Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin
Triết học Marx - Lenin đã giải quyết một cách khoa học vấn đề về tự do trong mối quan hệ
biện chứng với tất yếu, tự do và tất yếu không hề đối lập nhau một cách siêu hình. Tiền đề
của tự do nằm trong tất yếu, tự do là sản phẩm của tất yếu, tự do được hiểu là năng lực
hoạt động, là khả năng sáng tạo, mà nhờ đó, con người tự giải phóng khỏi mọi tính tất yếu
bên ngoài, và làm chủ bản thân và thế giới tự nhiên trên cơ sở hiểu biết cái tất yếu và hành
động phù hợp với nó. Tất yếu chuyển hóa thành tự do khi tất yếu đã được nhận thức, tức
khi "tất yếu tự nó" đã trở thành "tất yếu cho ta". Vì thế, điều đó cũng khẳng định tự do là
sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử, mỗi bước của nền văn minh là một bước tiến
gần đến tự do.
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 147 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TẤT YẾU VÀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC MARX - LENIN Nguyễn Thị Kiều Sương Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: ngkieusuong@gmail.com TÓM TẮT Triết học Marx - Lenin đã giải quyết một cách khoa học vấn đề về tự do trong mối quan hệ biện chứng với tất yếu, tự do và tất yếu không hề đối lập nhau một cách siêu hình. Tiền đề của tự do nằm trong tất yếu, tự do là sản phẩm của tất yếu, tự do được hiểu là năng lực hoạt động, là khả năng sáng tạo, mà nhờ đó, con người tự giải phóng khỏi mọi tính tất yếu bên ngoài, và làm chủ bản thân và thế giới tự nhiên trên cơ sở hiểu biết cái tất yếu và hành động phù hợp với nó. Tất yếu chuyển hóa thành tự do khi tất yếu đã được nhận thức, tức khi "tất yếu tự nó" đã trở thành "tất yếu cho ta". Vì thế, điều đó cũng khẳng định tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử, mỗi bước của nền văn minh là một bước tiến gần đến tự do. Từ khóa: tất yếu, tự do, triết học Marx-Lenin. Tự do là giá trị thiêng liêng của con người, là mục đích đấu tranh, của mọi sự giải phóng nhân loại. Có thể nói, triết học với tư cách là một khoa học nghiên cứu những quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, một khoa học phục vụ con người, thì triết học luôn là sự tìm tòi những con đường giải phóng con người và tự do (như là kết quả của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học chân chính cố gắng tìm ra và luận chứng cho nó. Như vậy nếu con người là đề tài trung tâm của triết học thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học ấy. Vì vậy, đề tài tự do được nhiều nhà triết học bàn đến từ cổ đại, trung đại, cận đại đến triết học Marx-Lenin, từ khắc kỷ đến hiện sinh, nhưng chỉ đến triết học Marx-Lenin lần đầu tiên trong lịch sử dưới ngọn cờ lý luận và tư tưởng của giai cấp vô sản, đã giải đáp vấn đề về tự do một cách khoa học, đúng đắn, trên lập trường duy vật biện chứng, chẳng những thế nó còn chỉ cho giai cấp vô sản và tầng lớp nhân dân lao động khác con đường đấu tranh thực tiễn duy nhất để đạt đến tự do thật sự, tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại trên con đường tìm kiếm tự do. Xuất phát từ chỗ thừa nhận tất yếu là khách quan là “cái thứ nhất” theo nghĩa nhận thức luận, còn ý chí và ý thức của con người là “cái thứ hai”, cái phái sinh. Triết học Marx-Lenin đã khẳng định tự do chính là khả năng, năng lực quyết định hành động dựa trên sự nhận thức đúng đắn cái tất yếu trong tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, tự do với tư cách là một phạm trù chính trị - xã hội, luôn gắn liền với vấn đề giai cấp và phụ thuộc vào những hình thái kinh tế xã hội nhất Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin 148 định. Cho nên không có tự do "trừu tượng", "tuyệt đối", "vĩnh viễn" mà tự