Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện nhi Trung ương, năm 2018

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng tại Bệnh viện

Nhi Trung ương năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định

lượng trên 112 trẻ bại não thể co cứng, sử dụng thang đo GMFCS.

Kết quả: Tình trạng vận động thô theo GMFCS, 54,5% ở mức 5; 21,4% ở mức 4 và 24,1%

ở mức 3. Không tìm thấy sự khác biệt tỷ lệ các mức độ tình trạng vận động thô theo GMFCS

với các đặc điểm độ tuổi, giới tính, tiền sử cân nặng sơ sinh, tiền sử tuổi thai khi sinh, tiền

sử kiểu sinh, tiền sử tình trạng sinh, thời gian chẩn đoán bại não và loại bại não thể co cứng

(p>0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng vận động thô ở trẻ theo

GMFCS với thời điểm chẩn đoán

Kết luận: Phần lớn trẻ bại não có tình trạng vận động thô theo GMFCS ở mức 5, nghiên

cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa vận động thô ở trẻ và thời điểm chẩn đoán.

pdf 9 trang kimcuc 3280
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện nhi Trung ương, năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện nhi Trung ương, năm 2018

Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện nhi Trung ương, năm 2018
NGHIÊN CỨU
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG THÔ 
Ở TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG TẠI 
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2018
Nguyễn Đình Đạt1, Trịnh Quang Dũng1, Nguyễn Hương Giang1, Đỗ Mạnh Hùng1
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng tại Bệnh viện 
Nhi Trung ương năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định 
lượng trên 112 trẻ bại não thể co cứng, sử dụng thang đo GMFCS. 
Kết quả: Tình trạng vận động thô theo GMFCS, 54,5% ở mức 5; 21,4% ở mức 4 và 24,1% 
ở mức 3. Không tìm thấy sự khác biệt tỷ lệ các mức độ tình trạng vận động thô theo GMFCS 
với các đặc điểm độ tuổi, giới tính, tiền sử cân nặng sơ sinh, tiền sử tuổi thai khi sinh, tiền 
sử kiểu sinh, tiền sử tình trạng sinh, thời gian chẩn đoán bại não và loại bại não thể co cứng 
(p>0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng vận động thô ở trẻ theo 
GMFCS với thời điểm chẩn đoán
Kết luận: Phần lớn trẻ bại não có tình trạng vận động thô theo GMFCS ở mức 5, nghiên 
cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa vận động thô ở trẻ và thời điểm chẩn đoán.
Từ khóa: đặc điểm vận động thô, bại não thể co cứng, thang đo GMFCs
Abstract
SOME GROSS MOTOR FEATURES OF CHIDLREN WITH SPASTIC CEREBRAL 
PALSY AT VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL IN 2018
Aim: To describe some gross motor features of children with Spastic cerebral palsy at Vietnam 
National Children’s Hospital in 2018
Methods: A cross –sectional study combined with quantitative method was conducted on 
112 patients with Spastic cerebral palsy, using GMFCS scale.
Results: Gross motor according to GMFCS: 54,5% of cases at level 5; 21,4% of cases at level 
4 and 24,1% of cases at level 3. There were no distinction between the percentage of gross motor 
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Mạnh Hùng. Email: hungdm.nip@gmail.com
Ngày nhận bài: 19/08/2018; Ngày phản biện khoa học: 27/08/2018; Ngày duyệt bài: 20/09/2018
