Luận văn Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn

Các pương pháp lắp ráp tàu vỏ thép trên triền đà.

- Để đóng mới một con tàu thì người ta căn cứ vào cơ sở vật

chất, các trang thiết bị hiện có tại Xí nghiệp và đặc điểm con tàu để

xây dựng một phương pháp thích hợp. Hiện nay người ta thường

sử dụng các phương pháp sau: Liên khớp, phân đoạn, tổng đoạn.

- Lắp ráp tàu theo phương pháp liên khớp là người ta lắp

ráp trình tự từ trong ra ngoài từ dưới lên trên trên cả chiều

dài con tàu từ mũi đến lái.

- Lắp ráp tàu theo phương pháp phân đoạn: ta chia tàu

thành nhiều phân đoạn nhỏ như phân đoạn đáy, phân đoạn

mạn, phân đoạn boong, phân đoạn vách ngang sau đó

dùng cẩu đưa lên bệ lắp ráp.

- Lắp ráp tàu theo phương pháp tổng đoạn: Việc phân chia

thân tàu thành các tổng đoạn căn cứ vào kết cấu tàu cũng

như thiết bị thi công của nhà máy, chủ yếu là sức nâng của

cẩu do đó phải phân chia tổng đoạn phù hợp với sức nâng

của cẩu.

