Một số đề xuất phát triển thị trường lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

Sự gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 vừa tạo ra cơ hội cho thị

trường lao động Việt Nam, đặc biệt với những người có tay nghề, chuyên môn cao; thúc đẩy nâng

cao kỹ năng, năng suất lao động đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ nhằm đáp ứng

yêu cầu hội nhập. Bài viết phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam, nghiên cứu cơ hội,

thách thức đối với thị trường lao động, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục thách

thức, tận dụng cơ hội để hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế khu vực.

pdf 10 trang kimcuc 18500
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề xuất phát triển thị trường lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề xuất phát triển thị trường lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

Một số đề xuất phát triển thị trường lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC)
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
3Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 79 (01/2016)
Đặt vấn đề 
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được 
thành lập vào cuối năm 2015 gồm 10 quốc gia 
với dân số khoảng 620 triệu người, trong đó lực 
lượng lao động chiếm gần 50% và GDP hàng 
năm khoảng 2.000 tỉ USD, được coi là bước 
tiến mới trong quá trình hội nhập toàn diện và 
hỗ trợ lẫn nhau của các quốc gia Đông Nam 
Á (Vũ Văn Hùng, 2015). AEC đặt ra mục tiêu 
tạo ra thị trường chung duy nhất và cơ sở sản 
xuất thương mại và đầu tư thống nhất với dòng 
lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu 
tư, vốn, lao động có tay nghề. Bốn mục tiêu 
của AEC bao gồm: (1) thị trường và cơ sở sản 
xuất thống nhất; (2) một khu vực kinh tế cạnh 
tranh; (3) một khu vực phát triển đồng đều; và 
(4) hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Sự hình 
thành AEC chắc chắn sẽ tác động không nhỏ 
đến thị trường lao động Việt Nam với khoảng 
hơn 50 triệu người lao động, chiếm 1/6 tổng 
lực lượng lao động của khu vực ASEAN, với 
cả cơ hội lẫn thách thức do quá trình tự do hóa 
thương mại, đầu tư và tự do dịch chuyển lao 
động (Vũ Văn Hùng, 2015). Trước mắt, trong 
năm 2015 có 8 ngành nghề lao động trong các 
nước ASEAN được tự do di chuyển thông 
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
Hoàng Thị Đoan Trang*
* ThS, Trường Đại học Ngoại thương; Email:dtrang14981@yahoo.com
Tóm tắt
Sự gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 vừa tạo ra cơ hội cho thị 
trường lao động Việt Nam, đặc biệt với những người có tay nghề, chuyên môn cao; thúc đẩy nâng 
cao kỹ năng, năng suất lao độngđồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ nhằm đáp ứng 
yêu cầu hội nhập. Bài viết phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam, nghiên cứu cơ hội, 
thách thức đối với thị trường lao động, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục thách 
thức, tận dụng cơ hội để hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế khu vực..
Từ khóa: AEC, ASEAN, lao động, thị trường lao động.
Mã số: 183.280915. Ngày nhận bài: 28/09/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 04/12/2015. Ngày duyệt đăng: 10/12/2015.
Abstract
Vietnam’s accession to ASEAN Economic Community (AEC) by the end of 2015 will not only 
create opportunities for our labour market, particularly for those with high skills and expertise; 
enhance skills, productivity but also open large challenges to meet integration requirements. This 
article analyzes the situation of Vietnamese labour market, studies its opportunities and challenges, 
and on that basis proposes some solutions to overcome challenges and take advantage of chances 
to efficiently integrate into the regional economy.
Key words: AEC, ASEAN, labour, labour market.
 Paper No. 183.280915. Date of receipt: 28/09/2015. Date of revision: 04/12/2015. Date of approval: 10/12/2015.
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
4 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 79 (01/2016)
qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương 
đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác 
sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành 
du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các 
chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân 
lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ 
từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc 
biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. 
Thực tế này đòi hỏi Việt Nam phải có những 
giải pháp khả thi cả về cơ chế chính sách, hành 
lang pháp lý để nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực. 
Bài viết này phân tích khái quát thực trạng 
thị trường lao động Việt Nam, nghiên cứu cơ 
hội và thách thức đối với thị trường lao động 
Việt Nam khi Việt Nam gia nhập AEC, trên cơ 
sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp 
thị trường lao động Việt Nam hội nhập hiệu 
quả vào nền kinh tế khu vực.
