Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang hiện nay

An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự

nhiên 353.676 ha, trong đó có 297.872 ha đất sản

xuất nông nghiệp. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính

cấp huyện, thị xã, thành phố và 156 đơn vị hành

chính cấp xã, phường, thị trấn; có 18 xã biên giới,

36 xã dân tộc (Khmer 27 xã, Chăm 09 xã nằm

trên địa bàn 08 huyện), 35 xã khó khăn theo

Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ. Dân số toàn Tỉnh là 2.142.709 người,

với 524.759 hộ. Hiện Tỉnh có 30 dân tộc, trong

đó, dân tộc thiểu số gồm có 29 dân tộc với

112.809 người, chiếm 5,26% dân số cả Tỉnh. Dân

tộc thiểu số có số dân khá đông là: Khmer có

90.271 người, (chiếm 4,2%); Chăm có 14.209

người (chiếm 0,66%); Hoa có 8.075 người (chiếm

0,37%).

pdf 12 trang kimcuc 15820
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang hiện nay

Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang hiện nay
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
47 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 
TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở AN GIANG HIỆN NAY 
Lê Thiện Minh1, Nguyễn Văn Cọp2 
1Trường Đại học An Giang, 
2Văn Phòng Tinh ủy, tỉnh An Giang 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 05/01/2018 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
15/02/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 04/2018 
Title: 
Some solutions to improve the 
effectiveness of poverty 
reduction policies in Khmer 
ethnic minority region in An 
Giang province 
Keywords: 
An Giang, poverty, poverty-
alleviation, poverty-alleviation 
policy, Khmer ethnic group 
Từ khóa: 
An Giang, nghèo, giảm 
nghèo, chính sách giảm 
nghèo, dân tộc Khmer 
ABSTRACT 
To clarify the concept of hunger and poverty according to the perception in 
Vietnam and the world nowadays, the author focuses on researching and 
analyzing achievements and limitations as well as finding out its causes during 
conducting poverty-alleviation policies in Khmer ethnic group in An Giang 
province; Accordingly, the author proposes solutions in order to implement the 
policies more effectively in the future. 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở làm rõ khái niệm đói, nghèo theo quan niệm của Việt Nam và thế 
giới hiện nay, tác giả bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích những thành tựu 
và hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân của nó trong việc thực hiện chính 
sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang hiện nay; qua đó, 
tác giả đề xuất một số giải pháp để nhằm thực hiện chính sách này đạt hiệu quả 
cao hơn trong thời gian tới. 
1. GIỚI THIỆU 
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu 
vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự 
nhiên 353.676 ha, trong đó có 297.872 ha đất sản 
xuất nông nghiệp. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính 
cấp huyện, thị xã, thành phố và 156 đơn vị hành 
chính cấp xã, phường, thị trấn; có 18 xã biên giới, 
36 xã dân tộc (Khmer 27 xã, Chăm 09 xã nằm 
trên địa bàn 08 huyện), 35 xã khó khăn theo 
Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ. Dân số toàn Tỉnh là 2.142.709 người, 
với 524.759 hộ. Hiện Tỉnh có 30 dân tộc, trong 
đó, dân tộc thiểu số gồm có 29 dân tộc với 
112.809 người, chiếm 5,26% dân số cả Tỉnh. Dân 
tộc thiểu số có số dân khá đông là: Khmer có 
90.271 người, (chiếm 4,2%); Chăm có 14.209 
người (chiếm 0,66%); Hoa có 8.075 người (chiếm 
0,37%). 
Đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang có những 
đặc thù riêng về lịch sử và tôn giáo, sống tập 
trung ở 02 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên 
(trên 80.000 người), số còn lại sống rải rác ở các 
huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú. Hầu 
hết theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng 
rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh Đồng 
bằng sông Cửu Long và người Khmer ở 
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
48 
Campuchia. Trong kháng chiến, nơi đây là căn cứ 
địa cách mạng, chịu nhiều tàn phá, bà con người 
dân tộc Khmer chịu nhiều mất mát về người và 
của. Đến chiến tranh biên giới Tây Nam, bà con 
phải di chuyển về tuyến sau, khi trở về quê hương 
sau chiến tranh, hầu hết nhà cửa, ruộng vườn, đất 
