Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Nghiên cứu sự biến đổi hình thái và chức năng nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân (BN)

suy tim mạn tính có rung nhĩ và mối liên quan của rung nhĩ với đường kính nhĩ trái, hình thái

cấu trúc thất trái, phân số tống máu thất trái. Đối tượng và phương pháp: 155 BN suy tim mạn

tính được chia làm 2 nhóm: Nhóm bệnh: 65 BN có rung nhĩ dai dẳng và nhóm chứng: 90 BN

không có rung nhĩ. BN được khám lâm sàng, ghi điện tâm đồ 12 đạo trình, xét nghiệm máu,

siêu âm tim. Kết quả: Đường kính nhĩ trái của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (46,62 ± 9,63

mm so với 37,9 ± 6,86 mm) (p < 0,001).="" ở="" nhóm="" bệnh,="" tỷ="" lệ="" bn="" có="" giãn="" nhĩ="" trái="" cao="" hơn="">

giãn nhĩ trái (69,23% so với 30,77%). Phân số tống máu trung bình ở nhóm bệnh thấp hơn

nhóm chứng (45,60 ± 16,52% so với 51,47 ± 14,06%) (p < 0,05).="" 70,38%="" bn="" suy="" tim="" mạn="">

có rung nhĩ do bệnh van tim có phân số tống máu bảo tồn và 55,26% BN suy tim mạn tính có

rung nhĩ không do bệnh van tim có phân số tống máu giảm. Tỷ lệ mắc rung nhĩ ở BN suy tim

mạn tính có hình thái thất trái bình thường, tái cấu trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì đại lệch

tâm lần lượt là 33,33%; 36,36%; 42,86% và 45,96%. Đường kính nhĩ trái ở BN suy tim mạn tính

có rung nhĩ có hình thái thất trái bình thường, tái cấu trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì đại

lệch tâm trung bình lần lượt là 43,35; 43,56; 44,83 và 48,50 mm; tương tự phân suất tống máu

thất trái trung bình lần lượt là 54,89%; 54,82%; 52,85% và 48,17%. Kết luận: BN suy tim mạn

tính có rung nhĩ thường có giãn nhĩ trái và tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn. Tỷ lệ

mắc rung nhĩ tăng dần theo sự biến đổi hình thái cấu trúc thất trái và liên quan đến kích thước

nhĩ trái và chức năng tâm thu thất trái.

