Mô hình hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang cấp tỉnh

Huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu là hai hoạt động chính và thường

xuyên của quân đội bất cứ nước nào. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên

chế quân số, vũ khí trang bị mà nội dung và phương thức triển khai các nội dung

trên là khác nhau. Do nguồn lực có hạn, hiện nay quân đội đang tập trung hiện đại

hóa các lực lượng hải quân, phòng không, không quân, thông tin liên lạc, tác chiến

điện tử, trinh sát kỹ thuật, còn đối với các lực lượng khác thì Bộ Quốc phòng mới

tập trung đầu tư cho các đơn vị chủ lực của bộ, các đơn vị cấp quân khu, việc đầu

tư nghiên cứu và trang bị cho các đơn vị cấp tỉnh thành còn hạn chế. Việc áp dụng

các mô hình trang bị cho các đơn vị chủ lực vào các đơn vị cấp tỉnh thành thường

gặp trở ngại và ít hiệu quả do khác nhau về chức năng nhiệm vụ, quy mô và kinh

phí ngân sách quân sự địa phương còn hạn chế. Do đó, việc xây dựng mô hình hệ

thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang cấp

tỉnh là giải pháp cần thiết cho việc nâng cao chất lượng huấn luyện và sẵn sàng

chiến đấu cho lực lượng vũ trang địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội

chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

pdf 9 trang kimcuc 15180
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang cấp tỉnh