đai đã bị giặc tàn phá, xáo trộn, gây khó khăn cho 
đời sống. Thêm vào đó, trình độ dân trí của bà con 
Khmer còn thấp, với tập quán sống tập trung theo 
phum, sóc; chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, 
chăn nuôi và làm thuê mướn theo mùa vụ đời 
sống vật chất và tinh thần của bà con còn thấp so 
với mặt bằng chung. 
Nghèo đói là một vấn đề kinh tế - xã hội mang 
tính toàn cầu, do đó giải quyết đói nghèo trở thành 
nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Mặt khác, xoá 
đói, giảm nghèo cũng là một trong những chính 
sách xã hội cơ bản được Đảng và Nhà nước ta đặc 
biệt quan tâm. Vì vậy, việc triển khai, thực hiện 
tốt các chính sách giảm nghèo, nhất là chính sách 
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số không 
chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã 
hội của địa phương mà còn góp phần thực hiện tốt 
hơn chính sách dân tộc, đảm bảo ổn định tình hình 
an ninh, chính trị của địa phương. Việc xác định 
giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer 
là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu 
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 
tỉnh An Giang. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo 
thực hiện giảm nghèo, Tỉnh luôn tập trung quan 
tâm những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng 
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer với 
tinh thần: về chủ trương, phải đúng trọng tâm, 
đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết 
khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời 
hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận 
tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp 
luật của Nhà nước. 
Trong thời gian qua, việc triển khai, quán triệt và 
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của 
Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm 
nghèo giai đoạn 2005 - 2015, tỉnh An Giang đã 
tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính 
sách, giải pháp giảm nghèo, an sinh xã hội; đem 
lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát 
triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng 
bền vững, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân 
tộc Khmer có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt 
nông thôn ngày càng khởi sắc rõ nét, tỷ lệ hộ 
nghèo giảm, đời sống của một bộ phận khá lớn 
đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được nâng 
lên. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác giảm nghèo 
trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang 
còn nhiều khó khăn, chưa thật sự bền vững, đặc 
biệt là một số huyện miền núi, biên giới (Tri Tôn, 
Tịnh Biên) có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh 
sống vẫn chiếm tỷ lệ hộ nghèo khá cao qua các 
năm; tính chủ động của người nghèo dân tộc 
Khmer còn hạn chế, một bộ phận còn trông chờ, ỷ 
lại vào sự bao cấp của Nhà nước không nắm bắt 
cơ hội để vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt có nhiều 
hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già 
yếu, cô đơn, không có con cháu, có người tàn tật 
nặng, người tâm thần); đời sống của một bộ 
phận người nghèo dân tộc Khmer chưa bảo đảm 
được mức tối thiểu và có sự chênh lệch giữa miền 
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung 
bình của cả nước; hiện tượng tái nghèo vẫn còn 
phổ biến. Đồng thời, do đặc điểm kinh tế của An 
Giang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (lúa, cá), 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, các yếu tố 
giá cả thị trường luôn tác động bất lợi cho người 
sản xuất, cùng với thiên tai, lũ lụt hằng năm, luôn 
làm biến động về tăng giảm hộ nghèo. Nghiên 
cứu các chính sách giảm nghèo và tác động của 
chính sách giảm nghèo sẽ giúp chúng ta hiểu thêm 
về thực trạng nghèo, đói trong vùng đồng bào dân 
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
49 
tộc Khmer; qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm 
nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách giảm 
nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An 
Giang hiện nay. 
2. KHÁI NIỆM ĐÓI, NGHÈO 
2.1 Khái niệm đói, nghèo của Việt Nam 
Căn cứ trên thực tế về trình độ phát triển kinh 
tế - xã hội của nước ta và hiện trạng đời sống 
trung bình phổ biến của dân cư hiện nay, có 
