Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Vinh - Nghệ An

Tín dụng đối với hộ nông dân thực sự là đòn bẩy phá t triể n kinh tế hộ , qua đó thúc đẩy nông

nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện , mạnh mẽ. Vốn tín dụng đã giú p hộ nông dân đẩy mạnh sản

xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , giúp cho hộ nghèo thoát khỏi

cảnh đói nghèo , hộ giàu ngà y càng giàu hơn , góp phần ổn định an ninh chính trị , xã hội ở đị a

phương, xây dự ng nông thôn mớ i . Kế t quả điều tra thực tế cho thấy , lượng vốn tín dụng của hộ

nông dân tính bình quân chỉ chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư của hộ và o sả n xuấ t . Tuy vậy đã góp

phần giải quyết kịp thời những khó khăn về vốn của hộ , tăng thu nhập cho hộ . Để nâng cao hiệ u

quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân cầ n nghiên cứ u để á p dụ ng cá c giả i phá p theo đề xuấ t

của tác giả.

pdf 6 trang kimcuc 5860
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Vinh - Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Vinh - Nghệ An

Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Vinh - Nghệ An
Trần Đình Tuấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 25 
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CHO 
HỘ NÔNG DÂN Ở THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN 
Trần Đình Tuấn1*, Nguyễn Thị Châu2 
 1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Tín dụng đối với hộ nông dân thực sự là đòn bẩy phát triển kinh tế hộ , qua đó thúc đẩy nông 
nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện , mạnh mẽ. Vốn tín dụng đã giúp hộ nông dân đẩy mạnh sản 
xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , giúp cho hộ nghèo thoát khỏi 
cảnh đói nghèo , hộ giàu ngày càng giàu hơn , góp phần ổn định an ninh chính trị , xã hội ở địa 
phương, xây dựng nông thôn mới . Kết quả điều tra thực tế cho thấy , lượng vốn tín dụng của hộ 
nông dân tính bình quân chỉ chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư của hộ vào sản xuất . Tuy vậy đã góp 
phần giải quyết kịp thời những khó khăn về vốn của hộ , tăng thu nhập cho hộ . Để nâng cao hiệu 
quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân cần nghiên cứu để áp dụng các giải pháp theo đề xuất 
của tác giả. 
Từ khóa: vốn tín dụng, hiệu quả vốn tín dụng , tín dụng nông nghiệp, tín dụng nông thôn, vốn sản 
xuất kinh doanh 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là nước nông nghiệp, có gần 80% 
dân số sống ở nông thôn và trên 60% lực 
lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực 
nông, lâm, ngư nghiệp . Nông nghiệp tạo ra 
20% tổng sản phẩm quốc nội, 40% giá trị kim 
ngạch xuất khẩu hàng năm . Do đó , hiện nay 
nông nghiệp vẫn là ngành gi ữ vị trí trọng yếu 
trong đời sống kinh tế - xã hội và phát triển 
đất nước. Vì vậy, việc huy động tốt các nguồn 
vốn và đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu vốn 
đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn là 
vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa quyết định. 
Trong những năm qua, hệ thống tín dụng ở 
nông thôn mà chủ yếu là mạng lưới của ngân 
hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, 
Ngân hàng CSXH, đã cung cấp một lượng 
tín dụng đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, 
nông thôn phát triển. Tuy nhiên, do nhu cầu 