Mô hình hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang cấp tỉnh
Công nghệ thông tin 
H. H. Cường, T. V. Dũng, N. T. Quyên, “Mô hình hệ thống thiết bị  vũ trang cấp tỉnh.” 286 
MÔ HÌNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HUẤN LUYỆN VÀ 
SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU CHO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CẤP TỈNH 
Huỳnh Huy Cường*, Trần Việt Dũng, Nguyễn Trúc Quyên 
Tóm tắt: Huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu là hai hoạt động chính và thường 
xuyên của quân đội bất cứ nước nào. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên 
chế quân số, vũ khí trang bị mà nội dung và phương thức triển khai các nội dung 
trên là khác nhau. Do nguồn lực có hạn, hiện nay quân đội đang tập trung hiện đại 
hóa các lực lượng hải quân, phòng không, không quân, thông tin liên lạc, tác chiến 
điện tử, trinh sát kỹ thuật, còn đối với các lực lượng khác thì Bộ Quốc phòng mới 
tập trung đầu tư cho các đơn vị chủ lực của bộ, các đơn vị cấp quân khu, việc đầu 
tư nghiên cứu và trang bị cho các đơn vị cấp tỉnh thành còn hạn chế. Việc áp dụng 
các mô hình trang bị cho các đơn vị chủ lực vào các đơn vị cấp tỉnh thành thường 
gặp trở ngại và ít hiệu quả do khác nhau về chức năng nhiệm vụ, quy mô và kinh 
phí ngân sách quân sự địa phương còn hạn chế. Do đó, việc xây dựng mô hình hệ 
thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang cấp 
tỉnh là giải pháp cần thiết cho việc nâng cao chất lượng huấn luyện và sẵn sàng 
chiến đấu cho lực lượng vũ trang địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội 
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. 
Từ khóa: Thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, Lực lượng vũ trang cấp tỉnh. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang cấp tỉnh là một 
hoạt động đa dạng, triển khai ở nhiều cấp độ cho nhiều đối tượng khác nhau từ sỹ 
quan chỉ huy đến từng đầu mối chiến sỹ, từ lực lượng dân quân tự vệ đến các lực 
lượng dự bị động viên, từ pháo binh, công binh, trinh sát đến phòng không, thông 
tin liên lạc Do vậy, các trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện sẵn sàng chiến 
đấu rất đa dạng. Bên cạnh đó, các đối tượng này đều phải trải qua chương trình 
huấn luyện đội ngũ, xây dựng nề nếp kỷ luật chính quy, học tập và quán triệt trên 
giảng đường và phải sử dụng thành thạo vũ khí bộ binh. 
Thực tế, qua khảo sát hiện trạng trang thiết bị của các lực lượng vũ trang cấp 
tỉnh, trong đó có các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: 
- Đối với công tác huấn luyện việc đầu tư trang thiết bị còn thô sơ, chủ yếu là 
các trang thiết bị như bàn ghế, hệ thống chiếu sáng..., việc ứng dụng các kết quả 
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến 
vào công tác huấn luyện còn hạn chế. Bên cạnh các thiết bị mà đơn vị được cung 
cấp hoặc tự trang bị, các cán bộ chiến sĩ thường phát huy sáng kiến cải tiến kỹ 
thuật, nghiên cứu chế tạo các mô hình học cụ phục vụ, bước đầu cũng nâng cao 
chất lượng và hiệu quả huấn luyện, đáp ứng một phần yêu cầu sẵn sàng chiến đấu 
của đơn vị. 
- Tại Sở chỉ huy các đơn vị chỉ mới tập trung đầu tư nâng cấp các trang thiết bị 
cơ bản như các thiết bị phục vụ công tác đảm bảo chung trong Sở Chỉ huy như 
chiếu sáng, cung cấp điện, điều hòa không khí, bàn ghế, tủ, thiết bị phòng chống 
cháy nổ, tủ bản đồ, tiêu đồ, hải đồ, sa bàn,thiết bị phòng họp (trang âm hội nghị, 
máy chiếu); Hệ thống thiết bị thông tin liên lạc (hữu tuyến và vô tuyến); Máy tính 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 287
và các phần mềm văn phòng; Thiết bị giao ban xa qua hình ảnh. Tuy nhiên, do 
chưa có tiêu chuẩn chế tạo và quy chế trang bị các thiết bị phục vụ công tác điều 
hành chỉ huy bộ đội nên lĩnh vực này được đầu tư rất hạn chế và không đồng bộ, 
bên cạnh đó do nguồn ngân sách hạn hẹp nên việc trang bị các thiết bị này cho các 
đơn vị địa phương hầu như chưa có. 
Do đó, việc xây dựng mô hình hệ thống thiết bị phục vụ công tác huấn luyện và 
sẵn sàng chiến đấu là rấtcấp thiết. Các thiết bị này khi được trang bị cho các đơn vị 
cấp tỉnh sẽ góp phần vào việc xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh vững chắc, 
nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang địa phương. 
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ 
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động huấn luyệnsẵn sàng chiến đấu của lực lượng 
vũ trang cấp tỉnh; thực trạng hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác 
huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, cũng như nghiên cứu ứng dụngcác tiến bộ khoa 
học công nghệ nói chung, khoa học và công nghệ quân sự nói riêng, nhóm tác giả 
đã nghiên cứu xây dựng hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến 
đấu của lực lượng vũ trang cấp tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện và chỉ 
huy bộ đội, hiện đại hóa Sở Chỉ huy, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh 
chính quy và hiện đại [1, 5, 6, 7, 8]. 
Mô hình hệ thống thiết bị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu được xây dựng trên cơ 
sở nghiên cứu hoạt động điều hành chỉ huy tác chiến tại Sở Chỉ huy Bộ chỉ huy 
quân sự tỉnh và công tác huấn luyện, giảng dạy tại Trường quân sự tỉnh. Do đó, hệ 
thống gồm có hai loại nhóm thiết bị là thiết phục vụ công tác huấn luyện và thiết bị 
phục vụ công tác hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến. 
2.1. Thiết bị phục vụ công tác huấn luyện 
Với công tác huấn luyện tại địa phương, nhóm nghiên cứu xây dựng các loại 
thiết bị với các chức năng như sau: 
Thiết bị thông báo báo hiệu nội bộ giúp tự động phát các âm hiệu báo các chế 
độ sinh hoạt của học viên từ báo thức, chuẩn bị làm việc, nghỉ ngơi, điểm danh; 
phát các nhạc hiệu phục vụ chào cờ, tập đội ngũ, diễu binh, duyệt binh; Phát tín 
hiệu báo động chiến đấu, báo động phòng không để kiểm tra khả năng SSCĐ của 
bộ đội; cho phép dùng micro để phát thông báo, chỉ đạo tới học viên, phát các 
chương trình phục vụ sinh hoạt giải trí của bộ đội. 
Thiết bị giám sát giảng đường cho phép giám sát chất lượng giảng dạy của giáo 
viên, thái độ học tập của học viên tại giảng đường; Ghi lại các bài giảng, báo cáo 
hay để làm tư liệu trình chiếu cho các đối tượng hoặc lớp khác; Tạo điều kiện cho 
giáo viên trẻ dự giờ dạy của các giảng viên đã có kinh nghiệm mà không phải lên 
lớp để không ảnh hưởng đến việc dạy và học (tức dự giờ từ xa). 
Học cụ huấn luyện bắn mục tiêu bay thấp bằng súng bộ binh (sử dụng súng AK, 
AR15, súng máy phòng không 12,7mm) tại thao trường cơ động giúp học viên sử 
dụng thành thạo vũ khí bộ binh bắn các mục tiêu di động, sát với thực tế chiến đấu, 
sinh động và cho phép đánh giá kết quả để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả 
công tác huấn luyện. 
Công nghệ thông tin 
H. H. Cường, T. V. Dũng, N. T. Quyên, “Mô hình hệ thống thiết bị  vũ trang cấp tỉnh.” 288 
2.2. Thiết bị phục vụ công tác điều hành chỉ huy tác chiến 
Đối với công tác điều hành chỉ huy tác chiến tại địa phương, nhóm tác giả xây 
dựng các nhóm chức năng sản phẩm như sau: 
- Khi có tình huống xảy ra thì cho phép trực ban phát lệnh báo động chuyển 
trạng thái sẵn sàng chiến đấu xuống từng nhóm đơn vị ở xa qua đường điện thoại 
để rút ngắn thời gian, nắm bắt kịp thời quá trình chuyển trạng thái tại các đơn vị, 
hiển thị đầy đủ thông tin trạng thái các đơn vị để chỉ huy theo dõi, ghi âm quá trình 
phát và thực hiện lệnh để kiểm tra, theo dõi về sau; Đối với các đơn vị xung quanh 
Sở chỉ huy thì cho phép phát các âm hiệu báo động chiến đấu, báo động phòng 
không, phát các chỉ lệnh qua hệ thống loa phóng thanh; Có khả năng giao tiếp, tích 
hợp đồng bộ với các trang thiết bị hệ thống báo động của quân khu. 
- Ở trạng thái thường xuyên thì cho phép trực ban tiếp nhận thông tin, đồng thời 
truyền đạt thông báo chỉ lệnh tới các nhóm đơn vị ở xa qua đường điện thoại được 
nhanh chóng, kịp thời, ghi âm quá trình liên lạc để kiểm tra, theo dõi về sau; Cho 
phép phát các âm hiệu duy trì các chế độ sinh hoạt hàng ngày và các thông báo tới 
các đơn vị xung quanh Sở chỉ huy qua hệ thống loa phóng thanh được thuận lợi. 
a) Mô hình thiết bị thông báo 
báo hiệu nội bộ. 
b) Mô hình thiết bị giám sát 
giảng đường. 
c) Mô hình thiết bị hỗ trợ điều hành 
chỉ huy tác chiến. 
d) Mô hình học cụ cơ động huấn luyện 
bắn mục tiêu bay thấp. 
Hình 1. Mô hình hệ thống thiết bị. 
2.3. Giải pháp rút ngắn thời gian phát lệnh báo động chuyển trạng thái sẵn 
sàng chiến đấu (BĐ CTT SSCĐ) 
Theo kết quả nghiên cứu [2, 3, 4] chúng ta có thể xác định được tổng thời gian 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 289
phát lệnh báo động chuyển trạng thái cho các đơn vị theo mô hình trong hình 2. 
Trong đó: S là tổng thời gian của quá trình phát lệnh; K - Thời gian kết nối phát 
lệnh; Q - Thời gian lấy số điện thoại, bấm tone và quay số kết nối; P - Thời gian thực 
hiện phát lệnh; N - Thời gian kiểm tra nhấc máy; L - Thời gian phát lệnh; T - Thời 
gian kiểm tra nhận lệnh của đơn vị; C - Thời gian ghi nhận đơn vị đã nhận lệnh. Như 
vậy, nếu phát lệnh lần lượt (thủ công) cho m đơn vị cần tổng thời gian là: 

