thay đổi, thủ đoạn phạm tội ngày

càng tinh vi, xảo quyệt, số tiền chiếm đoạt ngày càng lớn. Trong phạm vi

bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân của những

hạn chế thiếu sót, và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn

điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

pdf 9 trang kimcuc 3420
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
40 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp trong công tác thực hành quyền công tố (THQCT), kiểm sát 
việc tuân theo pháp luật trong điều tra các 
vụ án hình sự nói chung, các vụ án xâm 
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói 
riêng. Ngành kiểm sát đã ban hành các 
quy chế THQCT, kiểm sát điều tra (KSĐT) 
các vụ án hình sự, ban hành nhiều văn 
bản hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng cơ 
chế hoạt động vừa đảm bảo thực hiện tốt 
công tác quản lý chỉ đạo điều hành, vừa 
tạo điều kiện cho Kiểm sát viên (KSV) 
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm sát 
điều tra nhằm đảm bảo cho ngành kiểm 
sát nhân dân thực hiện có hiệu quả hoạt 
động THQCT, KSĐT, truy tố các vụ án 
hình sự nói chung, các vụ án xâm phạm 
sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng. 
Trong giai đoạn điều tra, truy tố các 
* Tiến sĩ, Khoa Tội phạm học và Điều tra tôi phạm, 
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
** Thạc sĩ, Khoa tội phạm học và Điều tra tội phạm, 
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, 
ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ CÁC VỤ ÁN 
XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT
LƯƠNG HẢI YẾN *- TRẦN VĂN TUÂN ** 
Trong những năm gần đây, các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu có 
tính chất chiếm đoạt diễn ra với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm, 
phương thức thực hiện tội phạm có nhiều thay đổi, thủ đoạn phạm tội ngày 
càng tinh vi, xảo quyệt, số tiền chiếm đoạt ngày càng lớn. Trong phạm vi 
bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân của những 
hạn chế thiếu sót, và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 
kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn 
điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
Từ khóa: Kiểm tra, đánh giá chứng cứ, xâm phạm sở hữu, có tính chất 
chiếm đoạt.
In the recent years, cases of property ownership infringement with 
appropriating nature have taken place with the increasingly dangerous 
nature and degree; methods of committing the crimes have come up with 
many changes; the criminal tricks have been more and more sophisticated, 
cunning; and the amount of appropriation has become larger and larger. 
Within the scope of this article, the authors focus on studying the 
practice, causes of shortcomings, and offers some solutions to improve 
the effectiveness of the evidence examination and evaluation of People's 
Procuracies in the period of investigating and prosecuting the cases of 
property ownership infringement with appropriating nature.
Keywords: Evidence examination and evaluation, property ownership 
infringement, appropriating nature.
LƯƠNG HẢI YẾN- TRẦN VĂN TUÂN
41Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất 
chiếm đoạt, khi thực hiện chức năng 
THQCT, KSĐT, Viện kiểm sát nhân dân 
(VKSND) có trách nhiệm phải đảm bảo 
mọi tội phạm phải được xử lý, không 
để oan sai, bỏ lọt tội phạm. Để có căn 
cứ truy cứ trách nhiệm hình sự người 
thực hiện hành vi phạm tội được chính 
xác, VKSND phải có quá trình đánh giá 
chứng cứ từ các chứng cứ đã thu thập 
được, những chứng cứ này là phương 
tiện chứng minh tội phạm và người thực 
hiện hành vi phạm tội, làm sáng tỏ sự 
thật vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất 
chiếm đoạt.
Theo số liệu thống kê của VKSND 
tối cao, trong hơn 10 năm, từ năm 2007 
đến hết năm 2017, VKSND đã truy tố 
tổng số 266.414 vụ án xâm phạm sở hữu 
có tính chất chiếm đoạt với số bị can 
truy tố 446.384. Trong đó đình chỉ 1.315 
vụ/275.480 tổng số vụ thụ lý chiếm tỷ lệ 
0,4% với số bị can đình chỉ 2.297/ 446.384 
tổng số bị can thụ lý chiếm tỷ lệ 0,5%; Tạm 
đình chỉ 342 vụ/ 275.480 tổng số vụ thụ lý, 
chiếm tỷ lệ 01%, với số bị can 559/446.384 
số bị can thụ lý, chiếm 0,1%. Số vụ Tòa án 
xét xử là 263.140/300.243 tổng số vụ Tòa 
án thụ lý chiếm tỷ lệ 87,6% với số bị cáo 
Tòa án xét xử 419.202/487.795 bị cáo; Đình 
chỉ 670 vụ/1.127 bị cáo; Tạm đình chỉ 294 
vụ/548 bị cáo(1).
