Lược sử quá trình hình thành phương pháp triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông

Ở thời kỳ đầu phát triển, thăm dò điện sinh lý

học là một thủ thuật xâm lấn được dùng chủ yếu để

chẩn đoán xác định và để tìm ra thuốc chống loạn

nhịp hiệu quả nhất cho bệnh nhân (1).

Báo cáo lâm sàng đầu tiên trên thế giới liên quan

đến triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông

thực chất là một “tai nạn nghề nghiệp” trong quá

trình thủ thuật thăm dò điện sinh lý học tim. Khi

đó, một trong các dây thông điện cực chẩn đoán

tình cờ chạm vào điện cực sốc điện trong quá trình

sốc điện chuyển nhịp, và kết quả là nút nhĩ thất của

bệnh nhân bị triệt đốt (2).

pdf 9 trang kimcuc 6420
Bạn đang xem tài liệu "Lược sử quá trình hình thành phương pháp triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lược sử quá trình hình thành phương pháp triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông

Lược sử quá trình hình thành phương pháp triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông
CHUYÊN ĐỀ
81TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
Lược sử quá trình hình thành phương pháp
triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông
Phạm Quốc Khánh, Phan Đình Phong
Trần Song Giang, Phạm Trần Linh, Lê Võ Kiên
Viện Tim mạch Việt Nam
Ở thời kỳ đầu phát triển, thăm dò điện sinh lý 
học là một thủ thuật xâm lấn được dùng chủ yếu để 
chẩn đoán xác định và để tìm ra thuốc chống loạn 
nhịp hiệu quả nhất cho bệnh nhân (1).
Báo cáo lâm sàng đầu tiên trên thế giới liên quan 
đến triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông 
thực chất là một “tai nạn nghề nghiệp” trong quá 
trình thủ thuật thăm dò điện sinh lý học tim. Khi 
đó, một trong các dây thông điện cực chẩn đoán 
tình cờ chạm vào điện cực sốc điện trong quá trình 
sốc điện chuyển nhịp, và kết quả là nút nhĩ thất của 
bệnh nhân bị triệt đốt (2).
Năm 1982, các nhóm tác giả Hoa Kỳ do Scheinman 
và Gallagher đứng đầu đã công bố các chùm ca bệnh 
triệt đốt nút nhĩ thất sử dụng năng lượng dòng điện 
một chiều (3, 4). Nhiều nghiên cứu sau đó được tiến 
hành nhằm cải thiện hiệu quả và nâng cao tính an 
toàn của thủ thuật. Các thử nghiệm này tập trung 
vào việc tìm hiểu hiệu quả của các nguồn năng lượng 
khác nhau trong triệt đốt, bao gồm sử dụng năng 
lượng lazer và hóa chất. Năm 1987, nhóm các nhà 
điện sinh lý học tim ở Đại học Munster – CHLB 
Đức đã báo cáo ca bệnh đầu tiên sử dụng năng lượng 
sóng có tần số radio (RF) để triệt đốt rối loạn nhịp 
tim (5). Đây là một bệnh nhân có đường dẫn truyền 
phụ nằm ở thành bên vòng van ba lá. Kỹ thuật này 
là một bước đột phá trong triệt đốt rối loạn nhịp vì 
nó giúp tăng được mức năng lượng đốt tối ưu đồng 
thời giảm tỷ lệ biến chứng thủng tim. Kết cục là năng 
lượng sóng có tần số radio đã trở thành nguồn năng 
lượng thường quy được sử dụng trong triệt đốt rối 
loạn nhịp tim. Sau đó, nhóm nghiên cứu Đại học 
Munster tiếp tục là những người đầu tiên đề xuất 
sử dụng phương thức triệt đốt kiểm soát nhiệt độ - 
là phương thức giúp nâng cao hơn nữa an toàn thủ 
thuật và giúp kiểm soát được mức độ tổn thương cơ 
tim do triệt đốt (6).
Triệt đốt tim nhanh trên thất
Sau những bước đi đầu tiên, các nhóm nghiên 
cứu trên thế giới bắt đầu tập trung nghiên cứu 
phương pháp triệt đốt các rối loạn nhịp phức tạp hơn 
ngoài triệt đốt nút nhĩ thất. Nhóm của Kuck ở Bệnh 
viện Đại học Hamburg-Eppendorf và nhóm của 
Jackman ở Oklahoma – Hoa Kỳ đã dựa vào thành 
quả của các thử nghiệm tiền lâm sàng trên chó và 
ứng dụng thành công kỹ thuật triệt đốt đường dẫn 
truyền phụ gây cơn tim nhanh trên thất trên người. 
Sự hợp tác nghiên cứu giữa Kuck và Jackman trong 
việc sử dụng năng lượng dòng điện một chiều để tạo 
ra các tổn thương khu trú trên tim động vật đã mang 
lại những kết quả tích cực khi ứng dụng ở những ca 
triệt đốt đầu tiên trên người (7,8). Khi các nghiên 
cứu ứng dụng năng lượng RF thành công nhờ sự hợp 
tác xuyên đại dương này, đã có hai nhóm bệnh nhân 
