Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với các thông số chức năng thất trái trên siêu âm tim ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành

Ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT),

chức năng thất trái đóng vai trò quan trọng

trong chỉ định các phương pháp điều trị, trong

tiên lượng bệnh và trong phân tầng nguy cơ.

Phương pháp đánh giá sức căng cơ tim (strain)

và tốc độ căng cơ tim (strain rate) giúp đánh

giá độ biến dạng của cơ tim trong các thời

khoảng tâm thu và tâm trương là một phương

pháp đánh giá khách quan tình trạng vận động

vùng thành tim và chức năng thất trái.

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa sức

căng cơ tim với vị trí NMCT, với số lượng

nhánh ĐMV bị tổn thương và tìm hiểu mối

tương quan giữa sức căng cơ tim với các thông

số chức năng thất trái trên siêu âm Doppler

tim.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh

nhân NMCT cấp lần đầu có ST chênh lên tại

Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch

Mai từ tháng 4/3013 đến tháng 10/2013. Tất

cả các bệnh nhân đều được thăm khám và làm

các xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm cơ bản

và men tim theo bệnh án mẫu, làm điện tâm

đồ, siêu âm Doppler mô cơ tim. Sức căng cơ

tim và tốc độ căng cơ tim được đánh giá bằng

phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim. Tất

cả các bệnh nhân đều được chụp ĐMV chọn

lọc để đánh giá mức độ tổn thương ĐMV và

được can thiệp động mạch vành qua da. Sau

can thiệp ĐMV 2 ngày, 7 ngày, tất cả các bệnh

nhân đều được làm siêu âm tim đánh giá chức

năng tim bằng phương pháp siêu âm Doppler

tim thường quy và siêu âm Doppler mô

cơ tim.

pdf 10 trang kimcuc 6760
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với các thông số chức năng thất trái trên siêu âm tim ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với các thông số chức năng thất trái trên siêu âm tim ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành

Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với các thông số chức năng thất trái trên siêu âm tim ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201470
MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỨC CĂNG CƠ TIM VỚI CÁC 
THÔNG SỐ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM 
Ở CÁC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ĐƯỢC CAN 
THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH.
Nguyễn Thị Thu Hoài*, Nguyễn Thị Thu Thuỷ***, 
Nguyễn Quang Tuấn**, Nguyễn Thị Bạch Yến*, Đỗ Doãn Lợi**,Nguyễn Lân Việt**,
*Viện Tim mạch Việt Nam, 
Bệnh viện Tim Hà Nội.
*** Bệnh viện 198
TÓM TẮT
Ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT), 
chức năng thất trái đóng vai trò quan trọng 
trong chỉ định các phương pháp điều trị, trong 
tiên lượng bệnh và trong phân tầng nguy cơ. 
Phương pháp đánh giá sức căng cơ tim (strain) 
và tốc độ căng cơ tim (strain rate) giúp đánh 
giá độ biến dạng của cơ tim trong các thời 
khoảng tâm thu và tâm trương là một phương 
pháp đánh giá khách quan tình trạng vận động 
vùng thành tim và chức năng thất trái.
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa sức 
căng cơ tim với vị trí NMCT, với số lượng 
nhánh ĐMV bị tổn thương và tìm hiểu mối 
tương quan giữa sức căng cơ tim với các thông 
số chức năng thất trái trên siêu âm Doppler 
tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh 
nhân NMCT cấp lần đầu có ST chênh lên tại 
Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch 
Mai từ tháng 4/3013 đến tháng 10/2013. Tất 
cả các bệnh nhân đều được thăm khám và làm 
các xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm cơ bản 
và men tim theo bệnh án mẫu, làm điện tâm 
đồ, siêu âm Doppler mô cơ tim. Sức căng cơ 
tim và tốc độ căng cơ tim được đánh giá bằng 
phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim. Tất 
cả các bệnh nhân đều được chụp ĐMV chọn 
lọc để đánh giá mức độ tổn thương ĐMV và 
được can thiệp động mạch vành qua da. Sau 
can thiệp ĐMV 2 ngày, 7 ngày, tất cả các bệnh 
nhân đều được làm siêu âm tim đánh giá chức 
năng tim bằng phương pháp siêu âm Doppler 
tim thường quy và siêu âm Doppler mô 
cơ tim.
Kết quả: Các bệnh nhân bị NMCT thành 
trước có sức căng cơ tim thấp hơn so với các 
bệnh nhân NMCT thành dưới ở các thời điểm 
trước can thiệp ĐMV, sau can thiệp ĐMV hai 
ngày và sau can thiệp bảy ngày (p<0,01). Số 
nhánh ĐMV bị tổn thương càng nhiều thì sức 
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 71
căng cơ tim càng giảm (p<0,01). Sức căng 
cơ tim có tương quan tuyến tính chặt chẽ với 
phân số tống máu thất trái (r = -0,61, p < 0,01), 
tương quan tuyến tính mức độ vừa với chỉ số 
vận động vùng (r = 0,41, p < 0,05). Sức căng 
cơ tim có tương quan tuyến tính chặt chẽ với 
kích thước vùng rối loạn vận động liên quan 
đến ổ nhồi máu (r = 0,55, p < 0,05). 
Kết luận: Sức căng cơ tim, một thông số 
đánh giá sự biến dạng cơ tim, đo bằng siêu âm 
Doppler mô cơ tim có mối liên quan chặt chẽ 
với vị trí NMCT, với số lượng nhánh ĐMV 
bị tổn thương, có mối tương quan từ vừa đến 
chặt chẽ với các thông số chức năng tim, nên 
được ứng dụng trong lâm sàng để đánh giá 
chức năng thất trái ở các bệnh nhân NMCT 
cấp.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Siêu âm Doppler tim là một phương pháp 
thường quy được sử dụng để đánh giá chức năng 
thất trái ở các bệnh nhân NMCT cấp(1,2,3,4) . Các 
thông số thường được sử dụng là phân số tống 
máu thất trái (EF) và chỉ số vận động vùng 
thành tim (CSVĐT). Tuy nhiên, các thông số 
này khá phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ, 