Từ việc nghiên cứu các báo cáo, 
chuyên đề tổng kết của VKSND cũng như 
của địa phương; thông qua các buổi hội 
thảo, tọa đàm cho thấy: Bên cạnh những 
kết quả đã đạt được, quá trình kiểm tra, 
đánh giá chứng cứ của VKSND trong giai 
đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm 
sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ năm 
2007 đến hết năm 2017 vẫn còn một số tồn 
1  Thống kê của Cục thống kê tội phạm và Công nghệ 
thông tin - VKSND tối cao
tại, thiếu sót nhất định cụ thể sau:
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng 
cứ ở một số VKSND địa phương chưa 
được quan tâm đúng mức. Việc nghiên 
cứu, đánh giá các chứng cứ do Cơ quan 
điều tra (CQĐT) thu thập để xét phê chuẩn 
các quyết định tố tụng còn thiếu chặt chẽ, 
chưa thường xuyên nắm thông tin tố giác, 
tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố liên 
quan đến tội phạm xâm phạm sở hữu có 
tính chất chiếm đoạt nên nhiều vụ việc 
xác minh tố giác, tin báo bị kéo dài dẫn 
đến khiếu kiện rất phức tạp. Một số vụ 
việc mặc dù có căn cứ xác định tội phạm 
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 
nhưng CQĐT ra quyết định không khởi tố 
vụ án, một số vụ việc không có dấu hiệu 
tội phạm lại ra quyết định khởi tố vụ án 
dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt 
người phạm tội hoặc làm oan người vô 
tội. Trong một số vụ việc, hình sự hóa các 
quan hệ dân sự hoặc dân sự hóa các vụ án 
hình sự gây khiếu kiện kéo dài, gây thắc 
mắc, nghi ngờ trong dư luận quần chúng 
nhân dân. 
- Tình trạng án oan sai, bỏ lọt tội phạm 
và án đình chỉ điều tra do không có sự việc 
phạm tội hoặc hành vi không cấu thành 
tội phạm vẫn còn xảy ra trong cả giai đoạn 
điều tra và giai đoạn truy tố. Nhiều trường 
hợp đình chỉ điều tra miễn trách nhiệm 
hình sự theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 25 
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đối với 
bị can phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài 
sản, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 
tài sản thường được vận dụng các tình tiết 
giảm nhẹ tại Khoản 1 Điều 46 BLHS năm 
1999 như nhân thân tốt, thành khẩn khai 
báo, khắc phục hậu quả chưa phù hợp. 
Các trường hợp đình chỉ điều tra không 
đúng chủ yếu do việc phân loại, xử lý vụ 
việc ngay từ đầu không chính xác, quá 
trình điều tra không làm rõ được hành 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA...
42 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
vi phạm tội của bị can. CQĐT còn thống 
nhất một chiều với VKS trong nhận định, 
đánh giá vụ án; Có biểu hiện lạm dụng 
Điều 25 BLHS hoặc khoản 2 Điều 107 Bộ 
luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 
để đình chỉ điều tra.
Đối với các trường hợp đình chỉ điều 
tra do đã hết thời hạn điều tra mà không 
chứng minh được bị can đã thực hiện tội 
phạm do quá trình điều tra gặp khó khăn, 
không thu thập được tài liệu chứng cứ 
buộc tội ngay từ đầu, tiềm ẩn việc bỏ lọt 
hoặc làm oan người không phạm.
- Công tác điều tra án xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt ở một số địa 
phương còn hạn chế, có những vụ án 
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 
quá trình điều tra không thu thập đầy đủ 
các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, giám định 
không làm rõ những dấu vết, chứng cứ 
quan trọng từ hiện trường. Đồng thời, 
do quá tin vào lời nhận tội của bị can, 
chưa chú trọng phát hiện, thu thập, củng 
cố chứng cứ khác ngay từ đầu (lấy lời 
khai người làm chứng, nhận dạng, đối 
chất...). Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn 
đến số vụ phải trả hồ sơ điều tra bổ sung 
còn nhiều, kéo dài thời hạn giải quyết vụ 
án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp 
pháp của công dân, ảnh hưởng đến tính 
đúng đắn, nghiêm minh của hoạt động 
tư pháp hình sự.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá 
chứng cứ không đầy đủ, toàn diện dẫn 
đến việc các tình tiết của vụ án không 
được làm sáng tỏ một cách khách quan, 
bỏ lọt tội phạm hoặc áp dụng khung 
hình phạt không được chính xác vì 
không chứng minh làm rõ được số tài 
sản chiếm đoạt, nên án bị hủy điều tra, 
xét xử lại còn xảy ra.