do chính là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử. Chính vì vậy, để nắm được lý luận về tự do của chủ nghĩa Marx-Lenin chúng ta cần đi sâu phân tích những vấn đề trên. 1. Quan điểm triết học Marx-Lenin về tất yếu Tất yếu là một phạm trù triết học biểu thị những mối liên hệ mang tính quy luật, Ngay từ đầu, triết học Marx-Lenin đã thừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu của giới tự nhiên, của xã hội và các quy luật của nó. Tất yếu là khách quan và là tính thứ nhất; tính tất yếu của giới tự nhiên là có trước, còn ý chí và ý thức của con người là cái có sau. Các quy luật phát triển của tự nhiên và lịch sử tồn tại bên ngoài con người, không phụ thuộc vào ý thức và ý muốn của con người. Khái niệm tất yếu, theo triết học Marx-Lenin, chỉ là sự phản ánh của tất yếu khách quan trong tự nhiên, xã hội. Sự phản ánh ấy không phải là nhất thời, máy móc mà là một quá trình biện chứng, nghĩa là, trước hết khái niệm tất yếu có một lịch sử. Nó biến đổi và phát triển không ngừng cùng với sự biến đổi và phát triển của thực tiễn. Trải qua mỗi giai đoạn phát triển, khái niệm tất yếu lại có thêm một nội dung mới. Không có cái tất yếu "thuần túy"; tất yếu luôn luôn là cụ thể. Khái niệm tất yếu phản ánh những mối liên hệ nội tại, ổn định, bền vững mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Tất yếu nảy sinh từ bản chất bên trong gắn liền với những mối liên hệ cơ bản của các sự vật, hiện tượng và nói lên tính quy luật, trật tự, kết cấu, xu hướng vận động và phát triển của chúng. Tất yếu tồn tại trong tự nhiên và xã hội dưới hình thức các quy luật khách quan. Tất yếu trong triết học Marx-Lenin được xem xét giải thích trong mối liên hệ biện chứng với cái ngẫu nhiên. Nếu như tất yếu là cái nảy sinh từ bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng và nói lên quy luật, trật tự, kết cấu của chúng, tất yếu là những cái nhất thiết phải xảy ra như thế, chứ không thể khác trong những điều kiện nhất định. Thì trái lại, ngẫu nhiên có cơ sở của nó không phải ở bản chất của các hiện tượng nhất định, mà ở nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài và là những cái có thể xuất hiện cũng có thể không, có thể xảy ra như thế này hay như thế khác. Tuy nhiên, cả tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên đều có nguyên nhân của nó, chỉ khác nhau ở chỗ cái tất yếu gắn liền với nguyên nhân cơ bản nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là kết quả tác động của một số nguyên nhân bên ngoài. Vì thế, bất kỳ hiện tượng ngẫu nhiên nào cũng có nguyên nhân của nó và mối liên hệ của nó với nguyên nhân bao giờ cũng là tất yếu. Nhưng sỡ dĩ nó được coi là hiện tượng ngẫu nhiên là vì những nguyên nhân gây ra nó là những nguyên nhân ngẫu nhiên. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cả tất yếu và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người, và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Triết học Marxist xem xét từng hiện tượng trong quan hệ của nó đối với những hiện tượng còn lại. Nó xuất phát từ một nguyên tắc phương pháp luận: trong mọi quá trình bao giờ cũng có thể tách ra những đặc tính chủ yếu (tất yếu) và những đặc tính thứ yếu (ngẫu nhiên). Cho nên tất yếu và ngẫu nhiên là những mặt đối lập biện chứng có quan hệ qua lại, thâm nhập TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 149 vào nhau và không tồn tại tách rời nhau. Mỗi hiện tượng đều xuất phát do tính tất yếu bên trong, nhưng sự xuất của nó lại gắn liền với vô số những điều kiện bên ngoài, và những cái này, do sự độc đáo cụ thể và sự đa dạng vô hạn, là nguồn gốc của ngẫu nhiên, của những đặc điểm và khía cạnh ngẫu nhiên của hiện tượng nhất định. Bất kỳ hiện tượng