Mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và hen phế quản

Mục tiêu nghiên cứu là xác định mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và một

số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hen phế quản. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 85

bệnh nhân hen được khám và điều trị tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai sử

dụng test lẩy da. Kết quả có thấy test lẩy da dương tính với 4 dị nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất (22,35%),

trong đó chủ yếu dương tính với dị nguyên bọ Blomia 54,76%; bọ Glycyphagus Domesticus 50,88%; bọ

nhà Dermatophagoides Farinae 50%; bọ nhà 49,37%; bọ nhà Dermatophagoides Pteronyssinus 48,81%)

và ở nam giới ≤ 40 tuổi (77,27%; 22,73%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ test lẩy da với mức độ nặng

của cơn hen. Test lẩy da dương tính ở nhóm bệnh nhân hen có tiền sử viêm mũi dị ứng cao hơn nhóm

bệnh nhân hen không có tiền sử viêm mũi dị ứng (37,65%; 24,71%). Kết luận: Bệnh nhân hen phế quản

có kết quả test lẩy da dương tính nhiều nhất với 4 dị nguyên đường hô hấp, chủ yếu là dị nguyên bọ nhà.

pdf 9 trang kimcuc 8120
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và hen phế quản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và hen phế quản

Mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và hen phế quản
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
72 TCNCYH 121 (5) - 2019
MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG QUÁ MẪN VỚI DỊ 
NGUYÊN HÔ HẤP VÀ HEN PHẾ QUẢN 
Lê Thị Lan Thủy, Nguyễn Văn Đoàn, Hoàng Thị Lâm
Trường Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu nghiên cứu là xác định mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và một 
số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hen phế quản. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 85 
bệnh nhân hen được khám và điều trị tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai sử 
dụng test lẩy da. Kết quả có thấy test lẩy da dương tính với 4 dị nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất (22,35%), 
trong đó chủ yếu dương tính với dị nguyên bọ Blomia 54,76%; bọ Glycyphagus Domesticus 50,88%; bọ 
nhà Dermatophagoides Farinae 50%; bọ nhà 49,37%; bọ nhà Dermatophagoides Pteronyssinus 48,81%) 
và ở nam giới ≤ 40 tuổi (77,27%; 22,73%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ test lẩy da với mức độ nặng 
của cơn hen. Test lẩy da dương tính ở nhóm bệnh nhân hen có tiền sử viêm mũi dị ứng cao hơn nhóm 
bệnh nhân hen không có tiền sử viêm mũi dị ứng (37,65%; 24,71%). Kết luận: Bệnh nhân hen phế quản 
có kết quả test lẩy da dương tính nhiều nhất với 4 dị nguyên đường hô hấp, chủ yếu là dị nguyên bọ nhà.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Dị nguyên hô hấp, hen phế quản, test lẩy da.
Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn 
tính đường thở, khá phổ biến trong các bệnh 
đường hô hấp ở nước ta cũng như nhiều nước 
trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế 
thế giới năm 2007, trên thế giới có khoảng 300 
triệu người mắc HPQ, chiếm 6 - 8% dân số 
người lớn và > 10% trẻ em dưới 15 tuổi [1]. 
Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát 
dịch bệnh Hoa kỳ, tỷ lệ HPQ trên toàn thế giới 
chiếm 4,3% dân số và sẽ tiếp tục tăng. Dự kiến 
đến năm 2025 số người bị HPQ có thể lên đến 
400 triệu người, trong đó 6 - 8% người lớn, 
10 - 12% trẻ em < 15 tuổi, 16 - 18% người cao 
tuổi [2]. Trong báo cáo đề tài cấp bộ của tác giả 
Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng 
sự, nghiên cứu dịch tễ học và tình hình kiểm 
soát hen phế quản cho kết quả độ lưu hành 
hen ở người trưởng thành Việt Nam là 4,1% 
[3]. Hiện nay, căn nguyên của HPQ vẫn chưa 
rõ. Hầu hết đều cho là hậu quả của sự tương 
tác giữa các yếu tố gen và yếu tố môi trường. 
Có nhiều bằng chứng về những yếu tố thuận 
lợi liên quan đến sự phát triển bệnh HPQ như: 
yếu tố gia đình, tiếp xúc với yếu tố dị nguyên, ô 
nhiễm môi trường, nhiễm trùng tái diễn, tâm lý 
stress Một trong những yếu tố bệnh nguyên 
thường gặp nhất là dị ứng, đặc biệt là dị ứng 
với các dị nguyên hô hấp [4]. Các dị nguyên 
hô hấp là nguồn gốc khởi phát cơn HPQ ở 
những bệnh nhân này. Theo kết quả của một 
số nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho 
rằng có tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên 
hô hấp như phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà, 
mạt bụi nhà, nấm mốc ở bệnh nhân HPQ [5 
- 8]. Có thể sử dụng test lẩy da để xác định 
Tác giả liên hệ: Lê Thị Lan Thủy, Trường Đại học Y 
Hà Nội
Email: lanthuy111292@gmail.com
Ngày nhận: 16/04/2019
Ngày được chấp nhận: 07/05/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
73TCNCYH 121 (5) - 2019
tính tăng mẫn cảm với các dị nguyên hô hấp. 
Đây là phương pháp được các nhà khoa học 
đánh giá an toàn, nhanh chóng, độ đặc hiệu 
cao và giá thành rẻ [9]. Các nghiên cứu về tình 
trạng tăng mẫn cảm với các dị nguyên hô hấp 
ở bệnh nhân HPQ còn hạn chế tại Việt Nam. 
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 
mục tiêu: Nhận xét kết quả test lẩy da với một 
số dị nguyên hô hấp và một số yếu tố liên quan 
ở bệnh nhân hen phế quản tại Trung tâm Dị 
ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả bệnh nhân hen phế quản được chẩn 
đoán xác định theo tiêu chuẩn của GINA 2016 
với các triệu chứng lâm sàng, thăm dò chức 
năng hô hấp và xét nghiệm khi đến khám hoặc 
điều trị tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm 
sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Các bệnh nhân 
không dùng thuốc kháng histamin trong vòng 
3 - 15 ngày trước khi đến khám, tùy từng loại 
thuốc.
Tiêu chuẩn loại trừ
 - Có tổn thương da toàn thân không làm 
được test lẩy da.
 - Sử dụng corticosteroid tại chỗ trên cẳng 
tay trong vòng 10 ngày gần đây.
 - Phụ nữ có thai.
 - Các bệnh nhân suy gan thận nặng. Các 
bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ 
tim mới hoặc cao huyết áp không kiểm soát.
 - Các bệnh nhân không đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
2. Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 
09/2017 đến hết tháng 07/2018 tại Trung tâm 
Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch 
Mai.
Cỡ mẫu và cách chọn cỡ mẫu
Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu 
