Mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường Đại học: So sánh nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng

Mục tiêu nghiên cứu của bài báo này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết giữa

doanh nghiệp và trường đại học, so sánh kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minhvà tỉnh Lâm

Đồngdựa trên quan điểm của các nhà doanh nghiệp. Mối liên kết này được xác định có sự ảnh hưởng

của bốn nhóm nhân tố. Trong đó hai nhóm nhân tố tác động tích cực cho sự phát triển quan hệ hợp tác

là nhân tố hoàn cảnh và nhân tố tổ chức. Hai nhóm còn lại là khác biệt về đặc điểm hoạt động và nhận

thức của doanh nghiệp về trường gây cản trở, kìm hãm sự hợp tác của hai tổ chức. Kết quả nghiên cứu

về cơ bản sẽ giúp cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng khi có ý định

thực hiện hợp tác với trường sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng liên kết cụ

thể, từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược liên kết cho phù hợp với doanh nghiệp.

pdf 10 trang kimcuc 4480
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường Đại học: So sánh nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường Đại học: So sánh nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng

Mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường Đại học: So sánh nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 124 
MỐI LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC: SO SÁNH NGHIÊN CỨU 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TỈNH LÂM ĐỒNG 
THE LINKAGE BETWEEN ENTERPRISES AND UNIVERSITIES: COMPARE THE RESUL 
BETWEEN HO CHI MINH CITY AND LAM DONG PROVINCE 
Nguyễn Thị Thu Hằng 
Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG-HCM, ntthang@hcmut.edu.vn 
Đỗ Thụy Thùy Dung 
Trường Đại Học Đà Lạt, dungdtt@dlu.edu.vn 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu của bài báo này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết giữa 
doanh nghiệp và trường đại học, so sánh kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minhvà tỉnh Lâm 
Đồngdựa trên quan điểm của các nhà doanh nghiệp. Mối liên kết này được xác định có sự ảnh hưởng 
của bốn nhóm nhân tố. Trong đó hai nhóm nhân tố tác động tích cực cho sự phát triển quan hệ hợp tác 
là nhân tố hoàn cảnh và nhân tố tổ chức. Hai nhóm còn lại là khác biệt về đặc điểm hoạt động và nhận 
thức của doanh nghiệp về trường gây cản trở, kìm hãm sự hợp tác của hai tổ chức. Kết quả nghiên cứu 
về cơ bản sẽ giúp cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng khi có ý định 
thực hiện hợp tác với trường sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng liên kết cụ 
thể, từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược liên kết cho phù hợp với doanh nghiệp. 
Từ khóa: doanh nghiệp, mối liên kết, trường đại học. 
ABSTRACT 
This thesis's purpose is to deep dive into the determinants of enterprises -universities linkage, to 
compare and contrast the results between Ho Chi Minh City and Lam Dong Province from enterprises' 
perspective. Four factor groups were identified. The two supportive factor groups are the context and 
the organization factors. The other two - inhibitive factor groups, which are negatively correlated to the 
linkage, were the difference factors of activities and the factors of enterprises perception about the 
universities. Basically this research's results would support companies who wish to partner with 
universities to identify the determinants' significance, consequently to construct suitable strategic 
linkage plans. 
Keyword: enterprise, linkage, university. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 125 
1. GIỚI THIỆU 
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, yếu tố 
quyết định thành công của một doanh nghiệp 
ngày càng dựa vào kiến thức và sự đổi mới. Môi 
trường kinh doanh thay đổi một cách nhanh 
chóng, kiến thức trở thành nguồn tài nguyên 
chiến lược để các doanh nghiệp đạt được lợi thế 
cạnh tranh bền vững. Sự đổi mới từ cơ bản đến 
nâng cao của doanh nghiệp hầu hết bắt nguồn từ 
nguồn kiến thức khoa học của các cơ sở giáo dục 
và tổ chức nghiên cứu. Sự kết nối với các nguồn 
kiến thức bên ngoài, đặc biệt là từ các nhà khoa 
học của các trường đại học, cung cấp nhiều lợi 
ích trong việc tiếp cận và khai thác tri thức cho 
doanh nghiệp. 
Nhiều doanh nghiệp và trường nhận ra rằng 
họ càng phụ thuộc lẫn nhau về nguồn lực thì khả 
năng thiết lập mối quan hệ giữa họ càng cao [11]. 