nào cũng không thể hình dung được, nếu như không có cái tất yếu bên trong của nó, cũng như không có những tiền đề "ngẫu nhiên" bên ngoài của nó. Cho nên tất yếu nhất định phải được bổ sung bằng ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên có cơ sở của nó là tất yếu và là hình thức biểu hiện của tất yếu. Đằng sau ngẫu nhiên bao giờ cũng ẩn nấp tất yếu là cái quyết định tiến trình phát triển trong tự nhiên trong xã hội. Như thế nếu cái tất yếu có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật, thì cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển ấy, có thể làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hay chậm, không có cái tất yếu cũng như cái ngẫu nhiên "thuần túy". "Ở đâu trên bề mặt diễn ra sự ngẫu nhiên thì ở đấy, chính sự ngẫu nhiên này bao giờ cũng phụ thuộc vào những quy luật kín đáo, ở bên trong. Toàn bộ vấn đề chỉ là ở chỗ phát hiện ra những quy luật này" [6, 436], Engels cũng đã viết: "cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu" [6, 431]. Đối với triết học Marxist tất yếu và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện, chúng chuyển hóa lẫn nhau, tất yếu biến thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất yếu và ranh giới giữa tất yếu và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Một điều đáng chú ý trong quan niệm của chủ nghĩa Marx-Lenin về tất yếu, cơ sở làm cho học thuyết này vuợt qua các học thuyết khác trong lịch sử khi giải thích các vấn đề lịch sử - xã hội và tạo nên chủ nghĩa duy vật lịch sử (một trong những phát minh vĩ đại) đó là triết học Marx-Lenin không chỉ thừa nhận tính tất yếu trong tự nhiên, mà còn khẳng định sự tồn tại của tất yếu khách quan (tất yếu vật chất) trong đời sống xã hội. Tính tất yếu xã hội là khách quan, nhưng mang tính chất lịch sử, thể hiện, một mặt là tất yếu của sự phát triển những lực lượng sản xuất vật chất. Mặt khác, đó là tính tất yếu của những hành động tích cực, tự giác và sáng tạo của con người. Khác với những tất yếu trong giới tự nhiên, tất yếu trong xã hội luôn luôn là tương đối, có điều kiện; luôn gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, F.Engels viết: "Xét chung và về toàn bộ, ngẫu nhiên hình như cũng chi phối cả những sự kiện lịch sử. Nhưng ở đâu mà ngẫu nhiên hình như tác động ở mặt ngoài thì ở đấy, tính ngẫu nhiên ấy luôn luôn bị chi phối bởi ngững quy luật nội tại bị che giấu; và vấn đề chỉ là phát hiện ra những quy luật ấy" [6, 436]. Đối lập với các quan điểm của nhiều nhà triết học trước Marx, trước khi có chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa duy tâm đã giữ địa vị thống trị trong việc giải thích lịch sử. Không những các nhà triết học duy tâm, mà ngay cả những nhà tư tưởng tiên tiến trước Marx như các nhà duy vật Anh, Pháp thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII cũng đứng trên lập trường duy tâm để giải thích các hiện tượng sinh hoạt xã hội và hiện tượng lịch sử xã hội. Họ đã cho rằng trong giới tự nhiên, thì những lực lượng tự nhiên hoạt động tự động, không có ý thức; còn trong xã hội, nhân tố hoạt Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin 150 động là những con người có lý tính, có ý thức và ý chí hoạt động. Cho nên trong tự nhiên thì tính quy luật, tính tất yếu thống trị; trái lại, trong lịch sử xã hội thì tự do ý chí thống trị; những sự thay đổi trong tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí và ý thức con người, còn những sự kiện lịch sử thì do hoạt động tự giác và ý chí của con người, như thế lịch sử là một đống các sự kiện ngẫu nhiên, hỗn độn, hoặc là sản phẩm của sự tự do tùy tiện chứ không phải là một quá trình lịch sử tự nhiên. Để bác bỏ các quan điểm đó, trong lời tựa cuốn