m
i
i
m
i
i
m
i
i
m
i
i
m
i
i
m
i
iTC CTLNQSS
111111
Để đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính 
xác và bí mật trong quy trình BĐ CTT 
SSCĐ đòi hỏi phải rút ngắn tối đa thời gian 
phát lệnh báo động cho các đơn vị. Chúng ta 
nhận thấy rằng, các giá trị Q, N, T và C phụ 
thuộc nhiều vào thao tác của con người nên 
các giá trị của chúng là không cố định. Do 
đó giá trị của S là không cố định. Để giá trị 
của S đạt giá trị nhỏ nhất có thể thì cần hạn 
chế bớt thao tác của con người và tăng tính 
tự động hóa trong quy trình BĐ CTT SSCĐ. 
Qua phân tích quy trình phát lệnh trên, 
có một số quá trình có thể rút ngắn được 
thời gian: 
- Quá trình Q, quay số kết nối đến từng đơn vị. 
- Quá trình N, nhận dạng người nhận lệnh của từng đơn vị. 
- Quá trình L, phát lần lượt cùng một nội dung mệnh lệnh cho các đơn vị. 
- Quá trình C, ghi nhận thông tin người nhận lệnh, thời gian ghi nhận. 
Để rút ngắn thời gian của bốn quá trình vừa nêu, nhóm tác giả đề xuất các giải 
pháp sau: tự động quá trình Q, rút ngắn quá trình N, giảm số lần quá trình L, rút 
ngắn quá trình C. Với việc tự động hóa các quá trình Q, N, L, C chúng ta có được 
tổng thời gian phát lệnh (tự động) cho các m đơn vị như sau: 
m
i
TDiTD CKS
1
với 
thời gian thực hiện quá trình kết nối: 
m
i
TDiTD TPQK
1
 và thời gian phát lệnh: 
LNP
m
i
TDi 
 1
Do đó: 
m
i
TDi
m
i
TDi
m
i
TDiTDTD CTLNQS
111 
Hình 2. Mô hình thời gian quy trình 
BĐ CTT. 
Công nghệ thông tin 
H. H. Cường, T. V. Dũng, N. T. Quyên, “Mô hình hệ thống thiết bị  vũ trang cấp tỉnh.” 290 
Khi so sánh giá trị của S và STD, giã sử rằng từng quá trình trong quy trình phát 
lệnh lần lượt cho các đơn vị khác nhau có giá trị tương đương, nên: mQQ
m
i
i 
 1 ;
mNN
m
i
i 
 1 ;
mLL
m
i
i 
 1 ; 1
.
m
i
i
C mC
  
