Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả

Trong những năm gần đây, việc phân tích các thuật toán mật mã để khai phá

thông tin bí mật qua kênh kề ngày càng được quan tâm và đầu tư nghiên cứu.

Nhiều kỹ thuật tấn công kênh kề lên các thiết bị mật mã đã được nghiên cứu, giới

thiệu. Những dạng tấn công kênh kề điển hình có thể kể đến là tấn công phân tích

timming, tấn công phân tích lỗi, tấn công phân tích điện - từ trường, tấn công phân

tích âm thanh, tấn công phân tích nhiệt độ và tấn công phân tích năng lượng.

Tấn công phân tích năng lượng là một loại tấn công kênh kề không xâm lấn. Kẻ

tấn công thực hiện khai thác năng lượng của thiết bị mật mã để tìm ra khóa mã.

Quy trình tấn công được thực hiện bằng việc đo và phân tích tiêu thụ năng lượng

không cần chi phí lớn nhưng đặc biệt hiệu quả [1], [2], [10].

Các thiết bị mật mã khi đối mặt với tấn công phân tích năng lượng thường

không bị hư hại và các tham số không bị thay đổi nên rất khó có thể nhận biết thiết

bị đang bị tấn công.

Tấn công phân tích năng lượng được chia thành hai loại: Tấn công phân tích

năng lượng đơn giản (Simple Power Analysis – SPA) và tấn công phân tích năng

lượngvi sai (Difference Power Analysis –DPA) [10]. Kỹ thuật tấn công SPA khai

thác mối quan hệ giữa lệnh đang thực hiện và hình dáng vết tiêu thụ năng lượng.

Việc phân tích thực hiện trên trục thời gian. Tấn công DPA khai thác mối quan hệ

giữa dữ liệu được xử lý và năng lượng tiêu thụ, dùng các kỹ thuật thống kê, so

sánh. để tìm khóa bí mật của thuật toán.

pdf 9 trang kimcuc 7600
Bạn đang xem tài liệu "Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả

Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 33
MỘT GIẢI PHÁP CHỐNG TẤN CÔNG DPA HIỆU QUẢ 
Nguyễn Thanh Tùng* 
Tóm tắt: Tấn công phân tích năng lượng thực hiện lên giá trị trung gian của 
thuật toán mật mã để tìm khóa bí mật. Với việc sử dụng các giá trị ngẫu nhiên để 
che giá trị trung gian, làm cho năng lượng tiêu thụ của thiết bị độc lập với giá trị 
trung gian của thuật toán, masking (mặt nạ) là một giải pháp hữu hiệu để chống 
loại tấn công này. Bài báo trình bày phương pháp mặt nạ cho thuật toán AES chống 
tấn công DPA. 
Từ khóa: Tấn công DPA, AES, Mặt nạ. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây, việc phân tích các thuật toán mật mã để khai phá 
thông tin bí mật qua kênh kề ngày càng được quan tâm và đầu tư nghiên cứu. 
Nhiều kỹ thuật tấn công kênh kề lên các thiết bị mật mã đã được nghiên cứu, giới 
thiệu. Những dạng tấn công kênh kề điển hình có thể kể đến là tấn công phân tích 
timming, tấn công phân tích lỗi, tấn công phân tích điện - từ trường, tấn công phân 
tích âm thanh, tấn công phân tích nhiệt độ và tấn công phân tích năng lượng. 
Tấn công phân tích năng lượng là một loại tấn công kênh kề không xâm lấn. Kẻ 
tấn công thực hiện khai thác năng lượng của thiết bị mật mã để tìm ra khóa mã. 
Quy trình tấn công được thực hiện bằng việc đo và phân tích tiêu thụ năng lượng 
không cần chi phí lớn nhưng đặc biệt hiệu quả [1], [2], [10]. 
Các thiết bị mật mã khi đối mặt với tấn công phân tích năng lượng thường 
không bị hư hại và các tham số không bị thay đổi nên rất khó có thể nhận biết thiết 
bị đang bị tấn công. 
Tấn công phân tích năng lượng được chia thành hai loại: Tấn công phân tích 
năng lượng đơn giản (Simple Power Analysis – SPA) và tấn công phân tích năng 
lượngvi sai (Difference Power Analysis –DPA) [10]. Kỹ thuật tấn công SPA khai 
thác mối quan hệ giữa lệnh đang thực hiện và hình dáng vết tiêu thụ năng lượng. 
Việc phân tích thực hiện trên trục thời gian. Tấn công DPA khai thác mối quan hệ 
giữa dữ liệu được xử lý và năng lượng tiêu thụ, dùng các kỹ thuật thống kê, so 
sánh... để tìm khóa bí mật của thuật toán. 
Trước thực tế và khả năng của tấn công phân tích năng lượng tiêu thụ lên thiết 
bị mã hóa, đã có một số nghiên cứu về giải pháp chống tấn công, tập trung vào các 
phương pháp ẩn, mặt nạ 
Công nghệ thông tin 
Nguyễn Thanh Tùng, “Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả.” 34 
Mục đích của Ẩn là loại bỏ tương quan giữa năng lượng tiêu thụ và giá trị trung 
gian của thuật toán qua việc ngẫu nhiên hóa hoặc san để thiết bị tiêu thụ mức năng 
lượng bằng nhau trong mỗi chu kỳ hoạt động. Có thể thực hiện Ẩn bằng việc chèn 
thêm hoặc xáo trộn thứ tự hoạt động của các phép biến đổi trong thuật toán. 
Mặt nạ là phương pháp chống tấn công với mục đích làm cho năng lượng tiêu 
thụ độc lập (kể cả khi dữ liệu phụ thuộc vào năng lượng tiêu thụ của thiết bị). Kỹ 
thuật mặt nạ sử dụng giá trị ngẫu nhiên để che các giá trị trung gian của thuật toán 
mật mã. Mặt nạ phải che được tất cả giá trị trung gian của thuật toán trong suốt 
thời gian thực vì giá trị trung gian tức thời được tính dựa trên giá trị trung gian 
trước đó. 
2. TẤN CÔNG DPA LÊN AES 
Tấn công DPA xác định khóa bí mật của thiết bị mật mã dựa trên các vết năng 