được tính toán bằng công thức ước lượng tỷ 
lệ cho một quần thể.
N = 𝑍𝑍1− 𝛼𝛼/2
2 p (1-p)
d
2 
Trong đó:
N: kích thước mẫu; Z: hệ số tin cậy; d: sai 
số tuyệt đối chấp nhận được d = 0,05; p: tỷ lệ 
ước lượng số người bị quá mẫn trong quần 
thể nghiên cứu trước. p là tỷ lệ mắc hen phế 
quản trong báo cáo đề tài cấp bộ của tác giả 
Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng 
sự, nghiên cứu dịch tễ học và tình hình kiểm 
soát hen phế quản cho kết quả độ lưu hành 
hen ở người trưởng thành Việt Nam là 4,1% 
[3] (p = 0,41)
Theo tính toán thì cỡ mẫu của chúng tôi là 
61 bệnh nhân hen phế quản. Tuy nhiên để tăng 
tính tin cậy của nghiên cứu, chúng tôi tăng cỡ 
mẫu lên 85.
Công cụ nghiên cứu
Các dị nguyên chuẩn hóa của Inmunotek sản 
xuất tại Tây Ban Nha www.inmunotek.comgồm: 
bọ nhà Dermatophagoides Pteronyssinus;bọ 
nhà Dermatophagoides Farinae, bọ Blomia, 
bọ Glycyphagus Domesticus; Bọ nhà; lông 
mèonấm Alternaria Alternata; nấm Candida 
albicans.
Cách tiến hành
Các đối tượng nghiên cứu sẽ được phỏng 
vấn theo bộ câu hỏi và thực hiện test lẩy da. 
Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên bộ câu hỏi 
của các nghiên cứu quốc tế đã được thực 
hiện tại các nước châu Âu [10]. Test lẩy da 
với dị nguyên hô hấp được thực hiện tại vị trí 
mặt trước trong cẳng tay với chứng dương 
(histamin) và chứng âm (dung môi glycerin 
hóa), sát trùng bằng cồn 70o, khoảng cách 
giữa các dị nguyên > 2 cm, lẩy da thực hiện 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
74 TCNCYH 121 (5) - 2019
ở trung tâm giọt dị nguyên bằng các kim lẩy chuyên dụng, mỗi dị nguyên một kim lẩy. Xét nghiệm 
được kỹ thuật viên phòng labo chức năng Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch 
Mai thực hiện. Test lẩy da được coi là dương tính khi kích thước sẩn phù > 3mm, được đo sau khi 
lẩy da 15 phút. Cách đo: đường kính trung bình của sẩn phù: d = (a+b)/2; a = trục dài nhất của sẩn 
phù, b = trục vuông góc ngắn nhất của sẩn.
Cách ghi kết quả: 
Bảng 1. Đọc kết quả test lẩy da
Mức độ Ký hiệu Biểu hiện
Âm tính - Giống chứng âm tính
Nghi ngờ ± Đường kính sẩn < 3 mm
Dương tính nhẹ 1 + Đường kính sẩn 3 - 5 mm, ngứa, ban đỏ
Dương tính vừa 2 + Đường kính sẩn 6 - 8 mm, ngứa, ban đỏ
Dương tính mạnh 3 + Đường kính sẩn 9 - 12 mm, ngứa, chân giả
Dương tính rất mạnh 4 + Đường kính sẩn > 12 mm, rất ngứa, nhiều chân giả
3. Phương pháp xử lý số liệu:
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 với các thuật toán: χ2 để so sánh các tỷ lệ, p 
< 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
4. Đạo đức nghiên cứu
Bệnh nhân đều được giải thích cụ thể về mục đích, kỹ thuật cũng như tai biến có thể xảy ra để 
họ tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu. Đối tượng có quyền từ chối tham gia 
và nếu từ chối họ sẽ không bị phân biệt đối xử trong điều trị. Trong quá trình xử lý số liệu hay công 
bố kết quả nghiên cứu, các bệnh nhân được mã hóa, người đọc hoặc các cá nhân tham gia xử lý 
số liệu đều không biết được danh tính thật của người bệnh tham gia vào nghiên cứu. Số liệu chỉ 
được sử dụng cho mục đích khoa học. 
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản
Bảng 2. Một số đặc điểm bệnh nhân hen phế quản
Đặc điểm n (n = 85) %
Đối tượng
Ngoại trú 59 69,4
Nội trú 26 30,6
Tiền sử mắc bệnh dị 
ứng
Viêm mũi dị ứng 40 47,1
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
75TCNCYH 121 (5) - 2019
Đặc điểm n (n = 85) %
Viêm kết mạc dị ứng 20 23,5
Viêm da dị ứng 8 9,4
Dị ứng thức ăn 4 4,7
Mức độ kiểm soát
Kiểm soát hoàn toàn 18 21,4
Kiểm soát tốt 25 29,8
Không kiểm soát 41 48,8
Bảng 2 cho thấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là bệnh nhân hen ngoại trú và hen không kiểm 
soát. Các bệnh nhân này có tỷ lệ cao đồng mắc với các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng.
2. Kết quả test lẩy da với dị nguyên hô hấp
Biểu đồ 1. Kết quả test lẩy da với dị nguyên hô hấp ở bệnh nhân hen phế quản
Biểu đồ 1 cho thấy tình trạng mẫn cảm nhiều nhất với 4 dị nguyên hô hấp ở những bệnh nhân 
hen.
Biểu đồ 2. Kết quả test lẩy da với từng dị nguyên hô hấp ở bệnh nhân hen
32 (37.65%)
8 (9.41%)
7 (8.24%)
18 (21.18%)
19 (22.35%)
1 (1.18%) Âm tính
Dương tính với 1 dị nguyên
Dương tính với 2 dị nguyên
Dương tính với 3 dị nguyên
Dương tính với 4 dị nguyên
Dương tính với 5 dị nguyên
41 (48,81%)
22 (50%)
23 (54,76%)
29 (50,88%)
39 (49,37%)
3 (6.52%)
0
0
43 (51,19)
22 (50%)
19 (45,24%)
28 (49,12%)
40 (50,63%)
43 (93,48%)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Bọ nhà Dermatophagoides Pteronyssinus
Bọ nhà Dermatophagoides Farinae
Bọ Blomia
Bọ Glycyphagus Domesticus
Bọ nhà
Lông mèo
Nấm Alternaria Alternata
Nấm Candida albicans
Dương tính Âm tính
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
76 TCNCYH 121 (5) - 2019
Biểu đồ 2 cho thấy tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên hô hấp là rất khác nhau, chủ yếu mẫn 
cảm với bọ nhà, không có bệnh nhân hen phế quản nào mẫn cảm với nấm.
3. Mối liên quan giữa kết quả test lẩy da với tuổi, giới
Bảng 3. Mối liên quan giữa kết quả test lẩy da với tuổi, giới
Kết quả test lẩy da Dương tính Âm tính Tổng
p
Giới Nhóm tuổi n % n % n %
Nam
≤ 40 17 77,27 3 37,50 20 66,67
0,041
> 40 5 22,73 5 62,50 10 33,33
Nữ
≤ 40 16 51,61 10 41,67 26 47,27
0,464
> 40 15 48,39 14 58,33 29 52,53
Tổng ≤ 40 33 62,26 13 40,63 46 54,12
0,052
> 40 20 37,74 19 59,38 39 45,88
Theo bảng 3 cho thấy tỷ lệ test da dương tính ở bệnh nhân hen nam ≤ 40 tuổi (77,27%) cao 
hơn nhóm bệnh nhân hen nam > 40 tuổi (22,73%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4. Mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và mức độ nặng của cơn hen phế quản theo phân 
loại GINA 2016
 Bảng 4. Mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và mức độ nặng của 
cơn hen phế quản theo phân loại GINA 2016
Kết quả test lẩy da
Mức độ HPQ
Âm tính Dương tính với một dị nguyên
Dương tính với 
nhiều dị nguyên Tổng p
n % n % n % n %
Nhẹ /trung bình 26 30,59 6 7,06 32 37,65 64 75,29
0,596Nặng 6 7,06 2 2,35 13 15,29 21 24,71
Tổng 32 37,65 8 9,41 45 52,94 85 100
Theo bảng 4 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ test lẩy da dương tính với dị nguyên hô hấp 
ở nhóm hen mức độ cơn hen phế quản nhẹ hoặc trung bình so với nhóm hen nặng với p > 0,05. 
5. Mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và hen có viêm mũi dị ứng