- Tội phạm sử dụng công nghệ cao 
ngày một gia tăng trong khi rất nhiều KSV 
trong ngành Kiểm sát hiện nay không 
được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên 
sâu về công nghệ thông tin. Do đó, việc 
thu thập, tổng hợp và nhất là kiểm tra, 
đánh giá chứng cứ trong những vụ án 
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 
có liên quan đến công nghệ cao còn chưa 
thật sự hiệu quả.
Nguyên nhân của những hạn chế, 
thiếu sót 
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan 
Thực tế cho thấy, nhiều vụ án xâm 
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, 
các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội 
đã sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ 
công tin thực hiện tội phạm, các chứng 
cứ chứng minh của những tội phạm này 
thường lưu giữ ở các thiết bị điện tử trong 
máy móc hiện đại nhưng BLTTHS năm 
2003 đã không quy định nguồn chứng 
cứ này. Khắc phục những tồn tại này, 
BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung mở 
rộng thêm các loại nguồn chứng cứ bao 
gồm: Dữ liệu điện tử, kết luận định giá tài 
sản; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và 
hợp tác quốc tế khác nhằm đáp ứng yêu 
cầu thực tiễn phòng, chống tội phạm hiện 
nay ở nước ta.
- Lực lượng đấu tranh phòng chống 
tội phạm xâm phạm sở hữu còn thiếu. Các 
chủ thể đánh giá chứng cứ chưa được đào 
tạo chuyên sâu về chế định chứng cứ và 
kỹ năng kiểm tra, đánh giá chứng cứ đối 
với các vụ án hình sự nói chung và các vụ 
án xâm phạm sở hữu nói riêng.
- Nhiều vụ án xâm phạm sở hữu có 
tính chất chiếm đoạt có yếu tố nước ngoài; 
nhiều vụ án có đông bị hại nằm rải rác ở 
các tỉnh, thành phố khác nhau; phạm vi 
thực hiện hành vi phạm tội của bị can 
được thực hiện trên địa bàn rộng. Đây 
cũng là một trong những nguyên nhân 
gây khó khăn cho công tác kiểm tra, đánh 
LƯƠNG HẢI YẾN- TRẦN VĂN TUÂN
43Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
giá chứng cứ.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết 
bị phục vụ cho việc giải quyết các vụ án 
xâm phạm sở hữu, trong đó trọng tâm là 
hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ đối 
với các vụ án này còn nhiều bất cập. Chưa 
có kinh phí đủ lớn để đầu tư trang thiết 
bị đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh 
phòng, chống loại tội phạm này. Chưa có 
cơ chế, chính sách đặc biệt để phuc vụ tốt 
đối với lực lượng chuyên trách đấu tranh 
phòng chống tội phạm xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt. Đây cũng là 
nguyên nhân làm cho một số cán bộ, KSV 
thiếu an tâm công tác, ảnh hưởng nhất 
định đến tư tưởng nghiệp vụ chuyên môn 
của đội ngũ cán bộ, KSV các cấp.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
- Lãnh đạo VKSND các cấp ở một số 
địa phương thực hiện chưa đầy đủ trách 
nhiệm và còn hạn chế trong công tác quản 
lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động nghiệp 
vụ. Trong quá trình giải quyết các vụ 
án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm 
đoạt, lãnh đạo một số đơn vị không kiểm 
tra chặt chẽ hoạt động kiểm tra, đánh 
giá chứng cứ của KSV được phân công 
THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử (KSXX) 
các vụ án này, không giám sát việc thực 
hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định 
của pháp luật tố tụng hình sự và quy chế 
nghiệp vụ khi thực hiện hoạt động kiểm 
tra, đánh giá chứng cứ; không chỉ đạo, 
xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá 
trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Khi 
duyệt án, Lãnh đạo chỉ căn cứ vào báo 
cáo của KSV, không trực tiếp kiểm tra 
tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ nên không 
phát hiện được những thiếu sót trong quá 
trình giải quyết vụ án, cũng như hạn chế 
trong nghiên cứu đề xuất của KSV. Không 
phát hiện được những mẫu thuẫn, những 
thiếu sót của KSV trong quá trình kiểm 
tra đánh giá chứng cứ. Quá tin tưởng vào 
việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng 
cứ của CQĐT dẫn đến việc phê chuẩn các 
quyết định tố tụng của CQĐT, xây dựng 
cáo trạng truy tố bị can không đảm bảo 
giá trị chứng minh khi kiểm tra, đánh giá 
và sử dụng chứng cứ(1).