pdf 7 trang kimcuc 5200
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 117 
MỐI LIÊN QUAN CỦA RUNG NHĨ VỚI SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI, 
CHỨC NĂNG CỦA NHĨ TRÁI, THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN 
SUY TIM MẠN TÍNH 
 Nguyễn Duy Toàn1, Phạm Thị Thuỷ1 
Nguyễn Oanh Oanh1, Lê Thị Ngọc Hân1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu sự biến đổi hình thái và chức năng nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân (BN) 
suy tim mạn tính có rung nhĩ và mối liên quan của rung nhĩ với đường kính nhĩ trái, hình thái 
cấu trúc thất trái, phân số tống máu thất trái. Đối tượng và phương pháp: 155 BN suy tim mạn 
tính được chia làm 2 nhóm: Nhóm bệnh: 65 BN có rung nhĩ dai dẳng và nhóm chứng: 90 BN 
không có rung nhĩ. BN được khám lâm sàng, ghi điện tâm đồ 12 đạo trình, xét nghiệm máu, 
siêu âm tim. Kết quả: Đường kính nhĩ trái của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (46,62 ± 9,63 
mm so với 37,9 ± 6,86 mm) (p < 0,001). Ở nhóm bệnh, tỷ lệ BN có giãn nhĩ trái cao hơn không 
giãn nhĩ trái (69,23% so với 30,77%). Phân số tống máu trung bình ở nhóm bệnh thấp hơn 
nhóm chứng (45,60 ± 16,52% so với 51,47 ± 14,06%) (p < 0,05). 70,38% BN suy tim mạn tính 
có rung nhĩ do bệnh van tim có phân số tống máu bảo tồn và 55,26% BN suy tim mạn tính có 
rung nhĩ không do bệnh van tim có phân số tống máu giảm. Tỷ lệ mắc rung nhĩ ở BN suy tim 
mạn tính có hình thái thất trái bình thường, tái cấu trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì đại lệch 
tâm lần lượt là 33,33%; 36,36%; 42,86% và 45,96%. Đường kính nhĩ trái ở BN suy tim mạn tính 
có rung nhĩ có hình thái thất trái bình thường, tái cấu trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì đại 
lệch tâm trung bình lần lượt là 43,35; 43,56; 44,83 và 48,50 mm; tương tự phân suất tống máu 
thất trái trung bình lần lượt là 54,89%; 54,82%; 52,85% và 48,17%. Kết luận: BN suy tim mạn 
tính có rung nhĩ thường có giãn nhĩ trái và tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn. Tỷ lệ 
mắc rung nhĩ tăng dần theo sự biến đổi hình thái cấu trúc thất trái và liên quan đến kích thước 
nhĩ trái và chức năng tâm thu thất trái. 
* Từ khóa: Rung nhĩ; Suy tim mạn tính; Giãn nhĩ trái; Tái cấu trúc hình thái thất trái; Phân 
suất tống máu thất trái. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Suy tim là nguyên nhân hàng đầu gây 
tử vong và tái nhập viện. Rối loạn nhịp ở 
BN suy tim thường gặp, đa dạng và phức 
tạp. Suy tim càng nặng, tỷ lệ rối loạn nhịp 
càng cao và ngược lại, rối loạn nhịp tác 
động trở lại gây suy tim nặng hơn, tăng 
nguy cơ tái nhập viện và tử vong. Rung 
nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim 
thường gặp nhất trong cộng đồng. Tỷ lệ 
tử vong ở BN suy tim kèm theo rung nhĩ 
tăng hơn 34%. Rung nhĩ làm giảm khả 
năng gắng sức và ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống của BN suy tim. Việc 
kiểm soát nhịp thất, chuyển nhịp và điều 
trị kháng đông thích hợp làm giảm tỷ lệ tử 
vong và triệu chứng cho BN. Tái cấu trúc 
nhĩ trái, giãn nhĩ trái và tái cấu trúc thất 
trái có liên quan đến sự phát triển của 
rung nhĩ ở BN suy tim mạn tính [7]. 
1. Bệnh viện Quân y 103 