lượng ghi được khi thiết bị thực hiện mã hóa hoặc giải mã các khối dữ liệu khác 
nhau. Tấn công DPA phân tích tiêu thụ năng lượng tại thời điểm hoạt động của 
thuật toán có liên quan đến khóa mã. 
2.1. Thuật toán AES 
AES là thuật toán mã hóa tiên tiến được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực 
như an ninh quốc gia, truyền thông, tài chính, ngân hàng. 
Hình 1. Luồng biến đổi của thuật toán AES. 
AES [12] có cấu trúc dạng SPN, xử lý với kích cỡ khối 128 bit, với kích thước 
khóa là 128, 192 hay 256 bit. Hoạt động của thuật toán như sau: Tại thời điểm bắt 
Cipher_Key Sub_Key 
AddRoundKey SubBytes 
ShiftRows MixColumns 
PlainText 
Cipher text 
AddRoundKey 
Final_Key 
ShiftRow SubBytes 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 35
đầu phép mã hóa, dữ liệu rõ đầu vào được ghi vào mảng trạng thái. Sau phép cộng 
khóa vòng khởi đầu, mảng trạng thái được biến đổi bằng cách thực thi một hàm 
vòng liên tiếp với các phép biến đổi AddRoundKey (), SubByte (), ShiftRow (), 
MixColumn () và với số lần vòng lặp là 10, 12 hoặc 14 (phụ thuộc vào độ dài khóa 
là 128, 192 hay 256 bit), tất cả các vòng trong lược đồ mã hóa giống nhau, chỉ trừ 
vòng cuốicùng không có phép biến đổi MixColumns(). Trạng thái cuối cùng được 
chuyển thành đầu ra (bản mã). Luồng biến đổi của thuật toán AES được biểu diễn 
tại hình 1. 
2.2. Tấn công DPA lên AES 
a. Kỹ thuật tấn công 
Tấn công DPA lên AES thực hiện theo một chiến thuật bao gồm 5 bước. 
Bước 1: Bước đầu tiên trong tấn công DPA là lựa chọn, xác định vị trí tấn công. 
Đối với thuật toán AES chọn vị trí tấn công tại đầu ra của Sbox vòng đầu tiên (giá 
trị trung gian phụ thuộc vào khóa mã). 
Bước 2: Đo năng lượng tiêu thụ của thiết bị mật mã khi mã hóa dữ liệu và xây 
dựng thành ma trận năng lượng tiêu thụ. 
Bước 3: Tính các giá trị trung gian giả định khi thiết bị thực hiện thuật toán với 
các khóa giả thiết. 
Bước 4: Ánh xạ giá trị trung gian giả định thành năng lượng tiêu thụ giả định. 
Bước 5: So sánh giá trị điện năng tiêu thụ giả định và giá trị năng lượng thu 
được, đánh giá kết quả và kết luận khóa bí mật tìm được. 
b. Thực nghiệm tấn công DPA lên AES -128 
Mô hình thực nghiệm gồm một Smartcard, nhận dữ liệu từ máy tính, mã hóa 
bằng thuật toán AES rồi trả lại kết quả về máy tính. Tần số clock là 11.0592MHz, 
nguồn điện 5V, cổng giao tiếp RS-232. Để đo năng lượng tiêu thụ của vi xử lý ta 
nối tiếp một điện trở 1Ω trên đường đất của nó. Điện áp rơi trên điện trở phản ánh 
năng lượng tiêu thụ của vi xử lý, được đo bằng digital oscilloscope có băng thông 
đầu vào 1GHz, độ phân giải 8 bits. Sử dụng tín hiệu DTR để trigger oscilloscope. 
Tốc độ trích mẫu là 250MS/s. Vết năng lượng tiêu thụ được oscilloscope ghi lại và 
truyền sang máy tính để phân tích. Cho smartcard mã hóa với 256 khóa giả thiết. 
Dùng hệ số tương quan để xác định khóa. Quan sát cho thấy khóa giả thiết 233 có 
tương quan lớn nhất (khoảng 0.7 - hình 2), được thể hiện là đỉnh nhô lên trên biểu 
Công nghệ thông tin 
Nguyễn Thanh Tùng, “Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả.” 36 
đồ vi sai ứng với khóa giả thiết 233 (các khóa khác không có đỉnh nhô lên). Vì vậy, 
có thể xác định khóa giả thiết 233 là khóa của thuật toán. 