pdf 119 trang kimcuc 8321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn

Luận văn Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn
 Luận văn 
Phân tích quy trình lắp ráp 
 và hàn tổng đoạn tàu 
 5.500DWT tại Công Ty 
 CNTT Sài Gòn 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 CHƯƠNG 1
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.1TỔNG QUAN
 Tàu thủy là một công trình kỹ thuật phức tạp từ khâu thiết kế 
 đến khâu thi công lắp ráp yêu cầu và quy định rất nghiêm ngặt, đòi 
 hỏi nhiều kinh nghiệm và trình độ công nghệ cao trong quá trình 
 thiết kế, sửa chữa và đóng mới. Chính vì thế, trong những năm gần 
 đây, nước ta đã không ngừng học hỏi, liên tục thay đổi công nghệ 
 và tăng cường nâng cao đội ngũ nhân lực với chất lượng cao. Kết 
 quả ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã phát triển một cách 
 vượt bậc trên tấc cả các lĩnh vực: đóng mới, sửa chữa, vận tải, du 
 lịch và dịch vụ; hàng loạt đơn đặt hàng được thực hiện trong thời 
 gian qua đã đem lại thu nhập khổng lồ cho quốc gia, đồng thời tạo 
 công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn trong nước.
 Với xu hướng phát triển nền công nghiệp tàu thủy như hiện 
 nay thì những người làm việc trong ngành đóng tàu đã thực sự 
 bước vào một sân chơi mới, một sân chơi cạnh tranh trí tuệ. Đối 
 với các sinh viên thì đây cũng là cơ hội lớn và cũng là một thách 
 thức lớn trong quá trình tìm hiểu nâng cao kiến thức của mình để 
 nhanh chóng thích nghi với xu thế phát triển của thời đại và có thể 
 làm tốt công việc của mình khi đối diện với thực tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Nằm trong chiến lược chung của cả nước về phát triển ngành 
 công nghiệp tàu thủy, trong thời gian qua, trường đại học Nha 
 Trang, mà đi đầu là Bộ môn Đóng tàu, Khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy 
 là một trong những trung tâm đào tạo kỹ sư ngành đóng tàu đã 
 không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ về mọi mặt giúp 
 cho sinh viên nâng cao kiến thức, sinh viên sau khi ra trường 
 không còn bỡ ngỡ và có thể bắt tay ngay vào công việc tại các nhà 
 máy. Với ý nghĩa quan trọng ấy, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: 
 “Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại 
 Công Ty CNTT Sài Gòn” với mục tiêu tìm hiểu quy trình lắp ráp và 
 hàn tổng đoạn một con tàu cụ thể. Qua đó, phân tích các ưu nhược 
 điểm của quy trình, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công nghệ 
 đóng tàu tại một nhà máy đồng thời cũng giúp cho các bạn sinh 
 viên hiểu và nắm bắt được các bước tiến hành lắp ráp và hàn tổng 
 đoạn, qua đó dễ hình dung hơn, góp phần học tốt các môn học tại 
 nhà trường. Hy vọng rằng qua đề tài này sẽ đóng góp một phần 
 nhỏ vào chương trình đào tạo cũng như góp phần vào sự nghiệp 
 phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước nhà.
 1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP RÁP 
 VÀ HÀN TÀU VỎ THÉP
 1.2.1 Công nghệ lắp ráp tàu trên thiết bị hạ thủy.
 A) Quy trình công nghệ đóng tàu vỏ thép.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Công nghệ đóng tàu vỏ thép thường tuân theo một quy trình 
 công nghệ sau:
 1) Tiếp nhận hồ sơ thiết kế 
 2) Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị công nghệ
 - Chuẩn bị nguyên vật liệu.
 - Chuẩn bị nhân lực.
 3) Phóng dạng, chế tạo dưỡng mẫu.
 4) Lấy dấu, hạ liệu.
 5) Chế tạo chi tiết.
 6) Chế tạo chi tiết, cụm chi tiết.
 7) Lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn.
 8) Lắp ráp tổng thành (trên thiết bị hạ thủy).
 9) Hạ thủy.
 10) Trang trí tại bến.
 11) Kiểm tra, bàn giao. 
 B) Một số vấn đề về lắp ráp tàu trên triền đà
 1) Các pương pháp lắp ráp tàu vỏ thép trên triền đà.
 - Để đóng mới một con tàu thì người ta căn cứ vào cơ sở vật 
 chất, các trang thiết bị hiện có tại Xí nghiệp và đặc điểm con tàu để 
 xây dựng một phương pháp thích hợp. Hiện nay người ta thường 
 sử dụng các phương pháp sau: Liên khớp, phân đoạn, tổng đoạn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 -Lắp ráp tàu theo phương pháp liên khớp là người ta lắp 
 ráp trình tự từ trong ra ngoài từ dưới lên trên trên cả chiều 
 dài con tàu từ mũi đến lái. 
 -Lắp ráp tàu theo phương pháp phân đoạn: ta chia tàu 
 thành nhiều phân đoạn nhỏ như phân đoạn đáy, phân đoạn 
 mạn, phân đoạn boong, phân đoạn vách ngang sau đó 
 dùng cẩu đưa lên bệ lắp ráp.
 -Lắp ráp tàu theo phương pháp tổng đoạn: Việc phân chia 
 thân tàu thành các tổng đoạn căn cứ vào kết cấu tàu cũng 