thể đánh giá đói nghèo theo 4 chỉ tiêu chính: 
thu nhập; nhà ở và tiện nghi sinh hoạt; tư liệu 
sản xuất và vốn liếng để dành. Song, ở nước 
ta, do đặc thù của nền văn hóa và bản sắc dân 
tộc, nên quan niệm về đói, nghèo không chỉ 
đơn thuần đề cập vấn đề thu nhập vật chất mà 
còn liên quan đến khía cạnh bản sắc văn hóa, 
đạo đức, nhân văn Trong các tiêu chí như 
thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu 
gia đình, hưởng thụ văn hóa, thì tiêu chí 
thu nhập về kinh tế là đáng chú ý hơn cả. Ở 
nước ta, chỉ tiêu đánh giá hộ giàu, nghèo, đói, 
có thể dựa trên chỉ tiêu chính là thu nhập bình 
quân nhân khẩu một tháng (hoặc năm) được 
đo lường bằng chỉ tiêu giá trị quy đổi hoặc 
hiện vật quy đổi. Khái niệm thu nhập ở đây 
được hiểu là thu nhập thuần túy. Đối với hộ 
dân cư ở nông thôn, thu nhập được tính bằng 
cách lấy doanh thu trừ đi chi phí bỏ ra. Chỉ 
tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng là 
chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói 
nghèo; ngoài ra còn căn cứ vào chỉ tiêu phụ là 
dinh dưỡng bữa ăn, mặc, nhà ở và các điều 
kiện học tập, chữa bệnh, đi lại. 
Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, Bộ Lao 
động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra khái 
niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau: Nghèo 
là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những 
điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu 
và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức 
sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét 
trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác: 
nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống 
dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng 
ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ 
thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể 
hay từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 
cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia 
(Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An 
Giang, 2014, tr. 36). 
Ở Việt Nam, nghèo được chia thành các mức 
khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, 
nghèo có nhu cầu tối thiểu. Nghèo tuyệt đối 
là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện 
nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu 
tối thiểu của cuộc sống (ăn, mặc, ở, đi lại...); 
nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận 
dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới 
mức sống trung bình của cộng đồng và địa 
phương đang xét. Hộ nghèo được xem là tình 
trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn 
một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và 
có mức sống thấp hơn mức sống trung bình 
của cộng đồng xét trên mọi phương diện. 
Trong khi đó, hộ đói được quan niệm là hộ có 
mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm 
bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống 
hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư 
hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên 
phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. Từ đây, 
khái niệm về chính sách xóa đói, giảm nghèo 
được định nghĩa như sau: Chính sách xóa đói, 
giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính 
sách của nhà nước và xã hội hay là của chính 
những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm 
tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, 
thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng 
được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở 
chuẩn nghèo được quy định theo từng địa 
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
50 
phương, khu vực, quốc gia (Liên hiệp các Hội 
Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang, 2014, tr. 
36). 
Như vậy, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, 
có tính tương đối. Tính chất và đặc trưng của 
nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự 
nhiên, nhân tố chính trị, văn hóa và trình độ 
phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền, 
quốc gia, khu vực. Đặc điểm này có ý nghĩa 
quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ 
sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp 
xóa đói, giảm nghèo ở nước ta, nhất là vùng 
dân cư nông nghiệp và nông thôn hiện nay. 
2.2 Khái niệm đói, nghèo của thế giới 