Từ quan hệ hợp tác này hình thành nên nhiều dự 
án chuyển giao công nghệ, tri thức và phương 
thức hợp tác. Việc chuyển giao kiến thức từ 
trường cho doanh nghiệp trở thành chiến lược 
quan trọng trong nhiều khía cạnh: nó đại diện cho 
nguồn tài trợ các nghiên cứu của nhà trường, 
nguồn sáng tạo của doanh nghiệp, góp phần vào 
sự đổi mới trong nhiều ngành công nghiệp và là 
nguồn phát triển kinh tế cho các nhà hoạch định 
chính sách [2; 8; 18]. 
Yếu tố quyết định thành công trong hợp tác 
giữa doanh nghiệp và trường là cả hai bên cùng 
có lợi. Tuy nhiên sự hiểu biết lẫn nhau để thực 
hiện nguyên tắc cùng có lợi của hai đối tác này 
còn hạn chế. Doanh nghiệp là tổ chức lợi nhuận, 
do đó họ phải thấy rõ được lợi ích thiết thực khi 
đầu tư thời gian, ngân sách, nguồn lực để hợp tác 
với trường. Để hai tổ chức này gắn kết được với 
nhau vẫn là câu hỏi cần lời giải đáp [17]. Mối 
quan hệ hợp tác giữa trường và doanh nghiệp 
đang chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó 
có nhận thức về lợi ích của sự hợp tác, cũng như 
rào cản và động lực khi thực hiện liên kết. Rõ 
ràng để đẩy mạnh, mở rộng và nâng cao quan hệ 
hợp tác này, điều trọng yếu cần quan tâm đó là 
xem xét những nhân tố này để từ đó xây dựng 
chiến lược phù hợp, hoạt động cụ thể với từng 
bối cảnh [16]. Xuất phát từ các nhận định trên, 
mục tiêu nghiên cứu của bài báo này là xác định 
các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ doanh 
nghiệp và trường đại học, đồng thời so sánh kết 
quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp. 
HCM) và tỉnh Lâm Đồng dựa trên quan điểm của 
các doanh nghiệp. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
Những nhân tố ảnh hưởng đến mối liên 
kết giữa doanh nghiệp và trường đại học: được 
xác định có sự ảnh hưởng của bốn nhóm nhân tố. 
Trong đó hai nhóm nhân tố tác động tích cực đến 
mối quan hệ là nhân tố hoàn cảnh và nhân tố tổ 
chức. Hai nhóm còn lại là khác biệt về đặc điểm 
hoạt động [5; 15] và nhận thức của doanh nghiệp 
về trường ảnh hưởng tiêu cực, gây cản trở liên 
kết của hai tổ chức [3; 15; 17]. Nhóm nhân tố 
hoàn cảnh bao gồm các nhân tố thành phần: mối 
quan hệ sẵn có giữa hai bên [2; 10], việc xác định 
mục tiêu rõ ràng [1], khả năng/năng lực từng bên 
khi tham gia vào hợp tác [2; 6]. Nhóm nhân tố 
liên quan đến tổ chức bao gồm cam kết [1], cơ 
chế truyền thông [9; 13], sự tin tưởng [14] và sự 
phụ thuộc lẫn nhau [7]. 
Hình thức liên kết: Ba phương thức liên 
kết giữa nhà trường và doanh nghiệp có thể được 
xác định, tương ứng với ba nhiệm vụ rõ ràng bao 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 126 
gồm hoạt động liên quan đến đào tạo và giáo dục, 
hoạt động cung cấp dịch vụ và tư vấn và hoạt 
động nghiên cứu [4; 8]. 
Kết quả đạt được từ mối quan hệ hợp tác 
doanh nghiệp – nhà trường [2; 12; 16]: 
Lợi ích cho doanh nghiệp: có nguồn nhân 
lực được đào tạo tốt, tiết kiệm được thời gian, chi 
phí trong quá trình đào tạo do đã “đặt hàng” với 
nhà trường để có được các cán bộ phù hợp với 
chuyên môn, nhu cầu phát triển của doanh 
nghiệp; tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới cải 
thiện hiệu suất kinh doanh, từ đó tạo thu nhập tốt 
hơn cho nhân viên và nâng cao doanh thu cho 
doanh nghiệp. Sự chuyển giao công nghệ góp 
phần tăng khả năng khám phá các vật liệu mới, 
ứng dụng phát minh, sáng chế vào trong sản xuất 
và các dịch vụ tư vấn. 
Lợi ích cho trường: tăng cường hoạt động 
nghiên cứu nhờ có các nguồn ngân sách bổ sung, 
giảm ngân sách công, tiếp cận với kiến thức trong 
thực tế, tích hợp thông tin vào hệ thống giáo dục 
như “dữ liệu nghiên cứu”, tạo ra thu nhập nhờ 
chuyển giao công nghệ. Dựa vào chiến lược phát 
triển của doanh nghiệp, nhà trường sẽ dự báo 
được nhu cầu về số lượng, loại lao động cần 
thiết, để có chương trình đào tạo hợp lý. 