Phê phán khoa kinh tế chính trị, Marx đã trình bày một cách vắn tắt nhưng rất súc tích và rõ ràng học thuyết của ông về các quy luật phát triển của xã hội loài người: "Trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội" [4, 14-15]. Như vậy trong xã hội, con người (kể cả những giai cấp, những đảng phái, những dân tộc) hành động một cách có suy nghĩ theo đuổi những mục đích nhất định, do những tư tưởng này hay những tư tưởng khác hướng dẫn. Nhưng cũng chính con người lại luôn luôn sống trong những điều kiện khách quan nhất định, trong vô vàn những mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với tự nhiên thì quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản. Những điều kiện và quan hệ đó là khách quan không phụ thuộc vào ý thức, nguyện vọng của con người, mà phụ thuộc và trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Xét đến cùng thì những tư tưởng, khuynh hướng và mục đích của con người lại do những điều kiện và những quan hệ ấy quyết định. Như thế, những hiện tượng xã hội dù có vẻ ngẫu nhiên đến đâu, rốt cuộc vẫn tuân theo một khuynh hướng chung nhất định, tức là vẫn thể hiện tính quy luật, tính tất yếu của nó. Tóm lại, với việc đặt tất yếu trong mối quan hệ biện chứng với ngẫu nhiên, chủ nghĩa Marx-Lenin đã giải thích một cách khoa học phạm trù tất yếu và làm cơ sở để nhận thức nó. Như thế dù hiện tượng nhất định có phức tạp đến đâu đi nữa (thí dụ như sự phát triển của xã hội), dù nó có phụ thuộc vào một tập hợp những ngẫu nhiên tưởng tượng hoặc có thật nhiều đến đâu, thì xét cho cùng, nó cũng vẫn bị những quy luật khách quan, tất yếu khách quan điều khiển. Và cũng chính việc giải thích một cách khoa học phạm trù tất yếu đã tạo nên cơ sở vững chắc để chủ nghĩa Marx-Lenin giải quyết thành công vấn đề về "tự do" trên lập trường duy vật biện chứng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 151 2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu Với tham vọng lớn lao và cao đẹp giải phóng nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột, khỏi tình trạng bị tha hóa, đem lại tự do thực sự cho con người, những nhà sáng lập chủ nghĩa Marx (Marx, Engels, Lenin) đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh cao cả ấy không chỉ trong lĩnh vực lý luận mà ngay chính trong hoạt động thực tiễn. Và chính trong những hoạt động ấy đã đem lại cho các ông những quan điểm đúng đắn, khoa học trên lập trường duy vật biện chứng về tự do, tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại trên con đường tìm kiếm tự do. Chúng ta sẽ thấy được điều đó khi đi sâu nghiên cứu lý luận về tự do của chủ nghĩa Marx-Lenin Ngay từ tác phẩm triết học đầu tiên của Marx với nhan đề "Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Democrit và triết học tự nhiên của Epiquya" (bản luận án tiến sĩ, được bảo vệ xuất sắc vào năm 1841). K.Marx đã có tư tưởng về tự do và tất yếu. Sau khi phân biệt cách hiểu của Democrit và Epiquya về sự vận động của các nguyên tử, K.Marx đã phát hiện ra ở Epiquya xu hướng nhân bản hóa nguyên tử luận và thông qua đó, ông đề cao sự tự ý thức về tự do của con người, khát vọng giải phóng khỏi tính tất yếu xã hội - cái được hiểu như là những trói buộc, áp đặt của xã hội phi nhân tính. K.Marx viết: "Để cho con người - với tư cách là con người, trở thành khách thể thật sự duy nhất của mình, để trở thành như vậy con người phải phá tan ở trong bản thân mình tồn tại hiện hữu tương đối của mình, sức mạnh của những ham muốn mù quáng và của thiên nhiên mù quáng. Sự đẩy nhau là hình thức thứ nhất của tự ý thức; vì vậy nó tương ứng với sự tự ý thức đã cảm thụ mình như cái hiện hữu trực ti ... ịnh, càng tự do bao nhiêu thì nội dung của sự phán đoán đó sẽ được quyết định với một tính tất yếu càng lớn bấy nhiêu; còn sự không quả quyết, do không hiểu biết mà ra, thì có vẻ là lựa chọn một cách tùy tiện trong nhiều khả năng quyết định khác nhau và trái ngược nhau song chính do dó mà chứng tỏ rằng nó không có tự do, nó bị chi phối bởi đối tượng mà lẽ ra nó phải chi phối. Vì vậy, tự do là ở sự chi phối được chính bản thân và tự nhiên bên ngoài, một sự chi phối dựa trên sự nhận thức được những tất yếu của tự nhiên" [5, 163-164]. Như vậy, trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của tính tất yếu khách quan, và là yếu tố thứ nhất, sự hiểu biết và ý chí của con người là yếu tố thứ hai, phụ thuộc vào yếu tố thứ nhất và phải phù hợp với yếu tố thứ nhất, triết học marxist cho rằng tất yếu và tự do gắn bó với nhau, không đối lập nhau một cách tuyệt đối, siêu hình mà có quan hệ biện chứng với nhau. Tiền đề của tự do nằm trong tất yếu, tự do là sản phẩm của tất yếu, tự do chính là nhận thức được cái tất yếu và vận dụng cái tất yếu đó trong hoạt động của con người. Lịch sử đã và đang được con người sáng tạo ra và chỉ do con người sáng tạo ra mà thôi. Khi chưa nhận thức được quy luật, tức những tất yếu "mù quáng" thì con người hành động tự phát, là "nô lệ" của tính tất yếu. Nhưng khi đã nhận thức được quy luật khách quan và những điều kiện tác động của chúng, tức là nhận thức được cái tất yếu, thì con người có thể điều khiển hoạt động của mình một cách tự giác và con người có thể tự do trong hoạt động của mình. Như vậy, tự do chính là năng lực, là khả năng quyết định hành động trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát triển khách quan của sự vật. Tự do không có nghĩa là tùy tiện bất chấp quy luật; trái lại tự do chính là nhận thức được cái tất yếu và làm theo cái tất yếu đó nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Càng nhận thức được tính tất yếu thì hoạt động của con người càng tự do. Như thế, mặc dù triết học Marx-Lenin khẳng định sự tồn tại của tất yếu khách quan, không một người nào, một giai cấp nào có thể xóa bỏ hoặc sáng tạo ra các quy luật đó theo ý muốn chủ quan của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là con người bó tay trước cái tất yếu, mà trái lại con người có thể nhận thức và vận dụng cái tất yếu đó vào hoạt động có mục đích của mình. V.I.Lenin khẳng định: "Chừng nào chúng ta chưa biết được một quy luật của giới tự nhiên thì quy luật đó trong khi tồn tại và tác động độc lập và ở ngoài nhận thức của ta, biến ta thành nô lệ của "tính tất yếu mù quáng". Khi chúng ta đã biết được quy luật đó, quy luật tác động (như Mác đã nhắc lại hàng ngàn lần) không lệ thuộc vào ý chí của chúng ta và vào ý thức của chúng ta thì chúng ta trở thành người chủ của giới tự nhiên" [1, 228-229]. Điều đó thể hiện việc con người "làm chủ tự nhiên" không phải là bất chấp quy luật tự nhiên mà là phải nhận thức để vận dụng đúng quy luật và có hiệu quả các quy luật đó. Sự "thống trị" của con người với tự nhiên có thể thu được kết quả nào đó bằng cách vi phạm các quy luật thì kết quả đó chỉ là thành công tạm thời, tổn thất sẽ là rất to lớn đối với cả tự nhiên và con người. Engels đã viết: "đừng quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên: Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được nột thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù chúng ta." [5, 654]. Vì TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 153 thế, Engels viết: "sự việc đó nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên biểu hiện ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác" [5, 655]. Tuy nhiên, tự do của con người không dừng lại ở sự chế ngự được tự nhiên bên ngoài mà do con người khác với các sinh vật