Bảng 5 cho ta thấy test lẩy da dương tính với dị nguyên hô ở nhóm bệnh nhân hen có tiền sử 
viêm mũi dị ứng là 37,65% cao hơn nhóm bệnh nhân hen không có tiền sử viêm mũi dị ứng là 
24,71%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
77TCNCYH 121 (5) - 2019
Bảng 5. Mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và hen có viêm mũi dị ứng 
 Kết quả test lẩy da
Viêm mũi dị ứng
Dương tính Âm tính Tổng
p
n % n % n %
Có 32 37,65 8 9,41 40 47,06 0,002
Không 21 24,71 24 28,24 45 52,94
Tổng 53 62,35 32 37,65 85 100
IV. BÀN LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh 
nhân ngoại trú chiếm tỷ lệ cao nhất 69,4% 
(bảng 2). Đa số bệnh nhân HPQ được quản lý 
tại cộng đồng, khám ngoại trú theo hẹn hoặc 
khi có cơn HPQ cấp mức độ vừa trở lên, hen 
không kiểm soát (48,8%). Atopy thể hiện tình 
trạng tăng nhạy cảm bất thường khi tiếp xúc 
với dị nguyên (bo nhà, phấn hoa) và gây 
ra tình trạng dị ứng. Tiền sử các bệnh atopic 
(viêm da atopic, viêm kết mạc và viêm mũi dị 
ứng theo mùa có liên quan đến sự phát triển, 
mức độ nặng của bệnh hen phế quản. Có sự 
thống nhất trong cấu trúc và chức năng đường 
thở trên và dưới. Điều này giải thích tỷ lệ viêm 
mũi dị ứng cao nhất (47,1%) ở bệnh nhân 
hen. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tỷ lệ cao 
bệnh nhân hen có kết quả test lẩy da dương 
tính với 4 dị nguyên hô hấp. Nghiên cứu năm 
2014 của tác giả Hoàng Thị Lâm và cộng sự 
thực hiện test lẩy da và phỏng vấn theo bộ câu 
hỏi trên 179 người tại Hoàn Kiếm, 354 người 
tại Ba Vì cho tỷ lệ dương tính với một loại dị 
nguyên là cao nhất, sau đó là dương tính ≥ 
4 dị nguyên [11]. Sự khác biệt này có thể do 
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh 
nhân hen, nên tỷ lệ dị ứng cao. Kết quả này 
cho phép tôi xác định một tần suất cao về dị 
ứng với nhiều dị nguyên trong số bệnh nhân 
hen tham gia nghiên cứu.
Tỷ lệ dương tính với dị nguyên bọ nhà chiếm 
tỷ lệ cao nhất. Theo kết quả nghiên cứu của 
tác giả Đào Thị Hồng Diên năm 2012 cho thấy 
tỷ lệ dương tính với bọ nhà Dermatophagoides 
Pteronyssinus; bọ nhà Dermatophagoides 
Farinae, bọ nhà, lông mèo lần lượt là 67%, 
65,9%, 59,3%, 9,9% [12]. Một nghiên cứu khác 
tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 cho tỷ 
lệ dương tính với bọ nhà Dermatophagoides 
Pteronyssinus; bọ nhà Dermatophagoides 
Farinae, bọ Blomia, lông mèo lần lượt là 
45,4%, 37%, 35,2%, 11,1% [5]. Nghiên cứu 
của tác giả Ogunlade năm 2012 tại Nigeria cho 
tỷ lệ dương tính với bọ nhà Dermatophagoides 
Pteronyssinus là 45% [13]. Nghiên cứu năm 
2003 của tác giả Michael Akerman trên đối 
tượng hen người lớn cho tỷ lệ dương tính với 
bọ nhà là 61% [7]. Việt Nam có khí hậu nóng 
ẩm mưa nhiều, là điều kiện lý tưởng cho bọ 
nhà phát triển. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu trước cho 
rằng bọ nhà là dị nguyên hay gặp nhất ở bệnh 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
78 TCNCYH 121 (5) - 2019
nhân hen.
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ test da dương tính ở 
nhóm bệnh nhân hen nam giới ≤ 40 tuổi cao 
hơn hẳn nhóm bệnh nhân > 40 tuổi. Điều này 