1. Những bất cập của thị trường lao 
động Việt Nam trước thời điểm Việt Nam 
gia nhập AEC
Thị trường lao động Việt Nam hiện đang 
tồn tại "hạn chế kép" khi luôn ở thế thụ động 
và phát triển ở một trạng thái tương đối lạc 
hậu.
Thứ nhất, trình độ tay nghề của người lao 
động Việt Nam còn thấp. Trên thực tế, chất 
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp 
và có khoảng cách khá lớn so với các nước 
trong khu vực. Ngân hàng Thế giới đánh giá 
Việt Nam đang thiếu nhiều lao động có trình 
độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu 
lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực 
của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 
nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân 
hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 
điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 
điểm). Do vậy nên năng suất lao động của Việt 
Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình 
Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp 
hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 
lần). Năng suất lao động của Việt Nam bằng 
1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Trong giai đoạn 
2002 - 2007, năng suất lao động tăng trung 
bình 5,2% mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ cuộc 
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc 
độ tăng năng suất trung bình hằng năm của 
Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%. Một số 
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất 
lao động của Việt Nam là tỷ trọng lao động 
trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn 
ở mức cao, chất lượng nguồn lao động thấp 
Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp 
chiếm 46,6% nhưng chỉ tạo ra 18,12% GDP 
(Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, 2015). 
Ngoài việc thiếu nhiều lao động lành nghề, 
nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở nước ta chưa 
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động 
và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng 
mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của người lao 
động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó 
khăn trong quá trình hội nhập. Chính những 
hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một 
trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, 
Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng 
về năng lực cạnh tranh) (World Economic 
Forum, 2014). 
Bên cạnh đó, tình trạng thể lực của lao động 
Việt Nam cũng chỉ ở mức trung bình kém (cả 
về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, 
sự dẻo dai) so với lao động của các quốc gia 
trong khu vực như Singapore, Thái Lan, chưa 
đáp ứng được cường độ làm việc và những 
yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo 
tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, kỷ luật lao động 
còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực 
ASEAN. Trong khi lao động tại Singapore, 
Indonesia, Malaysia, Thái Lan được đào tạo 
bài bản, có ý thức luôn luôn học hỏi, cập nhật 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
5Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 79 (01/2016)
kỹ năng mới thì một bộ phận lớn người lao 
động ở Việt Nam hiện nay chưa được tập huấn 
về kỷ luật lao động công nghiệp, tùy tiện về 
giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa 
được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm 
việc theo nhóm, giao tiếp, khả năng ngoại 
ngữ, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi 
ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh 
nghiệm làm việc.
Lao động Việt Nam được biết đến với các 
đức tính như cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, 
chịu khóTuy nhiên, sự cần cù, chăm chỉ 
chưa đủ để giúp người lao động đứng vững 
trong bối cảnh thị trường lao động mở cửa, 
mà nhất thiết người lao động phải có trình độ 
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, 
vốn ngoại ngữ, tin học. Bằng cấp cao chưa 
hẳn là yếu tố then chốt trong chuyện dễ hay 
khó xin việc, mà nhân lực phù hợp với yêu 
cầu tuyển dụng, đảm bảo kiến thức chuyên 
môn và kỹ năng cần thiết mới là nhân tố chính 
đưa người lao động đến với thành công và xác 
định được chỗ đứng bền vững trên thị trường 
lao động hội nhập.
Thứ hai, cơ cấu đào tạo nguồn lao động 
bất hợp lý, tỷ lệ thất nghiệp lớn. Do xuất phát 
điểm thấp, cơ cấu nền kinh tế của nước ta chủ 
yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, do vậy, tỷ lệ lao 
động tham gia vào thị trường lao động chính 
thức còn thấp, đạt khoảng 30%. Chất lượng và 
cơ cấu nguồn lao động vẫn còn nhiều bất cập 
so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 
45% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông 
nghiệp hầu như chưa qua đào tạo. Chất lượng 
nguồn nhân lực thấp là một trong những vấn 
đề cản trở sự phát triển. Theo số liệu của Tổng 
cục Thống kê (năm 2012), lao động phổ thông 
không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 83,28% 
tổng số lao động; lao động đã qua đào tạo 
nghề chỉ chiếm tỷ lệ 4,84%; lao động có trình 
độ trung cấp chuyên nghiệp là 3,61% và lao 
động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên 
chiếm 8,26%. Theo Bộ Lao động - Thương 
binh và Xã hội, lao động qua đào tạo nghề 
(gồm cả dạy nghề chính quy và thường xuyên, 
phi chính quy, dạy nghề dưới 3 tháng và dạy 
nghề tại doanh nghiệp) chiếm khoảng 34% 
tổng số lao động trong cả nước. 