Nhìn chung, mỗi quốc gia đều sử dụng một 
khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và 
đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới 
hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các 
quốc gia được xác định bằng mức thu nhập 
tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó 
là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể 
mua sắm được những vật dụng cơ bản phục 
vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết 
yếu khác theo mức giá hiện hành. Đến nay, 
nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đã 
đưa ra các khái niệm khác nhau về đói nghèo, 
nhưng nhìn chung, chúng không có sự khác 
biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định 
đói nghèo trong các khái niệm này là mức thu 
nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu 
cơ bản, tối thiểu của con người về ăn, ở, mặc, 
y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã 
hội. Sự khác nhau giữa các khái niệm là mức 
đo lường độ thỏa mãn cao hay thấp, mà mức 
đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh 
tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của 
từng vùng, từng quốc gia. Đáng chú ý là 
nhiều công trình nghiên cứu và nhiều quốc 
gia đã sử dụng khái niệm người nghèo của Tổ 
chức Liên Hợp Quốc. 
Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Thế 
giới (ILO), đói nghèo là tình trạng một bộ 
phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn 
những nhu cầu cơ bản của con người đã được 
xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển 
kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các 
địa phương. Theo định nghĩa này thì mức độ 
nghèo đói ở các nước khác nhau là không 
giống nhau. Theo số liệu của Ngân hàng Thế 
giới (năm 2012), trên thế giới có khoảng 1,2 
tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó 
phần lớn là phụ nữ và trẻ em (Liên hiệp các 
Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang, 2014, 
tr. 35). 
Tại Hội nghị về chống đói, nghèo do Ủy ban 
Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình 
Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok (Thái 
Lan) vào tháng 9/1993, các quốc gia trong 
khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: 
“Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư 
không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu 
cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy 
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã 
hội, phong tục tập quán của từng vùng và 
những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. 
Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: Ăn, 
ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao 
tiếp xã hội. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới 
về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen, 
Đan Mạch vào năm 1995, đã đưa ra một định 
nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói: “Người nghèo 
là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 
01 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số 
tiền được coi như đủ mua những sản phầm 
thiết yếu để tồn tại”. 
Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới còn đưa ra 
quan niệm, nghèo là một khái niệm đa chiều 
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
51 
vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất, 
nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu 
nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan 
đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo 
dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có 
quyền phát ngôn và không có quyền lực (Sở 
Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, 
2008, tr. 1). 
3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI, THỰC 
HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 
TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC 
KHMER Ở AN GIANG HIỆN NAY 
3.1 Những thành tựu đạt được 
Trong định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - 
xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta đã xác 
định: “Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc 
sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận 
các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ 
cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả 
hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời 
kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để 
đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các 
huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. 
Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh 
số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính 
sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa 
giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông 
thôn và thành thị” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 
2011, tr. 124 - 125). 
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có 
nhiều chủ trương, chính sách về công tác dân tộc 
như Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 
của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách 
lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Chỉ 
thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư 
Trung ương Đảng ( ... rở 
nên phân tán, ít mang lại hiệu quả trong giảm 
nghèo mà chỉ có tính động viên, khắc phục một 
vài khó khăn trước mắt. 
Chính sách giảm nghèo thường đặt mục tiêu cao, 
việc phê duyệt dự án thường dựa trên nhu cầu 
nhưng không dựa trên cân đối nguồn lực, làm cho 
nhiều đề án, chính sách luôn trong tình trạng 
không cấp đủ ngân sách. Điều này dẫn tới khó 
giải quyết dứt điểm, kém bền vững trong thực 
hiện chính sách giảm nghèo. 
Bốn là, ngân sách dành cho giảm nghèo phân bổ 
chưa tương xứng giữa đầu tư cho xây dựng kết 
cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh 
doanh tạo thu nhập cho người nghèo. Nguồn ngân 
sách hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sinh kế chưa 
32.29
27.76
24.85
0
5
10
15
20
25
30
35
Đầu năm 2016 Cuối năm 2016 Cuối năm 2017
T
ỷ 
lệ
 %
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
55 
được chú trọng đúng mức, trong khi đó, việc xây 
dựng kết cấu hạ tầng tốn kém nhiều nhưng hiệu 
quả mang lại thấp đối với cả vùng, hoặc cơ hội 
hưởng lợi từ các công trình mang lại cho tất cả 
người dân trong vùng còn hạn chế. Thực tế, người 
nghèo ít có cơ hội hơn để hưởng lợi do công trình 
hạ tầng mang lại so với hộ không nghèo, do họ ít 
có điều kiện để đa dạng hóa sinh kế, qua đó khó 
tăng thu nhập để thoát nghèo. 
Năm là, nhiều hộ nghèo triền miên nhưng lại 
chưa có chính sách phù hợp đối với họ. Nhiều 
đồng bào dân tộc Khmer nghèo triền miên, đời 
sống rất thấp và không hoặc rất ít có điều kiện để 
thoát nghèo. Hầu hết những hộ này là đồng bào 
dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có 
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ở 
những nơi này do cơ cấu kinh tế chậm chuyển 
dịch, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông 
nghiệp, trong khi điều kiện sản xuất nông nghiệp 
khó khăn và cơ hội chuyển đổi sang nghề khác rất 
thấp nên hầu hết thanh niên lớn lên lại làm nông 
nghiệp giống như cha mẹ mình và cái nghèo đeo 
bám họ từ đời này sang đời khác. Vì vậy, họ rơi 
vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói không thoát ra 
được. 
Sáu là, nhiều hộ thoát nghèo nhưng lại rất dễ tái 
nghèo trở lại. Hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo 
rất dễ bị tái nghèo trở lại khi gặp phải những rủi 
ro hay cú sốc từ bên ngoài. Các rủi ro về thiên tai, 
thời tiết, dịch bệnh và rủi ro thị trường là những 
nguyên nhân chính làm cho hộ nghèo thoát nghèo 
không bền vững. Điều này cho thấy cần có các 
chính sách giảm nghèo và chính sách bảo hiểm 
cũng như chính sách giúp người dân giảm thiểu và 
thích ứng với rủi ro. 
Bảy là, chính sách giảm nghèo hiện tại chủ yếu 
tập trung vào tăng thu nhập cho người nghèo, 
chưa chú trọng đúng mức việc tăng phúc lợi cho 
người nghèo. Mặc dù thu nhập là chỉ tiêu quan 
trọng nhưng thu nhập cũng chỉ là điều kiện cần để 
nâng cao phúc lợi cho người dân nói chung và 
người nghèo nói riêng. Việc hỗ trợ để người 
nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng 
quan trọng không kém với việc hỗ trợ, tạo điều 
kiện để tăng thu nhập. 
3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những hạn 
chế trên đây là do những nguyên nhân khách quan 
và chủ quan sau đây: 
* Nguyên nhân khách quan: 
Thứ nhất, An Giang là tỉnh đông dân nhất Đồng 
bằng sông Cửu Long, vị trí địa lý cách xa trung 
tâm lớn, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, 
nền kinh tế của Tỉnh tăng trưởng chưa ổn định, 
thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng; 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, những giải 
pháp tạo việc làm có thu nhập cho người nghèo 
chưa cơ bản và thiếu ổn định (chủ yếu là sản xuất 
nhỏ gia đình); thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông 
sản gặp khó khăn, tình trạng “trúng mùa, rớt giá” 
diễn ra thường xuyên, gây khó khăn cho cả doanh 
nghiệp và người dân. Mặt khác, thiên tai, lũ lụt 
hàng năm, luôn làm biến động về tăng giảm hộ 
nghèo, hàng năm hộ nghèo giảm nhiều nhưng 
phát sinh mới cũng cao. 
Thứ hai, địa bàn đầu tư chương trình, chính sách 
dân tộc là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên 
giới nên hầu hết đều gặp những khó khăn nhất 
định về cơ sở hạ tầng, môi trường sinh hoạt cũng 
như về trình độ dân trí. 
Thứ ba, việc thiếu nhà ở, đất ở của đồng bào dân 
tộc là do trước đây vùng đất này còn nhiễm phèn 
nặng, đất đai khó canh tác, hệ thống thủy lợi chưa 
hoàn chỉnh, thiếu hệ thống tưới tiêu, nên nhiều bà 
con đã bỏ đất đai, nhà ở đi nơi khác làm ăn sinh 
sống. 
Thứ tư, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn 
xã hội nhất là trong vùng dân tộc, biên giới tiềm 
ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Tình trạng tranh 
chấp, khiếu kiện có liên quan đến đất đai diễn 
biến phức tạp. 
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
56 
* Nguyên nhân chủ quan: 
Thứ nhất, việc triển khai các chính sách, dự án 
giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu 
số đòi hỏi có nhiều nguồn vốn, suất đầu tư lớn. 
Trong khi đó, nguồn vốn phân bổ của Trung ương 
về địa phương để triển khai, thực hiện các chính 
sách dân tộc còn phân tán nhỏ lẻ, đầu tư dàn trải, 
không tập trung, kinh phí được cấp quá thấp 
không tương xứng với quy mô đòi hỏi được đầu 
tư của địa phương, từ đó, việc thực hiện chính 
sách chưa đạt hiệu quả cao, kinh tế - xã hội vùng 
đồng bào dân tộc còn nhiều bất cập, chưa mang 
tính ổn định. 
Thứ hai, trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc 
còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, điểm 
xuất phát về kinh tế - xã hội thấp. Nhiều bà con 
dân tộc còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính 
sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động phát 
huy hết nội lực, cố gắng vươn lên thoát nghèo. 
Thứ ba, ở vùng nông thôn, nhất là đồng bào dân 
tộc thiểu số, việc sinh con thứ ba trở lên vẫn còn 
phổ biến, với quan niệm gia đình đông con sẽ có 
đủ nguồn nhân lực giúp ích cho việc canh tác, 
trồng trọt được thuận lợi; sau khi con cái lập gia 
đình, lại có nhu cầu có chỗ ở riêng, tách hộ. Ngoài 
ra, đa số người dân tộc nghèo thường đi làm thuê 
mướn theo thời vụ hoặc đi làm ăn xa, dài hạn. 
Những người này khi trở về hoặc những người từ 
nơi khác đến sinh sống lại có nhu cầu về nơi ở, 
nơi làm ăn, nên hộ gia đình thiếu nhà ở, đất ở tiếp 
tục phát sinh. 
Thứ tư, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt 
trận và các đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ ý 
nghĩa chiến lược và vị trí, tầm quan trọng của 
công tác dân tộc. Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức 
thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung 
ương và Tỉnh về thực hiện công tác dân tộc có nơi 
chưa thật tốt. Năng lực lãnh đạo của một số cấp 
uỷ, chính quyền ở những vùng có đông đồng bào 
dân tộc thiểu số còn hạn chế. Việc vận dụng, cụ 
thể hoá chủ trương, nghị quyết của cấp trên thiếu 
sáng tạo, chưa sát với tình hình cơ sở. Một số địa 
phương (các phường, xã) còn chậm trong xây 
dựng kế hoạch xoá đói giảm nghèo, giải quyết 
việc làm, có đăng ký chỉ tiêu nhưng chưa đề ra 
giải pháp cụ thể, phù hợp để thực hiện các chỉ tiêu 
đó. 
Thứ năm, đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số 
chưa đáp ứng yêu cầu. Cán bộ chính quyền, mặt 
trận, các đoàn thể ở địa bàn có đông đồng bào dân 
tộc phần lớn không biết nói tiếng dân tộc, am hiểu 
phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá của đồng 
bào còn ít, từ đó làm hạn chế công tác tuyên 
truyền, vận động, thực hiện chính sách, chương 
trình, dự án của Chính phủ. 
4. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI 
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC 
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHÍNH 
SÁCH GIẢM NGHÈO TRONG VÙNG 
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở AN 
GIANG 