Hình 2. Biểu đồ vi sai ứng với hai khóa giả thiết k =233 và k=234. 
Tấn công DPA thực hiện được vì năng lượng tiêu thụ của thiết bị mật mã phụ 
thuộc vào giá trị trung gian do thiết bị xử lý. Các nghiên cứu đã chứng minh có thể 
tấn công DPA thành công lên thuật toán AES trên Smartcard với chi phí và thời 
gian hợp lý [1], [2]. 
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MẶT NẠ CHO AES 
Như đã phân tích ở trên, với khả năng ngày càng cao, đa dạng của mã thám, yêu 
cầu các thuật toán mật mã phải thực thi các giải pháp phòng chống. Để chống tấn 
công DPA lên AES thì phải làm cho năng lượng tiêu thụ của thiết bị độc lập với 
giá trị trung gian. Bài báo trình bày lý thuyết và đề xuất thực hiện giải pháp mặt nạ 
cho AES trên Smartcard. 
3.1. Tổng quan về mặt nạ 
Mặt nạ thực hiện che một giá trị v bằng một giá trị mặt nạ m theo công thức: 
vm= v * m (1) 
Mặt nạ Boolean: Thực hiện che giá trị trung gian v bằng giá trị m với phép Xor: 
mv v m  . (2) 
Mặt nạ toán học: Thực hiện che giá trị trung gian vbằng giá trị ngẫu nhiên m 
qua một phép toán (cộng hoặc nhân modular): 
Phép cộng modular:
 (mod )mv v m n 
Phép nhân modular: 
 (mod )mv v m n 
Modular n tính theo moduler của thuật toán mật mã. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 37
3.2. Đề xuất sơ đồ mặt nạ cho thuật toán AES 
Để chống tấn công DPA lên AES phải thực hiện mặt nạ đầy đủ (che hết các giá 
trị trung gian), bài báo trình bày sơ đồ mặt nạ đầy đủ cho tất cả các phép biến đổi 
của thuật toán AES – 128 (hình 3). 
a. Mặt nạ cho các phép biến đổi trong các vòng AES 
AddRoundKey: Đầu tiên, che khóa k bằng mặt nạ, che bản rõ d bằng mặt nạ, quá 
trình Addroundkey kết hợp giữa các byte rõ d và các byte khóa k (đã được mặt nạ). 
SubBytes: Thực hiện mặt nạ để che bảng tra cứu S-box. 
ShiftRows: Biến đổi ShiftRows dịch chuyển các bytes trạng thái. Tất cả các 
bytes trạng thái được mặt nạ với giá trị không đổi. Vì vậy, hoạt động này không 
phải thực hiện mặt nạ. 
MixColumns: Biến đổi MixColumns trộn các bytes từ các hàng khác nhau trong 
một cột. Để che hết giá trị trung gian, cần thực hiện mỗi dòng một mặt nạ, đồng 
thời chỉ cần thực hiện mặt nạ giống nhau cho các vòng. 
Với các điều kiện trên, để thực hiện mặt nạ đầy đủ cho các giá trị trung gian của 
thuật toán AES, bài báo đề xuất sử dụng 06 mặt nạ độc lập gồm: hai mặt nạ m và 
m’ che cho đầu vào và đầu ra của biến đổi SubBytes và 4 mặt nạ m1, m2, m3, m4 để 
che đầu vào của biến đổi MixColumns. 
Quá trình chuẩn bị: Tính trước mặt nạ S-box và mặt nạ Mixcolumns như sau: 
Mặt nạ bảng tra cứu S-box Sm được tính theo công thức: 
Sm (x m)= S(x) m’. (3) 
trong đó, m là mặt nạ đầu vào, m’ là mặt nạ cho đầu ra S-box. 
Giá trị mặt nạ đầu ra của phép biến đổi MixColumns theo công thức: 
MixColumns (m1, m2, m3, m4) = (m’1, m’2, m’3, m’4). 
Quá trình thực hiện: 
Bắt đầu mỗi vòng làm việc, che bản rõ d với các giá trị m’i (m’1, m’2, m’3, m’4), 
che khóa k với mặt nạ (là kết quả phép XOR giữa m’ivà m). Biến đổi 
AddRoundKey thực hiện phép XOR giữa bản rõ và khóa (đều đã được mặt nạ). 
Giá trị trung gian (d k) được mặt nạ theo công thức: 
(dm’i) (kmm’i) = (d k)m. (4) 
Công nghệ thông tin 
Nguyễn Thanh Tùng, “Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả.” 38 
