Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Bài viết sử dụng mô hình VECM để xác định mối quan hệ tương quan giữa

phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, trên cơ sở dữ

liệu nhóm tác giả lấy từ bộ dữ liệu các chỉ số phát triển Thế giới (World

Development Indicator- WDI) của Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB)

trong giai đoạn 1997- 2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ

giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong dài

hạn ở giai đoạn này.

pdf 13 trang kimcuc 7000
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
13
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 210- Tháng 11. 2019
Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng 
kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Trần Huy Hoàng
Khoa Tài chính Ngân hàng, 
Đại học Tài chính Marketing
Nguyễn Thị Hồng Ánh
Khoa Tài chính Ngân hàng, 
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Ngày nhận: 18/04/2019 Ngày nhận bản sửa: 03/06/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019
Bài viết sử dụng mô hình VECM để xác định mối quan hệ tương quan giữa 
phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, trên cơ sở dữ 
liệu nhóm tác giả lấy từ bộ dữ liệu các chỉ số phát triển Thế giới (World 
Development Indicator- WDI) của Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB) 
trong giai đoạn 1997- 2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ 
giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong dài 
hạn ở giai đoạn này.
Từ khóa: Phát triển ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, VECM
The relationship between banking sector development and economic growth: Evidence from Vietnam 
Abstract: The paper uses VECM model to test the relationship between banking sector development and 
economic growth in Vietnam on data of the World Development Indicators (WDI) from the World Bank for 
the period 1997- 2017. This results show that in the long term, there is a relationship between banking sector 
development and economic growth at Vietnam in this period.
Keywords: banking sector development; economic growth.
Asscociate Professor Hoang Huy Tran, PhD
Email: hoangth@ufm.edu.vn
Faculty of Finance and Banking, University of Finance- Marketing
Anh Thi Hong Nguyen, MEc
Email: honganhtugi@gmail.com
Faculty of Finance and Banking, Industrial University of Ho Chi Minh City
1. Giới thiệu
Theo World Bank (WB), việc xóa đói 
giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế phụ 
thuộc vào hệ thống tài chính của mỗi quốc 
gia. Trong báo cáo kết luận việc thực 
hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 
(MDGs) năm 2015 (WB) đã nhấn mạnh, 
bên cạnh một số chính sách khác thì thúc 
đẩy phát triển ngành tài chính là một trong 
những chiến lược quan trọng để đạt được 
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Như 
vậy, sự phát triển tài chính đóng một vai 
trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn 
diện của một đất nước. Do đó, mối quan 
hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng 
Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm 
tại Việt Nam
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019
kinh tế là vấn đề luôn luôn thu hút sự quan 
tâm và tranh luận từ các nhà nghiên cứu cả 
về lý thuyết và thực nghiệm từ trước đến 
nay. Theo Schumpeter (1911), hệ thống 
ngân hàng là yếu tố quyết định cho tăng 
trưởng kinh tế do vai trò của nó trong việc 
phân bổ tiết kiệm, khuyến khích đổi mới 
và tài trợ cho các khoản đầu tư có hiệu 
quả. Các nhà kinh tế theo trường phái kinh 
tế mới (lý thuyết tăng trưởng nội sinh) cho 
rằng một hệ thống tài chính vững mạnh 
có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 
dài hạn, đổi mới công nghệ, nghiên cứu 
phát triển thông qua kênh cung cấp tài 
chính cho các cá nhân và doanh nghiệp. 
McKinnon (1973) và Shaw (1973) cũng 
đưa ra bằng chứng cho rằng sự phát triển 
tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tăng 
trưởng kinh tế. Còn với các nhà kinh tế 
theo quan điểm lý thuyết ngân hàng thì 
nhấn mạnh vai trò của ngân hàng thương 
mại (NHTM) trong quá trình tăng trưởng 
kinh tế thông qua việc phân bổ vốn một 
cách hiệu quả. Đặc biệt là các nước đang 
phát triển thì NHTM không chỉ là kênh 
huy động vốn quan trọng, đáp ứng nhu cầu 
tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn đầu của sự 
phát triển mà NHTM còn cung cấp thông 
tin, tư vấn cho các nhà đầu tư, doanh 
nghiệp, các cá nhân để giảm thiểu rủi ro 
tài chính (Stigliz, 1985; Bhide, 1993). 