 như thiết bị thi công của nhà máy, chủ yếu là sức nâng của 
 cẩu do đó phải phân chia tổng đoạn phù hợp với sức nâng 
 của cẩu.
 2) Công tác chuẩn bị khi lắp ráp tàu trên triền đà
 a) Khái niệm: 
 Triền đà là vị trí chuyên dùng với các thiết bị đặc biệt phục 
 vụ cho công tác tác lắp ráp. Triền đà có hai loại: triền dọc và 
 triền ngang.
 - Triền ngang: Phục vụ cho công tác lắp ráp và hạ thuỷ tàu 
 theo chiều ngang thân tàu. Đặc điểm của triền ngang là có 
 số lượng đường trượt nhiều, góc nghiêng tương đối lớn.
 - Triền dọc: Phục vụ cho công tác lắp ráp và hạ thuỷ tàu 
 theo chiều dọc của thân tàu. Góc nghiêng của triền tùy 
 thuộc vào độ lớn của con tàu được lắp ráp trên triền. Thân 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 triền được làm bằng bê tông cốt thép. Dọc theo toàn bộ 
 chiều dài của triền có những đường trượt. Chiều rộng 
 những đường trượt này được xác định từ điều kiện ứng 
 suất nén riêng cho phép từ 1.5 ÷ 3.0 Kg/cm2
 Hình 1.1: Mặt cắt của một triền dọc
 b) Chuẩn bị triền đà và căn kê:
 -Dọn vệ sinh sạch sẽ triền đà.
 -Kẻ đường tâm đà.
 - Trồng cột mốc, xác định chiều cao đường nước, chiều cao 
 đường tâm trục và các đường kiểm nghiệm khác trên cột 
 mốc.
 -Vạch dấu các đường kiểm tra.
 - Kiểm tra lại chất lượng căn gỗ, căn bê tông và số lượng 
 căn.
 - Đặt căn vào vị trí quy định theo bảng bố trí căn kê. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 1.2: Cách bố trí các đường kiểm tra trên triền đà
 Hình 1.3: Kẻ đường tâm đà bằng phương pháp căn dây
 c) Chuẩn bị các thiết bị nâng hạ, máy hàn và thiết bị cân chỉnh:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 -Cần cẩu đặt dọc triền, để cẩu các phân đoạn lại đấu lắp với 
 nhau.
 - Máy hàn : máy hàn bán tự động, máy hàn điện.
 - Thiết bị cân chỉnh: compa, thước lá, các đột để lấy dấu, 
 ống thủy bình, pa-lăng, kích, tăng-đơ, các mã răng lược 
 phục vụ cho công tác lắp ráp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Chương 2: 
 Công tác kiểm tra khi lắp ráp tàu 
 trên thiết bị hạ thủy (triền đà)
 Công tác kiểm tra khi lắp ráp tàu trên triền bao gồm việc 
 kiểm tra vị trí từng kết cấu riêng biệt của thân tàu (các phân đoạn , 
 tổng đoạn) và kiểm tra toàn bộ vị trí hình dáng kích thước thân tàu. 
 Việc kiểm tra các kết cấu riêng biệt của thân tàu thường chỉ là xác 
 định vị trí tương đối của các kết cấu đó đối với ba mặt phẳng cơ 
 bản vuông góc với nhau: Mặt phẳng đáy, mặt phẳng đối xứng và 
 mặt phẳng đường sườn giữa.
 Đặc điểm của công tác kiểm tra cần lưu ý khi đóng tàu trên 
 triền nghiêng là mặt phẳng đáy (cơ bản) tạo với mặt bằng (mặt 
 phẳng nằm ngang) một góc nhất định cũng giống như góc của mặt 
 phẳng đường sườn giữa tạo với mặt thẳng đứng (dây dọi). Trong 
 khi đó các dụng cụ thiết bị kiểm tra: ống thuỷ bình, dây dọi  đều 
 chỉ xác định vị trí mặt bằng và mặt thẳng đứng. Do đó khi kiểm tra 
 các vị trí so với mặt phẳng đáy và mặt phẳng đường sườn giữa ta 
 cần phải tính cả ảnh hưởng của góc nghiêng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 1.4: Kiểm tra thăng bằng ngang và đường tâm của phân đoạn 
 đáy trên triền
 Hình 1.5: Kiểm tra thăng bằng dọc phân đoạn đáy trên triền.
 Hình 1.6: Kiểm tra thăng bằng dọc phân đoạn mạn (vách) trên 
 triền.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 1.7: Lắp ráp và kiểm tra phân đoạn vách ngang
 1.2.2 Công nghệ hàn tàu vỏ thép.
 Hàn là quá trình nối hai đầu của một chi tiết hoặc nhiều chi 
 tiết với nhau bằng cách nung nóng chúng đến trạng thái chảy hay 
 dẻo. Hiên nay có rất nhiều phương pháp hàn khác nhau, tuỳ theo 
 yêu cầu chất lượng của mối hàn và vật liệu hàn mà người ta sử 
 dụng phương pháp hàn thích hợp.
 Hiện nay trong ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nói 
 chung và Xí Nghiêp Đóng Tàu Sài Gòn nói riêng thường sử dụng 
 phổ biến các phương pháp hàn sau:
 1). Hàn hồ quang hở: Là phương pháp hàn bằng điện (xoay chiều) 
 trong đó hồ quang điện cháy trong không khí giữa que hàn kim 
 loại và vật liệu hàn kim loại. phương pháp này thông thường được 
 gọi tắt là hàn điện và được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 hàn thủ công. Phương pháp này yếu sử dụng để hàn cơ cấu với cơ 
 cấu và hàn cơ cấu với tôn bao. 
 Chất lượng của mối hàn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của 
 người công nhân và dòng điện hàn. Thiết bị hàn là: Kìm hàn, que 
 hàn, máy hàn.
 2).Hàn điện hồ quang dưới chất trợ dung: Đây là phương 
 pháp hàn hiện đại, có năng suất cao, được sử dụng rộng rãi trong 