Lúc này giá trị trung gian (d k) được che bởi mặt nạ m. Tiếp theo, tại biến đổi 
SubBytes, thực hiện che giá trị trung gian theo bảng Sm (x  m)= S(x) m’. Sau 
bước này, giá trị trung gian được che với mặt nạ m’. 
Sau biến đổi ShiftRows mặt nạ m’ vẫn giữa nguyên. 
Trước MixColumns, tiến hành che bằng các mặt nạ mi với m1 tại hàng đầu tiên, 
sang m2 tại hàng thứ 2, sang m3 tại hàng thứ 3 và sang m4 tại hàng thứ tư. Biến đổi 
MixColumns thay đổi các mặt nạ mi thành m’I với i =1,,4. Lúc này, giá trị trung 
gian được che với m’i . Giá trị này được sử dụng để làm đầu vào cho các biến đổi 
của vòng tiếp theo cho đến vòng cuối cùng. 
Hình 3. Sơ đồ mặt nạ cho thuật toán AES – 128. 
AddRoundKey 
SubBytes, ShiftRows 
MixColumns 
AddRoundKey 
SubBytes, ShiftRows 
AddRoundKeys 
Plaintext K0 
 K1,K9 
AddRoundKey K10 
Ciphertext 
: Mặt nạ với m 
: Mặt nạ với m’ 
: Mặt nạ với m1,m2,m3,m4 
: Mặt nạ với m’1, m’2,m’3,m’4 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 39
Vòng cuối không thực hiện phép biến đổi MixColums. Tại điểm kết thúc của 
vòng cuối cùng, giá trị dữ liệu lúc này được che với mặt nạ m’ (giá trị có được sau 
bước SubBytes và ShiftRows của mỗi vòng). Lúc này, khóa vòng cuối được che 
bởi mặt nạ m’, khi thực hiện phép Addroundkey cuối cùng ta được bản mã (không 
mặt nạ). Như vậy, mặt nạ đã được gỡ bỏ tại đầu ra của thuật toán để giải mã. 
b. Mặt nạ cho lược đồ khóa: 
Để bảo đảm an toàn, lược đồ khóa cũng phải được mặt nạ. Sử dụng lại các bytes 
mặt nạ m và m’ cho tất cả các vòng. 
Bước thứ nhất của lược đồ khóa, khóa gốc (sử dụng cho khóa vòng đầu tiên) 
được mặt nạ với giá trị mặt nạ là (mi’m). Mặt nạ mi’m che cho các khoá vòng 
trừ cuối cùng được che bằng mặt nạ m’. 
3.3. Đánh giá an toàn 
a. Đánh giá an toàn lý thuyết 
Tấn công DPA thực hiện được khi năng lượng tiêu thụ của thiết bị mật mã phụ 
thuộc vào giá trị trung gian do thiết bị xử lý. Khi một giá trị trung gian v được che 
bởi mặt m: mv v m  (m là một giá trị ngẫu nhiên), thì vm độc lập với v, do 
đó, năng lượng tiêu thụ của vm cũng độc lập với v. Vì vậy, mặt nạ xóa bỏ được mối 
liên hệ giữa năng lượng tiêu thụ và giá trị trung gian của thiết bị. Giải pháp đề xuất 
sử dụng 06 mặt nạ đã che được tất cả các giá trị trung gian, chống được tấn công 
DPA lên thuật toán. 
b. Đánh giá an toàn thực nghiệm 
Hình 4. Biểu đồ vi sai ứng với hai khóa giả thiết k =223 và k=224 (đã mặt nạ). 
Thực nghiệm tấn công DPA lên sơ đồ mặt nạ, biểu đồ vi sai (hình 4) cho thấy 
giá trị tương quan của khóa giả thiết 233 lúc này có giá trị khoảng 0.3 tương tự các 
Công nghệ thông tin 
Nguyễn Thanh Tùng, “Một giải pháp chống tấn công DPA hiệu quả.” 40 
khóa khác (đã che được gai nhọn nhô lên so với thuật toán không thực hiện mặt 
nạ). Lúc này, thực hiện tấn công DPA không thể suy đoán ra giá trị khóa đúng của 
thuật toán. 
Qua thực nghiệm cho thấy giải pháp đề xuất đã chống được tấn công DPA lên 
AES -128 trên Smartcard. 
4. KẾT LUẬN 
Tấn công DPA khai thác mối quan hệ giữa dữ liệu được xử lý và tiêu thụ điện 
năng. Loại tấn công này dựa vào nhiều phép đo và dùng thống kê để lọc bỏ nhiễu 
để tìm ra khóa bí mật của thiết bị mật mã. Bài báo đề xuất giải pháp chống tấn 
