Một số bất cập cần sửa đổi trong quy trình xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật cạnh tranh hiện hành của Việt Nam

Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội

thông qua ngày 3-12-2004, có hiệu lực vào

ngày 01-7-2005, đóng góp rất quan trọng

đối với việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ

kinh tế trên thương trường, bảo đảm cho sự

lành mạnh của các quan hệ cạnh tranh vốn

đang diễn biến phức tạp với sự biểu hiện

của rất nhiều hành vi cạnh tranh không

lành mạnh trong một nền kinh tế thị trường

ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung

quy định trong luật và văn bản hướng dẫn

thi hành luật này đã được ban hành, chủ

yếu tập trung làm rõ, giải thích các quy

định điều chỉnh đối với các hành vi hạn chế

cạnh tranh, mà ít chú ý đến các quy định

điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành

mạnh nói chung và quy trình xử lý các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói

riêng. Chính vì thế mà việc điều chỉnh loại

hành vi này đã gặp rất nhiều khó khăn

trong việc triển khai áp dụng vào thực tiễn

suốt 10 năm qua.

pdf 9 trang kimcuc 6400
Bạn đang xem tài liệu "Một số bất cập cần sửa đổi trong quy trình xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật cạnh tranh hiện hành của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số bất cập cần sửa đổi trong quy trình xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật cạnh tranh hiện hành của Việt Nam