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trường 
lao động của Việt Nam
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tăng trưởng GDP 
(%)
6,2 5,2 5,4
Trao đổi hàng hóa 
(% GDP)
164,7 161,2 154,9
Năng suất lao động 
bình quân, PPP 
(theo giá cố định 
năm 2010, USD)
5.082 5.239 5.440
Tổng Nam Nữ
Có việc làm (nghìn 
người)
52.208 26.830 25.378
Tỷ lệ tham gia lực 
lượng lao động (%)
77,5 82,1 73,2
Tỷ lệ thất nghiệp 
(%)
2,2 2,1 2,2
Tỷ trọng lao động 
nông nghiệp (%)
46,8 45,0 48,8
Tỷ lệ việc làm dễ 
tổn thương (%)
62,7 56,7 69,1
Lương trung bình 
tháng (USD)
181 189 169
Chú ý: Tất cả các chỉ tiêu về thị trường lao 
động bao gồm nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên và 
dựa trên số liệu năm 2013, chỉ trừ số liệu về lương 
trung bình là dựa vào số liệu của năm 2012. 
Nguồn: ADB và ILO: Cộng đồng ASEAN 
2015: Quản lý hòa nhập hướng tới việc làm tốt 
hơn và thịnh vượng chung (Bangkok, ILO, 2014), 
Phụ lục F.
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
6 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 79 (01/2016)
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai 
đoạn 2011-2014, số lao động có trình độ cao 
đẳng, đại học trong độ tuổi lao động thất 
nghiệp tăng cao so với số có việc làm, riêng 
năm 2014 số sinh viên đã tốt nghiệp bị thất 
nghiệp tăng 103% so với năm 2010. Nguyên 
nhân là kinh tế suy thoái, số lượng doanh 
nghiệp nhỏ và vừa phá sản nhiều nên số lượng 
việc làm mới không nhiều. Nhiều cơ sở đào 
tạo chưa chủ động đầu tư, tổ chức nghiên cứu 
nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để 
đào tạo những ngành nghề mà xã hội cần. 
Hiện nước ta thiếu nhiều nhân lực trình độ 
cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý 
nghĩa quyết định đến việc đạt được tốc độ tăng 
trưởng nhanh của nền kinh tế như chuyên gia 
trong lĩnh vực nghiên cứu hoạch định chính 
sách, tư vấn pháp luật, chuyên gia cao cấp về 
quản trị doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, 
thương mại quốc tế và lao động kỹ thuật trình 
độ cao trong lĩnh vực công nghệ cao, công 
nghệ thông tin, điều khiển và tự động hóa, 
công nghệ sinh hóa, dầu khí, năng lượng
 Thứ ba, các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở cung 
cấp nguồn nhân lực hiện chưa đồng bộ, quản 
lý kém và không hiệu quả. Tính đến tháng 
6/2015, tổng số trường cao đẳng, đại học trên 
cả nước là 477, số trường công lập là 385, 
ngoài công lập là 92. Trong giai đoạn 2007-
2013, 59 trường trung cấp được nâng cấp lên 
cao đẳng, 49 trường cao đẳng được nâng cấp 
lên đại học (Vũ Văn Hùng, 2015). Việc nâng 
cấp hoặc thành lập mới các trường đại học, 
cao đẳng tăng nhanh về số lượng nhưng chất 
lượng đào tạo không được như yêu cầu đề ra. 
Nhiều trường đại học, cao đẳng được thành 
lập khi cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên 
chưa đảm bảo dẫn tới chất lượng tuyển sinh 
đầu vào thấp, hoạt động không hiệu quả, làm 
lãng phí ngân sách và các nguồn lực khác.