King (1993b) cho thấy sự phát triển của 
ngân hàng là một yếu tố quan trọng quyết 
định tăng trưởng kinh tế. Arestis (2001) 
kết luận rằng cả hai thị trường tín dụng và 
chứng khoán thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 
nhưng tác động tích cực của hệ thống ngân 
hàng thậm chí còn mạnh hơn.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển 
chung của nền kinh tế, hoạt động của các 
NHTM từ lâu đã được xem là huyết mạch, 
là xương sống nền kinh tế của một quốc 
gia. Đây cũng chính là đặc điểm chung 
của các nước đang phát triển khi mà thị 
trường chứng khoán chỉ mới hình thành. 
Ngân hàng luôn là kênh cung ứng vốn chủ 
yếu cho nền kinh tế nên sự phát triển của 
NHTM đã đóng góp và mang lại nhiều 
thành tựu cho nền kinh tế Việt Nam trong 
suốt hơn 20 năm đổi mới. Đó là, đóng vai 
trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm 
chế lạm phát, cải thiện kinh tế vĩ mô, môi 
trường đầu tư; huy động các nguồn vốn 
trong nước cho phát triển sản xuất kinh 
doanh và hoạt động đầu tư, hoạt động 
xuất nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động 
tín dụng luôn đóng vai trò tích cực cho sự 
tăng trưởng kinh tế qua các năm. Vì vậy, 
trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả 
sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối 
quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng 
trưởng kinh tế tại Việt Nam. 
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp 
nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Các nghiên cứu thực nghiệm hiện đại 
về phát triển tài chính và tăng trưởng đã 
phổ biến từ những năm 1990. King và 
Levine (1993), sử dụng dữ liệu ở 80 quốc 
gia để phân tích ảnh hưởng của sự phát 
triển ngành tài chính đến tăng trưởng bình 
quân đầu người (GDP), với các biến để 
đo lường như nợ phải trả trên GDP, tỷ 
lệ tín dụng phân bổ cho doanh nghiệp tư 
nhân trên tổng tín dụng trong nước, và tín 
dụng cho khu vực tư nhân trên GDP. Sau 
khi kiểm soát các yếu tố khác ảnh hưởng 
đến tăng trưởng kinh tế, King và Levine 
(1993) tìm thấy mối quan hệ tích cực 
mạnh mẽ giữa mỗi các chỉ số phát triển 
tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên 
cứu của Bonin và Watchel (2003) đã đồng 
thuận với quan điểm trung gian tài chính 
hoạt động tốt có tác động đáng kể đến 
TRẦN HUY HOÀNG - NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH
15Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
kinh tế tăng trưởng. Trong các công trình 
nghiên cứu thực nghiệm, nhiều tác giả đã 
sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu ở 
các quốc gia để kiểm tra một loạt các mối 
quan hệ trong nền kinh tế vĩ mô, trong đó 
có mối quan hệ giữa phát triển tài chính và 
tăng trưởng dài hạn. Với cách tiếp cận này 
sẽ tính trung bình các biến trong khoảng 
thời gian dài nhằm giải thích sự thay đổi 
của tốc độ tăng trưởng ở các quốc gia. Tuy 
nhiên, các nhà nghiên cứu khác đã bác bỏ 
việc hồi quy ở nhiều quốc gia vì cho rằng 
đã bỏ qua sự khác biệt giữa các quốc gia 
đó cũng như việc tính trung bình của các 
biến làm ảnh hưởng đến các yếu tố quyết 
định tăng trưởng kinh tế (Arestis, 1997; 
Neusser, 1998) hay độ tin cậy của kết quả 
chưa cao do việc tính trung bình của các 
biến đã ảnh hưởng đến sự mất ổn định của 
chuỗi thời gian dài được sử dụng (Quah, 
1993). 
Để giải quyết một số vấn đề về kinh tế 
lượng liên quan đến tăng trưởng ở nhiều 
quốc gia, Levine, Loayza, & Beck (2000); 
Beck, Demirgüç-Kunt, & Levine (2000); 
Caporale (2009) đã sử dụng mô hình 
GMM cho dữ liệu bảng. Kết quả thu được 
trong các nghiên cứu này trùng với kết 
quả thu được của các nghiên cứu trước, 
đó là có mối quan hệ tích cực giữa phát 
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. 
Trong những năm gần đây, một số nghiên 
cứu đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian. 