bị đường dẫn truyền phụ được triệt đốt thành công 
bằng năng lượng sóng có tần số radio (9, 10). Những 
năm tiếp theo, các nhà khoa học đã có nhiều cải tiến 
về mặt chiến thuật tiếp cận cũng như kỹ thuật để 
có thể tiến hành triệt đốt nhiều rối loạn nhịp phức 
tạp hơn, ví dụ như triệt đốt đường dẫn truyền phụ 
CHUYÊN ĐỀ
82 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
ở thành trước vách của vòng van ba lá mà không gây 
tổn thương đường dẫn truyền chính thống của tim 
(11, 12). Gần đây, phương thức triệt đốt sử dụng 
năng lượng áp lạnh (cryo-energy) đã được áp dụng, 
mang lại nhiều hiệu quả tích cực (13). Thử nghiệm 
CYRANO là một thử nghiệm ngẫu nhiên trên số 
lượng lớn bệnh nhân có cơn tim nhanh trên thất 
do vòng vào lại tại nút nhĩ thất. Kết quả thử nghiệm 
này cho thấy sử dụng năng lượng áp lạnh để triệt đốt 
đường dẫn truyền chậm trong nút nhĩ thất an toàn 
hơn so với năng lượng RF nhưng có tỷ lệ tái phát cao 
hơn và thời gian thủ thuật kéo dài hơn. 
Ngày nay, triệt đốt tim nhanh trên thất đã trở 
thành một kỹ thuật thường quy, được tiến hành phổ 
biến ở khắp nơi trên thế giới.
Triệt đốt rung nhĩ
Trước đây, phương thức can thiệp xâm lấn dành 
cho rung nhĩ chỉ duy nhất là triệt đốt nút nhĩ thất 
trong những trường hợp rung nhĩ nhanh không đáp 
ứng với điều trị nội khoa. Trong thập kỷ 90, người ta 
triệt đốt rung nhĩ bằng cách sử dụng ống thông để 
tạo ra các đường triệt đốt trong tâm nhĩ mô phỏng 
phẫu thuật Cox Maze. Năm 1999, nhóm nghiên cứu 
ở Bệnh viện Hamburg St. Georg công bố nghiên 
cứu can thiệp điều trị rung nhĩ bằng cách sử dụng 
ống thông tạo ra các đường đốt trong nhĩ trái và nhĩ 
phải (14). Thập kỷ 90 chứng kiến một ý tưởng đột 
phá trong chiến lược can thiệp điều trị rung nhĩ, đó 
là kỹ thuật sử dụng ống thông để triệt đốt cô lập về 
mặt điện học giữa nhĩ trái và các tĩnh mạch phổi. 
Tuy thử nghiệm đầu tiên về vấn đề này thất bại do 
những hạn chế về mặt kỹ thuật lái ống thông và kinh 
nghiệm nhưng nó đã đem lại nhiều hiểu biết mới về 
cơ chế rung nhĩ, tạo tiền đề cho các phương pháp 
tiếp cận triệt đốt rung nhĩ sau này. 
Nhóm nghiên cứu của Haissaguerre ở Bordeaux 
- Cộng hòa Pháp đã tìm ra rằng ở phần lớn bệnh 
nhân rung nhĩ, khởi phát cơn rung nhĩ là từ những 
ổ ngoại vị trong các tĩnh mạch phổi. Phát hiện này 
đã giúp định hướng một chiến lược đốt rung nhĩ 
mới đó là tìm và triệt đốt các ổ ngoại vị bên trong 
tĩnh mạch phổi (15). Sau đó, các nhà khoa học thử 
nghiệm chiến lược đốt khoanh vòng các tĩnh mạch 
phổi để cô lập hoàn toàn về mặt điện học trong các 
tĩnh mạch phổi với nhĩ trái. Đây là một bước đột phá 
trong can thiệp điều trị rung nhĩ. Những năm tiếp 
theo, nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành 
nhằm tìm ra các cách thức nâng cao hiệu quả triệt 
đốt rung nhĩ. Nhóm nghiên cứu ở Munich đã tiến 
hành một thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh hiệu quả 
của phương pháp đốt khoanh vòng kín tĩnh mạch 
phổi với phương pháp đốt từng phân đoạn (16). Kết 
quả cho thấy đốt khoanh vòng kín tĩnh mạch phổi 
không mang lại kết cục lâm sàng tốt hơn khi so với 
phương thức đốt từng phân đoạn. Tuy nhiên thử 
nghiệm này cho thấy việc đốt khoanh vòng tĩnh 
mạch phổi an toàn hơn do tránh được biến chứng 
hẹp tĩnh mạch phổi. Tiếp đó, thông qua một thử 
nghiệm ngẫu nhiên, Arentz và cộng sự cho thấy hiệu 
quả vượt trội của việc đốt khoanh vòng rộng cô 
lập các tĩnh mạch phổi (17). Nhóm nghiên cứu ở 
Hamburg đề xuất kỹ thuật sử dụng 2 điện cực Lasso 
và cho thấy việc triệt đốt khoanh vòng và lấn rộng 
về phía mô nhĩ hơn rất quan trọng để duy trì được 
nhịp xoang sau thủ thuật (18). Nhóm nghiên cứu 
này cũng cho thấy việc tái kết nối điện học giữa tĩnh 
mạch phổi và nhĩ trái là cơ chế chính gây tái phát 
rung nhĩ sau thủ thuật triệt đốt (19). Thử nghiệm 
GAP-AF là một thử nghiệm đa trung tâm được tiến 
hành tại CHLB Đức trong đó người ta tiến hành thủ 
thuật ở những bệnh nhân bị tái phát rung nhĩ và cả 