Một số bất cập cần sửa đổi trong quy trình xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật cạnh tranh hiện hành của Việt Nam
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 10 (35) - Thaùng 12/2015 
22 
Một số bất cập cần sửa đổi trong quy trình xử lý các 
vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định 
pháp luật cạnh tranh hiện hành của Việt Nam 
Proposals for improvement of the law against unfaircompetition in Viet Nam 
TS. Hồ Xuân Thắng 
Trường Đại học Sài Gòn 
Ph.D. Ho Xuan Thang 
Sai Gon University 
Tóm tắt 
Dưới góc nhìn của khoa học pháp lý, Tác giả phân tích những luận cứ của sự bất cập về quy trình xử lý 
các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh của pháp luật cạnh tranh năm 2004, đồng thời đề xuất những 
kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, phục vụ đắc 
lực cho việc hội nhập kinh tế thế giới mà nước ta là thành viên. 
Từ khóa: sửa đổi, bổ sung quy trình xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nước ta, những bất cập 
của pháp luật cạnh tranh hiện hành về quy trình xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam 
Abstract 
In the perspective of jurisprudence, the author analyzes the arguments over the inadequacies of the 
process of acts of unfaircompetition law in 2004 and proposes recommendations to improve the law 
against unfaircompetition in Viet Nam, serving effectively the process of global economic integration. 
Keywords: perspective of jurisprudence, unfaircompetition law 
Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội 
thông qua ngày 3-12-2004, có hiệu lực vào 
ngày 01-7-2005, đóng góp rất quan trọng 
đối với việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ 
kinh tế trên thương trường, bảo đảm cho sự 
lành mạnh của các quan hệ cạnh tranh vốn 
đang diễn biến phức tạp với sự biểu hiện 
của rất nhiều hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh trong một nền kinh tế thị trường 
ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung 
quy định trong luật và văn bản hướng dẫn 
thi hành luật này đã được ban hành, chủ 
yếu tập trung làm rõ, giải thích các quy 
định điều chỉnh đối với các hành vi hạn chế 
cạnh tranh, mà ít chú ý đến các quy định 
điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành 
mạnh nói chung và quy trình xử lý các 
hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói 
riêng. Chính vì thế mà việc điều chỉnh loại 
hành vi này đã gặp rất nhiều khó khăn 
trong việc triển khai áp dụng vào thực tiễn 
suốt 10 năm qua. 
Do vậy, việc nghiên cứu những quy 
định về quy trình xử lý các hành vi cạnh 
tranh không lành mạnh của pháp luật cạnh 
tranh năm 2004 để sửa đổi bổ sung nhằm 
hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh 
không lành mạnh ở Việt Nam là rất cần 
23 
thiết. Dưới góc nhìn của khoa học pháp lý, 
chúng tôi mạnh dạn đưa ra những luận cứ 
liên quan đến quy trình xử lý các vụ việc 
cạnh tranh không lành mạnh trong pháp 
luật cạnh tranh hiện hành và một số kiến 
nghị hoàn thiện các quy định đó trên 
phương diện cùng nhau trao đổi. 
Thứ nhất: Căn cứ điều tra vụ việc 
cạnh tranh khiếu nại vụ việc cạnh tranh 
Theo quy định tại Điều 86 của luật 
cạnh tranh hiện hành, có hai căn cứ để tiến 
hành điều tra một vụ việc cạnh tranh nói 
chung và cạnh tranh không lành mạnh nói 
riêng, cụ thể được quy định như sau: “Việc 
điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến 
hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ 
quan quản lý cạnh tranh trong những 
trường hợp sau đây: 1. Hồ sơ khiếu nại vụ 
việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý 
cạnh tranh thụ lý; 2. Cơ quan quản lý cạnh 
tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy 
định của Luật này.” 
Như vậy theo nội dung quy định tại 
Khoản 1, Điều 86, chúng ta có thể thấy 
trình tự, thủ tục áp dụng đối với các hành 
vi cạnh tranh không lành mạnh được bắt 
đầu từ khi cơ quan quản lý cạnh tranh thụ 
lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Tại 
Điều 58 Luật Cạnh tranh 2004 chỉ rõ, khi 
tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích 
hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi 
vi phạm quy định của Luật có quyền khiếu 
nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Tổ 
chức, cá nhân có quyền khiếu nại về những 
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đồng 
thời cũng có quyền khiếu nại cả những việc 
làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng 