và trong một số trường hợp, không phải hoàn 
toàn khách quan. Siêu âm tim đánh giá sức 
căng cơ tim là một kỹ thuật tương đối mới có 
thể lượng hoá sự biến dạng của cơ tim trong 
thời kỳ tâm thu và tâm trương. Sức căng mô 
tả các thay đổi tương đối về chiều dài giữa hai 
trạng thái. Cho một vật với chiều dài ban đầu 
L
0
 được kéo dài hay nén lại được chiều dài 
mới là L, sức căng quy ước được định nghĩa 
bằng công thức Lagrangian(3,5,6,7,8,9,10):
ε = 
Đánh giá sức căng cơ tim giúp phát hiện 
sớm và khách quan những bất thường về co 
giãn của vùng cơ tim, đánh giá rối loạn chức 
năng vùng thành tim trong NMCT, trong siêu 
âm tim gắng sức, đánh giá khả năng sống của 
cơ tim, phát hiện sớm bệnh cơ tim. Đây là một 
phương pháp mới, không đắt tiền, có thể tiến 
hành nhiều lần trên cùng một bệnh nhân...(11). 
Ở Việt Nam, chúng tôi chưa thấy có công trình 
nào nghiên cứu về sức căng cơ tim ở các bệnh 
nhân NMCT cấp. Chính vì vậy, chúng tôi tiến 
hành đề tài này với mục tiêu sau:
MỤC TIÊU
►Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng 
cơ tim với vị trí NMCT và với số lượng nhánh 
ĐMV bị tổn thương.
►Nghiên cứu mối tương quan giữa sức 
căng cơ tim với các thông số chức năng thất 
trái trên siêu âm tim.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: 30 bệnh nhân được 
chẩn đoán là NMCT theo khuyến cáo của Hội 
tim mạch Châu Âu năm 2012(3), là NMCT lần 
đầu có ST chênh lên, có chỉ định chụp và can 
thiệp ĐMV qua da tại Viện Tim Mạch - Bệnh 
viện Bạch Mai. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi không lấy 
vào nghiên cứu các bệnh nhân có loạn nhịp 
hoàn toàn với biểu hiện rung nhĩ trên điện tâm 
đồ (ĐTĐ), các bệnh nhân có bệnh cấp tính, 
bệnh van tim nặng, các bệnh nội khoa nặng 
kèm theo, bệnh cơ tim phì đại có tắc nghẽn 
đường ra thất trái, bệnh nhân NMCT có blốc 
nhĩ thất độ 2-3, bệnh nhân có blốc nhánh trên 
ĐTĐ, đặt máy tạo nhịp, bệnh nhân có hình 
ảnh siêu âm mờ không đánh giá chính xác 
được các thông số siêu âm, các bệnh nhân 
không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Trong đó: ε: Sức căng
 L0: Chiều dài ban đầu 
 L: Chiều dài tức thời
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201472
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các bước tiến hành nghiên cứu: Tất cả các 
bệnh nhân được giải thích về nghiên cứu và 
ký cam đoan tham gia nghiên cứu, được hỏi 
bệnh, thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng và làm 
bệnh án theo mẫu, làm một số thăm dò và xét 
nghiệm sinh hoá và men tim, chụp X quang 
tim phổi thẳng, làm ĐTĐ 12 chuyển đạo, làm 
siêu âm Doppler tim. Tất cả các bệnh nhân 
đều được chụp động mạch vành (ĐMV), nong 
và đặt stent ĐMV và được theo dõi đánh giá 
lại kích thước và chức năng thất trái trên siêu 
âm Doppler tim sau 2 ngày và sau 7 ngày.
Quy trình làm siêu âm Doppler tim: Địa 
điểm: Tại phòng siêu âm tim, Viện Tim Mạch- 
Bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi sử dụng máy 
siêu âm Alpha7 do hãng ALOKA sản xuất 
năm 2012 tại Nhật Bản với đầu dò 3,5MHz có 
thể thăm dò: SA tim TM, 2D, Doppler xung, 
Doppler liên tục, Doppler màu và Doppler mô 
cơ tim. Trên máy có đường ghi điện tim đồng 
thời với hình ảnh siêu âm. Các BN đều được 
làm siêu âm theo quy trình chuẩn của Hội siêu 
âm tim Hoa Kỳ (17,18).
Phương pháp đo sức căng cơ tim (strain): 
Chọn phân đoạn cơ tim cần khảo sát, mỗi 
thành tim đo ở 3 phân đoạn: vùng đáy, vùng 
giữa và vùng mỏm. Hướng đo sức căng chọn 
theo hướng từ đáy tới mỏm, sức căng và tốc 
độ căng được hiển thị bằng phần mềm trong 