vốn tín dụng ngày càng cao mà mức độ đáp 
ứng còn hạn chế, mặt khác việc sử dụng vốn 
trong nông nghiệp đạt hiệu quả không cao dẫn 
đến sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém, 
thể hiện qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp 
chuyển dịch chậm chạp; sản xuất mang nặng 
 Tel: 0912039920 
tính độc canh, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi 
chưa phát triển, lâm và ngư nghiệp thiên về 
khai thác tự nhiên. Hơn thế, việc ứng dụng 
những thành tựu khoa học - công nghệ còn ở 
mức độ hạn chế nên năng suất, chất lượng và 
khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá 
còn thấp, chưa bền vững. 
Việc sử dụng vốn tín dụng ở thành phố Vinh 
(Nghệ An ) cũng mang những hạn chế đặc 
trưng như trên . Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra 
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử 
dụng vốn là vấn đề có ý nghĩa cho mục tiêu 
phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông 
nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế 
của vùng nói riêng. 
TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VỐN TÍN DỤNG 
CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở THÀNH 
PHỐ VINH 
Thành phố Vinh là đô thị loại 1 trực thuộc 
tỉnh Nghệ An và đã được Chính phủ q uy 
hoạch để trở thành trung tâm kinh tế – văn 
hóa của vùng Bắc Trung bộ . Theo số liệu 
thống kê năm 2009, thành phố có 15 phường 
và 5 xã, diện tích đất tự nhiên là 10.497,58 ha, 
trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.274,91 
ha; tổng số hộ là 83.180 hộ, trong đó hộ nông 
nghiệp là 11.498 hộ, tổng dân số là 353.445 
người, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 
Trần Đình Tuấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 26 
140.383 người chiếm 39,72%, lao động là 
108.579 người, chiếm 22,84%. 
Hệ thống tín dụng hoạt động cung ứng vốn 
cho phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn 
ở thành phố Vinh hiện nay chủ yếu là Ngân 
hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 
(NHNN&PTNT) và Ngân hàng Chính sách xã 
hội (NHCSXH), ngoài ra còn một lượng vốn 
của Quỹ thuộc chư ơng trình xóa đói , giảm 
nghèo nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. 
Cho vay hộ nông dân là một định hướng 
đúng đắn của Ngân hàng, là một trong những 
công cụ kinh tế có hiệu quả cao trong hệ 
thống công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, 
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế , thực 
hiện xoá đói giảm nghèo , dân giàu nước 
mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh. 
Và ngược lại phát triển kinh tế hộ nông dân 
còn tạo ra thị trường vốn, duy trì và phát 
triển tín dụng ngân hàng. 
Trong những năm qua, việc cung ứng vốn của 
NHNN&PTNT và NHCSXH không ngừng 
tăng lên cả về số hộ và doanh số cho vay . 
Tổng số hộ vay vốn của NHNN &PTNT năm 
2008 là 12.919 hộ, tăng 1959 hộ so với năm 
2006 và 656 hộ so với năm 2007. Tổng dư nợ 
năm 2008 là 224.305 triệu đồng, tăng 35,08% 
so với năm 2006, nhưng giảm 0,56% so với 
năm 2007. Cơ cấu cho vay để đầu tư vào 
trồng trọt là 39,9%, chăn nuôi 36,49% và dịch 
vụ là 29,61%. Đối với Ngân hàng CSXH , 
doanh số cho vay năm 2006 đạt 41.721 triệu 
đồng, năm 2007 đạt 76.821 triệu đồng và năm 
2008 đạt 103.972 triệu đồng tăng 35,34% so 
với năm 2007. Doanh số cho vay của 