Trong khi đó, với quy trình phát lệnh theo nhóm ta có: qQTD , với q là thời 
gian quay số và kết nối tự động; nN
m
i
TDi 
 1
, với n là thời gian để đơn vị bấm mã 
và thời gian kiểm tra nhấc khi đơn vị khi cần thiết; 0
1
 
m
i
TDiC , do việc ghi nhận 
nhận lệnh được thực hiện tự động nên chỉ tốn vài phần trăm giây. 
Đồng thời, thời gian kiểm tra nhận lệnh từng đơn vị là mTTT
m
i
i
m
i
TDi 
 11
. 
Từ đó ta có được kết quả sau: 
 mCmTmLmNmQSTC 
 mTLnqSTD 
 )/())1((/ nqmCLmmNmQSSE TDTC 
Với E là tỉ lệ giữa thời gian phát lệnh tuần tự và phát lệnh theo nhóm. Thực tế 
giá trị của )( nq nhỏ hơn nhiều so với ))1(( mCLmmNmQ , do đó, giá 
trị của E luôn lớn hơn 1, đặc biệt khi số lượng đơn vị m và thời gian phát lệnh L 
càng lớn thì giá trị E này càng lớn. Từ đó, chứng minh rằng giải pháp được đưa ra 
là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí rút ngắn tổng thời gian phát lệnh cho các đơn vị. 
Từ các giải phát này, nhóm tác giả đã xây dựng chức năng BĐ CTT SSCĐ trong 
hệ thống thiết bị hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến. 
3. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả thực hiện xây dựng mô hình hệ thống thiết bị 
Với mô hình hệ thống thiết bị trên, nhóm tác giả đã thiết kế chế tạo thành công 
và đưa vào sử dụng trong hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực 
lượng vũ trang tỉnh Long An những hệ thống thiết bị sau: 
- Thiết bị hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến 
- Thiết bị thông báo báo động nội bộ 
- Thiết bị giám sát giảng đường 
- Học cụ cơ động huấn luyện bắn mục tiêu bay thấp 
Trong đó, thiết bị hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến là một trong thiết bị quan 
trọng của hệ thống. Thiết bị có khả năng hỗ trợ sỹ quan tác chiến trong công tác 
điều hành và chỉ huy tác chiến tại Sở Chỉ huy của Bộ CHQS tỉnh, giúp cho việc 
báo ban, nhận báo ban, liên lạc thoại thuận tiện, báo động chuyển trạng thái sẵn 
sàng chiến đấu thuận lợi và nhanh chóng. Sau khi đưa thiết bị vào sử dụng, nhóm 
tác giả đã thống kê và so sánh tổng thời gian phát lệnh cho các đơn vị bằng phương 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 291
pháp nhân công (lần lượt) và phương pháp tự động (theo nhóm), kết quả thu được 
như sau: 
Bảng 1. Chi tiết thời gian phát lệnh. 
Quy trình phát lệnh lần lượt Quy trình phát lệnh theo nhóm 
Thao tác 
Thời 
gian 
(giây) 
Thao tác 
Thời gian 
(giây) 
Lấy số điện thoại của đơn 
vị 
3 
Tự động quay số 3 
Bấm số điện thoại gọi 
xuống đơn vị cần phát lệnh 
6 
Chờ đổ chuông và đơn vị 
nhác máy 
3 
Chờ đổ chuông và 
đơn vị nhác máy 
3 
Kiểm tra nhấc máy 10 Kiểm tra nhấc máy m x 10 
Đọc mệnh lệnh 20 Đọc mệnh lệnh 20 
Kiểm tra nhận lệnh 5 Kiểm tra nhận lệnh m x 5 
Ghi nhận nhận lệnh 10 Ghi nhận nhận lệnh Không đáng kể 
Ta có tổng thời gian phát lệnh cho 01 đơn vị như sau: 
6031052010363 S giây. 
Do đó, tổng thời gian phát lệnh cho m đơn vị là: 
mSTC 60 giây. 
Tương tự, tổng thời gian phát lệnh cho m đơn vị theo nhóm như sau: 
mmmSTD 15265201033 giây 
Quá trình kiểm tra nhấc máy có thể không cần thực hiện, vì mỗi đơn vị đã được 
quy định một mã nhấc máy từ trước. Thời gian để đơn vị bấm mã là khoảng 5 giây. 
Do đó: mmSTD 531520533 giây. 
Với 8 m , ta có 480 TCS giây và 71 TDS giây. 
Như vậy, TCS lớn hơn TDS gấp 6,8 lần. 