64 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)
level based on GMFCS and features of age, gender, birth weight, gestational age at birth, types of 
birth (p>0,05). There were a statistically significant relationship between gross motor according 
to GMFCS and time of palsy and spastic cerebral diagnosis (p<0,05).
Conlussion: Most of the patients have gross motor at level 5 according to GMFCS, the result 
shows a relationship between gross motor and time of palsy and spastic cerebral diagnosis.
Keywords: gross motor features, spastic cerebral palsy, GMFCS (Gross Motor Function 
Classification System) scale
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bại não là một nhóm những rối loạn của 
hệ thần kinh trung ương do tổn thương não 
không tiến triển gây ra do nhiều nguyên nhân 
ảnh hưởng vào giai đoạn trước trong và sau 
khi sinh đến 5 tuổi, với hậu quả biến thiên 
bao gồm những bất thường về vận động, giác 
quan, tâm thần và hành vi [1].
Bại não là một dạng khuyết tật về vận động 
có tỷ lệ mắc cao trên thế giới ước chừng có 
từ 2-3,5 trẻ mắc trên 1000 trẻ [2]. Tại Việt 
Nam chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ trẻ bại 
não trên cả nước, nhưng một số tác giả điều 
tra dịch tễ về tỉ lệ bại não ở 1 số địa phương 
như Hà Tây và ghi nhận tỷ lệ là 1,89/ 1000 
trẻ [3], tại Khánh Hòa là 0,86/ 1000 trẻ [4]. 
Trong tổng số trẻ bại não thì bại não thể co 
cứng chiếm trên 80% tổng số trẻ bại não [5, 
6]. Nó là nguyên nhân gây tàn phế chủ yếu 
ở trẻ nhỏ đứng ở vị trí hàng đầu chiếm đến 
31,7% thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái 
với tỉ lệ 1/ 1,35 [7].
Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ 
bại não thể co cứng là điều cần thiết, nhằm 
đưa ra các chương trình luyện tập trong 
phòng ngừa biến chứng và phục hồi chức 
năng ở trẻ bại não thể co cứng, giúp trẻ phát 
triển, hoà nhập cộng đồng và trở thành người 
có ích cho xã hội.
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: 
“Mô tả một số đặc điểm vận động thô ở trẻ 
bại não thể co cứng tại Bệnh viện Nhi Trung 
ương, năm 2018”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ được chẩn đoán bại não thể co cứng 
và không kèm theo các bệnh mãn tính, có độ 
tuổi dưới 5 tuổi chưa có khả năng đứng bám 
đi men đến điều trị tại Khoa Phục hồi chức 
năng, Bệnh viện Nhi Trung ương.
* Đối tượng lựa chọn
- Trẻ được chẩn đoán bại não thể co cứng 
và không kèm theo các bệnh mãn tính, có độ 
tuổi dưới 5 tuổi chưa có khả năng đứng bám 
đi men đến điều trị tại Khoa Phục hồi chức 
năng Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Mẹ trẻ bại não thể co cứng dưới 5 tuổi 
trực tiếp chăm sóc trẻ tại nhà và tại bệnh viện, 
nói được, nghe được, biết đọc, biết viết có khả 
năng giao tiếp, không mắc bệnh tâm thần, 
đồng ý tham gia nghiên cứu
* Đối tượng loại trừ
- Trẻ bại não thể co cứng có kèm theo các 
loại khuyết tật khác như kèm theo điếc, mù, 
bàn chân khoèo, cứng đa khớp bẩm sinh..
- Trẻ bại não thể co cứng có kèm theo các 
bệnh mãn tính như các bệnh về chuyển hóa, 
đái đường.
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ Ở TRẺ BẠI NÃO
THỂ CO CỨNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 65
NGHIÊN CỨU
- Mẹ trẻ không đồng ý tham gia nghiên 
cứu hoặc không phải là người trực tiếp chăm 