Người phản hồi: Lê Thị Ngọc Hân (drlengochan@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 12/3/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 9/4/2020 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 118 
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này nhằm: Khảo sát sự biến 
đổi hình thái và chức năng nhĩ trái, thất 
trái ở BN suy tim mạn tính có rung nhĩ và 
mối liên quan của rung nhĩ với đường 
kính nhĩ trái, hình thái cấu trúc thất trái, 
phân số tống máu thất trái. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
155 BN suy tim mạn tính được chia 
làm 2 nhóm: 
- Nhóm bệnh: 65 BN có rung nhĩ dai 
dẳng. 
- Nhóm chứng: 90 BN không có rung 
nhĩ. 
Tất cả BN được điều trị tại Khoa Tim 
mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 
7/2018 - 7/2019. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Bệnh nhân suy tim nhưng có các 
bệnh cấp tính hoặc ác tính kèm theo. 
- Bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp 
tim trước khi vào nghiên cứu. 
- Bệnh màng ngoài tim, bệnh tim bẩm 
sinh, bệnh cơ tim. 
- Bệnh tâm phế mạn tính. 
- Cường chức năng tuyến giáp. 
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên 
cứu. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả 
cắt ngang. 
* Các bước tiến hành: 
- Thu thập số liệu theo mẫu thống nhất 
với các thông số lâm sàng. 
- Xét nghiệm sinh hoá máu cơ bản. 
- Điện tâm đồ 12 đạo trình, siêu âm tim 
đo các thông số đường kính ngang nhĩ 
trái, đường kính thất tái cuối tâm trương, 
chỉ số khối cơ thất trái, tỷ số độ dày thành 
thất trái, phân số tống máu thất trái (bằng 
cách lấy giá trị trung bình của 3 lần đo, 
trong trường hợp có rối loạn vận động 
vùng, đánh giá chức năng tâm thu thất 
trái theo phương pháp Simpson 4 buồng, 
2 buồng). 
* Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim: Dựa 
theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu 
Âu (2016): 
- Suy tim có phân số tống máu giảm 
(HFrEF): BN có các triệu chứng và dấu 
hiệu của suy tim và phân số tống máu 
< 40%. 
- Suy tim có phân số tống máu bảo tồn 
(HFpEF): BN có các triệu chứng và dấu 
hiệu của suy tim và phân số tống máu 
≥ 50% kèm với giá trị peptid lợi niệu natri 
tăng (BNP > 35 pg/ml, NT-pro BNP > 125 
pg/ml) và một trong hai bất thường: (1) 
dày thất trái và/hoặc giãn nhĩ trái; (2) rối 
loạn chức năng tâm trương. 
- Suy tim có phân số tống máu khoảng 
giữa (HFmrEF): BN có các triệu chứng và 
dấu hiệu của suy tim và phân số tống 
máu từ 40 - 49% kèm với giá trị peptid lợi 
niệu natri tăng (BNP > 35 pg/ml, NT-pro 
BNP > 125 pg/ml) và một trong hai bất 
thường: (1) dày thất trái và/hoặc giãn nhĩ 
trái; (2) rối loạn chức năng tâm trương. 
* Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim mạn 
tính: BN bị suy tim tiến triển từ từ, thời 
gian kéo dài, trong đó có những giai đoạn 
ổn định xen kẽ với những đợt suy tim 
nặng lên. 
* Tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ: Dựa 
vào điện tâm đồ. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 119 
- Sóng P mất được thay thế bởi sóng f. 
Các sóng f này làm cho đường đẳng điện 
thành một đường sóng lăn tăn. 
- Đặc điểm của sóng f: Tần số không 
đều, từ 300 - 600 chu kỳ/phút. 
- Nhịp thất rất không đều về tần số và 
biên độ. 
* Tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ dai 