Với 16 m , ta có 960 TCS giây và 111 TDS giây. 
Như vậy, TCS lớn hơn TDS gấp 8,7 lần. 
Từ những số liệu thực tế trên, ta thấy được quá trình phát lệnh báo động 
chuyển trạng thái theo nhóm rút ngắn về tổng thời gian phát lệnh cho các đơn vị 
đang quản lý. Số đơn vị được phát lệnh cùng lúc càng nhiều thì càng tiết kiệm 
thời gian phát lệnh. 
Bảng 2. So sánh thời gian phát lệnh giữa hai phương pháp. 
Số đơn vị 4 8 12 16 20 24 28 32 
TCS 240 480 720 960 1200 1440 1680 1920 
TDS 51 71 91 111 131 151 171 191 
E 4.7 6.8 7.9 8.7 9.2 9.5 9.8 10.1 
Công nghệ thông tin 
H. H. Cường, T. V. Dũng, N. T. Quyên, “Mô hình hệ thống thiết bị  vũ trang cấp tỉnh.” 292 
Chúng ta thấy được độ chênh lệnh thời gian giữa hai cách phát lệnh càng lớn 
nếu số đơn vị tham gia phát lệnh càng nhiều. Kết quả so sánh hoàn toàn phù hợp 
với giả thuyết đưa ra, khi tăng số lượng đơn vị trong nhóm phát lệnh lên thì giá trị 
của E càng tăng, sự chênh lệnh về thời gian phát lệnh giữa hai quy trình càng lớn. 
Từ đó, kết luận quy trình phát lệnh báo động theo nhóm giúp tiết kiệm tối đa thời 
gian phát lệnh BĐ CTT SSCĐ. 
3.2. Thảo luận 
a) Thiết bị hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến và giao diện điều khiển. 
b) Học cụ cơ động bắn mục tiêu bay thấp. 
c) Thiết bị thông báo báo hiệu nội bộ. 
Hình 3. Hình ảnh thiết bị triển khai tại đơn vị. 
Với hệ thống thiết bị đã xây dựng và đưa vào sử dụng tại Sở Chỉ huy Bộ CHQS 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 293
và Trường quân sự tỉnh Long An bước đầu đã góp phần vào việc nâng cao hiệu 
quả chất lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. 
Đối với thiết bị phục vụ huấn luyện bước đầu đã áp dụng các tiến bộ khoa học 
công nghệ vào việc giảng dạy, giúp cho quá trình huấn luyện đạt hiệu quả, sát với 
thực tế chiến đấu. Công tác quản lý giảng viên và học viên cũng từng bước được 
cải thiện. 
Đối với thiết bị phục vụ sẵn sàng chiến đấu đã cho thấy tính hiệu quả cao với thực 
tế hoạt động tại đơn vị. Thiết bị hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến giúp tiết kiệm thời 
gian trong quá trình báo ban, báo động sẵn sàng chiến đấu. Với chức năng ghi âm 
nhật ký thao tác và cuộc gọi, chức năng hiển thị trạng thái đơn vị, chỉ huy có thể dễ 
dàng kiểm tra, theo dõi hoạt động của cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. 
Các thiết bị trên khi đưa vào sử dụng đã được đơn vị đánh giá cao và sử dụng 
thường xuyên trong hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, để hệ 
thống thiết bị ngày càng hoàn thiện và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng cần phải 
thường xuyên bám sát đơn vị, kịp thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cấp, 
bảo trì và xây dựng thêm các trang thiết bị mới phù hợp với nhiệm vụ xây dựng 
khu vực phòng thủ địa phương, góp phần vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ 
quyền Tổ quốc Việt Nam. 
4. KẾT LUẬN 
Từ việc ứng dụng hệ thống thiết bị vào thực tế hoạt động của đơn vị, đã khẳng 
định giá trị thực tiễn của các công trình nghiên cứu và chế tạo hệ thống thiết bị 
này. Đây là một tiền đề quan trọng để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đồng thời mở 
rộng phát triển mô hình hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu 