cạnh tranh của các cơ quan và người có 
thẩm quyền hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc 
các cơ quan đó, nếu như tổ chức, cá nhân 
cho rằng việc vi phạm đó xâm phạm đến 
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
Trường hợp các vi phạm này không ảnh 
hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ 
thì cũng có quyền làm đơn tố cáo về hành 
vi vi phạm theo quy định của pháp luật 
khiếu nại, tố cáo. Thời hiệu khiếu nại theo 
quy định của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể 
từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp 
luật về cạnh tranh được thực hiện. 
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 
Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi 
tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh 
tranh ngày 15/9/2005, có hiệu lực ngày 
30/9/2005 thì: Để được cơ quan quản lý 
cạnh tranh thụ lý vụ việc, người khiếu nại 
phải làm đơn và nộp tiền tạm ứng chi phí 
cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh. Đơn 
khiếu nại có nội dung theo mẫu của cơ 
quan quản lý cạnh tranh, theo đó phải có: 
ngày tháng năm làm đơn; tên cơ quan 
quản lý cạnh tranh; họ tên địa chỉ của bên 
làm đơn khiếu nại, bên bị khiếu nại và của 
người có quyền, nghĩa vụ liên quan, những 
vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan quản lý 
cạnh tranh giải quyết; họ tên địa chỉ của 
người làm chứng (nếu có), các thông tin 
liên quan mà bên khiếu nại xét thấy cần 
thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh. 
Bên khiếu nại là cá nhân phải ký tên hoặc 
điểm chỉ; nếu là tổ chức nộp đơn khiếu nại 
thì đại diện hợp pháp của tổ chức đó phải 
ký tên và đóng dấu. 
Mức tạm ứng chi phí, Điều 53 Nghị 
định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi 
hành một số điều của Luật Cạnh tranh 
ngày 15/9/2005, có hiệu lực ngày 
30/9/2005, đã quy định mức tạm ứng chi 
phí giải quyết vụ việc cạnh tranh không 
lành mạnh mà người khiếu nại phải nộp 
bằng 30% mức phí giải quyết vụ việc cạnh 
tranh đối với hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh, tức là bằng 30% của 
10.000.000 đồng. Chứng cứ phải đảm bảo 
24 
tính trung thực, Điều 76 Nghị định 
116/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết một số 
điều của Luật cạnh tranh, có nêu rõ: Bên 
khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ 
để chứng minh hành vi bị khiếu nại đã xâm 
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của 
mình. Chứng cứ có thể là vật chứng, nhưng 
phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc 
hoặc là lời khai của người làm chứng, giải 
trình của tổ chức cá nhân liên quan hay tài 
liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài 
liệu gốc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền 
cung cấp, xác nhận; kết quả giám định hợp 
pháp. Bên khiếu nại phải đưa ra chứng cứ 
để chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu đó 
của mình là có căn cứ và hợp pháp. Sau khi 
nhận được đơn của bên khiếu nại và nộp 
tạm ứng chi phí cho việc giải quyết vụ việc 
hợp lệ, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể 
từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý 
cạnh tranh có trách nhiệm xem xét và 
thông báo cho bên khiếu nại biết về việc có 
thụ lý hay trả lại hồ sơ cho bên khiếu nại 
nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền 
điều tra, giải quyết của cơ quan quản lý 
cạnh tranh. Cơ quan cạnh tranh sẽ tiến 
hành điều tra tiền tố tụng nhằm đánh giá lại 
hành vi của doanh nghiệp trong trường hợp 
thông qua rà soát thị trường, cơ quan điều 
tra tự phát hiện hành vi vi phạm của doanh 
nghiệp trên thị trường có dấu hiệu vi phạm 
Luật Cạnh tranh. Thủ trưởng cơ quan điều 
tra sẽ quyết định tiến hành điều tra vụ việc 
theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, sau quá 
trình điều tra tiền tố tụng, nếu xét thấy thực 
sự có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh. 
Kiến nghị: - Sửa lại nội dung quy 
định tại Điều 58 Luật cạnh tranh theo 
hướng “Trường hợp các vi phạm này 
không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và 
lợi ích của họ thì cũng có quyền làm đơn 
tố cáo về hành vi vi phạm theo quy định 
của pháp luật tố cáo”. Bởi vì cho đến thời 
điểm này, luật khiếu nại, luật tố cáo năm 
2004 đã hết hiệu lực thi hành và thay vào 
đó là việc Quốc hội khóa XIII thông qua 
hai luật khiếu nại và tố cáo riêng biệt làm 
cơ sở để các cá nhân, cơ quan, tổ chức thể 