NHCSXH chủ yếu tập trung đầu tư cho ngành 
chăn nuôi (50%), dịch vụ ngành nghề 30% và 
trồng trọt chiếm 20%. 
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG 
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở THÀNH 
PHỐ VINH 
Để trả lời câu hỏi về tình hình đầu tư và sử 
dụng vốn của các hộ nông dân, hiệu quả sử 
dụng vốn và các ý kiến của hộ có liên quan 
đến việc vay vốn và sử dụng vốn, chúng tôi 
đã tiến hành điều tra 150 hộ vay vốn tín dụng 
từ NHNN&PTNT và NHCSXH thành phố 
Vinh ở phường Hà Huy Tập , phường Hưng 
Dũng và xã Nghi Phú, mỗi địa bàn điều tra 50 
hộ. Tình hình sử dụng vốn tín dụng và hiệu 
quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân qua 
số liệu điều tra thực tế như sau: 
Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều 
tra (Bảng 01). 
Qua số liệu tính toán được cho thấy , việc đầu 
tư vốn cho các ngành sản xuất có sự khác 
nhau, nhưng tính chung thì nhu cầu vốn đầu 
tư vào dịch vụ , ngành nghề chiếm tỷ lệ cao 
nhất là 36,39%, lượng vốn vay đầu tư cho 
ngành trồng trọt chiếm 34,86%, ngành chăn 
nuôi chiếm 28,75%. Tuy nhiên , qua điều tra 
cũng cho thấy , các hộ vẫn phải dựa vào vốn 
tự có để đầu tư cho sản xuất kinh doanh là 
chính , lượng vốn này chiếm tới 81,50%, 
trong khi lượng vốn vay của các hộ điều tra 
chỉ chiếm tỷ lệ 18,50% trong tổng vốn đưa 
vào sản xuất. 
Để đầu tư vào trồng trọt, hầu hết các hộ chỉ sử 
dụng vốn vay để mua phân bón , thuốc trừ sâu 
cho cho sản xuất lúa, lạc nhằm nâng cao năng 
suất. Đầu tư cho chăn nuôi thì các hộ chủ yếu 
dùng để mua giống, mua thức ăn chăn nuôi, 
xây dựng chuồng trại... 
Bảng 01. Tình hình sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân điều tra 
Chỉ tiêu Tổng số Nghi Phú Hưng Dũng Hà Huy Tập 
SL 
(trđ) 
% 
SL 
(trđ) 
% 
SL 
(trđ) 
% 
SL 
(trđ) 
% 
Sử dụng vốn tín dụng 1.379,5 100 437,5 100 531,5 100 410,5 100 
 1. Trồng trọt 480,96 34,86 212,36 48,54 228,53 42,99 40,07 9,76 
 2. Chăn nuôi 396,56 28,75 128,36 29,34 144,10 27,11 124,10 30,23 
Trần Đình Tuấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 27 
 3. DV – NN 501,98 36,39 96,78 22,12 158,87 29,89 246,33 60,01 
Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ 
nông dân điều tra 
* Hiệu quả sử dụng vốn tính chung cho các 
hộ nông dân điều tra 
Trên cơ sở tính toán các chi phí, tổng giá trị 
sản xuất và thu nhập hỗn hợp, các chỉ tiêu hiệu 
quả kinh tế được xác định như bảng 02. 
Khi đầu tư vốn vào sản xuất, nhìn chung các 
hộ nông dân đều đã có thu nhập, chi phí bỏ ra 
từ nguồn vốn đi vay và nguồn vốn tự có đều 
đem lại hiệu quả kinh tế. Các số liệu tính 
được cho thấy đạt hiệu quả cao nhất là đầu tư 
vào dịch vụ , tiếp đến là chăn nuôi và thấp 
nhất là ngành chăn nuôi . Thực tế cũng cho 
thấy rằng , không phải bất cứ hộ kinh doanh 
nào đầu tư vào sản xuất đều đem lại lợi 
nhuận. Nguyên nhân cơ bản là do trình độ sản 
xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các 
hộ còn hạn chế nên nhiều hộ đầu tư vốn vào 
sản xuất nhưng hiệu quả vốn sản xuất lại 
không cao, thậm chí còn thua lỗ. Bên cạnh đó, 
những hộ biết đầu tư vốn đúng hướng, đầu tư 
vào các loại cây con đặc sản và các ngành 
nghề có thị trường tiêu thụ thuận lợi lại đem 
hiệu quả kinh tế rất cao. 
* Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra 
phân theo địa bàn điều tra 
Căn cứ vào kết quả đầu tư tín dụng cho các hộ 