sóc trẻ tại nhà và tại bệnh viện
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2018 
đến tháng 7/2018 tại Khoa Phục hồi chức 
năng, Bệnh viện Nhi Trung ương (thời gian 
nghiên cứu là 7 tháng)
+ Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành 
tại Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi 
Trung ương.
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng có phân 
tích.
2.4. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ 112 là trẻ dưới 5 tuổi 
được chẩn đoán bại não thể co cứng chưa có 
khả năng đứng bám đi men, thuộc đối tượng 
lựa chọn được mẹ đưa đến Khoa Phục hồi 
chức năng điều trị vào ngày đầu tiên của đợt 
điều trị, mẹ trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.5. Thang đo GMFCS
Bộ công cụ đánh giá chức năng vận động 
thô của trẻ bại não bằng thang điểm GMFCS 
(bộ công cụ có sẵn đang sử dụng tại Khoa 
Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung 
ương): đã được bỏ đi 2 mức GMFCS mức I 
và GMFCS mức II, để phù hợp với nghiên 
cứu vì đối tượng trong nghiên cứu này là trẻ 
chưa có khả năng đứng bám đi men do đó 
đánh giá trẻ chỉ ở các mức GMFCS mức 3, 
GMFCS mức 4, GMFCS mức 5 [8].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 1. Tỉ lệ tình trạng vận động thô của trẻ theo thang đánh giá GMFCS
Có 61 trẻ bại não ở GMFCS mức 5 chiếm tỉ lệ 54,5%, 24 trẻ ở GMFCS mức 4 chiếm tỉ lệ 
21,4%, và 27 trẻ ở GMFCS mức 3 chiếm tỉ lệ 24,1%
Bảng 1. Tỉ lệ tình trạng vận động thô của trẻ theo tuổi
GMFCS
Nhóm tuổi
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
<2 tuổi 47 77 14 58,3 18 66,7
2- dưới 4 tuổi 12 19,7 8 33,3 8 29,6
66 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ Ở TRẺ BẠI NÃO
THỂ CO CỨNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2018
GMFCS
Nhóm tuổi
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
4- 5 tuổi 2 3,3 2 8,3 1 3,7
Tổng 61 100 24 100 27 100
Kiểm định Fisher’s exact p=0,394
GMFCS mức 5 ở trẻ dưới 2 tuổi có 47 trẻ chiếm tỉ lệ 77%, ở trẻ từ 2 tuổi đến dưới 4 tuổi 
có 12 trẻ chiếm tỉ lệ 19,7%, và ở trẻ tư 4- 5 tuổi có 2 trẻ chiếm tỉ lệ 3,3%. Mặc dù vậy, không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng vận động thô theo nhóm tuổi (p<0,06).
Bảng 2: Tỉ lệ trẻ tình trạng vận động thô của trẻ theo giới
GMFCS
Giới tính
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
Nữ 25 41 11 45,8 8 29,6
Nam 36 59 13 54,2 19 70,4
Tổng 61 100 24 100 27 100
χ2=1,56, p=0,458
Ở GMFCS mức 5 có 25 trẻ nữ chiếm 41%, 36 trẻ nam chiếm 59%, ở GMFCS mức 4 có 11 
trẻ nữ chiếm 45,8%, 13 trẻ nam chiếm 54,2%. Mặc dù vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa tình trạng vận động thô theo giới tính (p<0,06).
Bảng 3: Tỉ lệ trẻ tình trạng vận động thô của trẻ theo cân nặng khi sinh
GMFCS
Cân nặng
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
< 2,5 kg 25 41 7 29,2 6 22,2
2,5 kg- 3,5 kg 31 50,8 13 54,2 18 66,7
>3,5 kg 5 8,5 4 16,7 3 11,1
Tổng 61 100 24 100 27 100
Kiểm định Fisher’s exact p=0,376
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 67
NGHIÊN CỨU
Ở GMFCS mức 5 có 25 trẻ cân nặng khi sinh dưới 2,5 kg chiếm tỉ lệ 41%, có 31 trẻ cân 
nặng khi sinh từ 2,5 kg- 3,5 kg chiếm tỉ lệ 50,8%, và 5 trẻ cân nặng khi sinh trên 3,5 kg chiếm 