- Việc phân công THQCT, KSĐT, 
KSXX các vụ án xâm phạm sở hữu có 
tính chất chiếm đoạt cho KSV còn chưa 
thận trọng, chưa đánh giá đúng trình độ 
chuyên môn của cấp dưới. Công tác kiểm 
tra, quản lý nghiệp vụ, tổng kết rút kinh 
nghiệm nhất là rút kinh nghiệm việc tổng 
hợp, đánh giá chứng cứ qua các vụ án 
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 
chưa thực sự kịp thời, đạt hiệu quả, còn 
tình trạng vi phạm, thiếu sót trong việc 
tổng hợp, đánh giá chứng cứ. 
- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ nói 
chung, khả năng kiểm tra, đánh giá chứng 
cứ các vụ án xâm phạm sở hữu có tính 
chất chiếm đoạt nói riêng của một bộ phận 
KSV còn hạn chế, chưa nắm chắc được các 
quy định cụ thể của BLHS, BLTTHS và 
các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Quy 
chế nghiệp vụ của ngành; chưa làm tốt vai 
trò trách nhiệm của mình trong quá trình 
kiểm tra, đánh giá chứng cứ; còn mang 
nặng tư duy buộc tội, coi nhẹ việc kiểm 
tra, đánh giá các chứng cứ gỡ tội, không 
đảm bảo tính khách quan khi thực hiện 
hoạt động này. 
- Công tác phối hợp trong ngành (giữa 
Viện kiểm sát (VKS) cấp trên với VKS cấp 
dưới; phối hợp giữa CQĐT và VKSND ở 
một số địa phương chưa thật sự đi vào nề 
nếp, không khoa học, còn mang tính hình 
thức. Công tác phối hợp giữa Điều tra 
viên (ĐTV) và KSV ở một số địa phương 
1  Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo chuyên đề 
án hình sự do Viện kiểm sát truy tố, Tòa án tuyên bị cáo không 
phạm tội hoặc hủy để điều tra xét xử lại thuộc các tỉnh, thành 
phố khu vực phía Nam, Hà Nội.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA...
44 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
còn chưa thường xuyên, tích cực, chưa 
thật sự sát sao, đạt hiệu quả dẫn đến chất 
lượng giải quyết nhiều vụ án xâm phạm 
sở hữu có tính chất chiếm đoạt chưa được 
đảm bảo.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả 
hoạt động kiểm ra, đánh giá chứng cứ của 
VKSND trong giai đoạn điều tra, truy tố 
các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất 
chiếm đoạt
Trước yêu cầu đổi mới của ngành 
Kiểm sát nhân dân theo định hướng cải 
cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng 
kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong giai 
đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm 
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đáp 
ứng yêu cầu cải cách tư pháp, VKSND 
các cấp cần thực hiện tốt các giải pháp 
chủ yếu sau: 
Một là, nâng cao trình độ lý luận về 
kiểm tra, đánh giá chứng cứ cho đội ngũ 
KSV trong ngành Kiểm sát nhân dân 
- VKSND các tỉnh, thành phố trực 
thuộc Trung ương thường xuyên tổ chức 
tổng kết, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ 
THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp, cho 
đội ngũ KSV; tổ chức rút kinh nghiệm 
trong việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ 
trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án 
hình sự, trong đó có các vụ án xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt. Tăng cường 
công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các 
cuộc hội thảo khoa học nghiệp vụ thông 
qua việc xây dựng các đề tài khoa học, 
chuyên đề nghiệp vụ nhằm nâng cao trình 
độ lý luận đối với những người được giao 
thẩm quyền THQCT, kiểm sát hoạt động 
tư pháp nhằm phục vụ tích cực hoạt động 
của VKSND trong THQCT, kiểm sát việc 
tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều 
tra, truy tố và xét xử các vụ án xâm phạm 
sở hữu có tính chất chiếm đoạt. 
- Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 
và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ 
kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh cần 
có kế hoạch thường xuyên tổ chức mở các 
lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát 
chuyên ngành; các lớp đào tạo, bồi dưỡng 
nghiệp vụ THQCT, KSĐT, KSXX các vụ 
án xâm phạ ... theo pháp luật trong giai đoạn 
điều tra, truy tố và xét xử các vụ án xâm 
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đến 
báo cáo thực tế, phổ biến những kinh 
nghiệm trong hoạt động thực tiễn nhằm 
nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, KSV 
trong công tác này.