dẳng: BN bị rung nhĩ kéo dài > 7 ngày 
hoặc phải điều trị bằng thuốc hoặc can 
thiệp để chuyển về nhịp xoang trong 
khoảng thời gian từ 48 giờ đến 7 ngày. 
* Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 
21.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 
Nhóm bệnh 
(n = 65) 
Nhóm chứng 
(n = 90) Đặc điểm 
X ± SD hoặc n (%) 
Tuổi 71,72 ± 12,68 71,38 ± 13,26 
Giới: 
Nam 
Nữ 
23 (35,38) 
42 (64,62) 
44 (49,4) 
46 (50,6) 
Tần số tim (chu kỳ/phút)* 105,78 ± 30,31 88,66 ± 16,46 
NYHA I 0 (0) 1 (1,11) 
NYHA II 18 (27,69) 30 (33,33) 
NYHA III 21 (32,31) 37 (41,11) 
Phân độ suy tim 
NYHA IV 26 (40,0) 22 (24,45) 
Tăng huyết áp 20 (30,77) 33 (36,67) 
Bệnh mạch vành mạn tính# 18 (27,69) 41 (45,56) 
Nguyên nhân 
Bệnh van tim do thấp* 27 (41,54) 16 (17,77) 
Đái tháo đường 8 (12,31) 16 (17,78) 
Béo phì 10 (15,38) 25 (27,78) 
Rối loạn lipid máu 36 (55,38) 49 (54,44) 
Yếu tố nguy cơ 
Đột quỵ não cũ 8 (12,31) 6 (6,67) 
(*: p < 0,001; #: p < 0,05) 
Không có sự khác biệt về tuổi, giới, yếu tố nguy cơ giữa 2 nhóm. Tần số thất trung 
bình ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (105,78 so với 88,66 chu kỳ/phút), khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Ở nhóm bệnh, BN suy tim mạn tính có rung nhĩ, 
NYHA III - IV chiếm ưu thế (72,31%). Ở nhóm bệnh, hơn 1/2 số BN suy tim là do bệnh 
van tim. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 120 
Bảng 2: Đặc điểm siêu âm tim ở cả 2 nhóm. 
Phân nhóm 
Thông số Nhóm bệnh (n = 65) Nhóm chứng (n = 90) 
Đường kính nhĩ trái (mm)* 46,62 ± 9,63 37,9 ± 6,86 
Đường kính thất trái cuối tâm trương (mm) 51,01 ± 9,72 52,45 ± 12,21 
Đường kính thất trái cuối tâm thu (mm) 39,09 ± 8,19 40,29 ± 13,55 
Chỉ số khối cơ thất trái (g/m2) 119,39 ± 40,91 123,91 ± 39,28 
Tỷ số độ dày thành thất trái 0,39 ± 0,13 0,42 ± 0,21 
Phân số tống máu (%)# 45,60 ± 16,52 51,47 ± 14,06 
Huyết khối buồng tim (n, %)# 5 (7,69) 0 (0) 
(*: p < 0,001; #: p < 0,05) 
Đường kính nhĩ trái, tỷ lệ có huyết khối trong buồng tim ở nhóm bệnh cao hơn 
nhóm chứng (p < 0,001). Không có sự khác biệt về đường kính thất trái, chỉ số khối cơ 
thất trái, tỷ số độ dày thành thất trái giữa 2 nhóm (p > 0,05). Phân số tống máu trung 
bình ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng (p < 0,05). 
Bảng 3: Mối liên quan giữa rung nhĩ với hình thái cấu trúc thất trái ở cả 2 nhóm. 
Hình thái cấu trúc thất trái 
Đặc điểm Bình thườnga 
(n = 24) 
Tái cấu trúcb 
(n = 22) 
Phì đại đồng tâmc 
(n = 35) 
Phì đại lệch tâmd 
(n = 74) 
Rung nhĩ (n, %) 8 (33,33) 8 (36,36) 15 (42,86) 34 (45,96) 
Không rung nhĩ (n, %) 16 (66,67) 14 (63,64) 20 (57,14) 40 (54,04) 
(a: Chỉ số khối cơ thất trái bình thường và tỷ số độ dày thành thất trái bình thường; 
b: Chỉ số khối cơ thất trái bình thường và tỷ số độ dày thành thất trái cao; c: Chỉ số khối 
cơ thất trái cao và tỷ số độ dày thành thất trái cao; d: Chỉ số khối cơ thất trái cao và tỷ 
số độ dày thành thất trái bình thường) 
* Đặc điểm hình thái cấu trúc thất trái trên siêu âm tim ở nhóm bệnh: 
Bình thường: 8 BN (12,31%); tái cấu trúc: 8 BN (12,31%); phì đại đồng tâm: 15 BN 
(23,08%); phì đại lệch tâm: 34 BN (52,3%). Như vậy, bất thường hình thái cấu trúc thất 
trái gặp ở 87,69% BN. 