tỉ lệ 8,5%. Mặc dù vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng vận động 
thô theo tình trạng cân nặng sơ sinh (p<0,06).
Bảng 4: Tỉ lệ tình trạng vận động thô của trẻ theo thời gian trẻ được sinh ra
GMFCS
Tuổi thai
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
Sinh non 25 41 7 29,2 10 37
Sinh đủ tháng 31 50,8 15 62,5 16 59,3
Sinh thừa tháng 5 8,2 2 8,3 1 3,7
Tổng 61 100 24 100 27 100
Kiểm định Fisher’s exact p=0,799
Ở trẻ sinh non có 25 trẻ GMFCS mức 5 chiếm tỉ lệ 41%, 7 trẻ GMFCS mức 4 chiếm tỉ lệ 
29,2%, 10 trẻ GMFCS mức 3 chiếm 37%. Ở trẻ sinh đủ tháng có 31 trẻ GMFCS mức 5 chiếm 
50,8%, 15 trẻ GMFCS mức 4 chiếm 62,5%, 16 trẻ GMFCS mức 3 chiếm 59,3%. Ở trẻ sinh 
thừa tháng có 5 trẻ GMFCS mức 5 chiếm 8,2%, 2 trẻ GMFCS mức 4 chiếm 8,3%, và 1 trẻ 
GMFCS mức 3 chiếm 3,7% Mặc dù vậy, không có sự khác biệt.
Bảng 5: Tỉ lệ tình trạng vận động thô của trẻ theo kiểu sinh
GMFCS
Kiểu sinh
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
Mổ 15 24,6 8 33,3 10 37,0
Can thiệp sản khoa 2 3,3 1 4,2 0 0
Đẻ thường 44 72,1 15 62,5 17 63,0
Tổng 61 100 24 100 27 100
χ2=0,612
Ở GMFCS mức 5 có 15 trẻ được đẻ mổ chiếm 24,6%, 2 trẻ bị can thiệp sản khoa chiếm 
3,3%, và 44 trẻ được đẻ thường chiếm 72,1%. Ở GMFCS mức 4 có 8 trẻ sinh mổ chiếm tỉ 
lệ 33,3%, 1 trẻ can thiệp sản khoa chiếm 4,2%, và 15 trẻ đẻ thường chiếm 62,5%. Mặc dù 
vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng vận động thô theo kiểu sinh 
(p<0,06).
68 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)
Bảng 6: Tỉ lệ tình trạng vận động thô của trẻ theo tình trạng sinh
GMFCS
Tình trạng
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
Khóc ngay 44 72,1 14 58,3 19 70,4
Ngạt 17 27,9 10 41,7 8 29,6
Tổng 61 100 24 100 27 100
χ2=1,57, p=0,456
Tình trạng trẻ bại não khi sinh khóc ngay có 44 trẻ GMFCS mức 5 chiếm tỉ lệ 72,1%, trong 
khi đó ở trẻ ngạt có 17 trẻ chiếm tỉ lệ 27,9%. Mặc dù vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa tình trạng vận động thô theo tình trạng lúc sinh ra (p<0,06).
Bảng 7: Tỉ lệ tình trạng vận động thô của trẻ theo thời gian chẩn đoán bại não
GMFCS
Thời điểm chẩn đoán
Mức 5 Mức 4 và 3
n % n %
Trước 6 tháng 27 44,3 13 25,5
Sau 6 tháng 34 55,4 38 74,5
Tổng 61 100 24 100
χ2=4,26, p=0,039
Trẻ được chẩn đoán bại não trước 6 tháng có 27 trẻ GMFCS mức 5 chiếm 44,3%, 13 trẻ 
GMFCS mức 4 ,3 chiếm 25,5%. Trẻ được chẩn đoán bại não sau 6 tháng có 34 trẻ GMFCS 
mức 5 chiếm 55,4%, 38 trẻ ở mức 4 và 3 chiếm 74,5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 
tình trạng vận động thô theo thời gian được chẩn đoán bại não (p<0,05).
Bảng 8: Tỉ lệ tình trạng vận động thô của trẻ theo loại bại não thể co cứng
GMFCS
Loại bại não
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
Liệt tứ chi 50 82 18 75 20 74,1
Liệt 2 chi dưới 6 9,8 1 4,2 5 18,5
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ Ở TRẺ BẠI NÃO
THỂ CO CỨNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 69
NGHIÊN CỨU
GMFCS
Loại bại não
Mức 5 Mức 4 Mức 3
n % n % n %
Liệt nửa người 5 8,2 5 20,8 2 7,4
Tổng 61 100 24 100 27 100
Kiểm định Fisher’s exact p=0,273
Trẻ bại não liệt tứ chi GMFCS mức 5 có 50 trẻ chiếm tỉ lệ 82%, 18 trẻ GMFCS mức 4 
chiếm tỉ lệ 18%, và 20 trẻ GMFCS mức 3 chiếm tỉ lệ 74,1%. Mặc dù vậy, không có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng vận động thô theo loại bại não thể co cứng (p<0,06).