hiện quyền cao nhất của mình, nhất là 
trong việc giải quyết các vụ việc cạnh 
tranh không lành mạnh. Nếu không sửa 
đổi bổ sung cụ thể việc áp dụng luật tố cáo 
năm 2011 trong quy định tại Điều 58 của 
Luật cạnh tranh hiện hành thì việc khiếu 
nại, tố cáo trong việc xử lý cạnh tranh nói 
chung và cạnh tranh không lành mạnh nói 
riêng sẽ là những văn bản lỗi thời, không 
khoa học. 
- Về Thời hiệu khiếu nại theo quy định 
của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày 
hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về 
cạnh tranh được thực hiện, quy định tại 
Luật cạnh tranh là chưa phù hợp. Đối với 
lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh, theo 
ý kiến chúng tôi cần thiết phải nâng thời 
hiệu khiếu nại từ 24 tháng lên thành 36 
tháng là hợp lí. Bởi vì, hậu quả từ các hành 
vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ 
thể tham gia kinh doanh, hoạt động thương 
mại gây ra cho nhà nước, các doanh nghiệp 
và người tiêu dùng là rất lớn, ảnh hưởng 
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội 
của đất nước. Nếu để thời hiệu khiếu nại 2 
năm như hiện nay thì rất ngắn không kịp 
phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm có 
sự rủi ro lớn, tiêu cực mạnh từ các hành vi 
cạnh tranh không lành mạnh trong thực 
tiễn. Kinh nghiệm của Liên bang Nga cho 
thấy: “Đưa ra các thông tin không chính 
xác về hàng hóa hoặc nhà sản xuất cũng là 
hành vi vi phạm quy định pháp luật về 
hành vi cạnh tranh không lành mạnh” và 
“thời hiệu xử lý từ 3 năm đếm 5 năm kể từ 
ngày hành vi đó bị phát hiện”(3). 
25 
Thứ hai: Xử lý đối với các hành vi 
cạnh tranh không lành mạnh 
Theo quy định của pháp luật cạnh 
tranh hiện hành, các hành vi cạnh tranh 
không lành mạnh được xử lý theo những 
trình tự sau đây: Sau khi kết thúc điều tra, 
xác định là có hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh vi phạm quy định của Luật 
Cạnh tranh, điều tra viên sẽ đề nghị Thủ 
trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết 
định xử lý. 
Theo hướng dẫn tại quy định của Nghị 
định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của 
Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp 
luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì: Hình 
thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh 
gồm các hình thức xử phạt và các biện 
pháp khắc phục hậu quả. Đối với mỗi hành 
vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, tổ chức, 
cá nhân kinh doanh vi phạm phải chịu một 
trong các hình thức xử phạt chính là phạt 
cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra, tuỳ theo 
tính chất và mức độ vi phạm còn có thể bị 
áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt 
bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện 
được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm 
pháp luật về cạnh tranh. 
Tại Điều 4 Nghị định 120/2005/NĐ-
CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy 
định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh 
vực cạnh tranh thì, ngoài các hình thức xử 
phạt chính và bổ sung nêu trên, tổ chức, cá 
nhân kinh doanh vi phạm pháp luật về cạnh 
tranh không lành mạnh còn có thể bị áp 
dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục 
hậu quả như: buộc cải chính công khai. 
Mức phạt tiền đối với các hành vi cạnh 
tranh không lành mạnh được quy định cụ 
thể như sau: Mức phạt tiền thấp nhất là 5 
triệu đồng và cao nhất là 20 triệu đồng, đối 
với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm 
pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp khác. 
Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá 
nhân kinh doanh vi phạm còn có thể bị áp 
dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ 
sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: 
tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng 
để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm tịch 
thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ 
việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải 
chính công khai. Đối với hành vi xâm phạm 
bí mật kinh doanh, hành vi ép buộc trong 
kinh doanh:mức phạt từ thấp nhất là 5 triệu 
đồng và cao nhất là 20 triệu đồng. Ngoài ra 
còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện 
được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, 
bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi 
nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi 
phạm. Đối với các hành vi quảng cáo, 