Những nghiên cứu này đưa ra kết luận trái 
chiều về vai trò của phát triển ngành tài 
chính đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên 
cứu của Demetriades và Hussein (1996) 
đã kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa 
phát triển tài chính và tăng trưởng ở 16 
quốc gia đang phát triển, và cho thấy rằng 
mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài 
chính và tăng trưởng khác nhau giữa các 
quốc gia. Trong khoảng một nửa số quốc 
gia được kiểm nghiệm, Demetriades và 
Hussein (1996) phát hiện, ở một số quốc 
gia mối quan hệ này có chiều hướng từ do 
tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài 
chính, và một số quốc gia thì mối quan hệ 
lại có chiều hướng là phát triển tài chính 
có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. 
Nghiên cứu của Drakos (2002) về mối 
quan hệ giữa ngành tài chính và phát triển 
kinh tế ở 21 nền kinh tế chuyển đổi cho 
thấy sự cạnh tranh không hoàn hảo trong 
lĩnh vực ngân hàng có xu hướng làm giảm 
tăng trưởng kinh tế. Winkler (2009) xem 
xét quá trình phát triển tài chính ở các 
nước Đông Nam Châu Âu thì thấy rằng 
nền kinh tế các nước này dễ bị tổn thương 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
M2
GDP
MED
INF
OPE
CRB BSD
IR
Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm 
tại Việt Nam
16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019
và đối mặt với nhiều rủi ro do quá trình 
phát triển tài chính nhanh chóng. Ông lập 
luận rằng chiến lược theo đuổi phát triển 
tài chính nhanh thông qua sự gia nhập của 
các ngân hàng nước ngoài không đảm bảo 
ổn định tài chính. 
Phát triển tài chính là trụ cột cho tăng 
trưởng kinh tế (Graff, 2003; Levine, 
1997). Mối quan hệ giữa phát triển tài 
chính và tăng trưởng kinh tế là trọng 
tâm nghiên cứu cả về lý thuyết và thực 
nghiệm kể từ công trình nghiên cứu của 
Schumpeter (1911). Nhìn chung, các 
nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh 
rằng trong dài hạn có mối quan hệ theo 
chiều hướng tích cực giữa các chỉ số phát 
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các 
nghiên cứu cho thấy rằng một hệ thống 
tài chính phát triển tốt sẽ thúc đẩy kinh 
tế tăng trưởng, và do đó đã đưa ra các đề 
xuất để phát triển tài chính nhiều hơn thì 
giúp tăng trưởng nhiều hơn (Law, 2014). 
Việc tập trung vào mối quan hệ nhân quả 
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng 
kinh tế là mối quan tâm đáng kể giữa các 
nhà kinh tế trong những năm gần đây ở 
các nước phát triển và đang phát triển. 
Trong hầu hết các nghiên cứu đều xác 
nhận sự tồn tại của một mối quan hệ nhân 
quả có chiều hướng do sự phát triển tài 
chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế (Enisan, 
2009; Hassan, 2011; Menyah, 2014; 
Pradhan, 2013; Rousseau, 2000). Tuy 
nhiên, cũng có một vài trường hợp không 
có bằng chứng về quan hệ nhân quả từ 
phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế 
(Eng, 2011; Lucas, 1988; Mukhopadhyay, 
2011; Pradhan, 2013; Stern, 1989). Do đó, 
các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan 
hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng 
kinh tế không cung cấp bất kỳ kết luận 
chắc chắn về bản chất và hướng về mối 
quan hệ này và hiện tại không có sự đồng 
thuận giữa các nhà kinh tế về bản chất của 
mối quan hệ này. 
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa phát 
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, 
Johannes & các cộng sự (2011) đã sử dụng 
mô hình tăng trưởng nội sinh dựa trên dữ 
liệu chuỗi thời gian từ năm 1970 đến năm 
2005 ở Cameroon để hồi quy và đã đưa 
ra kết luận phát triển tài chính là yếu tố 
quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền 
vững. Trong đó, các biến kiểm soát như 
tiêu dùng của chính phủ, độ mở thương 
mại và tỷ lệ đầu tư là các yếu tố cơ bản 
trong phương trình tăng trưởng. Có thể 
thiết lập mối quan hệ tích cực dài hạn giữa 
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. 