* Mối liên quan giữa đường kính nhĩ trái với rung nhĩ ở nhóm bệnh: 
Đường kính nhĩ trái < 40 mm: 20 BN (30,77%); ≥ 40 mm: 45 BN (69,23%). 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 121 
Bảng 4: Mối liên quan giữa phân số tống máu với rung nhĩ ở nhóm bệnh. 
Suy tim mạn tính có rung nhĩ 
do bệnh van tim (n = 27) 
Suy tim mạn tính có rung nhĩ 
không do bệnh van tim (n = 38) Phân số tống máu 
(%) 
 (n, %) 
< 40 4 (14,81) 21 (55,26) 
40 - 49 4 (14,81) 8 (21,05) 
≥ 50 19 (70,38) 9 (23,69) 
Trong nhóm suy tim mạn tính có rung nhĩ do bệnh van tim, tỷ lệ BN có phân số tống 
máu bảo tồn là cao nhất (70,38%). Ngược lại, ở nhóm suy tim mạn tính có rung nhĩ 
không do bệnh van tim, đa số BN (55,26%) có phân số tống máu giảm. 
Bảng 5: Mối liên quan giữa đường kính nhĩ trái, phân số tống máu với hình thái cấu 
trúc thất trái ở nhóm bệnh. 
Hình thái cấu trúc thất trái 
Chỉ số Bình thường 
(n = 8) 
Tái cấu trúc 
(n = 8) 
Phì đại đồng 
tâm (n = 15) 
Phì đại lệch tâm 
(n = 34) 
Đường kính nhĩ trái (mm) 43,35 ± 7,41 43,56 ± 13,12 44,83 ± 10,33 48,50 ± 9,95 
Phân số tống máu (%) 54,89 ± 14,74 54,82 ± 10,94 52,85 ± 12,46 48,17 ± 15,21 
BÀN LUẬN 
* Sự biến đổi hình thái nhĩ trái ở BN 
suy tim mạn tính có rung nhĩ và mối liên 
quan của rung nhĩ với đường kính nhĩ trái: 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
đường kính nhĩ trái trung bình của nhóm 
bệnh cao hơn nhóm chứng (46,62 ± 9,63 
mm so với 37,9 ± 6,86 mm) (p < 0,001) 
(bảng 2). Đường kính nhĩ trái bình 
thường khi < 38 mm ở nữ và < 40 mm ở 
nam [3]. Đường kính ngang trung bình 
nhĩ trái ở BN rung nhĩ cao hơn ở người 
bình thường. Nguyên nhân của hiện 
tượng này là do nhịp tim nhanh và quá tải 
về thể tích và áp lực dẫn đến thay đổi cấu 
trúc các tế bào cơ nhĩ. Trong giai đoạn 
đầu, cơ tim ở nhĩ sẽ bù trừ bằng cách 
tăng cường sức co bóp thông qua tăng 
sinh cơ tim nhĩ trái và tăng sản xuất sợi 
gian bào. Các tế bào cơ nhĩ sẽ bị viêm 
liên tục, phù nề và chết theo chương 
trình. Tất cả những thay đổi như vậy làm 
tế bào cơ nhĩ mất đi khả năng co bóp, 
giảm khả năng tống máu xuống thất và 
gây tăng ứ trệ máu trong nhĩ trái. 
Nghiên cứu về mối liên quan giữa kích 
thước nhĩ trái và rung nhĩ cho thấy, trong 
số BN suy tim mạn tính có rung nhĩ, tỷ lệ 
BN có giãn nhĩ trái nhiều hơn không giãn 
nhĩ trái (69,23% so với 30,77%) (bảng 5). 
Cơ chế làm giãn nhĩ trái ở BN rung nhĩ 
không do bệnh van tim hiện vẫn chưa rõ 
ràng. Ở BN có bệnh van hai lá do thấp khớp, 
rung nhĩ thường được cho là xảy ra thứ 
phát do giãn nhĩ. Sự giãn nhĩ này dẫn đến 
làm mỏng và xơ hóa các sợi cơ tim, sợi 
dẫn truyền, gây rối loạn hoạt động điện và 
co hồi cơ. Cơ chế này thích hợp với các 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 122 
tình trạng khác thường gặp phối hợp với 
rung nhĩ như bệnh tim do thiếu máu cục 
bộ, bệnh cơ tim. Các tác nhân cơ bản 
trực tiếp của rung nhĩ chủ yếu là do tái 
cấu trúc nhĩ trái. Tái cấu trúc nhĩ trái do 
nhiều yếu tố [2]. Suy giảm chức năng tâm 
trương và tăng áp lực đổ đầy tâm trương 
có liên quan đến kích thước nhĩ trái. Với 
sự gia tăng áp lực đổ đầy nhĩ trái, thành 
tâm nhĩ kéo dài và giãn rộng [7]. 
* Sự biến đổi chức năng thất trái ở BN 
suy tim mạn tính có rung nhĩ và mối liên 
quan của rung nhĩ với phân số tống máu 
