Luật hóa những lý thuyết cơ bản về quyền của cổ đông phổ thông trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam
Lý thuyết về quyền sở hữu còn được
sử dụng để luận giải cho sự phát triển của
công ty và các quyền của cổ đông công ty.
Sự phát triển của công ty và nhận thức
về vị trí, vai trò của cổ đông, quyền của
CĐPT là một quá trình gắn liền với nhận
thức về sở hữu tài sản trong công ty cổ
phần (CTCP). Các CTCP ban đầu cũng
không khác gì công ty hợp danh có quy
mô lớn5, không có sự tách bạch giữa thành
viên công ty với công ty. Với tư cách là
những người sở hữu, cổ đông có quyền
quản lý để công ty hoạt động vì lợi ích
của họ và có thể phê chuẩn các giao dịch
không quy định trong điều lệ và không
phù hợp với lợi ích của họ6. Khi cấu trúc
sở hữu trong CTCP thay đổi, cổ đông là
những đồng sở hữu đối với công ty, pháp
luật bắt đầu phát triển các giới hạn và từ
chối nhiều quyền của cổ đông như quyền
của cổ đông đối với khối tài sản của công
ty, quyền trực tiếp điều hành quản lý công
ty. Khi đó, quan điểm cổ đông là chủ sở
hữu không còn là lý thuyết chủ yếu giải
thích cho vị trí và các quyền của cổ đông7.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luật hóa những lý thuyết cơ bản về quyền của cổ đông phổ thông trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam
62 LUẬT HÓA NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 1. Những lý thuyết cơ bản về quyền của cổ đông phổ thông Pháp luật về quyền của CĐPT được nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chịu sự chỉ đạo của quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng pháp luật về quyền của CĐPT phải dựa trên những giá trị pháp lý, những lý thuyết, học thuyết khác như: 1.1. Lý thuyết về quyền sở hữu (A theory of property) Lý thuyết về quyền sở hữu được xây dựng dựa trên bài viết của A.M. Honoré (1961)1, sau đó được nghiên cứu trong nhiều bài nghiên cứu khoa học khác của 1 A.M. Honoré (1961), Ownership, in A.G. Guest, ed., Oxford Essays in Jurisprudence (First Series) (Oxford: Clarendon Press, 1961), tr 47-107. A. A. Alchian (1987)2, Harold Demsetz (1973)3 Theo quan điểm của A.M. Honoré, đối với tài sản nói chung, khi sở hữu tài sản, chủ sở hữu tài sản có các quyền như: quyền chiếm hữu (the right to possess), quyền sử dụng (the right to use), quyền quản lý (the right to manage), quyền đối với thu nhập từ tài sản (the right to the income of the thing), quyền đối với chi phí (the right to the capital), quyền an toàn (the right to security), quyền liên quan đến chuyển giao tài sản và vắng mặt có thời hạn của chủ sở hữu (the rights of incidents 2 A. A. Achian (1987), Property rights, trong J. Eatwell, M. Milgrate và P. Newman (ed.), The New Palgrave: A dictionary in Economics 3 A. A. Alchian, Harold Demsetz (1973), The Property Right Paradigm, The Journal of Economic History, Vol. 33, No. 1, The Tasks of Economic History. (Mar., 1973), pp. 16-27. LUẬT HÓA NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRƯƠNG VĨNH XUÂN* * Thạc sĩ, Học viện Chính trị khu vực IV Bài viết đề cập đến những lý thuyết cơ bản về quyền của cổ đông phổ thông (CĐPT) và thực trạng luật hóa các lý thuyết cơ bản về các quyền này trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó kiến nghị về việc tiếp tục luật hóa các lý thuyết về quyền của cổ đông phổ thông trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông. Từ khóa: Cổ đông, quyền của CĐPT, lý thuyết về quyền của CĐPT. Ngày nhận bài: 25/9/2019; Biên tập xong: 14/10/2019; Duyệt đăng: 21/10/2019. The paper mentions foundamental theories about rights of common shareholders and current situation of legalizing these rights in Vietnamese corporate laws. Hence, proposals to continue legalizing theories about common shareholders’ rights in formulating and perfecting the law on shareholders’ rights are given. Keywords: Shareholders, shareholders’ rights, theories about common shareholders’ rights. 