Từ đó, đề xuất để tăng hiệu quả tích cực 
của khu vực tài chính, nhiều cải cách phải 
được hướng tới việc cải thiện sâu sắc và 
hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, cung 
cấp một môi trường kế toán, luật pháp và 
thể chế tốt. Sehrawat (2014) cũng kiểm 
tra mối quan hệ giữa phát triển tài chính 
và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ thông qua 
việc sử dụng dữ liệu từ năm 1982 đến 
năm 2012 (GDP, tỷ lệ tín dụng khu vực 
tư nhân/GDP, tỷ lệ vốn thị trường chứng 
khoán (TTCK) trên GDP và tổng vốn tín 
dụng khu vực tư nhân và vốn TTCK trên 
GDP) để kiểm định mô hình ARDL. Kết 
quả nghiên cứu đã khẳng định mối quan 
hệ chặt chẽ lâu dài trong phát triển tài 
chính và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. 
Cụ thể đó là phát triển tài chính tác động 
tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua 
kênh tín dụng và đầu tư khu vực tư nhân. 
Ngoài ra, để đo lường vai trò của phát 
triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế 
về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Durusu 
(2016) đã sử dụng mô hình tăng trưởng 
Solow-Swan để lập luận về lý thuyết và 
chạy mô hình Cobb-Douglas trên nền dữ 
TRẦN HUY HOÀNG - NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH
17Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
liệu của 40 quốc gia từ năm 1989- 2011. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ từ thị 
trường tín dụng và vốn cổ phần từ TTCK 
là hai yếu tố quyết định dài hạn đến GDP 
bình quân đầu người. Mặc dù các kết quả 
phân tích khác nhau giữa các quốc gia 
khác nhau, dữ liệu bảng phân tích cho thấy 
cả hai kênh đều có tác động lâu dài tích 
cực đến GDP bình quân đầu người, và sự 
đóng góp của các thị trường tín dụng là 
lớn hơn đáng kể. Từ đó, đưa ra khuyến 
nghị các nhà hoạch định chính sách tập 
trung đặc biệt vào việc thực hiện các chính 
sách dẫn tới sự phát triển cả chiều sâu và 
chiều rộng của thị trường tài chính, bao 
gồm các biện pháp về thể chế và pháp 
lý để tăng cường quyền của các chủ nợ 
(người cho vay) và nhà đầu tư. 
Sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 
1990 đến năm 2012 để chạy mô hình 
DEA, Zarrouk & các cộng sự (2016) xem 
xét mối quan hệ nhân quả giữa phát triển 
tài chính nói chung, tài chính Hồi giáo nói 
riêng và tăng trưởng kinh tế thực tại các 
Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). 
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ 
nhân quả đơn phương từ sự phát triển của 
hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh 
tế. Tuy nhiên, các định chế tài chính Hồi 
giáo ở các Tiểu vương quốc Arập thống 
nhất đã được hưởng lợi từ tăng trưởng 
kinh tế bền vững. Điều tra tác động của 
sự phát triển tài chính đối với tăng trưởng 
kinh tế ở Cameroon, Puatwoe & Piabuo 
(2017) sử dụng ba chỉ tiêu chung về phát 
triển tài chính (Cung tiền mở rộng, tiền 
gửi/ GDP và tín dụng trong nước cho khu 
vực tư nhân), trong 34 năm (từ năm 1980 
đến năm 2014) ở Cameroon và chạy dữ 
liệu trên mô hình tự hồi quy phân phối trễ 
ARDL. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mối 
quan hệ tích cực ngắn hạn giữa cung tiền 
mở rộng (M2), chi tiêu của chính phủ và 
tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ tiêu cực 
ngắn hạn giữa tiền gửi ngân hàng, đầu tư 
tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Về dài hạn, 
tất cả các chỉ số về phát triển tài chính đều 
cho thấy một tác động tích cực và có ý 
nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế.