4.1 Phương hướng cơ bản 
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An 
Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định: 
“Giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội. Đẩy mạnh 
chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc 
làm. Nâng chất lượng dạy nghề, giải quyết việc 
làm, giảm nghèo bền vững; nâng cao tỷ lệ xuất 
khẩu lao động chất lượng cao. Thực hiện tốt các 
chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có 
công, công tác bình đẳng giới và các quyền trẻ 
em. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2016 - 
2020) bình quân 1,5%/năm” (Tỉnh ủy An Giang, 
2015, tr. 8). Đồng thời, phương hướng giải quyết 
vấn đề giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc 
Khmer ở An Giang, Tỉnh cần tập trung một số 
phương hướng cơ bản sau: 
Một là, đa dạng hoá các nguồn lực và phương 
thức thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng 
phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có 
hiệu quả sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Nhà 
nước cần đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và 
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
57 
trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức 
để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn 
lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách 
bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với 
sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã 
hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ 
nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó 
khăn. 
Hai là, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách về trợ 
giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản 
xuất; trợ giúp đất ở, nước sạch, đào tạo nghề và 
tạo việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer. Có 
chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, 
các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông 
thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn 
nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các 
đoàn thể nhân dân tham gia công tác giảm nghèo. 
Ba là, công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào 
dân tộc Khmer đến năm 2020, cần hướng tới thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo, tăng 
cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết 
yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện 
chất lượng cuộc sống ở các huyện nghèo, xã 
nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Tạo cơ hội để người 
nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, 
tăng thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và 
duy trì thành quả của công cuộc giảm nghèo, hạn 
chế tái nghèo; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất 
bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông 
thôn và thành thị, các nhóm dân cư; tăng cường 
khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo; bảo 
vệ phụ nữ và trẻ em nghèo. 
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc có phẩm 
chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; củng 
cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ở các 
xã, thị trấn vùng dân tộc; nâng cao vị trí vai trò 
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân 
trong việc tham gia thực hiện tốt chính sách dân 
tộc. 
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc 
triển khai, thực hiện chính sách giảm 
nghèo trong vùng đồng bào dân tộc 
Khmer ở An Giang hiện nay 
Từ việc phân tích những thành tựu và hạn chế trên 
đây, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây: 
Một là, việc lồng ghép các chính sách giảm nghèo 
cần thực hiện ngay ở cấp Trung ương và cấp Tỉnh. 
Thực tế ở địa phương, hiện rất khó lồng ghép 
những chính sách xã hội và chính sách tài chính 
sử dụng vốn sự nghiệp vì mỗi chính sách lại do 
các cơ quan chủ trì khác nhau với quy trình, đối 
tượng, phạm vi, ngân sách, định mức, chế độ báo 
cáo, kiểm tra, giám sát khác nhau. Vì vậy, ngay ở 
cấp Trung ương và cấp tỉnh, các chính sách có 
cùng nội dung cần được tích hợp, lồng ghép lại và 
do một cơ quan chủ trì thì sẽ có hiệu quả hơn và 
dễ thực hiện hơn. 
Hai là, để tháo gỡ tâm lý ỷ lại, Nhà nước cần 
giảm mạnh những hỗ trợ trực tiếp, cho không và 
chuyển dần sang hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ có thu 