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành 
mạnh: mức phạt tiền đối với hành vi này 
cao hơn các hành vi Cạnh tranh không lành 
mạnh khác như đã nêu trên là 50 triệu đồng, 
thấp nhất là 15 triệu đồng. 
Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị 
tịch thu tang vật, phương tiện được sử 
dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao 
gồm tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu 
được từ việc thực hiện hành vi vi phạm 
hoặc buộc cải chính công khai. Đối với 
hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội thì 
mức phạt tiền thấp nhất là 15 triệu đồng và 
cao nhất cũng là 50 triệu đồng. Tuy vậy 
chủ thể thực hiện hành vi này không bị áp 
dụng các biện pháp xử phạt bổ sung hoặc 
biện pháp khắc phục hậu quả. 
Xử phạt đối với hành vi bán hàng đa 
cấp bất chính: mức phạt tiền đối với hành 
vi này là cao nhất so với các hành vi cạnh 
tranh không lành mạnh khác khác, thấp 
nhất là 50 triệu đồng và cao nhất là 100 
triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có thể bị tịch 
thu tang vật, phương tiện được sử dụng để 
26 
thực hiện hành vi vi phạm bao gồm tịch thu 
toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc 
thực hiện hành vi vi phạm và hoặc buộc cải 
chính công khai. 
Kiến nghị: Các hành vi vi phạm Luật 
chống cạnh tranh không lành mạnh của Đài 
Loan (4), có thể bị phạt án tù đến 10 năm 
hoặc tiền phạt đến 10 triệu yên, hoặc án tù 
đến 5 năm và phạt tiền đến 5 triệu Yên. 
Cần học tập kinh nghiệm để sửa đổi, bổ 
sung mức xử phạt vi phạm bằng tiền đối 
với các hành vi cạnh tranh không lành 
mạnh trong Nghị định 120/2005/NĐ-CP 
ngày 30-9-2005 của Chính phủ quy định về 
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực 
cạnh tranh. Tại vì các mức tiền phạt được 
quy định trong nghị định này liên quan đến 
hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa 
tương xứng với mức độ hành vi vi phạm 
của các chủ thể tham gia kinh doanh hoạt 
động thương mại trong thị trường. Đặc biệt 
là hành vi bán hang đa cấp bất chính, Luật 
Cạnh tranh quy định cấm doanh nghiệp yêu 
cầu người muốn tham gia phải đặt cọc 
hoặc phải trả một khoản tiền để được 
quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa 
cấp. Lập luận mà các doanh nghiệp bán 
hàng đa cấp đưa ra để bảo vệ cho những 
yêu cầu của mình là các nghĩa vụ đặt cọc 
hay trả tiền của người tham gia được coi 
như biện pháp bảo đảm an toàn, uy tín, 
bình đẳng trong kinh doanh, là ràng buộc 
vật chất để bảo đảm người tham gia phải 
tôn trọng uy tín của doanh nghiệp và của 
sản phẩm. Tuy nhiên dưới góc độ lý thuyết, 
sự chiếm dụng của hành vi được lý giải 
thông qua các căn cứ sau: Thứ nhất: Người 
tham gia mạng đa cấp chỉ là người tiếp thị 
để bán lẻ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp. 
Với tư cách của mình, người tham gia tiến 
hành tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng. 
Doanh nghiệp không ký gửi hàng hóa cho 
người tham gia để bán dùm. Khi người 
tham gia trực tiếp bán lẻ hàng hóa cho 
khách hàng, họ phải thực hiện theo phương 
thức mua đi bán lại để hưởng phần chênh 
lệch. Vì vậy, nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền 
cho việc tham gia là không có căn cứ. Thứ 
hai: Thực chất của bán hàng đa cấp là 
người tham gia tiếp thị sản phẩm giúp 
doanh nghiệp và được hưởng lợi ích từ kết 
quả tiếp thị, bán hàng của mình và của 
mạng lưới do mình tổ chức ra. Do đó, quan 
hệ qua lại về lợi ích và nghĩa vụ giữa 
doanh nghiệp với người tham gia thực sự 
chỉ phát sinh khi người tham gia thực hiện 
việc tiếp thị sản phẩm. Việc gia nhập mạng 
lưới chưa đem lại cho người tham gia bất 
cứ lợi ích gì, nên chưa thể ràng buộc trách 
nhiệm vật chất đối với họ; Thứ ba: Việc đặt 
cọc trong các giao dịch phát sinh trên thị 
trường là biện pháp bảo đảm vật chất mà 
các chủ thể phải thực hiện với nhau nhằm 
đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ; 
việc trả tiền là nghĩa vụ thanh toán của một 
chủ thể cho việc được hưởng một lợi ích 
ngang giá. Vì vậy, việc doanh nghiệp buộc 
người muốn tham gia phải thực hiện các 
nghĩa vụ nói trên như một điều kiện để 
xem xét việc có được tham gia mạng lưới 
hay không là trái với bản chất của việc đặt 
cọc hay của nghĩa vụ trả tiền trong các 
thương vụ. Từ các lý lẽ trên, những khoản 
tiền mà doanh nghiệp có được từ nghĩa vụ 
vô lý đã áp đặt cho người muốn tham gia là 
những khoản tài chính mà doanh nghiệp đã 
chiếm dụng được.Bản chất của bán hang đa 