khác con người là sinh vật xã hội nên trong hoạt động của mình con người phải luôn tính đến các lực lượng xã hội để hành động cho phù hợp với nó. Nhưng cũng cần phải tính đến sự khác biệt giữa quy luật xã hội, tất yếu xã hội và tất yếu tự nhiên. Trong Chống Duhring, Engels viết: "Lực lượng xã hội, cũng giống như lực lượng tự nhiên, tác động một cách mù quáng, một cách tàn bạo, tai hại, khi chúng ta chưa hiểu được nó, chưa tính đến nó. Nhưng một khi chúng ta đã hiểu nó và nghiên cứu tác dụng, phương hướng và ảnh hưởng của nó thì lúc đó hoàn toàn tùy ở chúng ta buộc nó ngày càng phục tùng ý chí của chúng ta và lợi dụng nó để đạt mục đích của chúng ta... Chừng nào chúng ta khăng khăng cự tuyệt không muốn hiểu bản chất và tính chất của nó - thì chừng đó, sức sản xuất vẫn tác động ngoài ý muốn của chúng ta, chống lại chúng ta, chừng đó nó vẫn thống trị chúng ta... Nhưng một khi đã hiểu được bản tính của nó rồi thì ở trong tay những người sản xuất tập thể, nó có thể biến đổi từ lực lượng thống trị quái gở thành kẻ đầy tớ trung thành. Khi chúng ta cuối cùng đã hiểu được bản tính của nó để xử trí với sức sản xuất ấy thì tình trạng vô tổ chức của sản xuất xã hội sẽ được thay thế bằng một sự điều tiết sản xuất theo kế hoạch của xã hội, sản xuất ấy nhằm mục đích thỏa mãn toàn xã hội cũng như thỏa mãn mỗi thành viên trong xã hội" [2, 345]. Như thế, Marx, Engels đã đồng ý với quan niệm của Spinoza, Hegel: tự do là sự nhận thức được tất yếu. Nhưng nếu như đối với Spinoza, bản thân sự nhận thức về tất yếu đã là tự do, tự do trùng với nhận thức, và tất yếu là thực tại bất biến, con người càng đi sâu nhận thức giới tự nhiên thì tính tất yếu thống trị trong tự nhiên càng trở thành thực tại, phổ biến, vĩnh viễn. Tự do không làm thay đổi được tất yếu, không đứng được vào vị trí của tính tất yếu: nó là cái tất yếu đã trở thành rõ ràng đối với chính mình hay như ở Hegel tự do cũng chỉ mới dừng lại ở phạm vi nhận thức luận thì K.Marx và Engels đã đi xa hơn. Đối với các ông, tự do không phải chỉ ở trong sự nhận thức tất yếu mà chủ yếu ở trong hoạt động thực tiễn được xây dựng trên cơ sở nhận thức. Bên cạnh đó tất yếu không phải là một cái gì đó bất biến mà có sự chuyển hóa, quy định, thâm nhập lẫn nhau giữa tất yếu và tự do. Tất yếu chuyển hóa thành tự do khi tất yếu đã được nhận thức, khi ấy "tất yếu tự nó" đã trở thành "tất yếu cho ta". Như vậy, mức độ tự do của con người trong hành động của mình bị quy định bởi mức độ của cái tất yếu đã được nhận thức. Theo đó nhận thức có vai trò hết sức quan trọng trên con đường đi đến tự do. Trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lenin viết: Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin 154 "sự phát triển ý thức của bất cứ cá thể nào và sự phát triển tri thức tập thể của tất cả loài người cứ mỗi bước đều chỉ cho ta thấy sự chuyển hóa của "vật tự nó" chưa nhận thức được thành "vật cho ta" đã được nhận thức; sự chuyển hóa của tính tất yếu mù quáng chưa nhận thức được, "tất yếu tự nó" thành "tất yếu cho ta" đã được nhận thức" [2, 227-228] điều đó khẳng định, con người chưa nhận thức được tính tất yếu thì còn bị lệ thuộc vào nó. 3. Tự do là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lịch sử Như phần trên đã trình bày mức độ tự do của con người trong hành động của mình bị quy định bởi mức độ của cái tất yếu đã được nhận thức. Song, việc nhận thức được quy luật khách quan của giới tự nhiên lại là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, F.Engels viết: "Nguyên việc phản ánh trung thực giới tự nhiên đã là vấn đề khó khăn, sản phẩm của một chuỗi dài lịch sử kinh nghiệm" [5, 843], vì thế tự do của con người được xác lập dần dần qua những giai đoạn