Với đặc thù sự phát triển của NHTM Việt 
Nam, nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt 
động ngân hàng là từ nghiệp vụ tín dụng, 
nguồn thu nhập này chiếm tỷ trọng cao 
trong tổng lợi nhuận của các NHTM, bằng 
chứng là trong kết quả hoạt động kinh 
doanh hợp nhất tại các NHTM Việt Nam 
thì thu nhập lãi thuần (nguồn thu từ tín 
dụng) chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng 
các khoản thu nhập của ngân hàng. Cụ thể 
trong năm 2017, NHTM cổ phần Ngoại 
thương Việt Nam có thu nhập lãi thuần 
chiếm tỷ trọng 75% trong tổng nguồn thu 
nhập; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn Việt Nam có thu nhập từ 
hoạt động tín dụng chiếm 80% tổng thu 
nhập; NHTM cổ phần Công thương Việt 
 ...  biến và tính ổn định trong mô hình
Dựa trên kết quả kiểm định đồng liên kết 
ở Bảng 3, tác giả chạy mô hình VECM và 
có kết quả ước lượng thể hiện mối quan hệ 
trong dài hạn ở phương trình sau:
GDP
t-1 
= 6.12 − 0.23CRB
t-1
 + 1.96IRS
t-1
+ 0.55M2
t-1
 – 0.655OPM
t-1
 + 1.13INF
t-1
 + 
ECM
t-1
Trong dài hạn các biến kinh tế vĩ mô có 
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (ngoại 
trừ OPE), dấu của các hệ số ước lượng khá 
phù hợp với lý thuyết. Về phía ngân hàng, 
nếu như sự mở rộng tín dụng trong dài hạn 
sẽ làm cản trở sự tăng trưởng kinh tế, điều 
này phù hợp với đặc thù nền kinh tế Việt 
Nam trong thời gian qua. Việc mở rộng tín 
dụng ồ ạt đã làm cho chất lượng các khoản 
tín dụng giảm xuống, gây ảnh hưởng 
không nhỏ đến sự tăng trưởng kinh tế. 
Cung tiền có ảnh hưởng cùng chiều đến 
tăng trưởng kinh tế (+), chúng tôi cho rằng 
chính sách về cung tiền của cơ quan quản 
lý nhà nước trong thời gian qua là khá hợp 
lý. Việc gia tăng cung tiền phù hợp sẽ thúc 
đẩy tăng trưởng.
Kết quả kiểm định nghiệm đặc trưng AR 
Hình 4. Kiểm tra tính ổn định
Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu của tác giả trên 
phần mềm stata 14.0
Hình 5. Tác động phản ứng đẩy của các biến khi có cú sốc xảy ra
Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu của tác giả trên phần mềm stata 14.0
Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm 
tại Việt Nam
22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019
Bảng 4. Phân rã phương sai của GDP
Kỳ GDP CRB IRS M2 OPE INF
1 1 0 0 0 0 0
2 0.951771 0.010397 0.020947 0.002225 0.014195 0.000465
3 0.907083 0.022462 0.020947 0.004472 0.027972 0.000722
4 0.874518 0.033258 0.047077 0.006305 0.038027 0.000815 
5 0.851764 0.042293 0.052536 0.007768 0.044815 0.000824
6 0.836127 0.049543 0.055417 0.00893 0.049185 0.000798
7 0.825563 0.055133 0.056827 0.00984 0.051872 0.000765
8 0.818579 0.059268 0.057436 0.010538 0.053441 0.000738
9 0.811249 0.062202 0.057638 0.011057 0.054304 0.000723
10 0.811249 0.064199 0.057657 0.01143 0.054747 0.000718
Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu của tác giả trên phần mềm stata 14.0
Bảng 5. Kết quả kiểm định nhân quả Granger với VECM 
Giả thuyết H0 Giá trị P
Tốc độ tăng trưởng tín dụng CRB không có tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP 0.023**
Chênh lệch lãi suất IRS không có tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP 0.008**
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 không có tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP 0.353
Độ mở thương mại OPE không có tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP 0.045**
Tỷ lệ lạm phát INF không có tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP 0.721
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có tác động đến tăng trưởng tín dụng CRB 0.164
Chênh lệch lãi suất IRS không có tác động đến tăng trưởng tín dụng CRB 0.671
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 không có tác động đến tăng trưởng tín dụng CRB 0.506
Độ mở thương mại OPE không có tác động đến tăng trưởng tín dụng CRB 0.543
Tỷ lệ lạm phát INF không có tác động đến đến tăng trưởng tín dụng CRB 0.825
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có tác động đến chênh lệch lãi suất IRS 0.065
Tốc độ tăng trưởng tín dụng CRB không có tác động đến chênh lệch lãi suất IRS 0.986
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 không có tác động đến chênh lệch lãi suất IRS 0.999
Độ mở thương mại OPE không có tác động đến chênh lệch lãi suất IRS 0.317
Tỷ lệ lạm phát INF không có tác động đến đến chênh lệch lãi suất IRS 0.998
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có tác động đến tốc độ tăng trưởng cung tiền 
M2 0.271 
Tốc độ tăng trưởng tín dụng CRB không có tác động đến tốc độ tăng trưởng cung tiền 
M2 0.802 
Chênh lệch lãi suất IRS không có tác động đến tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 0.914 
Độ mở thương mại OPE không có tác động đến tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 0.838
Tỷ lệ lạm phát INF không có tác động đến đến tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 0.469
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có tác động đến độ mở thương mại OPE 0.930 
TRẦN HUY HOÀNG - NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH
23Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
cho thấy tất cả các nghiệm của đa thức đặc 
trưng đều nằm trong vòng tròn đơn vị và 
một nghiệm nằm trên vòng tròn đơn vị, 
điều này phản ánh mô hình VECM đảm 
bảo tính ổn định và bền vững.
Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 
cũng cho thấy hệ số Jarque-Bera và giá P 
đều phản ánh các phần dư sau ước lượng 
VECM đều có phân phối chuẩn. Vì vậy, 
nghiên cứu tiếp tục phân tích hàm phản 
ứng đẩy của các biến.
3.2. Tác động phản ứng đẩy của tăng 
trưởng kinh tế khi có cú sốc với các biến 
ngành ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô
GDP phản ứng nhanh trước cú sốc tăng 
trưởng tín dụng, lãi suất và độ mở thương 
mại. Điều này cho thấy sự thay đổi từ lãi 
suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng 
trưởng tín dụng trong nước và tác động 
đến GDP. Chính sách mở cửa kinh tế cũng 
đã tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng 
tỷ lệ lạm phát, cung tiền dường như tác 
động rất nhỏ đến tăng trưởng kinh tế.
GDP chịu ảnh hưởng rất lớn từ các cú sốc 
biến động do chính nó tạo ra. Mức độ tự 
giải thích của GDP cho đến kỳ thứ 10 là 
81,12% cú sốc của chính nó, CRB đóng 
góp là 6,4% cú sốc và IRS là 5,7%. Trong 
khi đó M2, OPE đóng góp lần lượt là 1,1% 
và 5,4% cú sốc còn INF gần như không 
đáng kể trong 10 kỳ. 
Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa phát triển 
ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt 
Nam, tác giả tiến hành kiểm định nhân quả 
Granger và có kết quả tại Bảng 5.
Kiểm định Granger củng cố thêm các ước 
lượng của VECM, với các giả thuyết H
0
khi giá trị P nhỏ hơn 5% thì có cơ sở để 
bác bỏ giả thuyết H
0
. Kết quả kiểm định 
Granger theo ước lượng của VECM cho 
thấy chỉ có cơ sở để bác bỏ H
0
 trong ba 
mối quan hệ: Tốc độ tăng trưởng tín dụng 
CRB không có tác động đến tăng trưởng 
kinh tế GDP; Chênh lệch lãi suất IRS 
không có tác động đến tăng trưởng kinh 
tế GDP; Độ mở thương mại OPE không 
có tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP. 
Như vậy, giả thuyết H
1
 sẽ được chấp nhận, 
nghĩa là tốc độ tăng trưởng tín dụng CRB 
có tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP; 
Chênh lệch lãi suất IRS có tác động đến 
tăng trưởng kinh tế GDP; Độ mở thương 
Giả thuyết H0 Giá trị P
Tốc độ tăng trưởng tín dụng CRB không có tác động đến độ mở thương mại OPE 0.970 
Chênh lệch lãi suất IRS không có tác động đến độ mở thương mại OPE 0.900 
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 không có tác động đến độ mở thương mại OPE 0.718
Tỷ lệ lạm phát INF không có tác động đến đến độ mở thương mại OPE 0.396 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có tác động đến tỷ lệ lạm phát INF 0.129
Tốc độ tăng trưởng tín dụng CRB không có tác động đến tỷ lệ lạm phát INF 0.352
Chênh lệch lãi suất IRS không có tác động đến tỷ lệ lạm phát INF 0.847
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 không có tác động đến tỷ lệ lạm phát INF 0.817
Độ mở thương mại OPE không có tác động đến tỷ lệ lạm phát INF 0.461
Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu của tác giả trên phần mềm stata 14.0
Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm 
tại Việt Nam
24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019
mại OPE có tác động đến tăng trưởng kinh 
tế GDP hay nói cách khác trong dài hạn 
phát triển ngân hàng và mở cửa thương 
mại có tác động đến tốc độ tăng trưởng 
kinh tế Việt Nam thông qua biến CRB, 
IRS và OPE.