IV. BÀN LUẬN
Trong 112 trẻ dưới 5 tuổi bị bại não thể 
co cứng tỉ lệ trẻ bị bệnh nặng GMFCS mức 
5 chiếm đến 54,4%, vì Bệnh viện Nhi Trung 
ương là tuyến cuối tiếp nhận điều trị các 
trường hợp nặng vượt quá khả năng của 
tuyến dưới, do đó số trẻ bại não thể nặng 
GMFCS mức 5 chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so 
với GMFCS mức 4, và mức 3.
Từ bảng 1 cho thấy số lượng trẻ dưới 2 tuổi 
chiếm tỉ lệ rất lớn ở cả 3 mức GMFCS, điều 
này phản ánh tâm lý chung của các gia đình 
khi có trẻ bị bệnh tuổi trẻ càng nhỏ thì họ 
thường đưa trẻ đến cơ sở y tế tuyến cao nhất 
để khám và điều trị, tuổi trẻ lớn hơn thì tỉ lệ 
đưa trẻ đến ít hơn. Mặc dù vậy, sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tỉ lệ trẻ bại não mang giới tính nam lớn 
hơn giới nữ ở cả 3 mức GMFCS (bảng 2) phù 
hợp với kết quả tỉ lệ bại não chung [9] của 
Trần Thị Thu Hà [7] và Nguyễn Thị Minh 
Thủy [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
không có sự khác biệt giữa tình trạng vận 
động thô theo giới tính (p>0,05).
Trong nghiên của chúng tôi tỉ lệ GMFCS 
mức 5 cao nhất nhóm trẻ có tiền sử cân nặng 
sơ sinh 2,5-3,5kg (50,8%), tiếp đến nhóm tiền 
sử cân nặng sơ sinh <2,5kg và thấp nhất nhóm 
có cân nặng sơ sinh >3,5kg . Tuy vậy, kết quả 
nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê về tình trạng vận động thô và 
cân nặng sơ sinh ở trẻ (p>0,05).
Tỉ lệ trẻ sinh non ở GMFCS mức 5 chiếm 
tỉ lệ 41%, ở GMFCS mức 4 chiếm tỉ lệ 29,2%, 
ở GMFCS mức 3 chiếm tỉ lệ 37%, kết quả này 
phù hợp với Trần Thị Thu Hà [7], Nguyễn Thị 
Minh Thủy [3].
Bảng 5 cho thấy tỉ lệ trẻ bại não được sinh 
ra bằng mổ đẻ lớn hơn trẻ bị can thiệp sản 
khoa, và số trẻ được đẻ thường là bại não 
chiếm tỉ lệ cao nhất, qua đó cho thấy trẻ được 
sinh ra bị can thiệp sản khoa là yếu tố nguy 
cơ thấp dẫn đến bệnh bại não. Trẻ được sinh 
ra bằng mổ đẻ là yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ 
bị bại não.
Yếu tố trẻ đẻ ngạt mắc bại não chiếm tỉ lệ 
khá lớn ở GMFCS mức 5 là 27,9%, GMFCS 
mức 4 là 41,7%, và GMFCS mức 3 là 29,6%, 
kết quả cho thấy yếu tố ngạt là yếu tố nguy 
cơ lớn gây bại não, phù hợp với các nghiên 
cứu trước đó và dịch tễ học bại não [7] (bảng 
6). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không tìm 
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đẻ 
ngạt và tình trạng vận động thô ở trẻ (p>0,05).
70 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)
Thời điểm trẻ được chẩn đoán bại não trước 
6 tháng ở GMFCS mức 5 chiếm tỉ lệ 44,3%, 
GMFCS mức 4 và 3 chiếm 25,5%, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Qua kết quả đó 
cho thấy những trẻ dưới 6 tháng tuổi đó đã có 
những dấu hiệu bất thường làm gia đình lo 
lắng đưa trẻ đi khám sớm. Quá trình trẻ được 
chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong 
quá trình can thiệp PHCN giúp trẻ phát triển 
được kỹ năng vận động thô sớm, tránh được 
những biến chứng có thể xảy ra.
Tỉ lệ trẻ bại não thể co cứng liệt tứ chi ở cả 
3 mức GMFCS lớn hơn liệt nửa người và liệt 
2 chi dưới kết quả này khác với kết quả của 
Nguyễn Thị Minh Thủy [3] vì nghiên cứu này 
được thực hiện tại bệnh viện, đối tượng là trẻ 
nhỏ dưới 5 tuổi, phần lớn là trẻ bị bệnh nặng 