những bệnh nhân đang duy trì ổn định nhịp xoang 
(20). Kết quả cho thấy việc cô lập kín vòng hoàn 
toàn các tĩnh mạch phổi tốt hơn là cô lập không kín 
vòng, đồng thời, hiện tượng tái kết nối điện học tĩnh 
mạch phổi – nhĩ trái rất thường gặp, ngay cả ở những 
bệnh nhân không có tái phát rung nhĩ. Bệnh viện 
Hamburg St. Georg tiến hành nghiên cứu đầu tiên 
CHUYÊN ĐỀ
83TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
trên thế giới theo dõi dài hạn trong 5 năm những 
bệnh nhân rung nhĩ được đốt cô lập tĩnh mạch phổi 
(21). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiến lược triệt 
đốt cô lập tĩnh mạch phổi vẫn giữ được vai trò quan 
trọng trong việc duy trì nhịp xoang cho những bệnh 
nhân rung nhĩ (22). Gần đây, nhóm nghiên cứu này 
công bố một báo cáo theo dõi 10 năm bệnh nhân 
rung nhĩ cơn bao gồm cả những bệnh nhân thời kỳ 
đầu (23). Báo cáo cho thấy tỷ lệ duy trì nhịp xoang 
ở nhóm bệnh nhân trải qua 1 lần thủ thuật là 32,9% 
và nhóm bệnh nhân trải qua nhiều lần thủ thuật là 
62,7%. Đây là một trong những nghiên cứu theo dõi 
dài hạn nhất trên thế giới ở những bệnh nhân được 
triệt đốt rung nhĩ.
Thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm CASTLE-AF 
vừa công bố cho thấy triệt đốt rung nhĩ có thể làm 
giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm tỷ lệ 
tử vong do tim mạch và giảm tỷ lệ tái nhập viện vì 
suy tim cho các bệnh nhân rung nhĩ kèm suy tim. 
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy lợi ích giảm tỷ 
lệ tử vong của phương pháp triệt đốt rung nhĩ (24).
Triệt đốt tim nhanh thất
Năm 1972, lần đầu tiên các nhà khoa học tiến 
hành thăm dò điện sinh lý học tim ở bệnh nhân tim 
nhanh thất (25, 26). Sau đó, một loạt các báo cáo ra 
đời mô tả đặc điểm của tim nhanh thất được gây bởi 
các kích thích tim sớm theo chương trình và phương 
pháp lập bản đồ nội mạc buồng tim trong thăm dò 
tim nhanh thất. Năm 1978, một số tác giả công bố 
các nghiên cứu về phương pháp và kết quả của cắt 
đốt tim nhanh thất thông qua phẫu thuật tim hở 
trong đó tỷ lệ không còn gây được cơn tim nhanh 
thất khoảng 72 – 97%, tỷ lệ tái phát khoảng 5 – 33% 
(27, 28, 29). Mặc dù kết quả trên rất đáng khích lệ 
nhưng tỷ lệ tử vong của phương pháp này khoảng 8 
– 17%. Vì lý do này, phương pháp cắt đốt tim nhanh 
thất thông qua mổ tim hở không còn được ứng dụng 
và thay thế vào đó người ta tập trung nghiên cứu triệt 
đốt tim nhanh thất qua đường ống thông. 
Sau những báo cáo bước đầu về việc sử dụng 
năng lượng dòng điện một chiều để triệt đốt rối loạn 
nhịp, một số tác giả đã tiến hành thử nghiệm dùng 
dòng điện một chiều năng lượng cao để triệt đốt 
tim nhanh thất (30, 31, 32). Thử nghiệm cho thấy 
các tác giả dùng năng lượng 300J từ máy sốc điện để 
triệt đốt ở một số vị trí bao gồm đường ra thất phải, 
vách liên thất bên trái và giữa vách liên thất bên phải 
ở một bệnh nhân tim nhanh thất không có bệnh tim 
thực tổn và hai bệnh nhân tiền sử nhồi máu cơ tim. 
Fontain là một trong những người tiên phong ứng 
dụng năng lượng dòng điện một chiều để triệt đốt 
tim nhanh thất. Kết quả các nghiên cứu của ông cho 
thấy phương pháp này có tỷ lệ 49% thành công hoàn 
toàn 49%, 43% thành công một phần về mặt kỹ thuật 
và có kết cục lâm sàng tốt ở 92% số bệnh nhân. Tuy 
nhiên, tỷ lệ tử vong là 8,5% trong 3 tháng theo dõi 
(33). Phương pháp này có thể tạo ra các tổn thương 
cơ tim nặng nề, gây vỡ tim, giảm sức co bóp cơ tim 
hoặc làm phát sinh các loại rối loạn nhịp khác (34). 
Trong 6 năm nghiên cứu và ứng dụng năng lượng 
dòng điện một chiều để triệt đốt tim nhanh thất, 
người ta dần dần phát hiện ra vai trò ưu việt của năng 
lượng dòng điện có tần số radio (35, 36).
Cuối thập kỷ 80, ca tim nhanh thất vô căn đầu 
tiên được tiến hành triệt đốt bằng năng lượng sóng 
có tần số radio. Sau nhiều tổng kết nghiên cứu, 
người ta thấy việc triệt đốt tim nhanh thất bằng 
năng lượng sóng có tần số radio mang lại hiệu quả 
cao, dễ thực hiện và tỷ lệ biến chứng thấp. Phương 