máy siêu âm tim. Sức căng tâm thu (S): đo tại 
thời điểm đỉnh sức căng tâm thu bằng cách 
đặt con trỏ tại đỉnh đường cong sức căng tâm 
thu (hình 1) . S thể hiện mức độ biến dạng của 
phân đoạn cơ tim thì tâm thu. Sức căng mang 
dấu (-), đơn vị tính là %. S giảm là bệnh lý. 
Thực hiện các phép đo này trên 18 phân đoạn 
trên 3 mặt cắt từ mỏm, nhưng chỉ có 16 vùng 
được dùng để đánh giá sức căng và CSVĐT 
vì chúng tôi loại đi hai vùng gần mỏm của mặt 
cắt 3 buồng. Sức căng toàn phần được tính là 
giá trị trung bình của 16 vùng(18). 
Hình 1: Minh hoạ phương pháp đo sức căng cơ tim đỉnh tâm thu 
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 73
Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống 
kê y học trên máy vi tính bằng phần mềm STATA 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu: 
Trong thời gian từ tháng 4/3013 đến tháng 10/2013, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 30 
bệnh nhân NMCT cấp có tuổi từ 37 đến 84, tuổi trung bình 61,8 ± 9,7, nam giới chiếm 76,7%, 
nữ giới chiếm 23,3%.
Bảng 1. Đặc điểm về lâm sàng và siêu âm của các đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm Giá trị trung bình hoặc tỷ lệ %
Nam/Nữ 23/7 (76,7%/23%)
Tuổi (năm) 61,8±9,7 
Chỉ số khối cơ thể (BMI-kg/m2) 22,61±2,65
Tần số tim (lần/phút) 83,2±14,5
Huyết áp tâm thu (mmHg) 130,33±19,65
Huyết áp tâm trương(mmHg) 81,33±12,24
Nồng độ đỉnh Troponin T trong máu (ng/ml) 2,87±2,67
Thời gian từ lúc đau ngực đến khi can thiệp (giờ) 37,27±29,07
Tăng huyết áp 40%
Đái tháo đường 26,7%
Rối loạn chuyển hóa lipid 33,3%
Hút thuốc lá 56,7%
Tuổi ≥ 70 23,3%
NMCT thành trước/ NMCT thành dưới/ NMCT kết hợp 60%/ 30%/10%
Tổn thương động mạch (ĐM) liên thất trước/ ĐM vành phải/ ĐM mũ/Thân chung 76,7%/ 56,7%/ 33,3%/ 0%
Tổn thương 1nhánh ĐMV/ 2 nhánh ĐMV/ 3 nhánh ĐMV 50%/ 33,3%/ 16,7%
CSVĐT 1,58±0 26
EF (phương pháp Simpson) (%) 42,56±7,98
S’(cm/s) 4,95±0,97
E’(cm/s) 5,73±1,67
E (cm/s) 63,68 ± 1,93
Sức căng cơ tim (S) toàn phần (%) -7,44±2,40
Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu thì tỷ lệ nam/nữ = 3/1, NMCT thành trước chiếm 
tỷ lệ cao nhât, rồi đến NMCT thành dưới, và đến NMCT kết hợp. Các bệnh nhân tổn thương 
ĐM liên thất trước (LTTr) chiếm tỷ lệ cao nhất, ĐM vành phải và sau đó đến ĐM mũ. Có 
16,7% các bệnh nhân bị tổn thương cả ba nhánh ĐMV. Phân số tống máu EF trung bình của 
các bệnh nhân là 42,56 ± 7,98 (%). Sức căng cơ tim toàn phần trung bình là -7,44% ± 2,40 (%).
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201474
Kết quả về mối liên quan giữa sức căng cơ tim với vị trí NMCT và với số lượng nhánh 
ĐMV bị tổn thương.
Bảng 2. Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với vị trí NMCT
Sức căng cơ tim theo vị trí NMCT 
NMCT 
thành trước
(n= 288 vùng)
NMCT 
thành dưới
(n=144 vùng) p
S (%) trước can thiệp ĐMV -7,09 ± 2,31 -8,00 ± 2,04 < 0,01
S (%) sau can thiệp ĐMV hai ngày -7,28 ±1,94 -9,34 ± 2,18 < 0,01
S (%) sau can thiệp ĐMV bảy ngày -7,35 ± 2,18 -9,30 ± 2,56 < 0,01
(n = số vùng thành tim khảo sát)
Nhận xét: Có 16 bệnh nhân NMCT thành trước với số vùng cơ tim được đánh giá là 288 
vùng, 9 bệnh nhân NMCT thành dưới với số vùng cơ tim được đánh giá là 144 vùng. Ở cả thời 
điểm trước can thiệp ĐMV và sau can thiệp ĐMV 2 ngày, 7 ngày, nhóm NMCT thành trước có 
sức căng cơ tim trung bình thấp hơn rõ rệt so với nhóm NMCT thành dưới, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê ở tất cả các thời điểm nghiên cứu (p<0,01).
Bảng 3. Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với vị trí NMCT
Sức căng cơ tim theo số 