Lợi ích cho giảng viên, nghiên cứu viên: 
tăng cường uy tín học thuật trong lĩnh vực 
chuyên môn, có thêm nguồn tài chính cho nghiên 
cứu, tăng cường cơ hội xúc tiến việc làm, nâng 
cao vị thế bản thân trong nhà trường. Tham gia 
học tập với các tổ chức bên ngoài như doanh 
nghiệp, các nhà nghiên cứu có thể đi đúng với 
trọng tâm nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thực tế, 
tăng khả năng hỗ trợ công việc trong tương lai và 
thương mại hóa kết quả. 
Lợi ích cho sinh viên: có điều kiện tiếp xúc 
với môi trường thực tế, nâng cao kinh nghiệm 
học tập, phát triển các kỹ năng mềm, cải thiện 
việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, có các 
nguồn hỗ trợ học bổng. 
Lợi ích cho xã hội: tăng cường việc làm và 
mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp địa 
phương, tăng GDP và nâng cao năng suất trong 
khu vực. 
2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 
Trên cở sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu 
(hình 1) và 15 giả thuyết được đưa ra để kiểm 
định như sau: 
H1: Nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng tích cực 
lên liên kết giữa doanh nghiệp và trường trong 
giáo dục/đào tạo. 
H2: Nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng tích cực 
lên liên kết giữa doanh nghiệp và trường trong 
dịch vụ/tư vấn. 
H3: Nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng tích cực 
lên liên kết giữa doanh nghiệp và trường trong 
nghiên cứu. 
H4: Nhân tố tổ chức ảnh hưởng tích cực lên 
liên kết giữa doanh nghiệp và trường trong giáo 
dục/đào tạo. 
H5: Nhân tố tổ chức ảnh hưởng tích cực lên 
liên kết giữa doanh nghiệp và trường trong dịch 
vụ/tư vấn. 
H6: Nhân tố tổ chức ảnh hưởng tích cực lên 
liên kết giữa doanh nghiệp và trường trong 
nghiên cứu. 
H7: Khác biệt về đặc điểm hoạt động của 
doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực lên liên kết 
giữa doanh nghiệp và trường trong giáo dục/đào 
tạo. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 127 
H15 
H14 
H13 H5 
H1 
H12 
H2 
H4 
H3 
H6 
Nhân tố 
tổ chức 
Liên kết trong 
giáo dục/đào tạo 
Nhân tố 
hoàn cảnh 
Liên kết trong 
dịch vụ/tư vấn 
 Đặc điểm 
hoạt động 
Liên kết trong 
nghiên cứu 
 Nhận thức của 
DN về trường 
H11 H10 
H9 
H8 H7 
Động lực 
Rào cản 
Kết quả DN 
nhận được 
H8: Khác biệt về đặc điểm hoạt động của 
doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực lên liên kết 
giữa doanh nghiệp và trường trong dịch vụ/tư 
vấn. 
H9: Khác biệt về đặc điểm hoạt động của 
doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực lên liên kết 
giữa doanh nghiệp và trường trong nghiên cứu. 
H10: Nhận thức của doanh nghiệp về trường 
ảnh hưởng tiêu cực lên liên kết giữa doanh 
nghiệp và trường trong giáo dục/đào tạo. 
H11: Nhận thức của doanh nghiệp về trường 
ảnh hưởng tiêu cực lên liên kết giữa doanh 
nghiệp và trường trong dịch vụ/tư vấn. 
H12: Nhận thức của doanh nghiệp về trường 
ảnh hưởng tiêu cực lên liên kết giữa doanh 
nghiệp và trường trong nghiên cứu. 
H13: Liên kết trong giáo dục/đào tạo giữa 
doanh nghiệp và nhà trường càng cao, kết quả 
nhận được của doanh nghiệp càng cao. 
H14: Liên kết trong dịch vụ/tư vấn giữa 
doanh nghiệp và nhà trường càng cao, kết quả 
nhận được của doanh nghiệp càng cao. 
H15: Liên kết trong hoạt động nghiên cứu 
giữa doanh nghiệp và nhà trường càng cao, kết 
quả nhận được của doanh nghiệp càng cao. 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính, 
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 
Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính 
và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp 
định lượng. 