- Tăng cường công tác tổng kết thực 
tiễn, xây dựng các chuyên đề rút kinh 
nghiệm, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ ở 
tại VKSND địa phương các cấp khi có 
thông báo rút kinh nghiệm qua những 
vụ án cấp trên hủy, sửa hoặc những vấn 
đề cần rút kinh nghiệm thông qua các vụ 
án cụ thể liên quan đến thu thập kiểm 
tra, đánh giá chứng cứ để KSV rút kinh 
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt 
động kiểm tra đánh giá chứng cứ trong 
quá trình THQCT, KSĐT, KSXX các vụ án 
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
- Sau khi BLHS năm 2015, BLTTHS 
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 
Luật tổ chức CQĐT hình sự có hiệu lực 
thi hành, VKSND các cấp cần tổ chức tập 
huấn chuyên sâu về các đạo luật này giúp 
cho đội ngũ KSV trực tiếp làm nhiệm vụ 
THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong 
lĩnh vực hình sự nắm chắc những điểm 
mới được xây dựng, bổ sung sửa đổi quy 
định trong BLTTHS, Luật tổ chức CQĐT 
hình sự, Luật tổ chức VKSND nhằm tạo 
LƯƠNG HẢI YẾN- TRẦN VĂN TUÂN
45Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
điều kiện cho KSV và những người tiến 
hành tố tụng thực hiện tốt hoạt động 
THQCT, kiểm sát tuân theo pháp luật 
trong lĩnh vực hình sự, trong đó có hoạt 
động kiểm sát, đánh giá chứng cứ trong 
giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án hình 
sự nói chung, các vụ án xâm phạm sở hữu 
có tính chất chiếm đoạt nói riêng. 
Hai là, KSV cần chủ động trực tiếp 
tiến hành một số hoạt động điều tra thu 
thập, củng cố chứng cứ trong trường hợp 
cần thiết theo quy định của pháp luật
Để đảm bảo việc buộc tội được chính 
xác, không oan sai, bỏ lọt tội phạm, không 
làm oan người vô tội, khi THQCT và 
KSĐT các vụ án xâm phạm sở hữu có tính 
chất chiếm đoạt, KSV cần chủ động trong 
việc thu thập củng cố, đánh giá chứng cứ, 
cụ thể :
- Trường hợp phát hiện CQĐT có 
vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong 
hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin 
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc 
có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã 
yêu cầu bằng văn bản nhưng không được 
khắc phục thì VKS sẽ trực tiếp giải quyết 
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị 
khởi tố. KSV được phân công giải quyết tố 
giác tin báo phải thực hiện việc xác minh, 
kiểm tra một cách tỉ mỉ, đồng thời mang 
tính toàn diện tất cả nội dung, tình tiết 
liên quan tới tố giác, tin báo... Việc lấy lời 
khai của đối tượng tình nghi, bị hại, việc 
trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài 
sản khi giải quyết tố giác tin báo, tội phạm 
kiến nghị khởi tố các vụ án xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt là hoạt động 
cần được tiến hành kịp thời giúp cho việc 
thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai 
đoạn này được đảm bảo.
- KSV cần nâng cao tính chủ động 
trong việc trực tiếp thực hiện các biện pháp 
điều tra nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, 
đánh giá chứng cứ thông qua các biện 
pháp điều tra. Sau khi tiến hành các biện 
pháp điều tra, việc xem xét, đối chiếu các 
nguồn chứng cứ này phải được đánh giá 
trên phương điện đảm bảo tính toàn diện, 
khách quan, liên quan tới các vụ án xâm 
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt có ý 
nghĩa trong việc chứng minh làm sáng tỏ 
sự thật của vụ án xâm phạm sở hữu có tính 
chất chiếm đoạt.
Ba là, tăng cường công tác phối hợp 
trong ngành và liên ngành khi thực hiện 
hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ 
trong điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm 
sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Để hoạt động kiểm tra, đánh giá 
chứng cứ của KSV trong giai đoạn điều 
tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu 
có tính chất chiếm đoạt được bảo đảm 
chất lượng thì vấn đề phối hợp trong 
ngành (VKSND cấp trên - VKSND cấp 
dưới) và liên ngành (CQĐT-VKS) giữ 
vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp 
đến hoạt động này. 