Các trường dạy nghề chỉ tập trung chủ yếu 
ở thành thị, các khu công nghiệp tập trung, các 
vùng kinh tế trọng điểm trong khi ở nông thôn, 
vùng sâu vùng xa, số trường hay trung tâm 
dạy nghề rất ít. Hiện còn 163 huyện chưa có 
trung tâm dạy nghề cấp huyện, những huyện 
đã có trung tâm dạy nghề thì thiết bị dạy hoc, 
thực hành lạc hậu, mặt bằng nhà xưởng không 
đủ cho sinh viên học tập và thực hành nên chất 
lượng đào tạo không cao. 
2. Cơ hội và thách thức đối với thị trường 
lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập 
AEC
Khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, 
Việt Nam vừa có nhiều cơ hội vừa phải đối 
mặt với không ít thách thức. 
2.1. Cơ hội
Thứ nhất, cộng đồng kinh tế ASEAN tạo 
ra tiềm năng lớn để các nước có thể chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất 
lao động thấp sang các ngành có năng suất 
lao động cao. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh 
tế ngày càng nhanh dưới tác động của AEC, 
cùng với một lực lượng lao động có kỹ năng 
tay nghề cao hơn, Việt Nam có thể cạnh tranh 
mạnh hơn trên thị trường toàn cầu dựa vào 
lợi thế năng suất lao động và điều kiện làm 
việc. Theo báo cáo của ADB và ILO, năng 
suất lao động của Việt Nam sẽ tăng trên hai 
lần trong giai đoạn 2010-2015 (xem biểu đồ 
2). Năng suất lao động tăng mạnh nhất trong 
ngành công nghiệp (138,6%), tuy nhiên các 
ngành khác cũng có mức tăng năng suất lao 
động đáng kể, cụ thể là nông nghiệp (94,5%) 
và dịch vụ (83,8%). Các xu hướng tích cực về 
năng suất lao động này sẽ tạo ra tiềm năng to 
lớn đối với việc tăng thu nhập bền vững. Đây 
là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất 
lượng cuộc sống của người lao động, bởi lao 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
7Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 79 (01/2016)
động được trả lương chiếm 34,8% tổng lực 
lượng lao động của năm 2013, tăng từ 16,8% 
của năm 1996. Tuy nhiên, để tăng năng suất 
lao động, có thể mang lại thu nhập tốt hơn và 
chất lượng cuộc sống cao hơn cho người lao 
động đòi hỏi Việt Nam phải có các thể chế 
về thiết lập tiền lương, tiền công vững mạnh 
(ILO, 2014A, tr.2).
Thứ hai, hình thành Cộng đồng kinh tế 
ASEAN giúp thị trường lao động trong ASEAN 
sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng 
quốc gia thành viên. Theo dự báo của ILO, 
khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam 
sẽ tăng lên 10,5% vào năm 2025. Tuy nhiên 
khoảng 2/3 số việc làm tăng thêm này là việc 
làm dễ bị tổn thương. Điều đó cho thấy chất 
lượng việc làm còn ở mức thấp, mặc dù sự 
hội nhập AEC có thể mang lại những lợi ích 
chung cho Việt Nam. Các ngành có nhiều cơ 
hội gia tăng việc làm mạnh mẽ nhất gồm sản 
xuất lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và 
chế biến lương thực. Ngoài ra, sự hội nhập 
khu vực kinh tế ASEAN sẽ mang lại những 
lợi ích quan trọng về việc làm cho các ngành 
xây dựng, thương mại và vận tải, bởi dự báo 
năng suất lao động trong các ngành này cao 
hơn 2 lần so với năng suất của ngành nông 
nghiệp. Tuy nhiên, việc làm trong các ngành 
này thường là việc làm phi chính thức, hầu 
như không có sự bảo trợ của pháp luật và an 
sinh xã hội. Điều này đã đặt ra nhu cầu cần 
phải có những chính sách thị trường lao động 
nhằm cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao 
chất lượng việc làm cho người lao động (ILO, 
2014 A, tr.2).
Sở dĩ AEC giúp tạo thêm nhiều việc làm 
mới cho người lao động vì sau khi thành lập, 
thuế suất sang ASEAN bằng 0 nên các doanh 
Biểu đồ 1. Ước tính thay đổi năng suất lao động ở Việt Nam từ hội nhập AEC 
trong giai đoạn 2015-2025 (%)
Nguồn: ADB và ILO
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
8 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 79 (01/2016)
nghiệp xuất khẩu sang ASEAN sẽ được hưởng 
lợi. Các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ “nội khối 
60%” được xem là sản phẩm vùng ASEAN 
nên được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang 
các thị trường mà ASEAN đã có FTA. Nhờ 
đó các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ mở rộng 
thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từ 
đó mở rộng cơ hội tạo thêm nhiều việc làm 
cho người lao động. Ngoài ra, những nỗ lực 
của ASEAN nhằm tạo ra môi trường đầu tư 
rộng khắp và ưu đãi hơn sẽ thúc đẩy các dòng 
đầu tư và hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời 
gia tăng hoạt động đầu tư nội khối ASEAN. 