Nghiên cứu định tính 
Tại Tp. HCM, phương pháp định tính qua 
kỹ thuật thảo luận nhóm được thực hiện với một 
số nhà quản lý nhà nước hiện đang công tác tại 
ngành giáo dục đào tạo, sở kế hoạch đầu tư (phụ 
trách khối doanh nghiệp), một số nhà quản lý 
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cho rằng cần bổ 
sung thêm một số thông tin làm giảm liên kết với 
trường liên quan đến đặc điểm hoạt động của 
doanh nghiệp, đó chính là: (1) Doanh nghiệp 
chưa nhận thức được nguồn nhân lực chất lượng 
cao là vấn đề quyết định tạo ưu thế cho doanh 
nghiệp; (2) Doanh nghiệp chưa nhận thức được 
cạnh tranh hiện nay phải dựa vào công nghệ mà 
chỉ dựa trên lao động rẻ, thị trường khai thác rẻ 
và (3) Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 128 
sản xuất sản phẩm sau cùng, không thiết kế sản 
phẩm mà thường sản xuất nguyên liệu đầu vào, 
làm trung gian trong quá trình sản xuất. 
Tại Lâm Đồng, nghiên cứu dùng phương 
pháp phỏng vấn sâu với một số lãnh đạo doanh 
nghiệp và một số lãnh đạo các trường đại học để 
tìm hiểu quan điểm, lấy ý kiến đóng góp. Lãnh 
đạo các doanh nghiệp tại Lâm Đồng bổ sung 
thêm thông tin vềhình thức liên kết trong cung 
cấp dịch vụ/tư vấn đó là (1) Doanh nghiệp tư vấn 
hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên, 
vàthêm thông tin trong nhận thức của doanh 
nghiệp về trường là (2) Trường ít quan tâm đến 
thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt 
nghiệp. 
Nghiên cứu định lượng 
Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại 
Tp. HCM tại các doanh nghiệp qua thăm dò bảng 
câu hỏi bằng cách đi điều tra trực tiếp, qua chi 
cục thuế của quận và học viên các lớp học lý luận 
chính trị cao cấp của Học viện Chính trị Quốc 
gia. Kết quả điều tra khảo sát có 269 bảng câu 
hỏi đạt yêu cầu và được sử dụng để phân tích. Tại 
Lâm Đồng, bảng câu hỏi được thu thập thông qua 
lấy mẫu trực tiếp với các doanh nghiệp hiện đang 
liên kết với nhà trường; học viên là các nhà quản 
lý đang theo học tại trường. Bảng câu hỏi được 
thu thập gián tiếp bằng cách gửi phiếu khảo sát 
trực tuyến đến các doanh nghiệp tại tỉnh Lâm 
Đồng. Có 292 bảng câu hỏi đạt yêu cầu. 
Đối tượng trả lời bảng hỏi là các nhà lãnh 
đạo, quản lý doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng 
phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến 
tính SEM bằng phần mềm AMOS để kiểm định 
thang đo. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả nghiên cứu 
Sau khi kiểm định bằng EFAvà CFA, các 
biến quan sát trong thang đo đều đạt yêu cầu về 
tính đơn hướng, độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị 
phân biệt của thang đo (bảng 1). Về mô hình 
nghiên cứu, kết quả phân tích SEM cho thấy các 
chỉ số đánh giá độ phù hợp như CFI, TLI, 
RMSEA đều đạt yêu cầu. Điều này có nghĩa rằng 
mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị 
trường. 
Bảng 1. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo 
 Thành phần 
Eigenvalue Cronbach’s alpha Tổng phương sai trích (%) 
Tp.HCM Lâm 
Đồng Tp.HCM 
Lâm 
Đồng 
Tp.HCM Lâm 
Đồng 
Nhân 
tố 
Hoàn cảnh 
Tổ chức 
Khác biệt về ĐĐHĐ 
Nhận thức của DN 
2.896 
1.622 
3.023 
3.641 
2.06 
1.50 
1.81 
4.00 
.87 
.77 
.89 
.91 
.75 
.75 
.74 
.78 
72 
81 
76 
73 
45 
50 
43 
42 
Hình 
thức 
l.kết 
Đào tạo/giáo dục 
Dịch vụ/tư vấn 
Hoạt động nghiên cứu
2.459 
5.34 
2.31 
1.47 
.86 
.88 
.86 
.84 
61 
60 
62 
57 
Kết 
quả DN nhận được 3.733 3.67 .85 .84 53 52 
Kết quả kiểm định tại Tp. HCM và Lâm 
Đồng được so sánh trong bảng 2 và bảng 3 dựa 
trên một số yếu tố được doanh nghiệp quan tâm 
nhiều hơn. Giá trị trung bình các nhân tố, hình 
thức liên kết và lợi ích doanh nghiệp đạt được khi 
hợp tác (thang đo 5 điểm) cho thấy rằng: 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 129 
Các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết 
 Nhân tố hoàn cảnh 
Theo các doanh nghiệp tại Tp. HCM, nhân 
tố hoàn cảnh ảnh hưởng tích cực đến hoạt động 
cung cấp dịch vụ/tư vấn hơn các loại liên kết 
khác (hệ số = .227), và uy tín/danh tiếng của 
trường được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất 
(mean = 2.96). Doanh nghiệp tại Lâm Đồng lại 
cho rằng nhân tố này ảnh hưởng nhiều nhất đến 
giáo dục/ đào tạo (hệ số = .239), và yếu tố về khả 
năng/năng lực mỗi bên khi tham gia hợp tác được 
quan tâm nhiều nhất (mean = 3.43). 