pháp này đã nhanh chóng được chấp nhận và ứng 
dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
Ngoài triệt đốt tim nhanh thất vô căn, việc triệt 
đốt tim nhanh thất ở những bệnh nhân có bệnh 
tim thực tổn đang là một thách thức cho các nhà 
lâm sàng. Thử nghiệm VTACH là một thử nghiệm 
ngẫu nhiên đa trung tâm nghiên cứu hiệu quả triệt 
đốt tim nhanh thất ở những bệnh nhân có bệnh tim 
thiếu máu cục bộ (37). Kết quả thử nghiệm này cho 
CHUYÊN ĐỀ
84 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
thấy, tỷ lệ sống còn mà không có rối loạn nhịp thất 
ở nhóm bệnh nhân được cấy máy phá rung tự động 
kèm triệt đốt tim nhanh thất vượt trội hơn so với 
nhóm chỉ cấy máy phá rung tự động đơn thuần. Thử 
nghiệm đa trung tâm SMS cũng so sánh nhóm được 
cấy máy phá rung tự động và triệt đốt tim nhanh thất 
với nhóm chỉ cấy máy phá rung đơn thuần. Kết quả 
cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai 
nhóm về tỷ lệ sống còn mà không có rối loạn nhịp 
thất. Tuy nhiên, nhóm được triệt đốt tim nhanh thất 
có số lần sốc của máy phá rung giảm rõ rệt (38).
Năm 1995, tác giả Kottkamp cho thấy triệt đốt 
tim nhanh thất không chỉ có thể tiến hành ở nhóm 
bệnh tim thiếu máu cục bộ mà còn có thể thực 
hiện trên nhóm bệnh cơ tim giãn (39). Nghiên cứu 
HELP-VT đóng góp rất nhiều vào những hiểu biết 
hiện tại về triệt đốt tim nhanh thất ở bệnh cơ tim 
giãn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy triệt đốt tim 
nhanh thất ở nhóm bệnh cơ tim giãn có tỷ lệ tái phát 
cao hơn và thường cần phải tiếp cận đốt ngoại mạc 
nhiều hơn ở nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ (40).
Năm 2002, tác giả Ouyang báo cáo một cách 
thức tiếp cận triệt đốt tim nhanh thất vô căn trong 
lúc nhịp xoang. Đó là phương pháp dò tìm và triệt 
đốt ở những vị trí có các điện đồ bất thường khởi 
phát từ mạng Purkinje trong lúc nhịp xoang. Phương 
pháp này góp phần giúp triệt đốt thành công tim 
nhanh thất, nhất là ở những bệnh nhân không gây 
được cơn trong lúc làm thủ thuật và nó còn giúp 
các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh 
của tim nhanh thất (41). Thêm vào đó, các tác giả 
này còn chỉ ra những đặc điểm điện đồ giúp phân 
biệt tim nhanh thất/ngoại tâm thu thất khởi phát 
ở đường ra thất phải với xoang Valsava van động 
mạch chủ. Nhóm tác giả này còn mô tả cách tiếp cận 
triệt đốt tim nhanh thất khởi phát ở vùng trước của 
đường ra thất trái (vùng “Left ventricular summit”) 
sử dụng đường chọc vách liên nhĩ ở vị trí trước và 
thấp của vách liên nhĩ. Tim nhanh thất khởi phát ở 
vùng này rất khó điều trị và triệt đốt. Trong báo cáo 
này, phương pháp tiếp cận của nhóm tác giả cho thấy 
triệt đốt thành công ở tất cả các bệnh nhân (42).
Một số thiết bị và kỹ thuật triệt đốt tiên tiến nhất 
hiện nay
Trong triệt đốt rung nhĩ, các trung tâm đang phát 
triển kỹ thuật đốt sử dụng ống thông có bóng ở đầu. 
Kỹ thuật này có ưu điểm là có thể chỉ cần một lần đốt 
duy nhất đã cô lập được hoàn toàn tĩnh mạch phổi, 
do vậy nó giúp đơn giản hóa thủ thuật triệt đốt rung 
nhĩ. Hiện nay, ngoài kỹ thuật triệt đốt truyền thống 
sử dụng năng lượng sóng có tần số radio, bóng áp 
lạnh cũng được dùng rất phổ biến và đã được chứng 
minh là an toàn và hiệu quả (43, 44). Thử nghiệm 
ngẫu nhiên Freeze AF và FIRE AND ICE cho kết 
quả bóng áp lạnh không kém hơn kỹ thuật đốt sử 
dụng năng lượng RF thường quy (45, 46). Hiện tại, 
các trung tâm đang tiến hành nghiên cứu để phát 
triển bóng áp lạnh thế hệ thứ hai (47, 48, 49). 
Ngoài bóng áp lạnh, bóng nội soi laser hiện đang 
là một thiết bị tiên tiến trong triệt đốt rung nhĩ. Loại 
dụng cụ này tích hợp một camera ghi hình ở đầu giúp 
quan sát trực tiếp nội mạc cơ tim trong quá trình triệt 
đốt. Hiện tại, một thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung 
tâm cho thấy bóng nội soi laser không kém hơn kỹ 
thuật đốt RF truyền thống đối với rung nhĩ bền bỉ 
(50). Đây là thử nghiệm ngẫu nhiên đầu tiên so sánh 