phù hợp với các nghiên cứu khác [11; 14]. Tác 
giả Hoàng Thị Lâm đã tiến hành nghiên cứu 
trên 5782 người bằng thực hiện test lẩy da 
và phỏng vấn theo bộ câu hỏi. Trong nghiên 
cứu này tỷ lệ dương tính chủ yếu gặp ở nam 
giới [11]. Dị ứng là tình trạng cơ địa chủ yếu ở 
người trẻ tuổi. Một số bệnh nhân không còn dị 
ứng khi lớn lên, cho dù lúc còn nhỏ họ có tình 
trạng dị ứng. Ví dụ, phần lớn trẻ dị ứng với sữa 
bò sẽ hết dị ứng sữa khi trẻ lên 5 tuổi. Điều 
này góp phần khẳng định dị ứng đa phần xảy 
ra ở tuổi trẻ.
Theo bảng 4 cho thấy tỷ lệ test lẩy da dương 
tính với dị nguyên hô hấp ở nhóm hen mức độ 
nhẹ hoặc trung bình cao hơn so với nhóm hen 
nặng, có thể lý giải do đối tượng nghiên cứu 
của chúng tôi chủ yếu là bệnh nhân ngoại trú, 
mức độ cơn hen nhẹ chiếm 75%. Không có sự 
khác biệt tỷ lệ dương tính với mức độ cơn hen 
phế quản có thể giải thích do có nhiều yếu tố 
khác ảnh hưởng đến mức độ cơn hen như sự 
tuân thủ điều trị, kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít, 
xịt thuốcTuy nhiên đó cũng chỉ là giả thuyết 
của chúng tôi, để khẳng định, cần các nghiên 
cứu sâu hơn nữa về vấn đề này.
Từ bảng 5 cho ta thấy test lẩy da với dị 
nguyên hô hấp dương tính ở nhóm bệnh nhân 
có tiền sử viêm mũi dị ứng là 38,1% cao hơn 
nhóm bệnh nhân không có tiền sử viêm mũi dị 
ứng là 23,8%. Nghiên cứu của tác giả Hoàng 
Thị Lâm tiến hành trên 533 đối tượng tại quận 
Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì cho thấy dị ứng 
Blomia tropicalis liên quan chặt chẽ với viêm 
mũi dị ứng [15], và tỷ lệ viêm mũi dị ứng tăng ở 
những bệnh nhân có test lẩy da dương tính với 
các dị nguyên đường hô hấp [11]
V. KẾT LUẬN
Test lẩy da dương tính trên bệnh nhân hen 
chủ yếu gặp ở nam ≤ 40 tuổi (77,27%; 22,73%). 
Test dương tính ở bệnh nhân hen phế quản 
có tiền sử viêm mũi dị ứng cao hơn nhóm bệnh 
nhân hen không có tiền sử viêm mũi dị ứng. 
Tỷ lệ test dương tính nhiều nhất với 4 dị 
nguyên chủ yếu với bọ nhà, 
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin cảm ơn các bác sỹ và kỹ thuật 
viên trong nhóm nghiên cứu. Cảm ơn các bệnh 
nhân hen phế quản đã tham gia vào nghiên 
cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Quỵ (2007). Dịch tễ học hen phế 
quản và tiếp cận chương trình khởi động toàn 
cầu về phòng chống hen phế quản. Nhà xuất 
bản Y học, 14 – 15.
2. Loftus P.A. and Wise S.K. (2016). 
Epidemiology of asthma. Curr Opin Otolaryngol 
Head Neck Surg, 24(3), 245 – 249.
3. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và 
cộng sự (2012). Dịch tễ học và tình hình kiểm 
soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt 
Nam. Tạp Chí Học Lâm Sàng, 65, 46 – 50.
4. Johansson S.G.O., Hourriane 
J.O’B, Bousquet J, et al (2001). A revised 
nomenclature for allergy. Allergy 2001. 56: 813 
– 824.
5. Tô Mỹ Hương and Michèle Raffard 
(2011). Results of pneumallergen tests in 
asthma patients in Ho Chi Minh city - Viet Nam. 
J Fran Viet Pneu, 02(05), 76 – 80.
6. Sy D.Q., Thanh Binh M.H., Quoc N.T., et 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
79TCNCYH 121 (5) - 2019
al. (2007). Prevalence of asthma and asthma-
like symptoms in Dalat Highlands, Vietnam. 