cấp bất chính là chiếm dụng vốn, nếu chỉ 
quy định mức phạt từ thấp nhất là 50 triệu 
đồng đến 100 triệu cho việc bán hàng đa 
cấp bất chính là chưa hợp lý với những tác 
hại nêu trên. Do vậy, chúng tôi kiến nghị 
cần phải xây dựng lại mức xử phạt đối với 
hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói 
27 
chung và đặc biệt là hành vi bán hàng đa 
cấp bất chính để nhằm đủ sức răn đe,chấm 
dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh 
trong quá trình đầu tư kinh doanh hoạt 
động thương mại của các chủ thể tham gia 
vào nền kinh tế thị trường của nước ta. 
Thứ ba: Thẩm quyền của cơ quan 
xử lý cạnh tranh không lành mạnh 
Bước vào những năm đầu thế kỷ 21 và 
cũng là giữa thập niên thứ hai của quá trình 
đổi mới (kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần 
thứ 6 năm 1986), các nhà làm luật nước ta 
đã đặt ra nhiệm vụ trọng yếu là phải xây 
dựng một đạo luật cạnh tranh mang tầm 
vóc của một đạo luật căn bản trong cấu trúc 
của pháp luật thương mại. Do đó, trên cơ 
sở tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng 
luật cạnh tranh ở các nước tiêu biểu trên 
thế giới, Luật Cạnh tranh đầu tiên của Việt 
Nam đã được ban hành năm 2004. Gắn liền 
với quá trình hình thành pháp luật cạnh 
tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh của nước 
ta cũng được ra đời trên tinh thần xây dựng 
và bảo vệ các thiết chế kinh tế, thúc đẩy, 
giám sát các hoạt động kinh tế để tạo môi 
trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, 
bình đẳng. 
Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại 
đã thành lập Ban Quản lý cạnh tranh. Ngày 
26-02-2004, để triển khai Nghị định số 
29/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định 
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu 
tổ chức của Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ 
Thương mại đã ban hành Quyết định số 
0235/2004/QĐ-BTM thành lập Cục Quản 
lý cạnh tranh trên cơ sở Ban Quản lý cạnh 
tranh. Theo Quyết định số 1808/2004/QĐ-
BTM ngày 06-12-2004 của Bộ trưởng Bộ 
Thương mại thì Cục Quản lý cạnh tranh là 
cơ quan thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ 
Công thương) có chức năng giúp Bộ 
trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh 
tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự 
vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
Vào thời điểm, Luật Cạnh tranh đã được 
Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu 
lực vào ngày 01-07-2005. Ngày 09-01-2006, 
Chính phủ ban hành Nghị định số 
06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, 
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 
Cục Quản lý cạnh tranh. Bên cạnh đó, theo 
quy định của Luật này, đối với các hành vi 
hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh 
tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, thu 
thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan 
đến vụ việc, còn việc xét xử, xử lý, đưa ra 
các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên 
quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội 
đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc 
cạnh tranh) đảm nhận. Hội đồng cạnh tranh 
là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ 
11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính 
phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị 
của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ 
Công thương). Chủ tịch Hội đồng cạnh 
tranh cũng được Thủ tướng bổ nhiệm, miễn 
nhiệm trong số thành viên của Hội đồng 
cạnh tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ 
Thương mại. Ngày 09-01-2006, Chính phủ 
ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về 
việc thành lập và quy định chức năng, 
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 
Hội đồng cạnh tranh. Ngày 12-06-2006, 
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương 
mại, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết 
định số 843/QĐ-TTg bổ nhiệm 11 thành 
viên Hội đồng cạnh tranh. Thành viên Hội 
đồng cạnh tranh là đại diện của các bộ: Bộ 
Thương mại, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng cạnh 
tranh gồm 01 Chủ tịch, giúp việc cho Chủ 
tịch có 02 Phó Chủ tịch. Để giúp việc cho 
Hội đồng, ngày 28-08-2006, Bộ trưởng Bộ 
Thương mại đã có Quyết định số 
28 
1378/QĐ-BTM thành lập Ban Thư ký Hội 
đồng cạnh tranh. Ban Thư ký gồm 8 người 
làm việc chuyên trách. Tháng 01/2009, 
Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm thêm 5 
thành viên nâng tổng số thành viên Hội 
đồng cạnh tranh lên 16 người. 
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 
Luật cạnh tranh hiện hành thì Cơ quan 
quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn 
sau đây: a) Kiểm soát quá trình tập trung 
kinh tế theo quy định của Luật này; b) Thụ 
lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý 
kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết 
định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết 
định; c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh 
liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh 
và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; d) 
Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh; đ) Các nhiệm vụ khác theo quy 
định của pháp luật. 
Như vậy, cơ quan này có các nhiệm vụ 
chính đó là kiểm soát các hành vi tập trung 
kinh tế, điều tra các hành vi hạn chế cạnh 
tranh và điều tra, xử lý xử phạt hành vi 
cạnh tranh không lành mạnh của các chủ 
thể tham gia hoạt động kinh doanh và 
thương mại. 
Nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp 
lý, mô hình Cục quản lý cạnh tranh mà quy 
định trong pháp luật cạnh tranh hiện hành 
có những bất cập và hạn chế như sau: 
Một là, trong điều kiện mới được 
thành lập chưa lâu, số lượng chuyên gia 
cạnh tranh còn ít thì việc đào tạo, bồi 
dưỡng điều tra viên, chuyên gia, chỉ mới 
đáp ứng được nhu cầu trước mắt và chất 
lượng vẫn còn hạn chế. Số lượng các điều 
tra viên của Cục chưa đủ để đáp ứng nhu 
cầu ngày càng tăng của cộng đồng doanh 
nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng. 
Hai là, suốt thời gian hoạt động, Cục 
quản lý cạnh tranh vẫn chưa có nhiều động 
thái nhằm thể hiện vai trò của mình trong 
đời sống xã hội và chức năng chuyên biệt 
của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước. 
Theo một khảo sát của Cục Quản lý cạnh 
tranh được thực hiện từ 01-11-2008 đến 
31-12-2008 mà luận án tiến sỹ của NCS Lê 
Tuấn Anh năm 2008 đã đề cập, cho thấy 
hiểu biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh 
tranh dừng lại ở mức “biết Luật Cạnh 
tranh mới ra đời và nhận thức về cơ quan 
quản lý cạnh tranh cũng không khả quan 
hơn”. Điều này xuất phát từ nguyên do kết 
quả hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh 
chưa tạo được con số ấn tượng, đáng chú ý 
của các giai tầng trong xã hội. 
Ba là, Cục Quản lý cạnh tranh được 
quy định quá nhiều chức năng, từ điều tra 
xử lý các hành vi cạnh tranh không lành 
mạnh, điều tra các hành vi hạn chế cạnh 
tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý 
nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ 
cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong 
thương mại quốc tế. Có một thực tế là 
không một cơ quan quản lý cạnh tranh nào 
trên thế giới được quy định nhiều chức 
năng, đặc biệt là bao gồm cả các chức năng 
thực thi pháp luật về các biện pháp đảm 
bảo công bằng trong thương mại quốc tế 
như Việt Nam. Điều này đã dẫn đến tình 
trạng quá tải cho hoạt động của Cục quản 
lý cạnh tranh trong thời gian qua, bị nhiều 
chi phối, chức năng quản lý các hành vi 
cạnh tranh không lành mạnh còn khá mờ 
nhạt, do đó việc góp phần minh bạch thị 
trường hàng hóa, bảo vệ nhà nước, các 
doanh nghiệp và người tiêu dùng hiệu quả 
chưa cao. 
Chúng tôi kến nghị: - Cần sửa đổi bổ 
sung một số quy định về cơ quan quản lý 
cạnh tranh trong Nghị định số 
06/2006/NĐ-CP Ngày 09-01-2006, của 
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ 
29 
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản 
lý cạnh tranh. Trong đó, chú ý nhiều hơn 
đến số lượng cán bộ, điều tra viên chuyên 
trách có đủ trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp 
để thực hiện các cuộc điều tra xử lý 
nghiêm minh các hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh của các chủ thể tham gia hoạt 
động kinh doanh, thương mại. So với hiện 
nay, số lượng thành viên Hội đồng cạnh 
tranh bao quát chung về các hành vi cạnh 
tranh trong cả nước chỉ có 16 là quá ít, 
chưa thực sự thúc đẩy việc kiểm soát các 
hành vi cạnh tranh trái quy định của các 
chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Kinh 
nghiệm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho 
thấy: Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) 
là một cơ quan độc lập được thành lập bởi 
Quốc hội vào năm 1938 để thực thi Đạo 
luật thương mại liên bang. Tại mục 5 của 