Điều này giúp thu hút thêm vốn đầu tư vào 
ASEAN, qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho 
người lao động. 
Thứ ba, lao động không có kỹ năng sẽ 
không được di chuyển tự do, với quy định này, 
lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc 
làm ở các nước ASEAN và đây là áp lực buộc 
phải đổi mới quá trình đào tạo tay nghề, trang 
bị kỹ năng cũng như đổi mới hệ thống giáo 
dục, đào tạo theo đúng yêu cầu của thị trường 
lao động ASEAN. Do vậy trong dài hạn Việt 
Nam chắc chắn có sự chuyển dịch lớn về tỷ 
trọng lao động qua đào tạo. 
Với mức lương và chất lượng việc làm thấp 
trong nước, lao động Việt Nam đang có xu 
hướng ra nước ngoài làm việc. Những điểm 
đến chính của lao động Việt Nam hàng năm 
là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong 
5 năm qua, tỷ lệ lao động đi làm việc tại các 
quốc gia ASEAN ngày càng gia tăng và thị 
trường này chiếm tới 26% tổng lao động Việt 
Nam di cư trong năm 2012 . Phần lớn lao động 
di cư là lao động có trình độ, kỹ năng ở mức 
thấp và trung bình, làm việc trong các ngành 
nông nghiệp, xây dựng và sản xuất chế tạo.
Dòng di chuyển lao động nội khối ASEAN 
có xu hướng tăng rõ rệt, từ 1,5 triệu người vào 
năm 1990 đến 6,5 triệu người vào năm 2014 
và được kỳ vọng tiếp tục tăng khi AEC hình 
thành, vì khi đó các chuyên gia và lao động tay 
nghề cao sẽ được di chuyển tự do trong khu 
vực (ILO, 2014 A). Tám ngành nghề lao động 
được tự do di chuyển trong ASEAN qua các 
thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) gồm 
kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, 
vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Đây 
là cơ hội để người lao động Việt Nam ở những 
ngành này dịch chuyển sang các nước trong 
khối để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện 
thu nhập và tích lũy kinh nghiệm mới cho bản 
thân. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có 
thể đẩy mạnh phát triển xuất khẩu nguồn nhân 
lực sang các nước ASEAN. 
Mặt khác, khi tham gia AEC, các quốc gia 
trong khu vực đều ý thức được yêu cầu bức 
thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi 
quốc gia cũng như cả khu vực ASEAN so với 
các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và 
Ấn Độ. Hiện nay mạng lưới các trường đại 
học trong ASEAN đã được thành lập với 26 
trường trong đó có 3 trường của Việt Nam (đại 
học Quốc gia Hà Nội, đại học Quốc gia thành 
phố Hồ Chí Minh, đại học Cần Thơ). Vì vậy 
trong tương lai không xa, hợp tác trong lĩnh 
vực giáo dục-đào tạo sẽ được mở rộng theo xu 
thế hội nhập, góp phần nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực, tạo thêm cơ hội việc làm cho 
người lao động. 
Thứ tư, gia nhập AEC giúp Việt Nam có 
cơ hội nâng cao tiền lương và thu nhập cho 
người lao động, đặc biệt là những lao động có 
tay nghề. Năm 2013, Việt Nam thành lập Hội 
đồng Tiền lương Quốc gia nhằm tạo điều kiện 
cho công đoàn và đại diện của người sử dụng 
lao động được tham gia trực tiếp vào đàm 
phán thỏa thuận mức lương tối thiểu. Hiện tại 
lương tối thiểu được xác định theo vùng (thấp 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
9Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 79 (01/2016)
nhất là 90 đô la Mỹ đến cao nhất là 128 đô la 
Mỹ). Trong khi việc đặt ra mức lương tối thiểu 
nhằm mục tiêu chính là bảo vệ người lao động 
có thu nhập thấp, thì mức lương của người 
lao động có tay nghề thường tăng theo mức 
tăng của lương tối thiểu. Do đó, tăng lương 
tối thiểu ở Việt Nam có tác động lớn hơn đến 
chi phí về nhân công của các doanh nghiệp so 
với các quốc gia mà lương của lao động có 
thu nhập cao được xác định qua thương lượng 
tập thể.
Hiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam thuộc 
nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN, do 
đó chi phí dành cho lao động của các doanh 
nghiệp Việt Nam thấp hơn các nước trong 
khu vực. Đây là một lợi thế để nước ta thu 
hút các dòng đầu tư nước ngoài nhờ giá nhân 
công rẻ, qua đó làm gia tăng việc làm và có 
khả năng làm tăng thu nhập cho người lao 
động. Bên cạnh đó, AEC là cơ hội để người 
lao động có tay nghề di chuyển đến thị trường 
lao động ở các quốc gia khác trong khu vực 
với mức thu nhập cao hơn. Các doanh nghiệp 
trong nước buộc phải cạnh tranh với các 
doanh nghiệp ở các quốc gia trong khối để 
giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, vì 
vậy tiền lương của người lao động cũng có 
thể được cải thiện. 
2.2. Thách thức
AEC tạo ra thị trường chung, không còn 
rào cản không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, 
vốnnên bên cạnh sự hợp tác để cùng phát 
triển thì cạnh tranh giữa các nước trong khu 
vực sẽ ngày càng gay gắt hơn. Với năng lực 
cạnh tranh thuộc nhóm thấp nhất khu vực 
ASEAN (theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực 
cạnh tranh toàn cầu 2013-2014, Việt Nam xếp 
thứ 68, chỉ đứng trên Lào (93), Campuchia 
(95) và Myanmar (134) (World Economic 
Forum, 2015, tr.13), quá trình hội nhập AEC 
sẽ đem lại không ít thách thức cho thị trường 
lao động Việt Nam. 
Biểu đồ 3. Số lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ
Nguồn: Tổng cục Thống Kê 2014, 2015, Điều tra lao động-việc làm hằng quý
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
10 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 79 (01/2016)
Thứ nhất, chất lượng cung lao động thấp 
dẫn đến nguy cơ lao động Việt Nam có thể bị 
thua ngay trên thị trường nội địa. Nguồn cung 
lao động của nước ta dồi dào nhưng kém về 
chất lượng. Số lao động qua đào tạo có bằng 
cấp, chứng chỉ chiếm 22,04% tổng lực lượng 
lao động, cụ thể trong số 11,82 triệu lao động 
có bằng cấp/chứng chỉ, có 4,3 triệu người có 
trình độ đại học, chiếm tỉ lệ cao nhất: 36,39%; 
lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp/
trung cấp nghề gần 3,06 triệu người, chiếm 
16,79%; cao đẳng/cao đẳng nghề là 1,7 triệu 
người, chiếm 14,39%; chứng chỉ nghề dưới 3 
tháng là 416.000 người, chiếm 3,52% và thấp 
nhất là nhóm có trình độ sau đại học: 362.000 
người, chiếm 3,06% (Bộ Lao động - Thương 
binh & Xã hội, 2015, tr.2) . Như vậy, tỷ lệ 
lao động qua đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng 
tay nghề không phù hợp với đòi hỏi của thị 
trường, những kỹ năng mềm như ngoại ngữ, 
khả năng làm việc nhóm còn hạn chế khiến 
lao động Việt Nam khó có thể cạnh tranh và 
có thể đánh mất cơ hội việc làm ngay trên 
sân nhà khi lao động có kỹ thuật và tay nghề 
cao của các ngành nghề kế toán, kiến trúc 
sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển 
và nhân viên ngành du lịch của các quốc gia 
trong khu vực AEC được tự do dịch chuyển 
vào Việt Nam. 
Ngoài ra, năng suất lao động của toàn nền 
kinh tế nước ta năm 2014 đạt 74,7 triệu đồng/
lao động, tăng 4,9% so với năm 2013, bình 
quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7% mỗi năm. 
Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam trong 
những năm qua đã được cải thiện đáng kể, tuy 
nhiên giả định Việt Nam và một số nước vẫn 
duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất 
lao động trung bình như trong giai đoạn 2007 
- 2012 thì phải đến năm 2038 chúng ta mới bắt 
kịp năng suất lao động của Philippines, đến 
năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của 
Thái Lan (Vũ Văn Thành, 2015).