63Khoa học Kiểm sátSố 05 - 2019 TRƯƠNG VĨNH XUÂN of transmissibility and absence of term), quyền ngăn cấm việc sử dụng tài sản gây hại (the prohibition of harmful use), trách nhiệm thực thi (liability to execution) và quyền còn lại (the incident of residuarity)4. Lý thuyết về quyền sở hữu còn được sử dụng để luận giải cho sự phát triển của công ty và các quyền của cổ đông công ty. Sự phát triển của công ty và nhận thức về vị trí, vai trò của cổ đông, quyền của CĐPT là một quá trình gắn liền với nhận thức về sở hữu tài sản trong công ty cổ phần (CTCP). Các CTCP ban đầu cũng không khác gì công ty hợp danh có quy mô lớn5, không có sự tách bạch giữa thành viên công ty với công ty. Với tư cách là những người sở hữu, cổ đông có quyền quản lý để công ty hoạt động vì lợi ích của họ và có thể phê chuẩn các giao dịch không quy định trong điều lệ và không phù hợp với lợi ích của họ6. Khi cấu trúc sở hữu trong CTCP thay đổi, cổ đông là những đồng sở hữu đối với công ty, pháp luật bắt đầu phát triển các giới hạn và từ chối nhiều quyền của cổ đông như quyền của cổ đông đối với khối tài sản của công ty, quyền trực tiếp điều hành quản lý công ty... Khi đó, quan điểm cổ đông là chủ sở hữu không còn là lý thuyết chủ yếu giải thích cho vị trí và các quyền của cổ đông7. Sự thay đổi cấu trúc sở hữu trong các CTCP đã làm lý thuyết về quyền sở hữu 4 The Nature and process of law: An introdution to legal philosophy, Oxford university press, New York, 1993 (370 – 375), tr 370 5 Ross Grantham (1998), The doctrinal basis of the rights of company shareholders, The Cambridge Law Journal, Vo 57, No 3, tr. 554-588, tr557 6 Ross Grantham (1998), tlđd, tr559 7 Ross Grantham (1998), tlđd, tr. 556 không còn hoàn hảo trong luận giải các quyền của CĐPT. 1.2. Lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng (the Nexus of Contracts Theory)8 Nguồn gốc của lý thuyết có thể được bắt nguồn từ bài viết “The Nature of the Firm” của Ronald Coase (năm 1937)9. Lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng nhìn nhận công ty cũng là một tập hợp “quan hệ hợp đồng” giữa các bên khác nhau – chủ yếu là các cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), nhân viên, các nhà cung cấp và khách hàng. Các cổ đông cũng chỉ là một trong số các nhà cung cấp “đầu vào” khác, có quyền được xác định thông qua các hợp đồng khác nhau khi thành lập doanh nghiệp10. Quyền của cổ đông nói chung, của CĐPT nói riêng đạt được từ sự thoả thuận giữa cổ đông với nhau, với người quản lý và các bên liên quan khác. Cổ đông, người quản lý và các bên liên quan khác muốn bảo vệ quyền, lợi ích của họ thì phải tự mặc cả lấy quyền của mình. Pháp luật định ra các nguyên tắc tự do hợp đồng là cần thiết. Dù có nhiều ưu thế nhưng Lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng vẫn chưa có tính thuyết phục cao, coi công ty như là một sự liên kết giữa các bên, trong đó có cổ đông công ty, làm cơ sở cho lý thuyết hợp đồng vẫn còn nhiều tranh luận. Lý thuyết về hợp đồng không phải và không thể là lời giải thích duy nhất về 8 Tổng hợp từ Ross Grantham (1998), tlđd, David Million (1990), Theories of the corporation, Duke Law journal Vol.1990:201, tr. 229 9 R. H. Coase (1937), The Nature of the Firm, Economica, New Series, Volume 4, Issue 16 (Nov., 1937), tr386-405. 10 David Million (1990), Theories of the corporation, Duke Law journal Vol.1990:201, tr. 229 64 LUẬT HÓA NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 nội dung của luật công ty hoặc quyền của cổ đông, CĐPT. 1.3. Học thuyết về đại diện (Agency Theory) Từ những yếu tố đầu tiên Adam Smith11, nhà kinh tế học Gardiner C. Means và giáo sư luật Adolf A. Berle12, M. C. Jensen và W. H. Meckling13 cho rằng, sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý điều hành là một đặc trưng tất yếu ở các CTCP mà chính những người chủ sở hữu của nó vì quá đông đảo và phức tạp nên không đủ điều kiện và khả năng để trực tiếp quản lý điều hành công ty14. Thông qua việc nhân rộng các chủ sở hữu, sự xuất hiện các