của tiến trình lịch sử, hay nói cách khác tự do là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lịch sử. Khi chưa nhận thức được quy luật của tự nhiên, hành động của loài người tất nhiên mang nặng tính chất mù quáng, càng không thể nào thấy được hậu quả hành động của mình. Trình độ phát triển xã hội càng thấp bao nhiêu thì những hoạt động mù quáng đó càng nhiều bấy nhiêu. Ở buổi đầu sơ khai của lịch sử loài người "khi con người vừa thoát khỏi giới súc vật thì trong tất cả mọi mặt cơ bản cũng đều không tự do", con người là nô lệ của tính tất yếu mù quáng ngự trị. "Những lực lượng của giới tự nhiên là một cái gì đó xa lạ, bí hiểm, nặng nề đối với người nguyên thủy" [5, 884]. Do đó, cũng có thể nói con người lúc bấy giờ sống trong "vương quốc của tất yếu". Tới khi chế tạo được công cụ bằng đá và tìm ra cách dùng lửa thì tổ tiên loài người chuyển sang một giai đoạn hoàn toàn mới bước đầu nhận thức được tính tất yếu của giới tự nhiên và dần dần tỏ rõ uy lực của mình đối với giới tự nhiên. Trong tác phẩm Chống Duhring, F.Engels viết: "Không còn nghi ngờ gì nữa là việc cọ xát để lấy lửa đã vượt qua máy hơi nước - về mặt tác dụng giải phóng lịch sử toàn thế giới của nó. Vì rằng, việc lấy lửa bằng cọ xát đã khiến cho con người lần đầu tiên thống trị được một lực lượng tự nhiên, và do đó tách hẳn con người ra khỏi giới súc vật. Máy hơi nước sẽ không bao giờ có thể thực hiện được một bước nhảy vọt mạnh mẽ như thế trong sự phát triển của loài người, mặc dù đối với chúng ta, nó cũng là đại biểu cho tất cả những lực lượng sản xuất hùng mạnh gắn liền với nó; chỉ có nhờ những lực lượng sản xuất này mới sẽ có thể thực hiện một trạng thái xã hội không có sự phân biệt giai cấp, không lo âu về phương tiện sinh sống cá nhân và trong đó lần đầu tiên mới có thể nói tới tự do thật sự của con người, tới một đời sống hòa hợp với những quy luật tự nhiên đã nhận thức được" [5, 164-165]. Tuy nhiên việc nhận thức được tất yếu chỉ có thể thực hiện được trong hoạt động thực tiễn thông qua lao động sản xuất. Có nghĩa con người đạt được tự do thông qua hoạt động thực tiễn, thực tiễn là cơ sở, động lực của sự nhận thức tính tất yếu. Và tiêu chuẩn để kiểm nghiệm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) 155 quá trình này cũng chính là thực tiễn; bởi "chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh trần tục của tư duy của mình" [3, 9- 10]. Mặt khác trong quá trình hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, F.Engels viết: "...Chính việc người ta biến đổi tự nhiên... là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên" [5, 720]. Loài người sinh ra và phát triển trong lao động. Trong lao động, loài người không những đã cải tạo giới tự nhiên, đồng thời còn cải tạo chính bản thân mình. Lịch sử loài người là lịch sử của thực tiễn sản xuất, tức là lịch sử của sự phát triển của lao động. Chính trong lao động đã thể hiện đầy đủ tác dụng to lớn của tính năng động tự giác của loài người. Trong lao động, con người mới có thể nhận thức và cải tạo tự nhiên. Do đó, sự khác biệt cơ bản nhất giữa lịch sử loài người với lịch sử của loài vật chính là ở chỗ: Lịch sử loài người là do con người sáng tạo ra. Loài người sở dĩ có thể chi phối được tự nhiên là vì con người trong quá trình lao động đã dần dần hiểu biết các hiện tượng tự nhiên và những quy luật khách quan của nó. Dựa vào sự hiểu biết ấy con người, dần dần cải tạo và chế ngự được tự nhiên. Trình độ phát triển của công cụ sản xuất, trình độ phát triển của kỹ thuật, hay nói rộng hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất là cái thước do trình độ của con người chế ngự tự nhiên (khả năng làm chủ giới tự nhiên và mức độ tự do). Vì thế, "mỗi