Thứ hai, hội nhập AEC có thể làm tăng 
tình trạng thất nghiệp và việc làm dễ bị tổn 
thương. Hội nhập AEC có thể khiến tình trạng 
thất nghiệp ở nước ta gia tăng do sức ép cạnh 
tranh từ hàng hóa nhập khẩu, vốn và đầu tư 
của các nước ASEAN có thể dẫn đến một số 
ngành hàng, sản phẩm bị thu hẹp sản xuất, rút 
khỏi thị trường, nhiều người lao động bị mất 
việc. Ngoài ra, khoảng ½ số việc làm trên cả 
nước được tạo ra trong ngành nông nghiệp và 
23,8% việc làm đến từ khu vực phi chính thức. 
Đây là khu vực tạo nhiều việc làm cho người 
lao động, nhưng đa phần là những công việc 
mang tính chất tạm thời, nhiều rủi ro, không 
bền vững trước bối cảnh hội nhập AEC.
Thứ ba, tốc độ tăng tiền lương cao hơn 
tốc độ tăng năng suất lao động và nguy cơ 
bất bình đẳng tăng với khoảng cách thu nhập 
giữa lao động giản đơn và lao động có kỹ 
năng ngày càng tăng. Theo Báo cáo Lương 
toàn cầu 2014/2015, Việt Nam với tốc độ tăng 
lương cao gấp 3 lần tốc độ tăng năng suất lao 
động chủ yếu do tăng lương tối thiểu đã làm 
giá nhân công đắt đỏ và xói mòn lợi thế lao 
động giá rẻ trong khu vực. Mặt khác, sự thiếu 
hụt lao động có kỹ thuật và lao động quản lý 
làm khoảng cách tiền lương của các lao động 
này với lương của lao động phổ thông ngày 
càng tăng trong bối cảnh hội nhập AEC, lao 
động có kỹ năng sẽ tìm được việc làm ở các 
quốc gia khác trong khu vực với mức lương 
cao hơn (ILO, 2014 B). 
3. Một số giải pháp phát triển thị trường 
lao động Việt Nam khi hội nhập AEC
AEC sẽ mang lại những cơ hội to lớn về 
tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng cho Việt 
Nam, đồng thời cũng tạo cơ hội chuyển dịch 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
11Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 79 (01/2016)
nền kinh tế theo hướng năng suất cao dựa trên 
kỹ năng và sự đổi mới. Để đạt được mục tiêu 
đó, đồng thời tận dụng được cơ hội và hạn chế 
được thách thức khi gia nhập AEC, chúng tôi 
xin đề xuất một số giải pháp sau.
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế chính sách, 
hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy thị trường 
lao động phát triển lành mạnh, phù hợp với 
thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh cải cách thể chế, 
môi trường kinh doanh nói chung và thị trường 
lao động nói riêng để người lao động và người 
sử dụng lao động có thể gặp nhau dễ dàng, 
hiệu quả với thời gian ngắn nhất. Tăng cường 
vai trò của Nhà nước trong quản lý, điều chỉnh 
các quan hệ lao động để đảm bảo các lợi ích 
chính đáng của người lao động, xây dựng cơ 
chế đối thoại, củng cố hệ thống thương lượng 
tập thể để đảm bảo những lợi ích từ hội nhập 
AEC thực sự đem lại việc làm tốt hơn cho 
người lao động Việt Nam.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực phù hợp với yêu cầu thị trường. Nước ta 
nên gắn chiến lược phát triển nhân lực với 
chiến lược phát triển kinh tế, đây là nền tảng 
tiến tới thành công về kinh tế, khoa học kỹ 
thuật. Ngoài ra, cần phát triển toàn diện giáo 
dục đào tạo ở các cấp đại học, cao đẳng, giáo 
dục phổ thông và đào tạo nghề, các trường 
cần đổi mới chương trình đào tạo đạt chuẩn 
khu vực trên cơ sở nắm vững và vận dụng các 
thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các nước 
ASEAN (Mutual Recognition Arrangement). 
Tăng cường hệ thống thông tin, phân tích và 
dự báo về thị trường lao động sẽ giúp các cơ 
sở giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng với nhu 
cầu về kỹ năng hiện tại và tương lai của các 
doanh nghiệp và các ngành kinh tế.