công ty lớn đã có sự phân chia lớn giữa quyền sở hữu và kiểm soát công ty. Sự tách biệt quyền sở hữu và kiểm soát trở nên gần như hoàn chỉnh khi không có sự quan tâm lớn của cổ đông thiểu số. Thực tế, đa số các công ty đại chúng đều thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ có ít cơ hội ảnh hưởng đến quyết định của công ty, sự kiểm soát của các công ty sau đó đã chuyển sang các nhà quản lý, những người có cơ hội và động cơ lạm dụng vị trí của họ. Theo C. Means 11 Xem thêm tác phẩm Adam Smith (2005), An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, A Penn state electronic classics series publication. 12 A. Berle and G. Means (1933), The Mordern Corporation and private property, The Macmillan Company, NY 13 Michael C. Jesen and William H. Meckling (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency cost and ownership structure, Journal of Financial Economics, Vol.3, No.4, tr. 305-360. 14 Hà Thị Thanh Bình (chủ nhiệm đề tài) (2013), Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty cổ phần đại chúng, Đề tài nghiên nghiên cứu khoa học cấp bộ của Trường đại học Luật TP HCM, tr. 33. và A. Berle15, nguyên tắc tách bạch quyền sở hữu và quản lý, điều hành công ty là nguyên tắc nền tảng trong quản trị công ty hiện đại16. Quan hệ này được trình bày như một trường hợp đặc biệt của quan hệ người ủy quyền – người đại diện. Trong CTCP, người ủy nhiệm là cổ đông – những người sở hữu công ty, người đại diện là những người quản lý, điều hành công ty. Họ thay mặt cổ đông ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Các cổ đông (thông qua Đại hội đồng cổ đông - ĐHĐCĐ) sẽ có quyền chọn lựa để bầu, bổ nhiệm, kiểm soát người đại diện và sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý, điều hành công ty. Đồng thời, cổ đông phải dành cho người đại diện một phạm vi tự do nhất định để việc điều hành công ty hiệu quả. 1.4. Lý thuyết về bất cân xứng thông tin (Theory of Asymmetric Information) Lý thuyết bất cân xứng thông tin được xây dựng bởi George Akerlof (1970) và lý thuyết thông tin bất cân xứng được biết đến nhiều nhất từ bài viết “The Market for Lemons”17. Bài viết này xác định các vấn đề lớn ảnh hưởng tới thị trường, trong đó có sự bất cân xứng về thông tin. Thông qua các ví dụ trong bài viết, sự bất cân xứng thông tin xảy ra khi một hoặc nhóm các nhà đầu tư sở hữu nhiều thông 15 A. Berle and G. Means (1933), The Mordern Corporation and private property, The Macmillan Company, NY 16 Hà Thị Thanh Bình (chủ nhiệm đề tài) (2013), tlđd, tr. 34 17 George Akerlof (1970), The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism The Quarterly Journal of Economics, Vol. 84, No. 3. (Aug., 1970), tr. 488-500. 65Khoa học Kiểm sátSố 05 - 2019 TRƯƠNG VĨNH XUÂN tin hơn các nhà đầu tư khác về công ty. Bên nào có nhiều thông tin hoặc thông tin có chất lượng hơn sẽ có lợi trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Trong CTCP, bất cân xứng thông tin xảy ra khi một hoặc nhóm các nhà đầu tư sở hữu nhiều thông tin hơn các nhà đầu tư khác về công ty hoặc khi doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn so với cộng đồng nhà đầu tư. Các giao dịch có liên quan đến các nhà quản lý vì tính chất bất cân xứng thông tin, các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng cần kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc giao dịch cổ phiếu của các nhà quản lý để bảo vệ các cổ đông khác18. Pháp luật nên có các quy định khắt khe và xử phạt cứng rắn đối với việc vi phạm bảo mật thông tin, giao dịch nội gián nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, của CĐPT. Tóm lại, luận giải cho quy định pháp luật về quyền của cổ đông nói chung, CĐPT nói riêng, không thể dựa trên cơ sở một lý thuyết, học thuyết (hay một quan điểm) mà phải có sự kết hợp nhiều lý thuyết, học thuyết khác nhau mới có thể làm rõ được các quyền của CĐPT trong CTCP. 2. Thực trạng luật hóa các lý thuyết cơ bản về quyền của cổ đông phổ thông trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Một là, qua quy định cổ đông sẽ “sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty” (khoản 1 Điều 8), quan điểm “cổ đông là chủ sở hữu công ty” (mặc dù không hoàn toàn nhưng) đã 18 La Văn Giàu (chủ nhiệm đề tài) (2016), “Giao dịch cổ phiểu của cổ đông nội bộ: bằng chứng từ thị trường chứng khoán Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp cơ sở của Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tr 29-30 được quy định rõ ràng trong Luật Công ty năm 1990. Quy định này là chưa hợp lý, vì công ty là một thực thể pháp lý độc lập, có quyền sở hữu tài sản. Cổ đông chỉ góp vốn hình thành vốn điều lệ công ty nhưng không thể sở hữu tài sản của công ty. Tài sản của công ty do công ty sở hữu, và cổ đông chỉ sở hữu đối với cổ phần. Nhận thức xu thế chung đó, Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 1999 đã thay đổi nhưng cũng chưa quy định rõ ràng như LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và LDN năm 2014 về quyền và vị trí của CĐPT trong CTCP. LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), LDN năm 2014 đã chứng minh hoạt động lập pháp về công ty của Việt Nam đã đoạn tuyệt với quan điểm cũ do quy định “cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của CTCP”19. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản (khi góp vốn) cho CTCP. Sở hữu cổ phần là cơ sở để phát sinh quyền của CĐPT theo những điều kiện do pháp luật quy định. Hai là, pháp luật về công ty ở Việt Nam (Luật công ty năm 1990, LDN năm 1999, LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và LDN năm 2014) vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau khi nhìn nhận sự tồn tại của thỏa thuận cổ đông. Pháp luật công ty nhiều nước (như Nga, Ấn độ, Mỹ, Anh) đã có quy định về thỏa thuận cổ đông. Riêng pháp luật về công ty ở Việt Nam (Luật công ty năm 1990, LDN năm 1999, LDN năm 2005 và LDN năm 2014) vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau khi nhìn nhận sự tồn tại của thỏa thuận cổ đông, CĐPT trong các quy 19 Khoản 11 Điều 4 LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và khoản 2 Điều 4 LDN năm 2014. 66 LUẬT HÓA NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 định pháp luật, nhất là LDN năm 2014. Dưới góc độ luật thực định, LDN năm 2014 quy định về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp của người thành lập CTCP phục vụ cho việc thành lập, hoạt động của CTCP trước và trong quá trình đăng ký CTCP như là sự thỏa thuận của giữa người thành lập CTCP với các bên liên quan khác nhằm phục vụ cho việc thành lập CTCP (điều 19); và đề cập đến các quyền của cổ đông đối với số cổ phần đã thanh toán (so với đăng ký mua) khi đăng ký doanh nghiệp như quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức và các quyền khác. LDN năm 2014 và các văn bản luật khác có liên quan (như Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Chứng khoán năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), ) hiện vẫn chưa thừa nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận cổ đông, CĐPT và do đó, pháp luật cũng chưa đặt ra tính hợp pháp của những thỏa thuận cổ đông, CĐPT. Dưới góc nhìn thực tiễn, việc thành lập CTCP theo LDN năm 2014 đã phát sinh các thỏa thuận góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa cổ đông và nhà đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa CTCP và nhà đầu tư, thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa CTCP và nhà đầu tư. và những thỏa thuận này có thể là phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của cổ đông, CĐPT. Những quyền và nghĩa vụ của các bên thỏa thuận có thể nằm ngoài những quyền của cổ đông, CĐPT do luật quy định nhưng có giá trị ràng buộc các bên hay không vẫn là nội dung còn bỏ ngỏ trong LDN năm 2014. Có thể nói, sự luật hóa lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền của CĐPT cần phải được tiếp tục nghiên cứu và cụ thể. Ba là, nội dung của Luật Công ty