- Về quan hệ phối hợp trong ngành
Đối với những vụ án xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt, khi quan 
điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng 
(CQĐT-VKS) không thống nhất trong 
việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ thì VKS 
cấp dưới cần tích cực chủ động báo cáo 
VKS cấp trên xin ý kiến chỉ đạo. Các đơn 
vi nghiệp vụ của VKS cấp trên cũng cần 
phối hợp, chỉ đạo VKS cấp dưới trong việc 
kiểm tra, đánh giá chứng cứ khi giải quyết 
loại án này.
- Về quan hệ phối hợp liên ngành
Công tác phối hợp nghiệp vụ giữa 
Điều tra viên và KSV trước khi vụ án kết 
thúc điều tra phải được thường xuyên 
thực hiện. ĐTV và KSV cùng rà soát lại 
toàn bộ chứng cứ của vụ án, nếu cần bổ 
sung thì trao đổi cùng bổ sung kịp thời 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA...
46 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
và hoàn thiện các thủ tục tố tụng của vụ 
án đảm bảo các nguồn chứng cứ của vụ 
án mang đầy đủ các thuộc tính và có giá 
trị chứng minh. Trong giai đoạn điều tra, 
khi có quan điểm khác nhau về hoạt động 
kiểm tra, đánh giá chứng cứ và đường lối 
giải quyết vụ án xâm phạm sở hữu có tính 
chất chiếm đoạt, VKSND cần chủ động tổ 
chức các cuộc họp liên ngành đề cùng bàn 
bạc, trao đổi, đưa ra những biện pháp tháo 
gỡ vướng mắc khắc phục những hạn chế, 
thiếu sót, thu thập bổ sung chứng cứ 
Cần tiếp tục xây dựng bổ sung các 
thông tư, quy chế phối hợp giữa CQĐT 
và VKS khi thực hiện các quy định của 
BLTTHS với nội dung đầy đủ, cụ thể, hơn 
trong đó sự phối hợp giữa các chủ thể tiến 
hành tố tụng trong hai cơ quan này (ĐTV- 
KSV) được đề cao, mang tính khoa học 
phù hợp với thực tiễn giải quyết các vụ 
án hình sự, tạo cơ chế thuận lợi cho các 
cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo việc 
thực hiện các quy định của BLTTHS đồng 
thời nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh 
giá chứng cứ các vụ án hình sự nói chung, 
các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất 
chiếm đoạt nói riêng.
Bốn là, đề cao vai trò quản lý, chỉ đạo 
của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân 
trong hoạt động kiểm tra đánh giá chứng 
cứ của Viện kiểm sát trong điều tra, truy 
tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất 
chiếm đoạt
- Lãnh đạo VKS phải trực tiếp cùng 
KSV tham gia vào hoạt động kiểm tra, 
đánh giá chứng cứ đối với các vụ án 
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm 
đoạt phức tạp, án nghiêm trọng, đặc biệt 
nghiêm trọng đảm bảo chứng cứ được 
đánh giá một cách khách quan, toàn diện 
có ý nghĩa chứng minh làm sáng tỏ sự 
thật vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất 
chiếm đoạt; đảm bảo các quyết định tố 
tụng được ban hành phải kịp thời, đúng 
đắn, hợp pháp và có căn cứ. Đối với 
những vụ án phức tạp, án truy xét, án 
có đồng phạm, nhiều bị hại (Tội trộm 
cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm 
đoạt tài sản) việc thu thập, kiểm tra, 
đánh giá chứng cứ phức tạp trước khi 
phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê 
chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn 
chặn, quyết định việc truy tố Lãnh đạo 
VKSND các cấp phải trực tiếp cùng KSV 
nghiên cứu, kiểm tra đánh giá chứng 
cứ để chỉ đạo kịp việc thu thập bổ sung 
chứng cứ nhằm đảm bảo chứng cứ được 
thu thập đủ cả ‘‘chất’’ và ‘‘lượng’’ chứng 
minh làm rõ sự thật vụ án xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt.
- Trước khi ban hành các quyết định tố 
tụng, lãnh đạo đơn vị phải nghe KSV được 
phân công THQCT, KSĐT báo cáo hệ thống 
chứng cứ bao gồm cả chứng cứ buộc tội và 
chứng cứ gỡ tội trên phương diện tổng hợp 
toàn bộ chứng cứ của vụ án với đầy đủ các 
thuộc tính và tính chứng minh cao; sử dụng 
các chứng cứ đã được thu thập; đánh giá, 
xác định giá trị chứng minh của từng chứng 
cứ và toàn bộ chứng cứ trong việc chứng 
minh các tình tiết cụ thể cũng như toàn 
bộ vụ án; tái tạo hoàn chỉnh lại vụ án xâm 
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đảm 
bảo các quyết định tố tụng được ban hành 
tuyệt đối kịp thời, chính xác.