bóng nội soi laser với kỹ thuật truyền thống và nó 
hứa hẹn hình thành một kỹ thuật mới giúp đơn giản 
hóa thủ thuật ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ. 
Loại ống thông triệt đốt có nhận cảm lực là một 
thiết bị hứa hẹn gia tăng hiệu quả triệt đốt rung nhĩ 
và giảm tai biến thủ thuật. Hai thử nghiệm đã được 
tiến hành là TOCCATA và EFFICAS nhằm đánh giá 
hiệu quả của loại ống thông này trong triệt đốt rung 
nhĩ (51, 52, 53). Thử nghiệm TOCCATA cho thấy có 
mối tương quan giữa lực tì của ống thông đốt trên cơ 
tim với tỷ lệ tái ph ... y coagulation of ventricular myocardium: improved prediction of lesion size by 
monitoring catheter tip temperature. Eur Heart J 10:972–984. 
7. Kuck KH, Jackman WM, Pitha J, Kunze KP, Carmen L, Schröder S, Nienaber CA (1988) 
Percutaneous catheter ablation at the mitral annulus in canines using a bipolar epicardial–endocardial 
electrode configuration. Pacing Clin Electrophysiol 11(6 Pt 1):760–775. 
8. Jackman WM, Kuck KH, Naccarelli GV, Carmen L, Pitha J (1988) Radiofrequency current directed 
across the mitral anulus with a bipolar epicardial–endocardial catheter electrode configuration in dogs. 
Circulation 78(5 Pt 1):1288–1298. 
9. Kuck KH, Schlüter M, Geiger M, Siebels J, Duckeck W (1991) Radiofrequency current catheter 
ablation of accessory atrioventricular pathways. Lancet 337:1557–1561. 
10. Jackman WM, Wang XZ, Friday KJ, Roman CA, Moulton KP, Beckman KJ, McClelland JH, 
Twidale N, Hazlitt HA, Prior MI et al (1991) Catheter ablation of accessory atrioventricular pathways 
(Wolff–Parkinson–White syndrome) by radiofrequency current. N Engl J Med 324:1605–1611. 
CHUYÊN ĐỀ
86 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
11. Kuck KH, Schlüter M (1991) Single-catheter approach to radiofrequency current ablation of left- 
sided accessory pathways in patients with Wolff–Parkinson–White syndrome. Circulation 84:2366–2375.
12. Schlüter M, Kuck KH (1992) Catheter ablation from right atrium of anteroseptal accessory pathways 
using radiofrequency current. J Am Coll Cardiol 19:663–670.
13. Deisenhofer I, Zrenner B, Yin YH, Pitschner HF, Kuniss M, Grossmann G, Stiller S, Luik A, 
Veltmann C, Frank J, Linner J, Estner HL, Pflaumer A, Wu J, von Bary C, Ucer E, Reents T, Tzeis S, 
Fichtner S, Kathan S, Karch MR, Jilek C, Ammar S, Kolb C, Liu ZC, Haller B, Schmitt C, Hessling 
G (2010) Cryoablation versus radiofrequency energy for the ablation of atrioventricular nodal reentrant 
tachycardia (the CYRANO Study): results from a large multicentre prospective randomized trial. 
Circulation 122:2239–2245. 
14. Ernst S, Schlüter M, Ouyang F, Khanedani A, Cappato R, Hebe J, Volkmer M, Antz M, Kuck KH 
(1999) Modification of the substrate for maintenance of idiopathic human atrial fibrillation: efficacy of 
radiofrequency ablation using nonfluoroscopic catheter guidance. Circulation 100:2085–2092.
15. Haïssaguerre M, Jaïs P, Shah DC, Takahashi A, Hocini M, Quiniou G, Garrigue S, Le Mouroux A, 
Le Métayer P, Clémenty J (1998) Spontaneous initiation of atrial fibrillation by ectopic beats originating 
in the pulmonary veins. N Engl J Med 339:659–666.
16. Karch MR, Zrenner B, Deisenhofer I, Schreieck J, Ndrepepa G, Dong J, Lamprecht K, Barthel P, 
Luciani E, Schömig A, Schmitt C (2005) Freedom from atrial tachyarrhythmias after catheter ablation of 
atrial fibrillation: a randomized comparison between 2 current ablation strategies. Circulation 111:2875–2880. 
17. Arentz T, Weber R, Bürkle G, Herrera C, Blum T, Stockinger J, Minners J, Neumann FJ, Kalusche 
D (2007) Small or large isolation areas around the pulmonary veins for the treatment of atrial fibrillation? 
Results from a prospective randomized study. Circulation 115:3057–3063. 
18. Ouyang F, Bänsch D, Ernst S, Schaumann A, Hachiya H, Chen M, Chun J, Falk P, Khanedani 
A, Antz M, Kuck KH (2004) Complete isolation of left atrium surrounding the pulmonary veins: new 