năm 1990 cho thấy việc luật hóa học thuyết đại diện còn đơn giản, chưa rõ ràng. Quy định về quản trị CTCP đã phát triển và có nhiều thay đổi khi pháp luật về doanh nghiệp cụ thể hóa học thuyết đại diện trong các quy định. LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã luật hóa học thuyết đại diện trong quản trị CTCP, nhưng mức độ còn hạn chế. LDN năm 2014 đã kế thừa LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và bổ sung những điểm tiến bộ khi luật hóa học thuyết đại diện trong xây dựng LDN: (i) mô hình quản trị (cơ cấu tổ chức quản lý) CTCP đa dạng; (ii) Quy định cho phép cổ đông, nhóm cổ đông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong một số trường hợp và kiểm soát đối với trách nhiệm của người quản lý công ty; (iii) trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền CĐPT trong một số trường hợp được biểu hiện dưới dạng “nghĩa vụ”, không phải “nhiệm vụ” như LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Tuy nhiên, sự luật hóa học thuyết đại diện trong LDN năm 2014 cũng chưa đầy đủ, cơ chế giám sát chưa hiệu quả: (i) Các giao dịch giữa người quản lý, điều hành công ty với người có liên quan là do người quản lý, điều hành công ty thực hiện nhưng phải được sự chấp thuận của CĐPT thông qua thực hiện quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ cũng còn nhiều vấn đề; (ii) chưa được quy định rõ ràng, minh 67Khoa học Kiểm sátSố 05 - 2019 TRƯƠNG VĨNH XUÂN bạch quyền và nghĩa vụ của người quản lý công ty trong việc công nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền của CĐPT, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý của họ trong việc đảm bảo thực hiện quyền của CĐPT. Do đó, đôi khi chính họ là người vi phạm pháp luật về quyền của cổ đông. Bốn là, các quyền thông tin của cổ đông nói chung, CĐPT còn mờ nhạt trong Luật công ty năm 1990. LDN năm 1999 đã tạo ra bước thay đổi khi quy định quyền thông tin của cổ đông cũng như trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền phải có trách nhiệm thực hiện quyền thông tin của cổ đông. Đến lượt LDN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và LDN năm 2014, các quyền thông tin của cổ đông, CĐPT được quy định phong phú hơn, nhất là quyền thông tin của CĐPT trong các công ty đại chúng. Song song với đó, LDN năm 2014 cũng quy định trách nhiệm của người quản lý, điều hành công ty có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ nhằm đáp ứng quyền thông tin của CĐPT. Nhiều quy định pháp luật khác quy định chế tài khi các chủ thể có liên quan vi phạm quyền thông tin của cổ đông (chế tài hành chính, chế tài hình sự). Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, sự luật hóa các lý thuyết về quyền của CĐPT trong ban hành các văn bản pháp luật về công ty đã phát triển nhưng mức độ còn hạn chế hoặc chưa bao quát. Các lý thuyết cần tiếp tục nghiên cứu và luật hóa trong pháp luật công ty Việt Nam. 3. Những kiến nghị về việc tiếp tục luật hóa các lý thuyết về quyền của cổ đông phổ thông trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông Cơ sở lý thuyết là nền tảng cho các công trình nghiên cứu ở mọi lĩnh vực, trong đó có pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP. Cơ sở lý thuyết về quyền của CĐPT cung cấp những luận cứ kiến giải cho sự cần thiết và định hướng cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT. Hiện nay chưa có lý thuyết nào là hoàn hảo để cụ thể hóa trong pháp luật về quyền của CĐPT nên pháp luật về quyền của CĐPT được xây dựng dựa trên những nhân tố hợp lý của các lý thuyết đó. Trên cơ sở các lý thuyết đã nghiên cứu, pháp luật về quyền của CĐPT nghiên cứu cụ thể một số nội dung mới trong pháp luật về công ty ở Việt Nam: Thứ nhất, CĐPT sở hữu cổ phần có các mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cổ tức. Với vai trò là người sở hữu cổ phần, họ phải được đảm bảo quyền nhận cổ tức thông qua các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Pháp luật phải quy định trách nhiệm của các chủ thể có nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền được nhận cổ tức của CĐPT: (i), Công ty chỉ được trích lập các quỹ không được vượt quá giới hạn nhất định nhằm đảm bảo quyền được nhận cổ tức của CĐPT. Mức trích lập quỹ có thể không được vượt quá 30% lợi nhuận ròng của công ty trong năm đó. Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhu cầu vốn để tái đầu tư phát triển doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, tỷ lệ không quá 30% lợi nhuận ròng hằng năm của công ty được dùng để trích lập các quỹ là phù hợp, vừa đảm bảo sự phát triển của công ty, vừa đảm bảo lợi ích của CĐPT; (ii), Quyền nhận cổ tức của 68 LUẬT HÓA NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG... Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019 CĐPT phải được đảm bảo bằng nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý công ty; (iii), quyền khởi kiện của CĐPT yêu cầu thanh toán cổ tức chậm trả phải thông thoáng hơn. Thứ hai, thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận cổ đông trong trong sửa đổi, bổ sung LDN. Pháp luật về quyền của CĐPT là các quy định mang tính mở, tạo điều kiện cho cổ đông thỏa thuận về những quyền của mình, tôn trọng và ghi nhận sự thỏa thuận của CĐPT nhưng thỏa thuận cổ đông không được trái với quy định của pháp luật. Pháp luật về quyền của CĐPT phải đặt ra phạm vi, không gian cho sự thỏa thuận của CĐPT và trong phạm vi đó, CĐPT và các cổ đông khác tự do thỏa thuận. Đồng thời, pháp luật phải hạn chế những thỏa thuận ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công ty; những thỏa thuận hạn chế hoặc gây khó khăn cho việc điều hành, quản lý của người quản lý công ty. Thứ ba, quy định hiệu quả cơ chế kiểm soát (trong học thuyết đại diện) đối với người quản lý, điều hành công ty. Hiện nay, LDN năm 2014 có những quy định về cơ chế kiểm soát đối với người quản lý, điều hành công ty nhưng tính hiệu quả chưa cao, nhất là đối với các giao dịch của người quản lý công ty. Luật hóa học thuyết đại diện trong quy định pháp luật về quyền của CĐPT nói riêng, trong quản trị CTCP nói chung cần quan tâm mối quan hệ giữa CĐPT và người quan lý, điều hành công ty. Chủ sở hữu cổ phần phải kiểm soát được nguồn vốn đầu tư và quyết định người quản lý công ty, tránh sự lạm quyền của người đại diện ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ sở hữu cổ phần, lợi ích chung của công ty. Ngược lại, người quản lý công ty phải được chủ động điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phải được hưởng lợi ích tương xứng với năng lực điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quyền bỏ phiếu biểu quyết là quyền quan trọng thực hiện quyền kiểm soát của CĐPT. CĐPT có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện quyền của họ và pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi, đa dạng để họ thực hiện quyền. Pháp luật nên: (i) tạo cơ chế để người đại diện ủy quyền thực hiện quyền đúng như nguyện vọng của CĐPT; (ii) đề cao trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty, gắn quyền lợi của họ với quyền lợi của công ty, của cổ đông. Họ phải bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần và phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại của công ty (trong thời gian họ làm quản lý) kể cả sau khi người quản lý đã nghỉ quản lý công ty; (iii) bổ sung thành viên HĐQT có thể bao gồm đại diện người lao động trong công ty; (iv) các CĐPT cần chủ động thực hiện quyền yêu cầu, quyền khởi kiện như là một công cụ để CĐPT bảo vệ quyền lợi của mình khi những người quản lý, điều hành vi phạm nghĩa vụ. Tóm lại, mỗi lý thuyết có những hạn chế, những điểm hợp lý nhất định khi xây dựng pháp luật về quyền của CĐPT nhưng việc phát huy tối đa những yếu tố hợp lý của các lý thuyết để pháp luật về quyền của CĐPT vừa mang tính hiện đại, vừa phù hợp thực tiễn và thu hút công chúng đầu tư./.
File đính kèm:
- luat_hoa_nhung_ly_thuyet_co_ban_ve_quyen_cua_co_dong_pho_tho.pdf