bước tiến của nền văn minh là một bước tiến gần đến tự do", "tự do chính là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử". Có nghĩa tự do không phải là một thứ trời cho, đặt sẵn trong nôi từ khi mới sinh mà nó là sự nghiệp sáng tạo tập thể của nhân loại qua bao thế hệ. Tự do là cái mà chúng ta chinh phục được dần dần trong lịch sử, là cái quyền lực ngày càng lớn của con người đối với tự nhiên và xã hội, cho nên nếu tách rời lịch sử, tách rời hành động của con người thì tự do chỉ là một khái niệm trống rỗng. Tất cả những điều đó đã bác bỏ quan điểm phản khoa học về "tự do trừu tượng", "tự do vĩnh viễn", "tự do tuyệt đối", đứng bên ngoài không gian và thời gian. Bức tranh về con đường chinh phục tự do của loài người qua những thời đại lịch sử khác nhau đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Như vậy, triết học Marx - Lenin đã giải quyết một cách khoa học vấn đề về tự do trong mối quan hệ biện chứng với tất yếu, tự do và tất yếu không hề đối lập nhau một cách siêu hình. Tất yếu và tự do thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Tiền đề của tự do nằm trong tất yếu, tự do là sản phẩm của tất yếu, tự do được hiểu là năng lực hoạt động, là khả năng sáng tạo, mà nhờ đó, con người tự giải phóng khỏi mọi tính tất yếu bên ngoài, và làm chủ bản thân và thế giới tự nhiên trên cơ sở hiểu biết cái tất yếu và hành động phù hợp với nó. Tất yếu chuyển hóa thành tự do khi tất yếu đã được nhận thức, tức khi "tất yếu tự nó" đã trở thành "tất yếu cho ta". Vì thế, điều đó cũng khẳng định tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử, mỗi bước của nền văn minh là một bước tiến gần đến tự do. Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong triết học Marx - Lenin 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. V.I.Lênin (1981). Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tập 1. [2]. V.I.Lênin (1981). Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tập 18. [3]. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000). Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3. [4]. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000). Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 13. [5]. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000). Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 20. [6]. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000). Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 21. [7]. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000). Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 40. DIALECTICAL RELATIONSHIP BETWEEN INEVITABILITY AND FREEDOM IN MARX – LENIN’S PHILOSOPHY Nguyen Thi Kieu Suong Department of Philosophy, Hue University College of Sciences Email: ngkieusuong@gmail.com ABSTRACT Marx – Lenin’s philosophy has solved scientifically issues of freedom in dialectical relationship with inevitability, inevitability, and freedom are not metaphysical opposition. The premise of freedom is the inevitable, freedom is a product of inevitability, freedom is understood as operational capacity, creative ability by which people liberate themselves from the external inevitability, and maintain themselves and the natural world on the basis of understanding the inevitable and act in accordance with it. Inevitable turn into freedom when inevitable was aware that the “inevitability itself” has become “inevitability to us." Therefore, it also affirmed that freedom is the inevitable product of historical development, each step of civilization that leads to closer freedom. Keywords: inevitability, freedom, Marx - Lenin's philosophy.
File đính kèm:
- moi_quan_he_bien_chung_giua_tat_yeu_va_tu_do_trong_triet_hoc.pdf