 Nhân tố tổ chức 
Các doanh nghiệp tại Tp. HCM (hệ số = 
.250) và Lâm Đồng (hệ số = .171) đều đồng ý 
rằng trong ba hình thức liên kết, doanh nghiệp 
vẫn quan tâm hơn cả về ảnh hưởng của nhân tố tổ 
chức đối với vấn đề liên kết trong giáo dục/đào 
tạo. Và việc cam kết/thỏa thuận giữa hai bên là 
yếu tố gây ảnh hưởng tích cực nhất. 
Nhân tố khác biệt về đặc điểm hoạt động 
Tại Tp. HCM, nhân tố khác biệt về đặc điểm 
hoạt động ảnh hưởng tiêu cực nhất đến hoạt động 
trong giáo dục/đào tạo (hệ số = .244). Tại Lâm 
Đồng, nhân tố này lại ảnh hưởng đến hoạt động 
nghiên cứu (hệ số = .351). Và các doanh nghiệp 
tại hai khu vực đều cho rằng điểm khác biệt đáng 
quan tâm nhất đó là việc doanh nghiệp chưa quan 
tâm đến việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng 
cao làm vấn đề quyết định tạo lợi thế cạnh tranh. 
Nhân tố nhận thức của doanh nghiệp về 
trường 
Doanh nghiệp tại Tp. HCM cho rằng nhân tố 
này ảnh hưởng tiêu cực nhất đến hoạt động cung 
cấp dịch vụ/ tư vấn (hệ số = .279), doanh nghiệp 
chưa biết nhiều về hoạt động của trường do thông 
tin của trường không được quảng bá rộng rãi 
(mean = 3.12) cần lưu ý nhiều nhất. Doanh 
nghiệp tại Lâm Đồng lại đánh giá rằng hoạt động 
nghiên cứu (hệ số = .269) sẽ bị ảnh hưởng nhiều 
nhất, đa phần doanh nghiệp cho rằng họ chưa 
nhận thấy được lợi ích khi thực hiện các hoạt 
động liên kết với trường (mean = 3.74). 
Bảng 2. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa các khái niệm mô hình doanh nghiệp-trường 
Mối quan hệ 
ML (chuẩn hóa) 
Tp. HCM Lâm Đồng 
Đào tạo/Giáo dục ← Nhân tố hoàn cảnh .222 .239 
Dịch vụ/Tư vấn ← Nhân tố hoàn cảnh .227 .157 
Hoạt động nghiên cứu ← Nhân tố hoàn cảnh .224 .237 
Đào tạo/Giáo dục ← Nhân tố tổ chức .250 .171 
Dịch vụ/Tư vấn ← Nhân tố tổ chức .243 .148 
Hoạt động nghiên cứu ← Nhân tố tổ chức .222 .150 
Đào tạo/Giáo dục ← Khác biệt về ĐĐHĐ .244 .213 
Dịch vụ/Tư vấn ← Khác biệt về ĐĐHĐ .228 .221 
Hoạt động nghiên cứu ← Khác biệt về ĐĐHĐ .230 .351 
Đào tạo/Giáo dục ← Nhận thức DN về Trường .262 .242 
Dịch vụ/Tư vấn ← Nhận thức DN về Trường .279 .251 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 130 
Mối quan hệ 
ML (chuẩn hóa) 
Tp. HCM Lâm Đồng 
Hoạt động nghiên cứu ← Nhận thức DN về Trường .234 .269 
Kết quả DN nhận được ← Đào tạo/Giáo dục .241 .223 
Kết quả DN nhận được ← Dịch vụ/Tư vấn .252 .153 
Kết quả DN nhận được ← Hoạt động nghiên cứu .325 .151 
ML: giá trị ước lượng 
Các hình thức liên kết 
Tại Tp. HCM, hình thức liên kết trong giáo 
dục /đào tạo, doanh nghiệp quan tâm nhiều đến 
việc tiếp nhận sinh viên thực tập (mean = 3.72) 
và trường chuyển giao kiến thức qua các chương 
trình đào tạo (mean = 3.02). Liên kết qua dịch 
vụ/tư vấn, doanh nghiệp chú ý nhiều đến việc cán 
bộ giảng dạy của trường tham gia tư vấn về 
nghiên cứu cho doanh nghiệp thông qua các hợp 
đồng (mean = 3.02).Trong hoạt động nghiên cứu, 
doanh nghiệp quan tâm đến việc liên kết theo 
thời gian với cán bộ giảng dạy của trường trong 
việc giám sát việc áp dụng các kết quả nghiên 
cứu từ trường hoặc từ phòng thí nghiệm của 
chính doanh nghiệp (mean = 2.90). 