 ngành công nghiệp đóng tàu vỏ thép.
 a) Hàn bán tự động: Phương pháp này dựa trên hiện tượng hồ 
 quang điện, người ta sử dụng khí CO2 để bảo vệ mối hàn trong khi 
 hàn. Phương pháp này 
 chủ yếu sử dụng để hàn 
 cơ cấu với cơ cấu và hàn 
 cơ cấu với tôn bao.
 Chất lượng của 
 mối hàn phụ thuộc chủ 
 yếu vào tay nghề của 
 người công nhân và dòng điện hàn.
 Hình1.8: Máy hàn bán tự động
 b)Hàn tự động: Phương pháp này dựa hiện tượng hồ quang điện 
 nhưng được điều khiển tự động, chất bảo vệ mối hàn là cát. Cát 
 qua một cái phểu chảy xuống mối hàn bảo vệ không cho không khí 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 thâm nhập vào mối hàn. Nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng 
 mối hàn là: dây hàn và chất trợ dung. Việc lựa chọn loại dây hàn 
 phụ thuộc vào thành phần hóa học của kim loại cơ bản, thành phần 
 hóa học của chất trợ dung và điều kiện hàn.
 Máy hàn tự động 
 áp dụng hàn tôn với tôn 
 và hàn tôn với cơ cấu 
 và chỉ sử dụng nơi 
 bằng phẳng rộng rãi.
 Hình 1.9: Máy hàn tự 
 động
 3) Hàn bằng khí C2H2: Người ta thương sử dụng phương pháp này 
 để cắt tôn cắt thép. Nó sử dụng khí O2 và C2H2 được đốt cháy ở 
 nhiệt độ cao làm nóng chảy kim loại.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 1.10: Máy cắt rùa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Chương 3: 
 GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
 NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu của đề tài là đi tìm hiểu quy trình 
 lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 5.500DWT do Trung Tâm 
 Tư Vấn Thiết Kế - CNTT Sài Gòn thiết kế thi công, sau đó kết hợp 
 với những hiểu biết về điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm thi 
 công của công nhân tại Xí nghiệp và thực tế áp dụng quy trình vào 
 quá trình thi công tại Xí Nghiệp Đóng Tàu Sài Gòn từ đó làm cơ 
 sở đễ phân tích ưu nhược điểm của quy trình.
 Với phương pháp nghiên cứu như vậy đề tài này đi vào giải 
 quyết các nội dung chính sau:
 -Một số vấn đề chung về công nghệ lắp ráp tàu biển vỏ thép.
 - Quy trình công nghệ lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 
 5.500DWT tại Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
 - Phân tích ưu nhược điểm của quy trình. 
 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP VÀ HÀN TỔNG 
 ĐOẠN TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT TẠI CÔNG TY CNTT 
 SÀI GÒN
 2.1 ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CỦA NHÀ MÁY
 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty CNTT Sài Gòn 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÀI GÒN
 Địa chỉ: 1027 Phạm Thế Hiển, phường 5, quận 8, Tp. 
 Hồ Chí Minh
 Điện thoại: 08 8504737; 08 8504514 – Fax: 
 8488504914; 8721954
 Công ty công nghiệp tàu thủy Sài-Gòn (Saigon Shipbuilding 
 Industry Company) là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên 
 của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN). 
 1) Ngành nghề kinh doanh
 - Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, thiết 
 bị và cẩu kiện nổi trên biển. 
 - Thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ phục vụ thi công 
 các loại phương tiện thủy, phương tiện GTVT khác, thiết 
 bị công trình biển và các sản phẩm công nghiệp.
 - Thiết kế, sửa chữa, hoán cải các loại thiết bị có yêu cầu về 
 kỹ thuật và an toàn cao.
 - Tư vấn cho các chủ đầu tư trong lĩnh vực thiết kế hoán cải, 
 giám sát thi công, lập dự án đầu tư, kiểm định chất lượng 
 các loại phương tiện GTVT.
 - Xuất – nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị hàng hoá.
 -Dịch vụ và môi giới hàng hải, vận tải và bốc dỡ hàng hoá.
 - Phá dỡ tàu cũ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 - Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, 
 chế tạo phục hồi các loại phương tiện giao thông vận tải.
 - Thiết kế và tổ chức thi công các công trình giao thông, 
 công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; các 
 công trình thủy lợi, kênh mương, đê kè; các công trình dân 
 dụng và phần bao che công trình công nghiệp, san lắp mặt 
 bằng.
 - Kinh doanh và vận tải nhiên liệu.
 - Kiểm tra không phá hủy, đo chiều dày đường hàn bằng 
 siêu âm và các dịch vụ kỹ thuật khác có liên quan đến việc 
 kiểm tra chất lượng sản phẩm.
 -Lập dự án đầu tư các công trình, kinh doanh bất động sản.
 -Tổ chức, kinh doanh vận tải thủy bộ; kinh doanh và vận tải 
 dầu khí, nhiên liệu.
 -Tổ chức kinh doanh dịch vụ hàng hải: dịch vụ đại lý tàu 