nhánh ĐMV bị tổn thương
Tổn thương 
1 nhánh ĐMV
(n=240 vùng)
Tổn thương 
2 nhánh ĐMV
(n=160 vùng)
Tổn thương 
3 nhánh ĐMV
(n=80 vùng) p
S (%) trước can thiệp ĐMV -8,27±2,52 -6,57±1,67 -6,70±2,86 < 0,01
S (%) sau can thiệp ĐMV hai 
ngày
-8,91±2,76 -7,15±2,15 -6,78±2,57 < 0,01
S (%) sau can thiệp ĐMV bảy 
ngày
 -9,00 ± 2,56 -6,99±1,98 -6,79±2,56 < 0,01
(n = số vùng thành tim khảo sát)
Nhận xét: Có 15 bệnh nhân bị tổn thương 1 nhánh ĐMV với số vùng được đánh giá là 240 
vùng, có 10 bệnh nhân tổn thương 2 nhánh ĐMV với số vùng được đánh giá là 160 vùng, có 5 
bệnh nhân tổn thương 3 nhánh ĐMV với số vùng được đánh giá là 80 vùng. Có sự khác biệt về 
sức căng cơ tim giữa ba nhóm có ý nghĩa thống kê ở tất cả các thời điểm nghiên cứu (p<0,01). 
Nhóm tổn thương 3 nhánh ĐMV có sức căng cơ tim thấp nhất, sau đó đến nhóm tổn thương 2 
nhánh ĐMV rồi đến nhóm chỉ tổn thương 1 nhánh ĐMV.
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 75
Kết quả về mối tương quan giữa sức căng cơ tim với các thông số chức năng tim trên 
siêu âm Doppler tim:
Hình 2. Mối tương quan giữa sức căng cơ tim toàn phần với phân số tống máu EF.
Nhận xét: Có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa sức căng cơ tim toàn phần với phân 
số tống máu EF với r = - 0,61, p< 0,001
Hình 3. Mối tương quan giữa sức căng cơ tim toàn phần với chỉ số vận động vùng thành tim..
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201476
Nhận xét: Có mối tương quan tuyến tính mức độ vừa giữa sức căng cơ tim toàn phần với 
phân số tống máu EF với r = 0,41, p< 0,05.
Hình 4. Mối tương quan giữa sức căng cơ tim toàn phần với kích thuớc vùng nhồi máu trên siêu âm tim. 
Nhận xét: Kích thước vùng nhồi máu được 
tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa vùng cơ tim bị 
rối loạn vận động trên toàn bộ số vùng thành 
tim của bệnh nhân. Có mối tương quan tuyến 
tính chặt chẽ giữa sức căng cơ tim toàn phần 
với kích thước vùng NMCT trên siêu âm tim 
với r = 0,55, p<0,05.
BÀN LUẬN 
Từ trước tới nay, các phương pháp không 
xâm nhập có độ chính xác cao thường được 
dùng để đánh giá tình trạng vận động vùng 
thành tim và chức năng thất trái ở các bệnh 
nhân bị bệnh ĐMV là phương pháp chụp 
cộng hưởng từ hạt nhân (MRI), phương pháp 
xạ hình cơ tim (SPECT), siêu âm tim cản âm. 
Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi trang 
thiết bị đắt tiền, không dễ dàng thực hiện được 
tại giường bệnh. Siêu âm tim 2D là phương 
pháp cho phép đánh giá khá chính xác tình 
trạng vận động vùng thành tim và không đắt 
tiền, nhưng có nhược điểm là việc đánh giá 
vận động vùng phụ thuộc khá nhiều vào kinh 
nghiệm của bác sĩ làm siêu âm, đòi hỏi hình 
ảnh siêu âm phải rõ nét. Phương pháp siêu âm 
Doppler mô cơ tim cho phép đo vận tốc di 
chuyển của mô cơ tim trong thời kỳ tâm thu 
và tâm trương. Việc đánh giá sức căng cơ tim 
bằng phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim 
giúp đánh giá được độ co giãn của cơ tim, qua 
đó lượng hoá được chức năng vùng thành tim, 
phát hiện sớm những thay đổi của co bóp cơ 
tim. Vì sức căng cơ tim được phân bố đều trên 
toàn bộ cơ tim nên việc phát hiện một thay đổi 
kín đáo của sức căng cơ tim cũng giúp cho biết 
có tình trạng rối loạn chức năng co bóp vùng 
thành tim(6,9,10,12). Trong nghiên cứu này, chúng 
tôi khảo sát sức căng của từng vùng thành tim 
và sức căng toàn phần của thất trái cho 30 
bệnh nhân NMCT cấp lần đầu được can thiệp 
ĐMV. Ở các bệnh nhân NMCT thành trước, 
sức căng cơ tim thấp hơn rõ rệt so với các 