4. Kết luận 
Mục đích của nghiên cứu nhằm kiểm tra 
thực nghiệm sự tồn tại mối quan hệ giữa 
phát triển ngành ngân hàng và tăng trưởng 
kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1997 
đến 2017 và đã cho thấy:
Thứ nhất, tồn tại mối quan hệ dài hạn có 
chiều hướng từ phát triển ngân hàng đến 
tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997- 
2017 nhưng kết quả phân rã phương sai 
chỉ ra sự thay đổi của GDP chỉ được giải 
thích 6,4% bởi tăng trưởng tín dụng trong 
nước. Điều này có thể lý giải sự phân bổ 
vốn tín dụng chưa phát huy được hiệu 
quả trong nền kinh tế để thúc đẩy sự tăng 
trưởng. Nguyên nhân việc phân bổ vốn 
trong nền kinh tế không hiệu quả là do các 
doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận 
nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng vì không 
phải lúc nào các doanh nghiệp cũng đáp 
ứng được các điều kiện khi tiếp cận vốn 
tín dụng ngân hàng do không có nhiều 
tài sản đảm bảo là bất động sản để tiếp 
cận nguồn vốn vay ngân hàng. Hiện nay, 
thông tin của các doanh nghiệp chưa minh 
bạch nên các tổ chức tín dụng chú trọng 
tài sản đảm bảo khi xét duyệt cho vay là 
điều hiển nhiên. Vì vậy, để tăng hiệu quả 
tiếp cận vốn thì các doanh nghiệp cần 
minh bạch hóa thông tin để các tổ chức tín 
dụng dễ dàng chấp nhận cho vay và giải 
ngân vốn. Việc minh bạch hóa thông tin 
có thể thực hiện bằng cách phát triển mạnh 
mẽ hơn nữa các phương thức thanh toán 
không dùng tiền mặt của doanh nghiệp 
trong nền kinh tế. Việc thanh toán không 
dùng tiền mặt sẽ giúp các khoản doanh 
thu, chi phí của doanh nghiệp đều thực 
hiện qua hệ thống thanh toán của ngân 
hàng sẽ làm giảm sự không đồng nhất 
giữa báo cáo tài chính gửi ngân hàng và 
báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế. Đồng 
thời, các sao kê tài khoản ngân hàng của 
doanh nghiệp sẽ đáng tin cậy và có căn cứ 
pháp lý hơn, làm cơ sở cho các ngân hàng 
thương mại sử dụng để đánh giá năng lực 
tài chính của doanh nghiệp khi thẩm định 
đề nghị vay vốn. Mặt khác, các tổ chức 
tín dụng cũng cần đa dạng hóa các gói sản 
phẩm cho vay phù hợp theo từng đặc điểm 
ngành, vùng miền của doanh nghiệp cũng 
như nới lỏng các điều kiện thủ tục vay vốn 
cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, dựa vào kết quả phân tích IRF và 
phân rã phương sai cho thấy GDP ít nhạy 
cảm với những cú sốc của thông tin vĩ mô, 
ngoại trừ cú sốc của độ mở thương mại. 
Nguyên nhân có thể lý giải là do chính 
phủ có những chính sách hành chính can 
thiệp vào thị trường làm cho các biến vĩ 
mô chưa phản ánh chính xác bản chất hoạt 
động của nền kinh tế. Do đó, cần hạn chế 
việc can thiệp bằng các biện pháp hành 
chính của chính phủ trong nền kinh tế ■
Tài liệu tham khảo
1. Arestis, P., Demetriades, P.O., Luintel, K.B., 2001. Financial development and economic growth: The role of stock 
markets. Journal of Money, Credit, and Banking 33, 16–41.
2. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A., & Levine, R. (2000). A new database on the structure and development of the 
financial sector. World Bank Economic Review, 14, 597–605.
3. Bonin, J., & Wachtel, P. (2003). Financial sector development in transition economies: Lessons from the first 
decade. Financial Markets, Institutions and Instruments, 12(1), 1–66.
TRẦN HUY HOÀNG - NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH
25Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
4. Bhide, A., 1993. The hidden costs of stock market liquidity. Journal of Financial Economics 34, 1–51.
5. Caporale, M. G., Raul, C., Sova, R., & Sova, A. (2009). Financial development and economic growth: Evidence 
from ten new EU members (Working paper no. 09–37). 
6. Drakos, K. (2002). Imperfect competition in banking and macroeconomic performance: Evidence from the 
transition economies. Paper presented at the Bank of Finland, World Bank.