 biển, dịch vụ đại lý vận tải đường biển, dịch vụ môi giới 
 hàng hải, dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ cung ứng tàu 
 biển, dịch vụ kiểm đếm hàng hoá, dịch vụ bốc dỡ hàng 
 hóa tại cảng biển và cảng sông.
 - Thực hiện các dịch vụ về công nghệ thông tin: tư vấn và 
 cung cấp các giải pháp về phần mềm trong quản lý sản 
 xuất; tư vấn và cung cấp các giải pháp về phần cứng, máy 
 tính và các thiết bị công nghệ thông tin.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 - Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác theo giấy 
 phép hành nghề và quy định của pháp luật. Đóng mới và 
 sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, thiết bị và cấu kiện 
 nổi trên biển.
 2) Các phòng ban của công ty
 a. Công ty tư vấn thiết kế: có trách nhiệm
 -Tổ chức khảo sát, thiết kế đóng mới hoán cải hoặc phục 
 hồi các loại phương tiện giao thông vận tải và các sản 
 phẩm phục vụ nội bộ Công ty.
 -Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, thiết kế chế tạo thử và 
 chuyển giao các thiết bị có ứng dụng công nghệ mới.
 - Tư vấn cho các chủ đầu tư trong lĩnh vực thiết kế, hoán cải 
 hoặc phục hồi các loại phương tiện giao thông vận tải.
 - Tư vấn cho các chủ đầu tư về các lĩnh vực thuộc chức 
 năng của công ty.
 - Giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư và giám sát 
 kỹ thuật quyền tác giả.
 -Tổ chức giải quyết các trường hợp có tranh chấp hoặc xử 
 lý các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của công ty.
 -Tổ chức thiết kế chế tạo mới, hoán cải hoặc phục hồi các 
 máy móc thiết bị, tài sản khác phục vụ nội bộ Công ty.
 - Tư vấn cho các đơn vị trong công ty tham gia đấu thầu. 
 b. Phòng quản lý thiết bị: có trách nhiệm:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 -Tổ chức thực hiện đầu tư thiết bị, phương tiện, dụng cụ đồ 
 nghề, hệ thống thông tin, thiết bị văn phòng theo dự án 
 đầu tư xây dựng Công ty.
 - Xây dựng kế hoạch đầu tư và mua sắm thiết bị hàng năm, 
 theo dõi thực hiện và thống kê báo cáo theo quy định .
 - Công tác bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, dụng cụ đồ nghề 
 đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty.
 - Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật của các thiết bị do 
 phòng phụ trách.
 c. Phòng KCS: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của 
 nhà máy. Kiểm soát quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn 
 ISO 9000.
 3 ... hải
 Tổng đoạn thượng tầng 
 Sn13&Sn28 10000
 T3
 Tổng đoạn thượng tầng 
 Sn14&Sn19 12500
 T4
 Tổng đoạn thượng tầng 
 Sn20&Sn28 12500
 T5
 Tổng đoạn thượng Sn20&Sn28 15000
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 tầng4210
 Thượng tầng Sn165&Sn17
 7500
 mũ1407&1408 3
 Sn174&Sn18
 Thượng tầng mũi1510 7500
 3
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 CHƯƠNG 14
 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG 
 NGHỆ LẮP RÁP VÀ HÀN TỔNG 
 ĐOẠN TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT 
 TẠI CÔNG TY CNTT SÀI GÒN
 Lắp ráp và hàn tổng thành nó là một bước công nghệ trong 
 quá trình thiết kế và đóng mới một con tàu nhưng nó là yếu tố 
 quyết định lớn nhất đến chất lượng, thời gian và giá thành trong 
 quá trình đóng mới một con tàu. Vì vậy việc nghiên cứu, thiết kế 
 một quy trình lắp ráp cho phù hợp với điều kiện của xí nghiệp, 
 năng lực của công nhân và hiệu quả kinh tế cao đó là “bài toán 
 công nghệ & kinh tế” đối với những người hoạt động trong lĩnh 
 vực đóng tàu, cũng như giới sinh viên đang theo học ngành đóng 
 tàu.
 Từ việc nắm bắt được ý nghĩa quan trọng đó nên việc đi phân 
 tích quy trình lắp ráp của một con tàu cũng là một phương án để 
 giải quyết bài toán trên. Vì:
 Khi phân tích quy trình lắp ráp ta cần phải thâm nhập vào 
 quy trình cụ thể, một cơ sở sản xuất cụ thể để nghiên cứu phân tích 
 sự phù hợp giữa quy trình đưa ra và đặc điểm tại cơ sở. Từ đó mới 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 có thể xem xét tính tối ưu của quy trình, nghĩa là quy trình đưa ra 
 có thật sự tận dụng hết những khả năng hiện có tại cơ sở không, có 
 thuận tiện trong quá trình lắp ráp không? Thời gian thi công có thật 
 sự nhanh nhất không?.
 Với phương pháp nghiên cứu như vậy nên trong quá trình 
 thực hiện đề tài:
 “Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 
 5.500DWT tại Công Ty CNTT-Sài Gòn” nhận thấy quy trình có 
 một số ưu - nhược điểm sau:
 3.1 ƯU ĐIỂM.
 3.1.1 Tiết kiệm được thời gian
 Theo phương án công nghệ của trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế -
 CNTT Sài Gòn đưa ra, để đấu lắp tổng thành tàu hàng khô 
 5.500DWT người ta không dồn hết công việc trên triền đà mà 
 người ta phân ra các phân đoạn có bề mặt phẳng sẽ được chọn lắp 
 ráp trước dưới đà. Với phương án này sẽ tiết kiệm được rất nhiều 
 thời gian khi đấu lắp trên đà. Vì khi đấu lắp dưới bệ phẳng người ta 
 chỉ đấu lắp các phân đoạn phẳng có dạng hình chữ nhật (hình 
 vuông) như các phân đoạn mạn, đáy, vách và boong cầu dẫn ở 
 phân thân ống, do vậy công việc cân chỉnh rất đơn giản người ta 
 không cần tính đến ảnh hưởng góc nghiêng, cách thức cân chỉnh 
 cũng đơn giản, quá trình thực hiện đường hàn thuận lợi nên không 
 yêu cầu công nhân có tay nghề cao. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Chính vì thuận lợi trong công việc lắp ráp và đơn giản trong 
 quá trình cân chỉnh nên có thể giao cho nhiều nhóm thực hiện cùng 
 một lúc, từ đó thời gian lắp ráp sẽ giảm.
 3.1.2 Sơ đồ hàn có hiệu quả kinh tế cao
 Khi đấu lắp tổng thành người ta làm việc ngoài trời vì vậy 
 chịu ảnh hưởng rất nhiều về thời tiết (mưa), mặt khác không gian 
 làm việc chật hẹp nên rất bất tiện trong việc đi lại từ bên ngoài đến 
 vị trí làm việc. Nhưng Trung tâm Tư Vấn Thiế Kế - CNTT Sài 
 Gòn đã đưa ra sơ đồ hàn rất thích hợp, khắc phục được các yếu tố 
 ngoại cảnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình hàn. 
 Ví dụ, trường hợp hàn phân đoạn đáy D1 và 3400 trước tiên 
 người ta hàn tôn đáy trên với tôn đáy trên để tránh mưa khi hàn các 
 kết cầu bên dưới. Sau khi hàn tôn đáy trên xong tiếp tục hàn tôn 
 đáy dưới để đảm bảo cứng vững khi cân chỉnh các kết cấu dọc bên 
 trong. Với thứ tự hàn từ trong ra ngoài, hướng hàn từ ngoài vào 
 trong. Theo thứ tự hàn này sẽ giảm dần đường đi từ bên ngoài đến 
 vị trí hàn. Hướng hàn từ ngoài vào trong sẽ tránh được biến dạng 
 khi hàn.
 Từ những lý do trên quá trình hàn sẽ được liên tục không 
 chịu ảnh hưởng thời tiết khi hàn, không tốn thời gian để xử lý biến 
 dạng hàn nên quả kinh tế sẽ cao.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 3.1: Sơ đồ hàn hai phân đoạn đáy D1 với 3400
 3.1.3 Chọn phân đoạn chuẩn thích hợp.
 Khi thực hiện đấu lắp tổng thành người ta chọn phân đoạn 
 chuẩn là phân đoạn đáy gần lái vì công việc lắp ráp cân chỉnh ở 
 phần lái nhiều, phức tạp hơn so với phần thân ống. Theo cách chọn 
 này nhằm ý đồ điều tiết được tiến độ lắp ráp phân đoạn chuẩn đến 
 mũi và phân đoạn chuẩn đến lái. Nghĩa là khi đấu lắp xong phần 
 thân ống và tổng đoạn mũi lúc đó công việc đấu lắp phần lái và 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 thượng tầng cũng hoàn thành. Như vậy công việc lắp ráp tổng 
 thành được hoàn thành và được nghiệm thu cùng một lúc không 
 phải chờ đợi.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Chương 15: Quá trình lắp ráp thuận 
 lợi
 Theo bản vẽ phân chia tổng đoạn ta nhận thấy các vị trí có 
 kết cấu phức tạp như vùng buồng máy, vùng mũi, thượng tầng 
 người ta chia thành thành các tổng đoạn và được lắp ráp trước trên 
 bệ phẳng vì vậy khi cẩu lên đà đấu lắp tổng thành công việc cân 
 chỉnh đơn giản hơn. Người ta chỉ cần điều chỉnh đường tâm tổng 
 đoạn so với đường tâm đà và dùng ống thủy bình điều chỉnh độ cao 
 tại bốn góc của tổng đoạn theo bảng xác định vị trí của các phân 
 tổng đoạn là đã hoàn thành công việc cân chỉnh, không quan tâm 
 đến hình dạng kích thước của tổng đoạn đó như thế nào. 
 Hình 3.2:Vị trí lắp ráp tổng đoạn 1500&1510 (sườn173)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 3.3:Tổng đoạn thượng tầng mũi 1510
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 3.4:Tổng đoạn mũi quả lê 1500
 Quy trình lắp ráp tổng thành được thực hiện theo phương 
 pháp hình chóp. Nghĩa là thân tàu được lắp từ những phân đoạn 
 phẳng và phân đoạn khối được tiến hành lắp ráp lần lược từ phân 
 đoạn chuẩn đáy D1 về hai phía mũi và lái đồng thời lắp cả về phía 
 chiều cao cho tới thượng tầng trên cùng.
 Với phương pháp lắp ráp như vậy nên người ta chỉ cần xác 
 định một điểm chuẩn, từ điểm chuẩn đó sẽ xác định được vị trí cho 
 các phân tổng đoạn khác theo bản vẽ thiết kế, vậy nên rất thuận 
 tiện trong việc kiểm tra vị trí các phân tổng đoạn. 
 3.2 NHƯỢC ĐIỂM
 Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở phần trên, quy 
 trình cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:
 3.2.1 Một số công tác cân chỉnh chưa hợp lý
 - Theo quy trình đưa ra để cân chỉnh các phân đoạn đáy khi 
 lắp ráp dưới bệ là phải kẻ đường tâm bệ, kẻ sườn kiểm nghiệm và 