bệnh nhân NMCT thành dưới, sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê với p< 0,01. Sức căng cơ tim 
ở các bệnh nhân tổn thương nhiều nhánh động 
mạch vành thấp hơn so với sức căng cơ tim ở 
các bệnh nhân chỉ tổn thương một nhánh động 
mạch vành, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 77
với p<0,01. Để giải thích điều này, chúng tôi 
cho rằng các bệnh nhân NMCT thành trước 
có phạm vi tổn thương cơ tim rộng hơn so với 
các bệnh nhân NMCT thành dưới nên chức 
năng thất trái giảm nhiều hơn, sức căng cơ tim 
toàn bộ thấp hơn so với các bệnh nhân NMCT 
thành dưới. Càng nhiều nhánh ĐMV bị tổn 
thương thì càng nhiều vùng cơ tim bị ảnh 
hưởng dẫn đến sức căng cơ tim giảm đi. Tác 
giả Jamal F nghiên cứu bằng siêu âm Doppler 
mô cơ tim ở các bệnh nhân NMCT cấp cho 
thấy sức căng cơ tim có giá trị hơn vận tốc mô 
cơ tim trong việc phân biệt những vùng cơ tim 
vận động bất thường với những vùng cơ tim 
vận động bình thường, giúp phát hiện vùng 
liên quan đến ổ nhồi máu với độ nhậy 85%(13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sức căng 
cơ tim có mối tương quan tuyến tính chặt 
chẽ với phân số tống máu EF (r =-0,61), có 
mối tương quan tuyến tính mức độ vừa với 
chỉ số vận động vùng thành tim (r = 0,41). 
Kết quả này cũng tương tự với kết quả của 
tác giả Mistry N(11). Trong nghiên cứu của tác 
giả Mistry N, sức căng cơ tim có mối tương 
quan tuyến tính mức độ từ vừa đến chặt chẽ 
với phân số tống máu đo bằng các phương 
pháp cộng hưởng từ hạt nhân (r = 0,47), xạ 
hình cơ tim SPECT (r = 0,52) và siêu âm cản 
âm (r = 0,38)(11). Tác giả Reisner nghiên cứu 
các bệnh nhân NMCT cũng cho thấy sức căng 
cơ tim có mối tương quan tuyến tính với chỉ 
số vận động vùng thành tim với r = 0,68(14). 
Nghiên cứu của Palmieri cho thấy mối tương 
quan này có hệ số tương quan r2 = 0,90(15). 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sức căng 
có mối tương quan với kích thước vùng cơ tim 
bị rối loạn vận động do NMCT với r = 0,55. 
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của tác 
giả Mistry N(11). Tác giả Sjoli B nghiên cứu 
sức căng toàn phần đánh giá sau 10 ngày ở 
36 bệnh nhân NMCT có ST chênh lên được 
tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết thấy có 
mối tương quan chặt chẽ với kích thước vùng 
nhồi máu đo bằng phương pháp cộng hưởng 
từ hạt nhân(16). Các nghiên cứu trên thế giới 
cho thấy việc đo mức độ biến dạng vùng và 
sức căng toàn phần bằng siêu âm Doppler mô 
cơ tim hay phương pháp đánh dấu mô cơ tim 
đều có giá trị tương đương trong xác định kích 
thước ổ nhồi máu, vùng sẹo của cơ tim. Giá trị 
ngưỡng của các nghiên cứu có thể khác nhau, 
điều này được giải thích bởi kinh nghiệm, 
phương pháp nghiên cứu và sự khác nhau 
trong thiết kế nghiên cứu(16). 
Hạn chế của nghiên cứu: Trong nghiên 
cứu này, do sử dụng phương pháp siêu âm 
Doppler mô cơ tim nên chúng tôi chỉ khảo sát 
được sức căng dọc cơ tim. Trên thực tế, trong 
quá trình co bóp, cơ tim biến dạng theo ba 
chiều: chiều dọc, chiều bán kính, và chiều chu 
vi. Nếu sử dụng phương pháp đánh dấu mô cơ 
tim 3D thì có thể đánh giá được sức căng cơ 
tim theo cả ba chiều này. Tuy nhiên, theo giải 
phẫu cơ tim, phần lớn các sợi cơ tim đều sắp 
xếp theo chiều dọc nên việc sử dụng phương 
pháp siêu âm Doppler mô để đánh giá sức 
căng dọc cơ tim vẫn được xem là một phương 
pháp có giá trị trong đánh giá chức năng vùng 
cơ tim(6,12).
KẾT LUẬN
 Sức căng cơ tim, một thông số đánh giá 
sự biến dạng cơ tim, đo bằng siêu âm Doppler 
mô cơ tim có mối liên quan chặt chẽ với vị 
trí NMCT, với số lượng nhánh ĐMV bị tổn 