Doanh nghiệp tại Lâm Đồng cho rằng việc 
tiếp nhận sinh viên thực tập (mean = 3.71), trao 
học bổng cho sinh viên (mean = 3.66) sẽ phổ 
biến hơn khi làm việc với trường trong giáo 
dục/đào tạo. Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu 
việc làm cho sinh viên (mean = 3.07) qua liên kết 
trong dịch vụ/tư vấn hoặc doanh nghiệp tài trợ 
kinh phí nghiên cứu cho trường (mean = 3.77) 
qua hoạt động nghiên cứu cũng được doanh 
nghiệp tại Lâm Đồng quan tâm hơn các loại hình 
khác. 
Kết quả doanh nghiệp nhận được 
Doanh nghiệp tại Tp. HCM đánh giá rằng 
khi liên kết với trường, doanh nghiệp nhận được 
nhiều kết quả nhất từ hoạt động nghiên cứu (hệ 
số = .325). Doanh nghiệp có được các kết quả 
nghiên cứu (thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất), 
nhận được tư vấn và thông tin thu thập được của 
trường (mean = 3.55) và nâng cao trình độ của 
lực lượng lao động qua các khóa đào tạo do 
trường thực hiện (mean = 3.03). 
Doanh nghiệp tại Lâm Đồng lại nhận thấy 
hoạt động giáo dục/đào tạo (hệ số = .223) đem lại 
nhiều hiệu quả hơn. Đó là tuyển dụng được 
nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển 
của doanh nghiệp (mean = 3.84) và nâng cao kỹ 
năng, kiến thức về khoa học cho lực lượng lao 
động thông qua các khóa đào tạo do trường thực 
hiện (mean = 3.73). 
Bảng 3. So sánh kết quả các mối quan hệ được doanh nghiệp quan tâm tại Tp. HCM và Lâm Đồng 
 Tp. HCM Lâm Đồng 
Nhân tố 
Hoàn cảnh - Uy tín/danh tiếng của trường - Khả năng/năng lực của mỗi bên 
 - Do mối quan hệ thân thiết sẵn có, kinh nghiệm hợp tác trước đó giữa hai bên 
Tổ chức - Cam kết/thỏa thuận giữa hai bên 
Khác biệt về 
đặc điểm hoạt 
động 
- Doanh nghiệp chưa nhận thức được cạnh 
tranh hiện nay phải dựa vào công nghệ mà 
chỉ dựa trên nguồn lao động giá rẻ, chi phí 
khai thác rẻ 
- Doanh nghiệp thường sản xuất 
nguyên liệu đầu vào hoặc làm trung 
gian trong quá trình sản xuất mà 
không sản xuất sản phẩm sau cùng 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 131 
 - Doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao 
làm vấn đề quyết định tạo lợi thế cạnh tranh 
Nhận thức của 
doanh nghiệp về 
trường 
- Doanh nghiệp chưa biết nhiều về hoạt 
động của trường do thông tin của trường 
không được quảng bá rộng rãi 
- Nghiên cứu của trường thiên về lý 
thuyết nên không phù hợp với nhu 
cầu thực tế 
 - Doanh nghiệp chưa nhận thấy được lợi ích khi thực hiện hoạt động liên kết với 
trường 
- Kiến thức của sinh viên hay chương trình đào tạo của trường chưa đáp ứng với 
nhu cầu của doanh nghiệp 
Hình thức liên kết 
Giáo dục/đào 
tạo 
- Trường chuyển giao kiến thức qua các 
chương trình đào tạo 
- Trường tổ chức hội thảo, báo cáo 
chuyên đề, các khóa đào tạo có sự 
tham gia của doanh nghiệp 
 - Tiếp nhận sinh viên thực tập 
- Trao học bổng cho sinh viên 
Dịch vụ/tư vấn - Cán bộ giảng dạy của trường tham gia tư 
vấn về nghiên cứu cho doanh nghiệp thông 
qua các hợp đồng 
- Trường kiểm tra đánh giá về nguyên vật 
liệu hoặc hoạt động của toàn bộ hệ thống 
sản xuất của doanh nghiệp 
- Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu 