insights from the double-Lasso technique in paroxysmal atrial fibrillation. Circulation 110:2090–2096. 
19. Ouyang F, Antz M, Ernst S, Hachiya H, Mavrakis H, Deger FT, Schaumann A, Chun J, Falk P, 
Hennig D, Liu X, Bänsch D, Kuck KH (2005) Recovered pulmonary vein conduction as a dominant 
factor for recurrent atrial tachyarrhythmias after complete circular isolation of the pulmonary veins: lessons 
from double Lasso technique. Circulation 111:127–135. 
20. Kuck KH, Hoffmann BA, Ernst S, Wegscheider K, Treszl A, Metzner A, Eckardt L, Lewalter T, 
Breithardt G, Willems S (2016) Gap-AF–AFNET 1 Investigators. Impact of complete versus incomplete 
circumferential lines around the pulmonary veins during catheter ablation of paroxysmal atrial fibrillation: 
results from the gap-atrial fibrillation-german atrial fibrillation competence network 1 trial. Circ Arrhythm 
Electrophysiol 9:e003337.
21. Ouyang F, Tilz R, Chun J, Schmidt B, Wissner E, Zerm T, Neven K, Köktürk B, Konstantinidou M, 
Metzner A, Fuernkranz A, Kuck KH (2010) Long-term results of catheter ablation in paroxysmal atrial 
fibrillation: lessons from a 5-year follow-up. Circulation 122:2368–2377. 
22. Tilz RR, Rillig A, Thum AM, Arya A, Wohlmuth P, Metzner A, Mathew S, Yoshiga Y, Wissner E, 
Kuck KH, Ouyang F (2012) Catheter ablation of long-standing persistent atrial fibrillation: 5-year 
CHUYÊN ĐỀ
87TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
outcomes of the Hamburg Sequential Ablation Strategy. J Am Coll Cardiol 60:1921–1929. 
23. Tilz RR, Heeger CH, Wick A, Saguner AM, Metzner A, Rillig A, Wohlmuth P, Reissmann B, 
Lemeš C, Maurer T, Santoro F, Riedl J, Sohns C, Mathew S, Kuck KH, Ouyang F (2018) Ten-year 
clinical outcome after circumferential pulmonary vein isolation utilizing the Hamburg approach in patients 
with symptomatic drug-refractory paroxysmal atrial fibrillation. Circ Arrhythm Electrophysiol 11:e005250 
24. Marrouche NF, Brachmann J, Andresen D, Siebels J, Boersma L, Jordaens L, Merkely B, 
Pokushalov E, Sanders P, Proff J, Schunkert H, Christ H, Vogt J, Bänsch D, CASTLE-AF Investigators 
(2018) Catheter ablation for atrial fibrillation with heart failure. N Engl J Med 378:417–427
25. Josephson ME. Electrophysiology of ventricular tachycardia: a historical perspective. Pacing Clin 
Electrophysiol 2003;26:2052 –2067. 
26. Wellens HJ, Schuilenburg RM, Durrer D. Electrical stimulation of the heart in patients with ventricular 
tachycardia. Circulation 1972;46:216 –226.
27. Guiraudon G, Fontaine G, Frank R, Leandri R, Barra J, Cabrol C. Surgical treatment of ventricular 
tachycardia guided by ventricular mapping in 23 patients without coronary artery disease. Ann Thorac Surg 
1981;32:439 – 450. 
28. Josephson ME, Harken AH, Horowitz LN. Long-term results of endocardial resection for sustained 
ventricular tachycardia in coronary disease patients. Am Heart J 1982;104:51 –57. 
29. Moran JM, Kehoe RF, Loeb JM, Sanders JH Jr, Tommaso CL, Michaelis LL. Operative therapy of 
malignant ventricular rhythm disturbances. Ann Surg 1983;198: 479– 486.
30. Gallagher JJ, Svenson RH, Kasell JH, German LD, Bardy GH, Broughton A, Critelli G. Catheter 
technique for closed-chest ablation of the atrioventricular conduction system. N Engl J Med 1982;306:194 
– 200. 
31. Scheinman MM, Morady F, Hess DS, Gonzalez R. Catheter-induced ablation of the atrioventricular 
junction to control refractory supraventricular arrhythmias. JAMA 1982;248:851–855. 
32. Fontaine G, Tonet JL, Frank R, Gallais Y, Farenq G, Grosgogeat Y. [Endocavitary fulguration. A 
new method of treating arrhythmia?]. Ann Cardiol Angeiol (Paris) 1984;33:543–561.
33. Fontaine G, Frank R, Tonet J, Rougier I, Farenq G, Grosgogeat Y. Treatment of rhythm disorders 
by endocardial fulguration. Am J Cardiol 1989;64:83J–86J. 
34. Josephson ME. Clinical cardiac electrophysiology techniques and interpretations. 4th ed. Philadelphia: 
Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins, 2008. 