Đạo luật FTC cấm các phương pháp không 
lành mạnh và nó đã được sửa đổi vào năm 
1941, cấm hành vi thương mại lừa đảo và 
không lành mạnh, nếu các chủ thể tham gia 
vi phạm hành vi này thì Ủy ban Thương 
mại, cơ quan cao nhất sẽ có thẩm quyền xử 
lý (5). 
Bên cạnh đó, cần xây dựng luật điều 
chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh 
riêng biệt với hành vi hạn chế cạnh tranh, để 
chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lí 
cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh thật sự mạnh mẽ theo yêu cầu 
thực tiễn phát triển. Hiện tại, chức năng 
nhiệm vụ của cơ quan quản lí cạnh tranh 
được quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật 
cạnh tranh hiện hành theo hướng rất rộng 
và ôm đồm về hai lĩnh vực hạn chế cạnh 
tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Vì 
thế cho nên, các quy định về chức năng 
thiếu tính chuyên sâu về điều chỉnh hành vi 
không lành mạnh, thực sự là một rào cản 
đối với việc bảo vệ người tiêu dung, bảo vệ 
quyền lợi ích hợp pháp của các doanh 
nghiệp và của nhà nước trong quá trình phát 
triển kinh tế xã hội ở nước ta. Kinh nghiệm 
của Nhật Bản về ván đề này chúng tôi muốn 
nêu để tham khảo, cụ thể là Luật chống 
cạnh tranh không lành mạnh của Nhật ra đời 
khá sớm, từ những năm 1934, gồm 22 điều 
và một số điều khoản bổ sung qua các lần 
sửa đổi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh 
không lành mạnh trên thương trường kinh 
doanh thương mại. Luật này đã thực sự 
đóng góp phần quan trọng lớn lao đối với 
việc điều chỉnh độc lập các hành vi cạnh 
tranh không lành mạnh trong nền kinh tế 
nước Nhật bản trong suốt nhiều thập kỉ qua. 
Cuối cùng là việc Cơ quan quản lí 
cạnh tranh (Cục quản lí cạnh tranh) cần 
phải tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo 
dục pháp luật về hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh sâu rộng đến tất cả hiệp hội 
cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân 
dân. Đặc biệt phải đẩy mạnh công tác điều 
tra xử lí và thông tin kịp thời đến công 
chúng về các hành vi cạnh tranh không 
lành mạnh diễn ra trong thị trường để nhằm 
mục đích khuyến cáo ngăn chặn các hành 
vi vi phạm pháp luật cạnh tranh không lành 
mạnh của các chủ thể trong tương lai. Theo 
số liệu thống kê của Cục quản lí cạnh tranh 
thuộc Bộ Công thương về việc xử lý các vụ 
việc liên quan đến hành vi cạnh tranh 
không lành mạnh diễn ra trong cả nước 
suốt 10 năm qua chỉ vẻn vẹn có 138 vụ 
việc được xử lí. Đây là những con số rất 
khiêm tốn, đó cũng là một trong những 
nguyên nhân các quy định của pháp luật về 
hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa 
sự đi vào thực tiễn đời sống xã hội. Nếu 
làm tốt công tác này, chắc chắn nửa triệu 
doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay trên 
cả nước sẽ thực sự đi đúng quỹ đạo của 
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường để 
30 
chung tay xây dựng phát triển đất nước ta 
thật sự công bằng, dân chủ, văn minh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luận án Tiến sỹ, đề tài Pháp luật về chống 
cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam của 
NCS Lê Tuấn Anh, năm 2008. 
2. Luật cạnh tranh năm 2004. 
3. Luật Liên bang số 2300-1 ngày 7 tháng 02 
năm 1992 về “Bảo vệ người tiêu dùng”. 
4. Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của 
Đài Loan “Có thể là đối tượng của các vụ kiện 
dân sự, tức là lệnh đình chỉ và lệnh bồi thường 
thiệt hại hoặc đối tượng phạt hình sự sẽ phụ 
thuộc vào độ nghiêm trọng của vi phạm”. 
5. Luật Thương mại Liên bang FTC (USA) năm 
1938, sửa đổi năm 1951 và 1992. 
6. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi 
tiết Một số điều của Luật cạnh tranh. 
7. Nghi định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 
của Chính phủ quy định về Xử lý vi phạm 
pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. 
8. Quyết định số 0235/2004/QĐ-BTM của Bộ 
trưởng Bộ Thương mại V/v Thành lập Cục 
Quản lý cạnh tranh trên cơ sở Ban Quản lý 
cạnh tranh. 
9. Quyết định số 1808/2004/QĐ-BTM ngày 
06/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. 
10. Quyết định số 1378/QĐ-BTM của Bộ 
trưởng Bộ Thương mại V/v Thành lập Ban 
Thư ký Hội đồng cạnh tranh. 
11. Lê Hoàng Oanh (2005), Bình luận khoa học 
Luật cạnh tranh. 
Ngày nhận bài: 27/7/2015 Biên tập xong: 15/12/2015 Duyệt đăng: 20/12/2015 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bat_cap_can_sua_doi_trong_quy_trinh_xu_ly_cac_vu_viec.pdf