điều tra trong toàn thành phố như đã nghiên 
cứu, ta tiến hành xem xét kết quả đầu tư vốn 
riêng cho từng phường, xã điều tra. 
Do mỗi địa bàn có điều kiện tự nhiên và kinh 
tế, xã hội khác nhau nên giá trị sản xuất đem 
lại cũng khác nhau . Nghi Phú do có diện tích 
đất nông nghiệp nhiều nhất nên các hộ chủ 
yếu đầu tư c ho trồng trọt như lúa , lạc, hoa 
màu, đồng thời cũng có thế mạnh về chăn 
nuôi nên có giá trị sản xuất cao nhất . Hưng 
Dũng và Hà Huy Tập không có điều kiện như 
vậy nên kết quả thấp hơn . Từ đó dẫn đến các 
chỉ tiêu về chi phí trung gian, giá trị gia tăng 
và thu nhập hỗn hợp của ngành trồng trọt và 
chăn nuôi cũng giảm dần từ Nghi Phú, Hưng 
Dũng và Hà Huy Tập. 
Ngành dịch vụ được nhiều hộ ở Hà Huy Tập 
quan tâm đầu tư vốn nên có giá trị sản xuất 
cao nhất. Các chỉ tiêu về chi phí và giá trị g ia 
tăng, thu nhập hỗn hợp cũng giảm dần từ Hà 
Huy Tập, Nghi Phú và Hưng Dũng. 
Căn cứ vào kết quả sản xuất tính được , hiệu 
quả sử dụng vốn của các hộ điều tra phân theo 
ngành sản xuất và địa bàn điều tra như sau 
(Bảng 03). 
Nhìn chung cả 3 phường, xã có hiệu quả sản 
xuất kinh doanh xấp xỉ nhau. Trong đó có 
dịch vụ - ngành nghề là có kết quả cao nhất 
trong 3 ngành và đều trong cả 3 phường, xã. 
Tiếp đến là ngành trồng trọt và thấp nhất là 
ngành chăn nuôi. 
Ý kiến của các hộ điều tra về hoạt động tín 
dụng nông thôn 
Qua phỏng vấn, hầu hết các hộ điều tra đều có 
nhu cầu tiếp tục vay vốn tín dụng để mở rộng 
sản xuất . Các hộ có nhu cầu vay vốn từ 10 - 
15 triệu đồng chiếm cao nhất là 40,74%, chủ 
yếu họ dùng vốn để đầu tư mua sắm thêm 
dụng cụ sản xuất như máy cày, máy bừa, lợn 
nái, trâu bò... nhằm tăng năng suất lao động. 
Tiếp đến là các hộ vay vốn trên 15 triệu đồng 
chiếm 24,08%, những hộ này có nhu cầu vốn 
lớn để đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải, xây 
dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng kiên cố. 
Các hộ vay vốn từ 3-5 triệu chiếm 18,52%, 
đây chủ yếu là những hộ mới bắt đầu sản xuất 
kinh doanh nên vẫn sợ rủi ro. Số còn lại có 
nhu cầu vay vốn dưới 3 triệu đồng. 
Bảng 02. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nông dân điều tra 
 Chỉ tiêu 
Ngành 
GO/IC 
(lần) 
VA/IC 
(lần) 
MI/IC 
(lần) 
Vốn vay/Tổng 
chi phí (%) 
Tổng số 1,39 0,39 0,34 18,50 
1. Trồng trọt 1,37 0,37 0,33 17,99 
2. Chăn nuôi 1,22 0,22 0,19 16,16 
3. DV - NN 1,59 0,59 0,52 21,55 
Trần Đình Tuấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 28 
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2008) 
Bảng 03. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra theo ngành sản xuất và theo địa bàn điều tra 
Chỉ tiêu 
Ngành 
GO/IC 
(lần) 
VA/IC 
(lần) 
MI/IC 
(lần) 
Vốn vay / Tổng chi 
phí(%) 
I. Nghi Phú 
- Trồng trọt 1,33 0,33 0,29 16,5 
- Chăn nuôi 1,17 0,17 0,15 11,51 
- Dịch vụ ngành nghề 1,58 0,58 0,52 12,66 
II. Hưng Dũng 
- Trồng trọt 1,41 0,41 0,36 28,58 
- Chăn nuôi 1,41 0,41 0,35 21,02 
- Dịch vụ ngành nghề 1,58 0,58 0,52 25,5 
III. Hà Huy Tập 
- Trồng trọt 1,42 0,42 0,38 6,82 
- Chăn nuôi 1,12 0,12 0,11 18,98 
- Dịch vụ ngành nghề 1,59 0,59 0,51 26,15 
(Nguồn : Số liệu điều tra hộ năm 2008 
Về lãi suất, 100% các hộ mong muốn mức lãi 
suất vay dưới 1%/tháng. 100% muốn thời 
gian vay vốn dài trên 3 năm vì như thế họ mới 
có thể đầu tư dài hạn vào sản xuất và có khả 