 xác định đường nước của phân đoạn. Theo phương pháp này hiệu 
 quả kinh tế không cao, khó thực hiện.
 + Trường hợp lắp ráp hai phân đoạn đáy với nhau ở dưới bệ 
 phẳng thực tế không sử dụng cột mốc để đo đường nước lúc cân 
 chỉnh mà người ta chỉ trồng bốn trụ cao khoảng 0.5 m trên tôn đáy 
 trên tại góc của hai phân đoạn cần lắp, trong bốn trụ đó người ta 
 chọn một trụ chuẩn tại vị trí gần chỗ nối của hai phân đoạn từ cột 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 chuẩn đó người ta dùng ống thủy bình cân độ cao các trụ còn lại sẽ 
 điều chỉnh được độ nghiêng ngang và nghiêng dọc của hai phân 
 đoạn. Sau đó người ta kiểm tra hai đường chéo đi qua đường nối 
 hai phân đoạn. Nếu hai đường chéo đó bằng nhau thì chắc chắn 
 rằng hai phân đoạn đó phải là hình chữ nhật, công việc cuối cùng 
 là kiểm tra lại khoảng sườn tại chỗ nối hai phân đoạn.
 Với phương pháp cân chỉnh như trên sẽ tiết kiệm được rất 
 nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo đảm được độ chính xác theo yêu 
 cầu.
 Hình 3.5: Lắp ráp phân đoạn đáy M1 trên bệ phẳng (thực tế áp 
 dụng)
 1- Phân đoạn đáy 2200 4- Tăng đơ
 2- Phân đoạn đáy 2100 5- Trụ cân chỉnh
 3- Ống thủy bình
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 + Trường hợp lắp hai phân đoạn mạn hay lắp phân đoạn 
 boong cầu dẫn với thanh quây dọc miệng hầm hàng lúc dưới bệ 
 thực tế không cần phải kẻ đường nước và sườn kiểm nghiệm trên 
 bệ lắp ráp như quy trình đã đưa ra mà người ta lắp như trường hợp 
 lắp phân đoạn đáy như đã nói ở trên nhưng chỉ khác tư thế lắp ráp. 
 Với phương pháp này luôn luôn đảm bảo được yêu cầu thiết kế 
 đưa ra, không cần kẻ đường nước và sườn kiểm nghiệm trên bệ, 
 tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình cân chỉnh.
 Hình 3.6: Lắp ráp phân đoạn boong cầu dẫn và 
 thanh quây dọc miệng hầm hàng trên bệ phẳng
 1- Boong cầu dẫn 2103&2203
 2- Phân đoạn thanh quây dọc MHH
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 3.7: Lắp ráp phân đoạn mạn 2101&2201 trên bệ phẳng.
 1- Phân đoạn 2101(T) 4- Trụ cân chỉnh
 2- Phân đoạn 2201(T) 5- Ống thủy 
 bình
 3- Tăng đơ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Chương 16: 
 Một số công đoạn lắp ráp chưa hợp 
 lý
 Đối với quy trình thì việc lắp ráp phân đoạn mạn dưới bệ 
 phẳng là lắp tất cả các phân đoạn boong cầu dẫn, phân đoạn thanh 
 quay dọc miệng hầm hàng và phần mạn kép, với nhau theo phương 
 án này tuy tính kinh tế cao nhưng không đảm bảo phù hợp với điều 
 kiện công nghệ của Xí nghiệp. Thực tế tại Xí nghiệp họ không lắp 
 như vậy vì rất khó trong quá trình cẩu và không đảm bảo độ cứng 
 vững khi đưa phân đoạn lên đà. 
 Ví dụ trường hợp lắp phân đoạn mạn M1 người ta chia thành 
 hai nhóm: nhóm 2101 & 2201 và nhóm 2103 & 2203 & 2105, lắp 
 trước dưới bệ, sau khi đưa nhóm 2101 & 2201 lên đà đấu lắp với 
 phân đoạn đáy người ta mới đưa nhóm 2103 & 2203 & 2105 lên 
 đấu lắp với nhóm 2101 & 2201. theo phương án này sẽ đưa phân 
 đoạn lên triền dễ dàng và không gây biến dạng trong quá trình cẩu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Hình 3.8: Lắp ráp cụm phân đoạn boong cầu dẫn và thanh quây 
 dọc MHH với phân đoạn mạn trên triền.
 1- Phân đoạn 2101 4- Phân đoạn mạn 
 2103
 2- Phân đoạn 2201 6- Phân đoạn thanh 
 quây dọc MHH
 3- Phân đoạn 2203
 3.2.3 Các quy trình lắp ráp chưa đồng nhất
 Trong quy trình còn chưa đồng nhất giữa quy trình lắp dưới 
 bệ phẳng và quy trình lắp trên triền, đôi lúc lại khó thực hiện. Ví 
 dụ trường lắp ráp phân đoạn vách sườn 76 ta nhận thấy quy trình 
 lắp ráp dưới bệ thực hiện phương án là lắp cả cụm vách 2403, 
 2404, 2407, 2408, 2411, 2412, 2413, 2414 trước khi cẩu lên đà còn 
 quy trình lắp ráp trên triền thì ngược lại, nghĩa là lắp lần lượt theo 
 thứ tự từ phải qua trái và từ dưới lên trên bắt đầu từ phân đoạn mạn 
 2404 và kết thúc là phân đoạn thanh quay ngang miệng hầm hàng 
 2413 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 Từ hai phương án lắp ráp phân đoạn vách sườn 76 của quy 
 trình lắp ráp trên bệ phẳng và quy trình lắp ráp trên triền đà ta nhận 
 thấy rằng cả hai phương án đều khó thực hiện, không phù hợp với 
 điều kiện thi công tại công ty hơn nữa hiệu quả kinh tế cũng không 
 cao. Thực tế tại Xí nghiệp tàu thủy Sài Gòn không lắp ráp như hai 
 phương án đã đưa ra mà người ta lắp ráp như sau:
 Hình 3.9: Lắp ráp cụm vách sườn 76
 1- Cụm phân đoạn vách 2403&2404
 2- Cụm thanh quây ngang MHH phía mũi
 3- Cụm thanh quây ngang phía lái