cho các tỉnh cũng như các quân, binh chủng khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Cục Tác chiến, BTTM, Điều lệ công tác tham mưu tác chiến Quân đội Nhân 
dân Việt Nam, NXB: QĐND, 2011 
[2]. L. H. Châu và các tác giả, “Thiết kế, chế tạo và ứng dụng thiết bị hỗ trợ điều 
hành tác chiến phục vụ công tác chỉ huy tác chiến cho các sở chỉ huy lục 
quân”, TC. Nghiên cứu KHCNQS, số 44 (2016), tr. 163-168. 
[3]. L. H. Châu và các tác giả, “Nghiên cứu hoàn thiện và đưa vào ứng dụng thiết 
bị báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, TC. Nghiên cứu 
KHCNQS, số 4-đặc biệt (2009), tr. 54-60. 
[4]. L. H. Châu và các tác giả, “Nghiên cứu thiết kế chế tạo tổ hợp thiết bị phục vụ 
điều hành chỉ huy tác chiến cho phòng trực ban tác chiến các sở chỉ huy”, TC. 
Nghiên cứu KHCNQS, số 4-đặc biệt (2009), tr. 181-186. 
[5]. Đề tài Sở khoa học và công nghệ TpHCM: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết 
bị báo động chuyển trạng thái cho các Sở chỉ huy thường xuyên và A2 của Bộ 
CHQS TPHCM” năm 2004-2005 
[6]. Đề tài Sở khoa học và công nghệ TpHCM: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết 
bị hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến cho các đơn vị phòng không”, năm 
2005-2007. 
Công nghệ thông tin 
H. H. Cường, T. V. Dũng, N. T. Quyên, “Mô hình hệ thống thiết bị  vũ trang cấp tỉnh.” 294 
[7]. Đề tài Sở KHCN Tp HCM: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị thông tin chỉ 
huy liên lạc đa hướng - giao ban xa”, năm 2006-2007. 
[8]. Tài liệu “Group Call Command Communication System”, Kylink 
Communication Corp. 
ABSTRACT 
A SYSTEM MODELING OF EQUIPMENT FOR TRAINING AND 
OPERATIONAL READINESS FOR THE PROVINCIAL MILITARY 
Training and Operational readiness are two main and frequent activities 
of the military in every country. Depending on the mission, organizational 
structure, strength, weapons and equipment, the contents and methods of 
implementing the above contents are different. Because of limited resources, 
our military is currently focusing on modernization for naval forces, air 
defense, air force, communications, electronic warfare, and reconnaissance. 
For the remain forces, the Ministry of Defense has focused on investing for 
main units or units in level of military zone, the investment for research and 
equipment for provincial military is limited. The application of modeling 
equipment of main units for provincial military is often problematic and 
ineffective due to differences in functions, duties, scale and the limitation of 
funding of local military budgets. Therefore, the development of a system 
modeling equipment for training and operational readiness in provincial 
military is a necessary solution for improving the quality of training and 
operational readiness for the local armed forces to meet the requirements for 
building a regular, elite and modern army. 
Keywords: Equipment for training and operational readiness, Provincial military. 
Nhận bài ngày 16 tháng 8 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 26 tháng 11 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2017 
Địa chỉ: Phòng Số hóa và điều khiển - Viện Công nghệ thông tin. 
 * Email: hhcuong84@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_he_thong_thiet_bi_phuc_vu_huan_luyen_va_san_sang_chi.pdf