thất trái: 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân 
số tống máu trung bình ở nhóm bệnh 
thấp hơn nhóm chứng (45,60 ± 16,52% 
so với 51,47 ± 14,06%) (p < 0,05) (bảng 
2). Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa 
phân số tống máu và rung nhĩ, chúng tôi 
nhận thấy ở nhóm BN suy tim mạn tính 
có rung nhĩ do bệnh van tim, tỷ lệ BN có 
phân số tống máu bảo tồn là cao nhất 
(70,38%); ngược lại, trong nhóm BN suy 
tim mạn tính có rung nhĩ không do bệnh 
van tim, đa số BN (55,26%) có phân số 
tống máu giảm (bảng 6). Rung nhĩ gây 
giãn nhĩ trái, suy giảm chức năng và xơ 
hóa tâm nhĩ, là nguyên nhân trực tiếp của 
suy tim phân suất tống máu bảo tồn. 
Rung nhĩ cũng liên quan đến xơ hóa cơ 
tim thất trái, do đó góp phần vào rối loạn 
chức năng tâm trương và suy tim phân 
suất tống máu bảo tồn. Rung nhĩ được 
xác định là yếu tố nguy cơ chính của suy 
tim phân suất tống máu bảo tồn mới khởi 
phát trong nghiên cứu Framingham (HR: 
2,5) và sự hiện diện của rung nhĩ có xu 
hướng dự đoán suy tim phân suất tống 
máu bảo tồn (HR: 2,3) mạnh hơn so với 
suy tim phân suất tống máu giảm [5]. 
* Sự biến đổi hình thái cấu trúc thất trái 
ở BN suy tim mạn tính có rung nhĩ và mối 
liên quan của rung nhĩ, đường kính nhĩ 
trái, chức năng thất trái với hình thái cấu 
trúc thất trái: 
Tỷ lệ rung nhĩ tăng theo các mô hình 
cấu trúc thất trái (bảng 3). Cơ chế giải 
thích tại sao tỷ lệ mắc rung nhĩ tăng 
không rõ ràng. Tuy nhiên, tái cấu trúc tim 
biểu hiện như thay đổi kích thước, hình 
dạng và chức năng của tim để đáp ứng 
với tình trạng lão hóa, suy tim hoặc tăng 
tải [1]. Tái cấu trúc tim gây ra sự gia tăng 
áp lực cuối tâm trương và mở rộng thể 
tích cuối tâm trương với rối loạn chức 
năng tâm trương và tâm thu [1]. 
Bất thường hình thái cấu trúc thất trái 
gặp ở 87,69% BN suy tim mạn tính có 
rung nhĩ (bảng 4). Tái cấu trúc thất trái và 
phì đại đồng tâm thường do quá tải áp 
lực làm tăng tỷ số độ dày thành thất trái 
nhằm bình thường hóa sức căng thành 
thất trái trong thì tâm thu. Rối loạn chức 
năng tâm trương thất trái thường gặp 
trong tái cấu trúc và phì đại đồng tâm [7]. 
Phì đại lệch tâm thường do quá tải thể 
tích như trong bệnh van tim hoặc suy tim 
tâm thu. Rối loạn chức năng tâm thu chủ 
yếu được ghi nhận trong phì đại lệch tâm 
và ảnh hưởng đến hình thái cấu trúc thất 
trái, chủ yếu là giãn buồng thất trái. Giãn 
thất trái và chức năng tâm thu thất trái 
giảm gây ứ máu nhĩ trái [4, 6]. Do đó, 
giãn nhĩ trái trong phì đại lệch tâm được 
cho là thường gặp nhất trong số các nhóm 
có quá tải áp suất và thể tích. Nhĩ trái 
giãn hơn liên quan đến nguy cơ rung nhĩ 
cao hơn [8]. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, đường kính nhĩ trái trung bình ở BN 
suy tim mạn tính có rung nhĩ có hình thái 
thất trái bình thường, tái cấu trúc thất trái, 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 123 
phì đại đồng tâm và phì đại lệch tâm có 
xu hướng tăng lần lượt là 43,35 mm; 
43,56 mm; 44,83 mm và 48,50 mm. 
Tương tự, phân suất tống máu thất trái 
trung bình xu hướng giảm lần lượt là 54,89%; 
54,82%; 52,85% và 48,17%. Seko Y. và 
CS cũng thấy tỷ lệ mắc rung nhĩ tăng dần 
theo sự biến đổi hình thái cấu trúc thất 
trái và liên quan đến kích thước nhĩ trái 
và chức năng tâm thu thất trái [7]. 