thương. Có mối tương quan tuyến tính từ vừa 
đến chặt chẽ giữa sức căng cơ tim với các 
thông số chức năng tim. 
Đề xuất: Nên ứng dụng sức căng cơ tim 
trong lâm sàng để đánh giá chức năng thất trái 
ở các bệnh nhân NMCT cấp.
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201478
SUMMARY
RELATION BETWEEN TISSUE DOPPLER STRAIN AND ECHOCARDIOGRAPHIC LEFT VENTRICULAR 
FUNCTION IN PATIENTS WITH ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION TREATED WITH PERCUTANOUS 
CORONARY INTERVENTION.
Nguyen Thi Thu Hoai, MD., PhD., Nguyen Thi Thu Thuy,MD., MSc.,
Nguyen Quang Tuan, MD., PhD., A/Prof. Nguyen Thi Bach Yen, MD., PhD.
A/Prof. Do Doan Loi, MD., PhD., Prof. Nguyen Lan Viet,MD., PhD.
BACKGROUND: 
The echocardiographic assessment of regional myocardial function plays a critical role in the diagnosis and management 
of patients with acute myocardial infarction and in most laboratories relies on the visual detection of endocardial wall motion 
abnormalities. However, this approach is subjective and operator dependent. Measurement of myocardial strain and strain rate 
are newer indices that have the potential to overcome these limitations.
AIMS: 
To investigate: (1) The relation between longitudinal peak systolic strain - S(%) measured with tissue Doppler imaging 
(TDI) method and the infarct locations, the number of occluded/stenosed coronary artery. (2) The correlations between S(%) 
and echocardiographic ejection fraction (EF), wall motion score index (WMSI), and the infarct size.
 METHODS: Thirty consecutive patients who presented with first acute myocardial infarction (AMI) were included 
in the study. All patients underwent successful percutaneous primary coronary intervention (pPCI). Standard and Tissue 
Doppler strain echocardiography was performed to all patients before pPCI and on day 2 and day 7. 
RESULTS: Patients with anterior infarction had lower S(%) than patients with inferior infarction. S(%) in patients with 
multi-vessel disease were lower that that of patients with one-vessel disease. S(%) correlated strongly with EF (r = -0,61, p 
< 0,01) and correlated moderatedly with WMSI (r = 0,41, p < 0,05). There was a strong correlation between S(%) and the 
infarct size (r = 0,55,p <0,05).
CONCLUSIONS: TDI strain is associated well with the infarct location, the number of diseased coronary artery, 
ejection fraction, wall motion score index, and the infarct size. TDI strain should be used in echocardiography practice for 
the assessment of left ventricular function in patients with AMI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt (2012). Siêu âm Doppler tim. Nhà xuất bản Y học.
2. Phạm Nguyễn Vinh, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Đinh Thu Hương, (2008), “Khuyến cáo 
2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về áp dụng lâm sàng siêu âm tim”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý Tim mạch và 
chuyển hoá, NXB Y học, tr. 556-571. 
3. Nguyễn Anh Vũ (2010), “Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán”, Nhà xuất bản Đại học Huế. 
4. ESC Committee for Practice Guidelines (CPG) (2012) ESC Guidelines for the management of acute myocardial 
infarction in patients presenting with ST-segment elevation “The Task Force on the management of ST-segment elevation 
acute myocardial infarction of the European Society of Cardiology (ESC)” European Heart Journal; 33: 2569-2619.
5.Yasuhiko T., Patricia A. et al (2005), “Analysis of the interaction patterns and global diastole function by strain 