35, Willems S, Chen X, Hindricks G, Haverkamp W, Martinez-Rubio A, Hief C, Shenasa M, Breithardt 
G. Catheter ablation of ventricular tachycardia using radiofrequency current. Herz 1992;17:171 –178. 
36. Blouin LT, Marcus FI, Lampe L. Assessment of effects of a radiofrequency energy field and thermistor 
location in an electrode catheter on the accuracy of temperature measurement. Pacing Clin Electrophysiol 
1991;14(5 Pt 1):807 – 813.
37. Kuck KH, Schaumann A, Eckardt L, Willems S, Ventura R, Delacrétaz E, Pitschner HF, Kautzner 
J, Schumacher B, Hansen PS, VTACH study Group (2010) Catheter ablation of stable ventricular 
tachycardia before defibrillator implantation in patients with coronary heart disease (VTACH): a multicentre 
randomised controlled trial. Lancet 375:31–40. 
CHUYÊN ĐỀ
88 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
38. Kuck KH, Tilz RR, Deneke T, Hoffmann BA, Ventura R, Hansen PS, Zarse M, Hohnloser SH, 
Kautzner J, Willems S; SMS Investigators (2017) Impact of substrate modification by catheter ablation 
on implantable cardioverter–defibrillator interventions in patients with unstable ventricular arrhythmias 
and coronary artery disease: results from the multicenter randomized controlled SMS (Substrate 
Modification Study). Circ Arrhythm Electrophysiol 10:e004422. 
39. Kottkamp H, Hindricks G, Chen X, Brunn J, Willems S, Haverkamp W, Block M, Breithardt G, 
Borggrefe M (1995) Radiofrequency catheter ablation of sustained ventricular tachycardia in idiopathic 
dilated cardiomyopathy. Circulation 92:1159–1168. 
40. Dinov B, Fiedler L, Schönbauer R, Bollmann A, Rolf S, Piorkowski C, Hindricks G, Arya A 
(2014) Outcomes in catheter ablation of ventricular tachycardia in dilated nonischemic cardiomyopathy 
compared with ischemic cardiomyopathy: results from the Prospective Heart Centre of Leipzig VT (HELP-VT) 
Study. Circulation 129:728–736.
41. Ouyang F, Cappato R, Ernst S, Goya M, Volkmer M, Hebe J, Antz M, Vogtmann T, Schaumann A, 
Fotuhi P, Hoffmann-Riem M, Kuck KH (2002) Electroanatomic substrate of idiopathic left ventricular 
tachycardia: unidirectional block and macroreentry within the purkinje network. Circulation 105:462–469 
42. Ouyang F, Fotuhi P, Ho SY, Hebe J, Volkmer M, Goya M, Burns M, Antz M, Ernst S, Cappato R, 
Kuck KH (2002) Repetitive monomorphic ventricular tachycardia originating from the aortic sinus cusp: 
electrocardiographic characterization for guiding catheter ablation. J Am Coll Cardiol 39:500–508.
43 Neumann T, Vogt J, Schumacher B, Dorszewski A, Kuniss M, Neuser H, Kurzidim K, Berkowitsch 
A, Koller M, Heintze J, Scholz U, Wetzel U, Schneider MA, Horstkotte D, Hamm CW, Pitschner HF 
(2008) Circumferential pulmonary vein isolation with the cryoballoon technique results from a prospective 
3-centre study. J Am Coll Cardiol 52:273–278. 
44. Vogt J, Heintze J, Gutleben KJ, Muntean B, Horstkotte D, Nölker G (2013) Long-term outcomes 
after cryoballoon pulmonary vein isolation: results from a prospective study in 605 patients. J Am Coll 
Cardiol 61:1707–1712. 
45. Luik A, Radzewitz A, Kieser M, Walter M, Bramlage P, Hörmann P, Schmidt K, Horn N, Brinkmeier- 
Theofanopoulou M, Kunzmann K, Riexinger T, Schymik G, Merkel M, Schmitt C (2015) Cryoballoon 
versus open irrigated radiofrequency ablation in patients with paroxysmal atrial fibrillation: the prospective, 
randomized, controlled, noninferiority FreezeAF study. Circulation 132:1311–1319.
46. Kuck KH, Brugada J, Fürnkranz A, Metzner A, Ouyang F, Chun KR, Elvan A, Arentz T, Bestehorn 
K, Pocock SJ, Albenque JP, Tondo C, FIRE AND ICE Investigators (2016) Cryoballoon or radiofrequency 
ablation for paroxysmal atrial fibrillation. N Engl J Med 374:2235–2245. 
47. Chun KR, Stich M, Fürnkranz A, Bordignon S, Perrotta L, Dugo D, Bologna F, Schmidt B (2017) 
Individualized cryoballoon energy pulmonary vein isolation guided by real-time pulmonary vein recordings, 