- Tăng cường và đổi mới công tác 
quản lý chỉ đạo điều hành đối với hoạt 
động kiểm tra, đánh giá chứng cứ các vụ 
án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm 
đoạt trong giai đoạn điều tra, truy tố ở tất 
cả các cấp VKSND. Nắm và quản lý chặt 
chẽ việc tuân thủ pháp luật của CQĐT; 
kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra đảm 
bảo chất lượng đối với CQĐT trong việc 
thu thập củng cố chứng cứ của vụ án, chỉ 
đạo KSV kiểm tra, đánh giá chứng cứ có 
LƯƠNG HẢI YẾN- TRẦN VĂN TUÂN
47Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
căn cứ, đảm bảo việc chứng minh làm rõ 
sự thật vụ án.
- Lãnh đạo các đơn vị VKS các cấp cần 
không ngừng nâng cao trình độ chuyên 
môn nói chung và kỹ năng kiểm tra đánh 
giá chứng cứ nói riêng, nâng cao kỹ năng 
quản lý, chỉ đạo điều hành. Bên cạnh đó, 
cần có cơ chế để thực hiện chế độ kiểm 
tra của lãnh đạo với cấp dưới; xây dựng 
cơ chế phối hợp kiểm tra liên ngành để 
kịp thời phát hiện, chấn chỉnh vi phạm 
của CQĐT cũng như các VKS, các phòng 
nghiệp vụ, thực hiện tốt vai trò chỉ đạo 
nghiệp vụ nói chung, kiểm tra, đánh giá 
chứng cứ nói riêng.
Năm là, chú trọng việc lựa chọn, bố trí 
KSV có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ 
để THQCT, KSĐT, KSXX các vụ án xâm 
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Đánh giá, sử dụng cán bộ là một vấn 
đề hết sức quan trọng trong công tác cán 
bộ. Việc đánh giá, sử dụng cán bộ đúng 
năng lực, đúng sở trường là một vấn đề 
hết sức quan trọng trong công tác cán bộ 
vì đánh giá cán bộ đúng mới phát huy 
được khả năng, sở trường của cán bộ. Vì 
vậy, cần ưu tiên sắp xếp, bố trí cán bộ, 
KSV có trình độ, năng lực chuyên môn 
chuyên sâu, có phương pháp, có khả năng 
trong việc nghiên cứu, giải quyết vụ án 
hình sự nói chung, khả năng kiểm tra, 
đánh giá chứng cứ các vụ án xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng. Đó 
là những cán bộ, KSV có phương pháp, 
có khả năng nghiên cứu hồ sơ vụ án; bản 
lĩnh; tự tin trong hoạt động chuyên môn 
nghiệp vụ, có kỹ năng hoạt động kiểm 
tra, đánh giá chứng cứ nói riêng. Đạt 
được những tiêu chí này, hoạt động điều 
tra truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có 
tính chất chiếm đoạt sẽ đảm bảo, đáp ứng 
yêu cầu về nghiệp vụ, tránh oan sai, bỏ lọt 
tội phạm.
Sáu là, quan tâm tăng cường cơ sở 
vật chất, phương tiện đáp ứng yêu cầu 
kiểm tra, đánh giá chứng cứ của VKS nói 
chung, trong điều tra, truy tố các vụ án 
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 
nói riêng
Để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt 
động THQCT, kiểm sát tuân theo pháp 
luật trong hoạt động điều tra, truy tố các 
vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm 
đoạt, ngành Kiểm sát cần quan tâm đầu 
tư cơ sở vật chất để việc thực hiện chuyên 
môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng những yêu 
cầu cải cách tư pháp theo các hướng cụ 
thể sau:
- Đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu 
cầu hoạt động của Viện kiểm sát khi trực tiếp 
xác minh tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị 
khởi tố vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất 
chiếm đoạt 
Để phù hợp với Luật tổ chức VKSND 
năm 2014, tăng cường trách nhiệm của 
VKSND nhằm chống bỏ lọt tội phạm, 
chống làm oan người vô tội, BLTTHS năm 
2015 đã bổ sung 03 điều luật (Điều 159, 
Điều 160, Điều 161) để quy định cụ thể 
nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT 
và kiểm sát việc khởi tố; quy định trách 
nhiệm của VKS phải giải quyết tố giác, tin 
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong 
trường hợp phát hiện CQĐT tra có vi phạm 
pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động 
kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội 
phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu 
bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu nhưng 
không được khắc phục. Cụ thể:
+ Trực tiếp tiến hành các hoạt động 
thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ 
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để 
kiểm tra, xác minh nguồn tin;
+ Ghi lời khai người tố cáo, người bị 
hại; tiến hành các hoạt động ghi lời khai, 
xác minh đối tượng tình nghi phạm tội; 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA...