việc làm cho sinh viên 
- Trường thực hiện các dịch vụ tư 
vấn cho doanh nghiệp trong công 
tác xây dựng kế hoạch, thiết kế sản 
phẩm và các hoạt động kinh doanh 
Hoạt động 
nghiên cứu 
- Doanh nghiệp liên kết theo thời gian với 
các cán bộ giảng dạy của trường giám sát 
việc áp dụng các kết quả nghiên cứu 
- Doanh nghiệp tài trợ kinh phí 
nghiên cứu cho trường 
Kết quả 
 - Có được các kết quả nghiên cứu (thiết kế 
sản phẩm, tổ chức sản xuất), nhận được tư 
vấn và thông tin thu thập được của trường 
- Tuyển mộ sinh viên tốt nghiệp từ trường 
- Tuyển dụng được nguồn nhân lực 
phù hợp với nhu cầu phát triển của 
doanh nghiệp 
- Có cơ hội đổi mới công nghệ từ 
nguồn kiến thức của các chuyên gia 
trong trường với chi phí thấp 
 - Nâng cao kỹ năng, kiến thức về khoa học cho lực lượng lao động qua các khóa 
đào tạo 
3.2. Thảo luận 
Tp. HCM giữ vai trò quan trọng, đầu tàu của 
nền kinh tế Việt Nam. Do sự đa dạng về nhiều 
lĩnh vực, dẫn đến sự đa dạng về các loại hình 
doanh nghiệp. Số lượng trường đại học, cao đẳng 
cũng đứng đầu trong cả nước. Do đặc điểm nền 
kinh tế phát triển, doanh nghiệp quan tâm đến tất 
cả các loại hình hợp tác khi liên kết với trường. 
Các nhà chuyên môn, giảng viên, nghiên cứu 
viên tại các trường ở Tp. HCM ngoài công tác 
giảng dạy, nghiên cứu khoa học còn có nhiều cơ 
hội tham gia vào các hoạt động tại doanh nghiệp 
trong và ngoài nước. Doanh nghiệp nhận được 
nhiều hỗ trợ từ các kết quả nghiên cứu, tư vấn và 
thông tin thu thập được của trường. 
Tại Lâm Đồng, do các yếu tố tiềm năng về 
khí hậu, tài nguyên đất, rừng và khoáng sản dẫn 
đến lợi thế của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực 
dịch vụ du lịch, nông nghiệp, khai 
khoáng,Trong đó ngành nông nghiệp đã được 
áp dụng công nghệ cao và là ngành kinh tế mũi 
nhọn chi phối gần 80% nền kinh tế của địa 
phương.Với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của 
khu vực Tây Nguyên, các trường đại học tại Lâm 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 132 
Đồng chú trọng ưu tiên đầu tư đối với các ngành 
“mũi nhọn” như: kỹ thuật hạt nhân, công nghệ 
sinh học, nông học, công nghệ sau thu 
hoạch...Các hình thức liên kết của doanh nghiệp 
với trường nhìn chung vẫn theo hướng truyền 
thống. Giáo dục/đào tạo, nghiên cứu khoa học và 
dịch vụ được xác định là một trong những chức 
năng chính của Tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát 
triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường 
đại học được xác định có sự ảnh hưởng của bốn 
nhóm nhân tố. Trong đó hai nhóm nhân tố tác 
động tích cực cho sự phát triển quan hệ là nhân tố 
hoàn cảnh và nhân tố tổ chức. Hai nhóm còn lại 
là khác biệt về đặc điểm hoạt độngvà nhận thức 
của doanh nghiệp về trường gây cản trở, kìm hãm 
sự hợp tác của hai tổ chức. Các hình thức liên kết 
giữa doanh nghiệp và trường được tổng hợp và 
phân chia thành 3 loại chính: liên kết trong giáo 
dục/đào tạo, cung cấp dịch vụ/tư vấn và hoạt 
động nghiên cứu. Doanh nghiệp đã đạt được 
nhiều lợi ích đáng kể khi thực hiện liên kết với 
nhà trường qua nhiều hình thức khác nhau. 