năng thu hồi được vốn. Mục đích vay vốn cho 
trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ tương đương 
nhau. Có 74,04% số hộ muốn vay vốn ở 
NHNN&PTNT vì họ không thuộc đối tượng 
nghèo. Thủ tục vay vốn ở cả hai ngân hàng 
được 100% số hộ đánh giá là thuận tiện. 
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 
NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN 
TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CHO CÁC HỘ 
NÔNG DÂN THÀNH PHỐ VINH 
Để mở rộng thị trường tín dụng và nâng cao 
hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông 
dân ở thành phố Vinh (Nghệ An ) và các địa 
phương khác có điều kiện tương tự , cần thực 
hiện một số giải pháp như sau : (i) Đa dạng 
hóa các nguồn vốn, tăng cường phương thức 
huy động vốn, tập trung đầu tư phát triển 
nông nghiệp nông thôn, (ii) Phát triển vững 
chắc thị trường tài chính cho nông dân nhằm 
đẩy mạnh huy động và cung ứng vốn của hệ 
thống tín dụng chính thống, (iii) Tăng cường 
chi nhánh ngân hàng đến tận phường, xã, (iv) 
Tăng cường cho hộ nông dân vay vốn trung 
và dài hạn, (v) Phối hợp với các tổ chức đoàn 
thể, xã hội tại các phường, xã cho nông dân 
vay vốn theo tổ nhóm, (vi) Đào tạo chuyên 
môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng, 
(vii) Có khung pháp lý cho bộ phận tín dụng 
không chính thống hoạt động nhằm huy động 
tối đa nguồn vốn này phục vụ có hiệu quả cho 
phát triển kinh tế hộ; Đối với hộ nông dân cần 
chú ý đến các giải pháp sau : (i) Tăng cường 
đầu tư vốn tín dụng cho những ngành có hiệu 
quả kinh tế cao, (ii) Tăng cường vốn tín dụng 
cho người nghèo và đối tượng chính sách, 
(iii) Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và hạch 
toán kinh tế cho hộ nông dân , (iii) Mở rộng 
thi trường, giải quyết đầu ra ổn định cho sản 
phẩm của hộ nông dân, (iv) Tăng cường công 
tác kiểm tra cho vay và sử dụng vốn vay. 
KẾT LUẬN 
Tín dụng đối với hộ nông dân thực sự là đòn 
bẩy kinh tế hộ phát triển qua đó thúc đẩy nông 
nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện , mạnh 
mẽ. Vốn tín dụng đã giúp hộ nông dân đẩy 
mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, 
xóa đói giảm nghèo, hạn chế nạn cho vay nặng 
lãi ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm 
cho người lao động , giúp cho hộ nghèo thoát 
khỏi cảnh đói nghèo , hộ giàu ngày càng giàu 
hơn, góp phần ổn định an ninh chính trị , xã 
hội, xây dựng nông thôn mới. Qua đó ta có thể 
rút ra một số kết luận như sau: 
(1) Do việc tăng cường đổi mới phương 
thức huy động vốn, nên NHNN &PTNT và 
NHCSXH thành phố Vinh đã tăng dần được 
chỉ tiêu huy động và cung ứng một lượng 
Trần Đình Tuấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 29 
vốn lớn cho sản xuất nông nghiệp trên địa 
bàn năm sau cao hơn năm trước, phục vụ 
cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa 
phương. ( 2) Kết qua ̉ điều tra thực tế cho 
thấy, lượng vốn tín dụng của hộ nông dân 
tính bình quân chỉ chiếm 18,5% tổng vốn đầu 
tư của hộ. Tuy vậy đã góp phần giải quyết 
kịp thời những khó khăn về vốn của hộ, tăng 
thu nhập cho hộ. Trong việc đầu tư thì đầu 
tư cho kinh doanh dịch vụ đem lại hiệu quả 
cao nhất (MI/IC = 0,52), tiếp đến là đầu tư 
cho ngành trồng trọt (MI/IC = 0,33) và thấp 
nhất là ngành chăn nuôi (MI/IC = 0,19%). (3) 
Quỹ tín dụng nhân dân thành phố Vinh chưa 