và gia đình đưa trẻ đi điều trị dễ dàng, do đó 
giải thích tại sao kết quả trẻ liệt tứ chi chiếm tỉ 
lệ cao nhất, nghiên cứu cũng cho thấy không 
có sự khác biệt về tình trạng vận động thô và 
loại bại não thể co cứng (p>0,05).
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu mổ tả cắt ngang trên 112 trẻ 
bại não, sử dụng thang đo GMFCS cho thấy 
hơn một nửa trẻ vận động thô ở mức 5. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy 
không tìm thấy sự khác biệt tỷ lệ các mức 
độ tình trạng vận động thô theo GMFCS với 
các đặc điểm độ tuổi, giới tính, tiền sử cân 
nặng sơ sinh, tiền sử tuổi thai khi sinh, tiền 
sử kiểu sinh, tiền sử tình trạng sinh, và loại 
bại não thể co cứng (p>0,05). Trong khi đó 
thời điểm chẩn đoán có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê với tình trạng vận động thô 
ở trẻ (p<0,05).
Nhìn chung các tình trạng vận động thô 
ở trẻ đều ở mức độ 3-5, trong đó mức độ 
5 chiếm hơn 1 nửa. Điều này, một phần là 
gia đình cho trẻ đi điều trị và phục hồi chức 
năng chậm. Do đó, ngoài khía cạnh tăng 
cường công tác tuyên truyền phòng ngừa bại 
não ở trẻ thời kỳ mang thai và quá trình nuôi 
dưỡng, khi trẻ phát hiện bại não cần được 
đưa đến các cơ sở y tế để can thiệp phục hồi 
chức năng sớm cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Thị Thu Hà, Phạm Đức Thắng , Vũ Đình Chính, Giáo trình Vật lý trị liệu - Phục 
hồi chức năng Dùng cho đối tượng Kỹ thuật viên cao đẳng Vật lý trị liệu - Phục hồi 
chức năng Tập 2. Nhà xuất bản Y Học, 2004.
2. A. Colver, C. Fairhurst, and P. O. Pharoah, “Cerebral palsy,”, Lancet, vol. 383, no. 
9924, pp. 1240-9, Apr 05 2014.
3. Nguyễn Thị Minh Thủy, “Kết quả bước đâu nghiên cứu điều tra dịch tễ bại não tại 
tỉnh Hà Tây,” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt 
Nam, vol. 7, pp. 292-303, 2000. Nhà xuất bản Y Học
4. Hoàng Trung Thông, “Tình hình trẻ bai não tại tỉnh Khánh Hòa,” Tạp chí kỉ yếu công 
trình khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, vol. 7, pp. 277-281, 2001. Nhà 
xuất bản Y Học
5. S. Y. Yim and C. Y. Yang, “Korean Database of Cerebral Palsy: A Report on 
Characteristics of Cerebral Palsy in South Korea” , vol. 41, no. 4, pp. 638-649, Aug 
2017.
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ Ở TRẺ BẠI NÃO
THỂ CO CỨNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 71
NGHIÊN CỨU
6. S. A. Rethlefsen, D. D. Ryan, and R. M. Kay, “Classification systems in cerebral 
palsy,” Orthop Clin North Am, vol. 41, no. 4, pp. 457-67, Oct 2010.
7. Trần Thị Thu Hà (2002). “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và nhu cầu 
phục hồi chức năng ở trẻ bại não, 2002”. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. R. Palisano, P. Rosenbaum, S. Walter, D. Russell, E. Wood, and B. Galuppi, 
“Development and reliability of a system to classify gross motor function in children 
with cerebral palsy,” Dev Med Child Neurol, vol. 39, no. 4, pp. 214-23, Apr 1997.
9. Bệnh viện Nhi Trung ương. (2015). Phục hồi chức năng trẻ bại não. Available: http://
benhviennhitrunguong.org.vn/phuc-hoi-chuc-nang-tre-bai-nao-2.html.
72 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)

File đính kèm:

  • pdfmo_ta_mot_so_dac_diem_van_dong_tho_o_tre_bai_nao_the_co_cung.pdf