 4- Cụm boong cầu dẫn
 Chia cụm vách thành bốn cụm như sau: cụm 1 là phân đoạn 
 mạn 2403, 2404, cụm 2 là phân đoạn boong 2407&2408, cụm 3 là 
 phân đoạn thanh quây ngang miệng hầm hàng phía mũi 2411& 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 2412, cụm 4 là thanh quây ngang miệng hầm hàng phía lái 
 2413&2414. Các cụm này được lắp riêng lẻ ở dưới bệ phẳng như 
 trường hợp lắp phân đoạn mạn M1 ở dưới bệ (đã trình bài ở phần 
 3.2.2). Sau khi lắp ráp các cụm này dới bệ người ta sẽ cẩu lần lược 
 các cụm này lên đấu lắp tổng thành theo thứ tự từ cụm 1 đến cụm 
 4.
 Với phương án này sẽ thuận lợi hơn nhiều so với quy trình 
 đưa ra, công việc lắp ráp tiến hành dễ dàng, không cần cẩu lật phân 
 đoạn.
 3.2.4 Quy trình này không thuận lợi cho những người chưa có 
 kinh nghiệm. 
 Trong nội dung quy trình còn có chỗ chưa thật sự rõ ràng như 
 trường hợp dùng ống thủy bình cân chỉnh nghiêng ngang, độ cao 
 của các phân đoạn đáy, mạn.v.v. trên triền, quy trình chỉ nêu ra kết 
 quả của quá trình cân chỉnh nghĩa là đường nước của phân đoạn đó 
 phải trùng với đường nước đã xác định trên cột mốc ngoài ra 
 không đề cập đến cách cân chỉnh như thế nào. Đây chính là vấn đề 
 khó cần quan tâm nhất trong việc sát định chính xác vị trí của phân 
 đoạn trên triền, vì khi tàu nằm trên triền sẽ chịu ảnh hưởng góc 
 nghiêng của triền và đặc điểm kết cấu của con tàu chính vì vậy nên 
 những người không có kinh nghiệm sẽ dễ bị sai sót đôi lúc lúng 
 túng trong quá trình xác định phương pháp cân chỉnh thích hợp. 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 CHƯƠNG 17
 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
 4.1 KẾT LUẬN
 Qua quá trình thực hiện đề tài này tôi có kết luận sau:
 - Quy trình lắp táp và hàn tổng thành tàu hàng khô 
 5.500DWT do Trung Tâm Tư Vấn & Thiết Kế - CNTT Sài Gòn 
 đưa ra thật sự không bắt buộc người sử dụng phải tuân theo trình 
 tự hay cách thức tiến hành mà có thể linh hoạt xử lý trong quá trình 
 thực hiện. Chính vì vậy nên người sử dụng quy trình không được 
 hiểu nó như một “văn bản luật” sẽ dễ dẫn đến bị động trong quá 
 trình thực hiện công việc.
 - Từ kết quả đạt được trong phần phân tích ưu nhược điểm 
 của quy trình, theo tôi để đạt hiệu quả kinh tế cao trong quá trình 
 đóng mới nói chung và thực hiện quy trình lắp ráp tổng thành nói 
 riêng, Trung tâm tư vấn và thiết kế - CNTT Sài Gòn cần phải hoàn 
 thiện hơn nữa về nội dung và đảm bảo đồng bộ chặc chẽ giữa các 
 quy trình, tìm hiểu kỹ hơn nữa về điều kiện sản xuất cũng như kinh 
 nghiệm thi công của Xí nghiệp từ đó thiết lập một quy trình lắp ráp 
 được hoàn thiện hơn. 
 4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
 Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp đóng tàu Sài 
 Gòn tôi nhận thấy việc thiết kế công nghệ củng như thực hiện lắp 
 ráp tổng thành một con tàu đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu 
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 kinh tế rất cao vì nó ảnh hưởng đến tính năng hoạt động và giá 
 thành sản phẩm, vì vậy nên Công Ty CNTT- Sài Gòn luôn bố trí 
 những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong việc 
 thiết kế quy trình củng như thực hiện đấu đấu lắp tổng thành. 
 Nắm bắt được tầm quan trong đó tôi nhận thấy Trường Đại 
 Học Nha Trang mà đi đầu là Khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy cần có 
 chiến lược mới trong công tác giảng dạy để tạo cho cho sinh viên 
 một sân chơi mới khi còn ngồi trên nghế nhà trường. Cụ thể Khoa 
 Kỹ Thuật Tàu Thủy nên xây dựng môn học thiết kế công nghệ 
 trong công tác giảng dạy để cho sinh viên có thời gian nghiên cứu 
 tìm hiểu kỹ trước khi ra trường. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Nguyễn Đức Ân- Võ Trọng Cang .
 Công nghệ đóng và sửa chữa tàu thủy. 
 2. Trần Công Nghị.
 Kết Cấu Thân Tàu.
 3. Đỗ Thái Bình.
 Sổ Tay Của người lắp ráp tàu thủy.
 4. Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Sài Gòn.
 - Bản vẽ phân chia phân tổng đoạn tàu hàng khô 
 5.500DWT.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 
 - Quy trình lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 
 5.500DWT
 5. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu hàng khô 5.500DWT
 6. Tiêu chuẩn kiểm tra kỹ thuật đóng mới và sửa chữa 
 IACS.
 7. Quy phạm đóng mới tàu biển vỏ thép Đăng Kiểm Nga
 8. Hướng dẫn giám sát đóng mới tàu biển của Đăng 
 Kiểm Việt Nam

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_quy_trinh_lap_rap_va_han_tong_doan_tau_5.pdf