công DPA lên thiết bị mật mã. Giải pháp đề xuất sử dụng mặt nạ để che các giá trị 
trung gian của thuật toán mật mã. Qua đánh giá lý thuyết và thực nghiệm cho thấy 
sơ đồ mặt nạ đề xuất chống tấn công DPA đã loại bỏ sự phụ thuộc giữa dữ liệu và 
điện năng tiêu thụ, vì vậy, kẻ tấn công không thể sử dụng phân tích DPA để tìm ra 
khóa của thuật toán. 
Tuy nhiên, với sự phát triển của phân tích mã (đặc biệt đối với các loại tấn công 
DPA bậc cao) thì sơ đồ mặt nạ không thể tuyệt đối an toàn. Hướng nghiên cứu tiếp 
là các sơ đồ mặt nạ an toàn, kết hợp với các giải pháp xáo trộn, chèn, ẩn, ngẫu 
nhiên hóa các hoạt động của thuật toán. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Hồng Quang, “DPA, một dạng tấn công sidechannel hiệu quả”, Tạp 
chí nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quân sự, 2013. 
[2]. Nguyễn Hồng Quang, “Trace năng lượng trong DPA”, Tạp chí nghiên cứu 
Khoa học và Công nghệ Quân sự, 2013. 
[3]. Alfred J. Menezes, Paul C. Van Oorschot, Scott A. Vanstone, “Handbook of 
aplied cryptology”, Crc Press Inc, 1997. 
[4]. Christophe Clavier, Benoit Feix, Georges Gagnerot, “Improved Collision-
Correlation Power Analysis on First Order Protected AES”, Ches, 2011. 
[5]. D.R. Stinson, “Cryptography: Theory and Practice”, CRC Press, Inc, 1995. 
[6]. Emmanuel Prouff, “Side Channel Attacks against Block Ciphers 
Implementations and Countermeasures”, Ches, 2013. 
[7]. Hamad Marzouqi, Mahmoud Al-Qutayri, Khaled Salah, “Review of gate-level 
differential power analysis and fault analysis countermeasures”, IET 
Information Security, 2013. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 41
[8]. Jun Wu, Yiyu Shi, and Minsu Choi,Senior Member, “Measurement and 
Evaluation of Power Analysis Attacks on Asynchronous S-Box”, IEEE 
Information Security, 2013. 
[9]. Oscar Reparaz, Benedikt Gierlichs, Ingrid Verbauwhed, “Selecting time 
samples for multivariate DPA”, Leuven, Belgium, 2012. 
[10]. P. Kocher, J. Jaffe, and B. Jun, “Differential power analysis,” proceedings of 
crypto 99, Lecture Notes in Computer Science, vol. 1666, Springer, pp. 388–
397, 1999. 
[11]. S. Mangard, E. Oswald, F.-X. Standaert, “One for all – all for one: unifying 
standard differential power analysis attacks”, IEEE transactions on 
instrumentation and measurement, vol.61, no.10, 2012. 
[12]. National Institute of Standards and Technology (NIST). FIPS-197: Advanced 
Encryption Standard, November, 2001. 
ABSTRACT 
AN EFFICIENT SOLUTION GAINTS DPA ATTACKS 
Anpower analysis attack implement on the intermediate value of the 
cryptographic algorithm to find the secret key. By using random values to 
mask the intermediate value and making the consumption power of device 
independent from the median value of algorithm, masking is an effective 
solution against the type of this attack. This paper presents the masking 
method for AES algorithms against DPA attacks. 
Keywords: DPA attacks, AES, Mask. 
Nhận bài ngày 14 tháng 02 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 15 tháng 3 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 5 năm 2017 
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật Mật mã. 
 *Email: tungkmm@yahoo.com. 

File đính kèm:

  • pdfmot_giai_phap_chong_tan_cong_dpa_hieu_qua.pdf