7. Demetriades, P. O., & Hussein, K. A. (1996). Does financial development cause economic growth? Time-series 
evidence from 16 countries. Journal of Development Economics, 51, 387–411.
8. Durusu, D., Serdar, I.M., & Yetkiner, H (2016). Financial Development and Economic Growth: Some Theory and 
More Evidence. Journal of Policy Modeling, 39, pp.290-306.
9. Enisan, A. A., & Olufisayo, A. O. (2009). Stockmarket development and economic growth: Evidence from seven 
sub-Saharan African countries. Journal of Economics and Business, 61(2), 162–171.
10. Eng, Y., & Habibullah, M. S. (2011). Financial development and economic growth nexus: Another look at the panel 
evidence from different geographical regions. Bank and Bank Systems, 6(1), 62–71.
11. Graff, M. (2003). Finance development and economic growth in corporatist and liberal market economies. 
Emerging Market Finance & Trade, 39(2), 47–69.
12. Hassan, K. M., Sanchez, B., & Yu, J. (2011). Financial development and economic growth: New evidence from 
panel data. The Quarterly Review of Economics and Finance, 51(1), 88–104.
13. Holtz-Eakin, D., Newey, W. and Rosen, H. S. (1988) Estimating vector auto regressions with panel data, 
Econometrica, 56, 1371–95.
14. Johannes, T.A, Njong, A.M., & Cletus, N. (2011). Financial development and economic growth in Cameroon, 1970-
2005”. Journal of Economics and International Finance, 3, pp. 367-375.
15. King, R., & Levine, R. (1993). Finance and growth. Schumpeter might be right. Policy research (Working papers, 
1083). 
16. Law, S. H., & Singh, N. (2014). Does too much finance harm economic growth? Journal of Banking and Finance, 
41, 36–44.
17. Levine, R., Loayza, N., & Beck, T. (2000). Financial intermediation and growth: Causality and causes. Journal of 
Monetary Economics, 46, 31–77.
18. Lucas, R. (1988). On the mechanics of economic development. Journal of Monetary Economics, 22(1), 3–42.
19. Menyah, K., Nazlioglu, S., & Wolde-Rufael, Y. (2014). Financial development, trade openness and economic 
growth in African countries: New insights from a panel causality approach. Economic Modelling, 37(2), 386–394.
20. Mukhopadhyay, B., Pradhan, R. P., & Feridun, M. (2011). Finance-growth nexus revisited for some Asian 
countries. Applied Economics Letters, 18(16), 1527–1530.
21. McKinnon, R. (1973). Money and capital in economic development. Washington DC: Brookings Institution.
22. Neusser, K., & Kugler, M. (1998). Manufacturing growth and financial development: Evidence from OECD 
countries. The Review of Economics and Statistics, 80, 638–646.
23. Pradhan, R. P., Dasgupta, P., & Samadhan, B. (2013). Finance development and economic growth in BRICS: A 
panel data analysis. Journal of Quantitative Economics, 11(1-2), 308–322.
24. Puatwoe, J. and Piabuo, S. (2017). Financial sector development and economic growth: evidence from Cameroon. 
Financial Innovation,3, pp.1-18.
25. Quah, D. (1993). Exploiting cross section variation for unit root inference in dynamic data. (FMG discussion 
papers).
26. Rousseau, P. L., &Wachtel, P. (2000). Banks, stockmarkets and China’s great leap forward. Emerging Markets 
Review, 8(3), 206–217.
27. Schumpeter, J. A. (1911). The theory of economic development. Cambridge, MA: Harvard University Press.
28. Shaw, E. S. (1973). Financial deepening in economic development. New York: Oxford University Press.
29. Stiglitz, J.E., 1985. Credit markets and the control of capital. Journal of Money, Credit, and Banking 17,133–152.
30. Stern, N. H. (1989). The economics of development: A survey. Economic Journal, 99(397), 597–685.
31. Sehrawat, M. and Giri, A.K. (2014). Financial development and economic growth: empirical evidence from India. 
Studies in Economics and Finance, 32, pp.340-356.
32. Winkler, A. (2009). Southeastern Europe: Financial deepening, foreign banks and sudden stops in capital flows. 
Focus on European Economic Integration, 1, 84–97.
33. Zarrouk, H., Ghak, T.E., & Haija, E.A (2016). Financial development, Islamic finance and economic growth: 
evidence of the UAE. Journal of Islamic Accounting and Business Research,1, pp.2-22.

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_phat_trien_ngan_hang_va_tang_truong_kinh_te.pdf