48 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
+ Thực hiện các hoạt động khám 
nghiệm, thực nghiệm điều tra; trưng cầu 
giám định, yêu cầu định giá tài sản
Vì vậy, ngành Kiểm sát nhân dân cần 
quan tâm bổ sung các phương tiện nghiệp 
vụ, bổ sung kinh phí để tạo điều kiện cho 
VKSND các cấp thực hiện có hiệu quả các 
hoạt động xác minh tố giác tội phạm và 
kiến nghị khởi tố vụ án .
- Đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu 
cầu hoạt động của Viện kiểm sát khi trực tiếp 
tiến hành một số hoạt động điều tra trong quá 
trình điều tra truy tố các vụ án xâm phạm sở 
hữu có tính chất chiếm đoạt 
Cần xác định kinh phí, cơ sở vật 
chất, phương tiện phục vụ hoạt động 
của VKSND có tính đặc thù như hoạt 
động THQCT, kiểm sát điều tra tại hiện 
trường các vụ án hình sự (Kiểm sát việc 
khám nghiệm hiện trường, trong các vụ 
án chiếm đoạt tài sản dẫn đến hậu quả 
làm chết người). Vì vậy, đề nghị lãnh đạo 
VKSND tối cao cần tăng cường đầu tư 
kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục 
vụ hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm; 
tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sơ vật chất 
cũng như phương tiện mang tính đặc thù 
trong công tác của VKSND khi tiến hành 
mội số hoạt động điều tra theo kế hoạch 
dài hạn (3 năm hoặc 5 năm, 10 năm) và 
trong từng năm cụ thể. Xác định loại, số 
lượng cụ thể về cơ sở vật chất, phương 
tiện phục vụ hoạt động của VKSND như 
trụ sở, phương tiện, thiết bị kỹ thuật. 
- Đầu tư kinh phí phục vụ việc đào tạo 
nâng cao kỹ năng ghi âm, ghi hình và các 
phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ khác giãi mã 
dữ liệu điện tử nhằm thực hiện tốt hoạt động 
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động 
tư pháp. 
+ Để việc ghi âm, ghi hình trong quá 
trình hỏi cung bị can của KSV được đảm 
bảo đúng trình tự quy định của TTHS, 
nguồn chứng cứ thu thập qua việc ghi âm, 
ghi hành, ngành Kiểm sát nhân dân cần 
bổ sung kinh phí, kịp thời triển khai đào 
tạo kiến thức, kỹ năng, phương pháp ghi 
âm, ghi hình cho lực lượng KSV đảm bảo 
các chứng cứ thu thập được của KSV khi 
tiến hành ghi âm, ghi hình trong các buổi 
hỏi cung bị can, lấy lời khai nhân chứng 
có giải trị chứng minh đối với vụ án nhằm 
chống oan chống lọt trong quá trình 
THQCT, kiểm sát việc tuân theo pháp luật 
trong điều tra, truy tố và xét xử các vụ án 
hình sự nói chung, các vụ ám xâm phạm 
sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng.
+ Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, 
chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng 
tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi 
hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; 
Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương 
tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn 
thông, trên đường truyền và các nguồn 
điện tử khác; Giá trị chứng cứ của dữ liệu 
điện tử được xác định căn cứ vào cách 
thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi 
dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và 
duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; 
cách thức xác định người khởi tạo và các 
yếu tố phù hợp khác. Với sự đầu tư của 
Nhà nước về phương tiện kỹ thuật trong 
đấu tranh với tội phạm công nghệ cao và 
cũng đã có nhiều tiến bộ trong thu thập 
chứng cứ điện tử phục vụ điều tra hình 
sự, nhưng sự phát triển và thay đổi nhanh 
chóng của các loại phương tiện điện tử, 
thiết bị số đang đặt ra thách thức này càng 
lớn đối với kỹ thuật hình sự hiện nay. Vì 
vậy, ngành Kiểm sát nhân dân cần đầu 
tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục 
vụ cho KSV các cấp thực hiện có hiệu quả 
hoạt động tìm kiếm, thu thập, sao lưu, 
phục hồi, giải mã dữ liệu điện tử./.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kiem_tra_danh.pdf