the randomized ICE-T trial. Heart Rhythm 14:495–500. 
48. Wissner E, Heeger CH, Grahn H, Reissmann B, Wohlmuth P, Lemes C, Rausch P, Mathew S, 
Rillig A, Deiss S, Maurer T, Lin T, Tilz RR, Ouyang F, Kuck KH, Metzner A (2015) Oneyear clinical 
success of a ‘no-bonus’ freeze protocol using the second-generation 28 mm cryoballoon for pulmonary vein 
isolation. Europace 17:1236–1240. 
CHUYÊN ĐỀ
89TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
49. Reissmann B, Wissner E, Deiss S, Heeger C, Schlueter M, Wohlmuth P, Lemes C, Mathew S, 
Maurer T, Sohns C, Saguner A, Santoro F, Hayashi K, Riedl J, Ouyang F, Kuck KH, Metzner A (2017) 
First insights into cryoballoon-based pulmonary vein isolation taking the individual time-to-isolation into 
account. Europace 19:1676–1680. 
50. Schmidt B, Neuzil P, Luik A, Osca Asensi J, Schrickel JW, Deneke T, Bordignon S, Petru J, Merkel 
M, Sediva L, Klostermann A, Perrotta L, Cano O, Chun KRJ (2017) Laser balloon or wide-area 
circumferential irrigated radiofrequency ablation for persistent atrial fibrillation: a multicentre prospective 
randomized study. Circ Arrhythm Electrophysiol 10:e005767. 
51. Kuck KH, Reddy VY, Schmidt B, Natale A, Neuzil P, Saoudi N, Kautzner J, Herrera C, Hindricks 
G, Jaïs P, Nakagawa H, Lambert H, Shah DC (2012) A novel radiofrequency ablation catheter using 
contact force sensing: TOCCATA study. Heart Rhythm 9:18–23. 
52. Neuzil P, Reddy VY, Kautzner J, Petru J, Wichterle D, Shah D, Lambert H, Yulzari A, Wissner E, 
Kuck KH (2013) Electrical reconnection after pulmonary vein isolation is contingent on contact force 
during initial treatment: results from the EFFICAS I study. Circ Arrhythm Electrophysiol 6:327–333. 
53. Kautzner J, Neuzil P, Lambert H, Peichl P, Petru J, Cihak R, Skoda J, Wichterle D, Wissner E, 
Yulzari A, Kuck KH (2015) EFFICAS II: optimization of catheter contact force improves outcome of 
pulmonary vein isolation for paroxysmal atrial fibrillation. Europace 17:1229–1235.
54. Reddy VY, Shah D, Kautzner J, Schmidt B, Saoudi N, Herrera C, Jaïs P, Hindricks G, Peichl P, 
Yulzari A, Lambert H, Neuzil P, Natale A, Kuck KH (2012) The relationship between contact force 
and clinical outcome during radiofrequency catheter ablation of atrial fibrillation in the TOCCATA study. 
Heart Rhythm 9:1789–1795. 
55. Ernst S, Ouyang F, Linder C, Hertting K, Stahl F, Chun J, Hachiya H, Bänsch D, Antz M, Kuck 
KH (2004) Initial experience with remote catheter ablation using a novel magnetic navigation system: 
magnetic remote catheter ablation. Circulation 109:1472–1475. 
56. Chun JK, Ernst S, Matthews S, Schmidt B, Bansch D, Boczor S, Ujeyl A, Antz M, Ouyang F, Kuck 
KH (2007) Remote-controlled catheter ablation of accessory pathways: results from the magnetic 
laboratory. Eur Heart J 28:190–195.
57. Arya A, Kottkamp H, Piorkowski C, Bollmann A, Gerdes-Li JH, Riahi S, Esato M, Hindricks G 
(2008) Initial clinical experience with a remote magnetic catheter navigation system for ablation of 
cavotricuspid isthmus-dependent right atrial flutter. Pacing Clin Electrophysiol 31:597–603. 
58. Rillig A, Schmidt B, Di Biase L, Lin T, Scholz L, Heeger CH, Metzner A, Steven D, Wohlmuth 
P, Willems S, Trivedi C, Galllinghouse JG, Natale A, Ouyang F, Kuck KH, Tilz RR (2017) Manual 
versus robotic catheter ablation for the treatment of atrial fibrillation: the Man and Machine trial. JACC 
Clin Electrophysiol 3:875–883.
59. Sommer P, Grothoff M, Eitel C, Gaspar T, Piorkowski C, Gutberlet M, Hindricks G (2013) 
Feasibility of real-time magnetic resonance imaging-guided electrophysiology studies in humans. Europace 
15:101–108. 
60. Piorkowski C, Grothoff M, Gaspar T, Eitel C, Sommer P, Huo Y, John S, Gutberlet M, Hindricks 
G (2013) Cavotricuspid isthmus ablation guided by real-time magnetic resonance imaging. Circ Arrhythm 
Electrophysiol 6:e7–e10.

File đính kèm:

  • pdfluoc_su_qua_trinh_hinh_thanh_phuong_phap_triet_dot_roi_loan.pdf