Thứ ba, phát triển hệ thống an sinh xã hội 
và hỗ trợ các nhóm yếu thế trên thị trường lao 
động. Bởi AEC sẽ góp phần đẩy mạnh dịch 
chuyển cơ cấu kinh tế - tạo ra nhu cầu mới 
cho một số ngành nghề trong khi đó giảm nhu 
cầu đối với một số ngành nghề khác nên có thể 
làm tăng tình trạng thất nghiệp, việc làm dễ bị 
tổn thương và sự phân hóa thu nhập giữa lao 
động có chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ 
thông. Việc mở rộng độ bao phủ của chương 
trình bảo hiểm thất nghiệp quốc gia sẽ giảm 
thiểu chi phí của quá trình chuyển dịch cơ cấu 
và tạo điều kiện cho lao động di chuyển sang 
các ngành nghề có năng suất cao hơn.
Thứ tư, tăng năng suất lao động thông qua 
(1) tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp 
chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng 
cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng 
và đào tạo nghề; (2) chuyển dịch sang các 
hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn. Bởi vậy, 
Việt Nam cần chuyển dịch từ nông nghiệp và 
các ngành dịch vụ cấp thấp sang các ngành 
chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp. Ưu tiên 
thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất 
lao động và chất lượng việc làm trong ngành 
nông nghiệp bao gồm đầu tư vào hệ thống 
thủy lợi và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các cơ sở 
sản xuất nông nghiệp nhỏ có thể tham gia vào 
chuỗi cung ứng đồng thời đa dạng hóa công 
việc trong các ngành chế tạo mới.
Kết luận
Việc gia nhập AEC vào cuối năm 2015 
vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại 
không ít thách thức với nền kinh tế Việt Nam 
nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói 
riêng. AEC được thành lập sẽ tạo ra dòng di 
chuyển tự do của nguồn nhân lực chất lượng 
cao, có kỹ năng, đặc biệt là nhân lực được đào 
tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học 
trở lên, thông thạo ngoại ngữ, tin học từ các 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
12 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 79 (01/2016)
nước ASEAN vào Việt Nam và ngược lại. Để 
hội nhập vào thị trường lao động ASEAN với 
hiệu quả cao, tác giả đề xuất một số giải pháp, 
trong đó hai giải pháp mang tính khả thi nhất 
là phát triển hệ thống an sinh xã hội và hỗ trợ 
các nhóm yếu thế trên thị trường lao động; 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp 
với yêu cầu thị trường do có khả năng áp dụng 
thành công trong ngắn hạn với tổng vốn đầu 
tư phù hợp.q
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2015, Bản tin Cập nhật thị trường lao động 
hàng quý, số 5, quý 1 năm 2015, truy cập lần cuối ngày 24 tháng 9 năm 2015. http://
www.mediafire.com/view/44dz4zo46pzrioa/Ban_tin_Cap_nhat_TTLD_Vietnam_
So5Q12015.pdf
2. Vũ Văn Hùng, 2015, Thị trường lao động Việt Nam sau khi hình thành Cộng đồng kinh 
tế ASEAN, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10 (tháng 5/2015), tr. 32-35
3. ILO, 2014 A, báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc 
làm tốt hơn và thịnh vượng chung- Báo cáo tóm lược về Việt Nam”, tháng 8 năm 2014, 
truy cập lần cuối ngày 24 tháng 9 năm 2015.
asean.pdf
4. ILO, 2014 B, Global Wage Report 2014/15-Wages and income inequality, truy cập 
lần cuối ngày 24 tháng 9 năm 2015. 
dgreports/@dcomm/@publ/documents/publication/wcms_324678.pdf, 
5. Vũ Văn Thành, 2015, Năng suất lao động Việt Nam: Nửa thế kỷ nữa mới bắt kịp Thái 
Lan, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 10 năm 2015.
kip-thai-lan/982078.html
6. World Economic Forum, 2015, The Global Competitiveness Report 2014-2015, tr. 13, 
2014, truy cập lần cuối ngày 24 tháng 9 năm 2015 từ 
WEF_GlobalCompetitivenessReport_2014-15.pdf

File đính kèm:

  • pdfmot_so_de_xuat_phat_trien_thi_truong_lao_dong_viet_nam_khi_v.pdf