KẾT LUẬN 
- Đường kính nhĩ trái ở nhóm bệnh cao 
hơn nhóm chứng (46,62 ± 9,63 mm so 
với 37,9 ± 6,86 mm) (p < 0,001). Ở nhóm 
bệnh, tỷ lệ BN có giãn nhĩ trái cao hơn 
không giãn nhĩ trái (69,23% so với 30,77%). 
- Phân số tống máu trung bình ở nhóm 
bệnh thấp hơn nhóm chứng (45,60 ± 16,52% 
so với 51,47 ± 14,06%) (p < 0,05). 
70,38% BN suy tim mạn tính có rung nhĩ 
do bệnh van tim có phân số tống máu bảo 
tồn và 55,26% BN suy tim mạn tính có 
rung nhĩ không do bệnh van tim có phân 
số tống máu giảm. 
- Tỷ lệ mắc rung nhĩ ở BN suy tim mạn 
tính có hình thái thất trái bình thường, tái 
cấu trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì 
đại lệch tâm lần lượt là 33,33%; 36,36%; 
42,86%; 45,96%. Đường kính nhĩ trái trung 
bình ở BN suy tim mạn tính có rung nhĩ 
có hình thái thất trái bình thường, tái cấu 
trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì đại 
lệch tâm lần lượt là 43,35 mm; 43,56 mm; 
44,83 mm và 48,50 mm; tương tự phân 
suất tống máu thất trái trung bình lần lượt 
là 54,89%; 54,82%; 52,85% và 48,17%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cohn J.N., Ferrari R., Sharpe N. Cardiac 
remodeling-concepts and clinical implications: 
A consensus paper from an international 
forum on cardiac remodeling. Behalf of an 
International Forum on Cardiac Remodeling. 
Journal of the American College of Cardiology. 
2000, 35, pp.569-582. 
2. Kirchhof P., Benussi S., Kotecha D. et 
al. 2016 ESC guidelines for the management 
of atrial fibrillation developed in collaboration 
with EACTS. Europace: European Pacing, 
Arrhythmias, and Cardiac Electrophysiology: 
Journal of the Working Groups on Cardiac 
Pacing, Arrhythmias, and Cardiac Cellular 
Electrophysiology of the European Society of 
Cardiology. 2016, 18, pp.1609-1678. 
3. Lang R.M., Badano L.P., Mor-Avi V. et al. 
Recommendations for cardiac chamber 
quantification by echocardiography in adults: 
An update from the American society of 
echocardiography and the European association 
of cardiovascular imaging. Journal of the American 
Society of Echocardiography: Official Publication 
of the American Society of Echocardiography. 
2015, 28, pp.1-39 e14. 
4. Patel D.A., Lavie C.J., Milani R.V. et al. 
Association of left ventricular geometry with 
left atrial enlargement in patients with preserved 
ejection fraction. Congest Heart Fail. 2012, 
18, pp.4-8. 
5. Qin D., Heist E.K. Atrial fibrillation 
ablation in congestive heart failure with preserved 
ejection fraction: Tackling the vicious twins. 
J Cardiovasc Electrophysiol. 2020. 
6. Sanfilippo A.J., Abascal V.M., Sheehan M. 
et al. Atrial enlargement as a consequence of 
atrial fibrillation: A prospective echocardiographic 
study. Circulation. 1990, 82, pp.792-797. 
7. Seko Y., Kato T., Haruna T. Association 
between atrial fibrillation, atrial enlargement, 
and left ventricular geometric remodeling. Sci 
Rep. 2018, 8, pp.63-66. 
8. Tsang T.S., Barnes M.E., Bailey K.R. et al. 
Left atrial volume: Important risk marker of 
incident atrial fibrillation in 1,655 older men 
and women. Mayo Clinic Proceedings. 2001, 
76, pp.467-475. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_quan_cua_rung_nhi_voi_su_bien_doi_hinh_thai_chuc_na.pdf