hồi và nâng cao ý thức của người hưởng lợi; chú 
trọng tập trung ngân sách cho hỗ trợ hộ nghèo 
phát triển sản xuất kinh doanh để thoát nghèo, 
nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của người 
nghèo để giúp họ thoát nghèo bền vững; tạo điều 
kiện để người nghèo tham gia vào các chuỗi giá 
trị hàng nông sản; thay việc hỗ trợ sinh kế tản 
mạn, nhỏ lẻ hiện nay thành các tiểu dự án hỗ trợ 
sinh kế cho xã hội và có thời gian hoạt động đủ 
dài để xây dựng phương án sinh kế giảm nghèo 
theo điều kiện và khả năng của người dân. 
Ba là, chúng ta cần phân loại những hộ nghèo 
theo nguyên nhân nghèo, nhất là đối với những hộ 
nghèo triền miên để có chính sách phù hợp. Đối 
với nhóm hộ không có khả năng thoát nghèo cần 
có chính sách an sinh xã hội cụ thể như: nâng cao 
năng lực cho hộ nghèo, giúp cải thiện sinh kế 
thoát nghèo bền vững; mở rộng chính sách hỗ trợ 
sinh kế đối với những hộ mới thoát nghèo, hộ cận 
nghèo; chuyển dần chính sách giảm nghèo từ việc 
chỉ tập trung vào tăng thu nhập cho người nghèo 
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 47 – 58 
58 
sang việc tăng phúc lợi và tạo cơ hội cho người 
nghèo để giúp họ thoát nghèo bền vững. 
Bốn là, Nhà nước cần tăng cường chính sách giảm 
nghèo lồng ghép với các chính sách bảo hiểm, 
giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí 
hậu. Thực tế cho thấy các hộ nghèo dễ bị tổn 
thương khi gặp các cú sốc từ bên ngoài (thiên tai, 
thời tiết, dịch bệnh, giá cả tăng thất thường), và 
cũng có phản ứng khác nhau trước những cú sốc 
đó để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn. 
Năm là, các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo đẩy 
mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm 
nghèo, biểu dương, động viên kịp thời các gương 
điển hình có hiệu quả về giảm nghèo, đồng thời 
phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, 
không có ý chí vươn lên, không muốn thoát 
nghèo. 
Triển khai đồng bộ các giải pháp trên đây sẽ là 
một trong những điều kiện góp phần nâng cao 
hiệu quả việc thực hiện chính sách giảm nghèo 
trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang 
hiện nay cũng như sắp tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. (2012). 
Nghị quyết số 15-NQ/TW, Hội nghị lần thứ V 
về Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 
2012 - 2020. Hà Nội: Văn phòng Trung ương 
Đảng. 
Ban Dân tộc tỉnh An Giang. (2013). Báo cáo tình 
hình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào 
dân tộc thiểu số Khmer từ năm 2000 đến năm 
2010 và định hướng đến năm 2015. 
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: 
NXB. Chính trị Quốc gia. 
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An 
Giang. (2014). Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về 
giảm nghèo bền vững ở An Giang: Cơ hội và 
thách thức. 
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An 
Giang. (2008). Tài liệu tập huấn cán bộ giảm 
nghèo cấp tỉnh, huyện. 
Tỉnh ủy An Giang. (2013). Báo cáo số 151-
BC/TU về việc đánh giá chính sách an sinh xã 
hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội giai 
đoạn 1991 - 2013. An Giang: Văn phòng Tỉnh 
ủy. 
Tỉnh ủy An Giang. (2013). Chương trình hành 
động số 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 15-
NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoá 
XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai 
đoạn 2012 - 2020. An Giang: Văn phòng Tỉnh 
ủy. 
Tỉnh ủy An Giang. (2010). Nghị quyết số 09-
NQ/TU về phát triển kinh tế - xã hội vùng 
đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đến năm 
2010 và định hướng đến năm 2015. An Giang: 
Văn phòng Tỉnh ủy. 
Tỉnh ủy An Giang. (2015). Nghị quyết Đại hội đại 
biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm 
kỳ 2015 - 2020. An Giang: Văn phòng Tỉnh 
ủy. 
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. (2011). Báo cáo 
số 234/BC-UBND về việc đánh giá kết quả 
giảm nghèo bền vững giữa kỳ giai đoạn 2011 - 
2015. An Giang: Văn phòng UBND Tỉnh. 
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. (2016). Kế 
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc 
gia giảm nghèo bên vững tỉnh An Giang, giai 
đoạn 2016 - 2020. An Giang: Văn phòng 
UBND Tỉnh. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_chu_yeu_nang_cao_hieu_qua_chinh_sach_giam_n.pdf