Kết quả nghiên cứu về cơ bản sẽ giúp cho 
các doanh nghiệp tại mỗi địa phương khi có ý 
định thực hiện hợp tác với trường sẽ xác định 
được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến 
từng liên kết, mức độ ảnh hưởng của các liên kết 
đến kết quả doanh nghiệp nhận được khi thực 
hiện hợp tác. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đưa ra 
các giải pháp giúp xây dựng, phát triển mối quan 
hệ với trường. Ngoài ra, nghiên cứu cũng giúp 
cho trường có cái nhìn đúng đắn hơn về quan 
điểm, nhận định của doanh nghiệp, từ đó xây 
dựng kế hoạch, chiến lược liên kết cho phù hợp 
với thực tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. T. Barnes, I. Pashby& A. Gibbons, Effective 
university-industry interaction: a multi-
caseevaluation of collaborative R&D 
projects,European Management Journal, 
20(3), 272-285(2002). 
[2]. K. Bishop, P. D’Este&A. Neely, Gaining 
from interactions with universities: Multiple 
methods for nurturing absorptive capacity, 
Research Policy, 40(1), 30-40 (2011). 
[3]. J. Bruneel, P. D'Este, A. Salter, 
Investigating the factors that diminish the 
barriers to university-industry collaboration, 
Research Policy, 39(7), 858-868(2010). 
[4]. P. D'Este &P. Patel, University-industry 
linkages in the UK: what are the factors 
underlying the variety of 
interactions,Research Policy, 36(9),1295-
1313(2007). 
[5]. G. Easton, Manager–researcher 
relationships, The IMP Journal, 4(1), 31–
55(2010). 
[6]. Elisa Giuliani and Valeria Arza, What drives 
the formation of “valuable” University – 
Industry linkages? An under – explored 
question in a hot policy debate, Science and 
Technology Policy Research, 170(2008). 
[7]. Eva M. Mora-Valentin, Angeles Montoro-
Sanchez, Luis A. Guerras-Matin, 
“Determining factors in the success of R&D 
cooperative agreements between firms and 
research organizations”, Research Policy,33, 
17- 40(2004). 
[8]. C. Grimpe &H. Fier, Informal university 
technology transfer: A comparison between 
the United States and Germany, Journal of 
Technology Transfer, 35, 637-650(2010). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 133 
[9]. T. Hoholm, Doctoral Thesis,The Contrary 
Forces of Innovation: An Ethnography of 
Innovation Processes in the Food Industry, 
Norwegian School of Management, 
Nordberg, Norway(2009). 
[10]. Y. Kim, Choosing between international 
technology licensing partners: an empirical 
analysis of U.S. biotechnology firms, 
Journal of Engineering and Technology 
Management, 26 (1–2), 57–72(2009). 
[11]. Y.S. Lee, The Sustainability Of University-
Industry Research Collaboration: An 
Emprical Assessment, Journal Of 
Technology Transfer, 25, 111-133(2000). 
[12]. Khaleel Malik,Luke Georghiou &Bruce 
Grieve, Developing new technology 
platforms for new business models: 
Syngenta's partnership with the university of 
Manchester, Research Technology 
Management,54(1), 24-31(2011). 
[13]. K. Mason, S. Leek, Communication 
practices in business relationships: creating, 
relating and adapting communication 
artifacts through time, Industrial Marketing 
Management, 41(2), 319–332(2012). 
[14]. P. Mohnen, C. Hoareau, What Types Of 
Enterprise Forges Close Links With 
Universities and Government Labs? 
Evidence From CIS 2, Managerial And 
Decision Economics, 24(2-3), 133-
145(2003). 
[15]. H. T. T. Nguyễn, Luận án Tiến sĩ quản trị 
kinh doanh,Mối quan hệ giữa doanh nghiệp 
với trường đại học và viện nghiên cứu: một 
nghiên cứu tại Việt Nam (2010). 
[16]. L.T. Phạm, Về quan hệ hợp tác giữa nhà 
trường và doanh nghiệp, Thông tin Giáo dục 
quốc tế, số 8 + 9(2012). 
[17]. N. X. Phùng, Mô hình đào tạo gắn với nhu 
cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và 
Kinh doanh, 25, 1-8(2009). 
[18]. Wei Hong& Yu-Sung Su, The effect of 
institutional proximity in non-local 
university–industry collaborations: An 
analysis based on Chinese patent 
data,Research Policy, 42(2), 454-464(2013). 

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_ket_giua_doanh_nghiep_va_truong_dai_hoc_so_sanh_ngh.pdf