hoạt động. Nếu hình thức này mở ra sẽ góp 
phần huy đô ̣ng vốn nhàn rỗi ở địa phương, 
đáp ứng nhu cầu vốn tại chỗ cho người sản 
xuất đồng thời hạn chế được nạn cho vay 
nặng lãi. (4) Phát triển kinh tế hộ nông 
nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần ở 
nước ta là hướng đi đúng đắn trong tình 
hình hiện nay. Vì thế đầu tư tín dụng cho hô ̣ 
gai đình có vốn sa ̉n xuất kinh doanh là h ết 
sức cần thiết và quan trọng. Nhà nước cần 
có một cơ chế chính sách và một hệ thống 
pháp luật đồng bộ tạo điều kiện phát triển 
kinh tế hộ sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ về 
vốn, khoa học công nghệ chế biến, tiêu thụ 
sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo 
điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. 
(5) Đề nghị các cấp chính quyền từ tỉnh, 
thành phố, lãnh đạo các Sở ban ngành, các 
cơ quan tổ chức, các phường, xã tích cực và 
có trách nhiê ̣m hơn nữa tạo điều kiê ̣n cho 
việc vay vốn t́in du ̣ng của hô ̣ nông dân được 
thuận lợi hơn. Cụ thể như việc xác nhận hồ 
sơ thế chấp, việc xử lý nợ, quản lý và cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ 
chức, hộ gia đình trên địa bàn để họ có điều 
kiện thế chấp vay vốn ngân hàng mở rộng sản 
xuất kinh doanh . Góp phần nâng cao hiệu quả 
đầu tư tín dụng cho kinh tế hộ gia đình ở nước 
ta. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trần Đình Tuấn (2008), Huy động và sử 
dụng các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển 
nông nghiệp, nông thôn, Nxb Lao động – Xã 
hội, Hà Nội. 
[2]. Ngân hàng NN &PTNT thành phố Vinh , 
Báo cáo tình hình huy động và cho vay vốn 
của ngân hàng các năm 2006 -2008. 
[3]. Ngân hàng CSXH thành phố Vinh , Báo 
cáo tình hình huy động và cho vay vốn của 
ngân hàng các năm 2006 -2008. 
[4]. UBND thành phố Vinh, Các báo cáo tình 
hình kinh tế xã hội từ 2008-2009. 
[5]. Số liệu điều tra của tác giả và số liệu điều 
tra luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Lộc .
SUMMARY 
SOME SUGGESTIONS TO IMPROVE EFFICIENCY CREDIT LOANS TO PEASANT 
HOUSEHOLDS IN VINH CITY NGHE AN 
Tran Dinh Tuan
11
, Nguyen Thi Chau
2 
 1Economics and Business Administratio - Thai Nguyen University 
2College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 
Loan credit for farm householders is a trigger for farm household economic development; it strongly triggers 
the overall development of agriculture as well as rural area. Credit loan has supported farm householders to 
expand their agriculture business which employed a major number of labor resources and also alleviated 
poverty, contributed to the local political stability and social security to innovate the rural areas. The survey 
suggested that although the loan accounted for 18.5% of the total capital investment of farm householder, but it 
promptly solved the lack of capital investment at the farm household and improved the income of householders. 
In order to efficiently utilize the loan of farm household it is necessary to apply the solutions suggested by the 
author. 
Key words: credit, capital efficiency and credit, farm credit, rural credit, production and business capital 
Trần Đình Tuấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 30 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_de_xuat_nham_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_tin_dung_c.pdf