echocardiography”, American society of echocardiography published by Mosby, INC available online 7 September.
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 79
6.Gabriel Yip (2003), “Clinical application of strain rate imaging”, Journal of the American society of echocardiography, 
16(12) pp. 1330-40.
7.Gregory Gilman R.D., Bijoy K., et al (2004), “Strain rate and strain: a step by step Approach to imaging and data 
acquisition”, J Am Echocardiogr, 17, pp.1183-87.
8.Hooge D.J. (2000), “Regional strain and strain rate measuments by cardiac ultrasound: principles implemention and 
limitation”, Eur J Echocardiography, pp. 154-170.
9. Sutherland G.R., Di Salvo G., Claus P., et al (2004), “Strain and strain rate imaging: a new clinical approach to 
quantifying regional myocardial funtion”, J Am Soc Echocardogr, 17(7), pp. 788-802.
10.Yuichi Notomi, Maureen G.Martin-Miklovic, Stephanie J, Oryszak, Takahiro Shiota (2006), “Enhanced 
Ventricular Untwisting During Exercise: A Mechanistic Manifestation of Elastic Recoil Described by Doppler Tissue 
Imaging”. Circulation; 113; 2524-2533.
11.Mistry N, Beitnes JO, Halvorsen S, Abdelnoor M (2011). “Assessment of left ventricular function in ST-elevation 
myocardial infarction by global longitudinal strain: a comparison with ejection fraction, infarct size, and wall motion score 
index measured by non-invasive imaging modalities”. European Journal of Echocardiography, 12, pp. 678-83
12. Brian D. Hoit (2011) “Strain and strain rate echocardiography and coronary artery disease”. Circ Cardiovasc 
Imaging; 4: 179 - 190.
13. Jamal F, Strotmann J, Weidemann F et al. (2001) “Noninvasive quantification of the contractile reserve of 
stunned myocardium by ultrasonic strain rate and strain”. Circulation; 104: 1059 - 1065.
14. Reisner SA, Lysyansky P, Agmon Y, et al (2004) “Global longitudinal strain: A novel index of left ventricular 
systolic function”. J Am Soc Echocardiogr; 17: 630-3
15. Palmieri V, Russo C, Buonomo A, et al (2010) “Novel wall motion score-based method for estimating global 
left ventricular ejection fraction: validation by real-time 3D echocardiography and global longitudinal strain”. Eur J 
Echocardiogr; 11:125-30.
16.Sjoli B, Orn S, Grenne B, et al (2009) “Comparison of left ventricular ejection fraction and left ventricular global 
strain as determinants of infarct size in patients with acute myocardial infarction”. J Am Soc Echocardiogr; 22: 1232 - 8.
17. Members of the Chamber Quantification Writing Group: Roberto M. Lang, Michelle Bierig, Richard B. Devereux, 
Frank A. Flachskampf, Elyse Foster, Patricia A. Pellikka, Michael H. Picard, Mary J. Roman, James Seward, Jack S. 
Shanewise, Scott D. Solomon, Kirk T. Spencer, MD, Martin St John Sutton, and William J. Stewart. “Recommendations 
for Chamber Quantification: A Report from the American Society of Echocardiography’s Guidelines and Standards 
Committee and the Chamber Quantification Writing Group, Developed in Conjunction with the European Association 
of Echocardiography, a Branch of the European Society of Cardiology” J Am Soc Echocardiogr 2005;18:1440-1463
18. Victor Mor-Avi, Roberto M. Lang, Luigi P. Badano, et al (2011) “Current and Evolving Echocardiographic 
Techniques for the Quantitative Evaluation of Cardiac Mechanics: ASE/EAE Consensus Statement on Methodology and 
Indications. Endorsed by the Japanese Society of Echocardiography” J Am Soc Echocardiogr;24:277-313.

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_suc_cang_co_tim_voi_cac_thong_so_chuc_nan.pdf