Singapore Med J, 48(4), 294 – 303.
7. Akerman M., Valentine-Maher S., 
Rao M., et al. (2003). Allergen sensitivity and 
asthma severity at an inner city asthma center. 
J Asthma Off J Assoc Care Asthma, 40(1), 55 
– 62.
8. Murray C.S., Poletti G., Kebadze T., 
et al. (2006). Study of modifiable risk factors 
for asthma exacerbations: virus infection and 
allergen exposure increase the risk of asthma 
hospital admissions in children. Thorax, 61(5), 
376 – 382.
9. N Franklin Adkinson Jr, Bruce S 
Bochner, Wesley Burks, et al. (2014). 
Middleton’s Allergy Principles and Practice 8th. 
Diagnosis of Asthma in Aldults. 54, 893 – 895.
10. Zureik M., Neukirch C., Leynaert B., 
et al. (2002). Sensitisation to airborne moulds 
and severity of asthma: cross sectional study 
from European Community respiratory health 
survey. BMJ, 325(7361), 411.
11. Lam H.T., Ekerljung L., Bjerg A., et 
al. (2014). Sensitization to airborne allergens 
among adults and its impact on allergic 
symptoms: a population survey in northern 
Vietnam. Clin Transl Allergy, 4, 6.
12. Đào Thị Hồng Liên, Lê Thị Minh 
Hương và Nguyễn Thị Diệu Thúy (2013). 
Nghiên cứu kết quả test lẩy da với các dị 
nguyên hô hấp trong nhà của bệnh nhân nhi 
hen phế quản. Tạp Chí Y Học Thực Hành, (3), 
52 – 55.
13. Ogunlade O.A., Ige O.M., Arinola 
O.G., et al. Allergen-specific immunoglobulin 
E (IgE) antibodies and skin test reactivity in 
patients with asthma in Nigeria. 4.
14. Juliá-Serdá G., Cabrera-Navarro 
P., Acosta-Fernández O., et al. (2012). 
Prevalence of Sensitization to Blomia tropicalis 
among Young Adults in a Temperate Climate. J 
Asthma, 49(4), 349 – 354.
15.Hoàng Thị Lâm và Nguyễn Văn Tường 
(2015). Dị ứng Blomia tropicalis và viêm mũi dị 
ứng ở quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì. Tạp 
Chí Nghiên Cứu Y Học, 93(1), 71 – 77.
Summary
THE RELATIONSHIP BETWEEN ALLERGIC 
HYPERSENSITIZATION TO 
AIRBORNE ALLERGENS AND ASTHMA
The objective was to define the relationship of allergic hypersensitization to airborne allergens 
among asthma patients. This was a cross-sectional study with 85 asthma patients treated in the 
Center of Allergy and Clinical immunology at Bach Mai hospital. Questionaire survey and skin prick 
test with airborne allergens were performed for all patients. Positive skin prick test 4 allergens was the 
highest rate (22.35%). The most common allergen was house dust mite Blomia (54.76%);followed 
by Glycyphagus Domesticus (50.88%); Dermatophagoides Farinae (50%); House dust (49.37%); 
Dermatophagoides Pteronyssinus (48.81%). Allergic sensitization to airborne allergens was more 
common among men ≤ 40 years (77.27%; 22.73%). We didn’t find any correlation between positive 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
80 TCNCYH 121 (5) - 2019
skin prick test to airborne allergens and asthma exacerbations. Allergic sensitization was higher among 
asthma patients with allergy rhinitis than asthma patients without allergy rhinitis (37.65%; 24.71%). 
KEYWORDS: Airborne allergens, asthma, skin prick test.

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_tinh_trang_qua_man_voi_di_nguyen_ho_hap_v.pdf