Luận giải về kịch bản trong quy hoạch chiến lược phát triển tài nguyên nước
Khái niệm về kịch bản trong quy hoạch phát triển hiện nay còn đang có nhiều
cách hiểu khác nhau dẫn tới thiếu thống nhất trong khi áp dụng. Để phục vụ cho
công tác quy hoạch nói chung và các nghiên cứu chiến lược nói riêng, sau khi nghiên
cứu các phương pháp quy hoạch chiến lược của UNESCAP, chúng tôi viết bµi này
để luận giải về khái niệm kịch bản dùng trong quy hoạch chiến lược.
Bµi viÕt được trình bày theo phương pháp quy nạp, tức là bắt đầu từ những vấn
đề về xuất xứ và ứng dụng của kịch bản, sau đó mới đi tới định nghĩa về kịch bản.
Khái niệm kịch bản ở đây nằm trong phạm vi của quy hoạch chiến lược phát triển
tài nguyên nước, cho nên ở phần đầu chúng tôi cũng trình bày một số khái niệm về
chiến lược, từ đó đi tới nhu cầu và phương pháp xây dựng kịch bản. Để tránh nhầm
lẫn, bµi viÕt cũng phân tích sự khác nhau giữa kịch bản và một số cách xử lý khác
đối với những biến động bất thường trong tương lai của phương pháp quy hoạch
truyền thống.
Bµi viÕt cũng nêu ra một ví dụ về các kịch bản đã được xây dựng trong bài toán
sử dụng nước toàn cầu do Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế thực hiện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận giải về kịch bản trong quy hoạch chiến lược phát triển tài nguyên nước
LUẬN GIẢI VỀ KỊCH BẢN TRONG QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC TS. Tô Trung Nghĩa Viện Quy hoạch thủy lợi Mở đầu Khái niệm về kịch bản trong quy hoạch phát triển hiện nay còn đang có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn tới thiếu thống nhất trong khi áp dụng. Để phục vụ cho công tác quy hoạch nói chung và các nghiên cứu chiến lược nói riêng, sau khi nghiên cứu các phương pháp quy hoạch chiến lược của UNESCAP, chúng tôi viết bµi này để luận giải về khái niệm kịch bản dùng trong quy hoạch chiến lược. Bµi viÕt được trình bày theo phương pháp quy nạp, tức là bắt đầu từ những vấn đề về xuất xứ và ứng dụng của kịch bản, sau đó mới đi tới định nghĩa về kịch bản. Khái niệm kịch bản ở đây nằm trong phạm vi của quy hoạch chiến lược phát triển tài nguyên nước, cho nên ở phần đầu chúng tôi cũng trình bày một số khái niệm về chiến lược, từ đó đi tới nhu cầu và phương pháp xây dựng kịch bản. Để tránh nhầm lẫn, bµi viÕt cũng phân tích sự khác nhau giữa kịch bản và một số cách xử lý khác đối với những biến động bất thường trong tương lai của phương pháp quy hoạch truyền thống. Bµi viÕt cũng nêu ra một ví dụ về các kịch bản đã được xây dựng trong bài toán sử dụng nước toàn cầu do Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế thực hiện. I. Ba trường phái chiến lược Từ hàng trăm năm nay người ta đã tiến hành xây dựng các chiến lược phát triển cho một tổ chức. Mục đích của chiến lược là xây dựng các chính sách định hướng cho hoạt động của các thành viên sao cho toàn bộ hệ thống tổ chức đó tương thích với môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu do tổ chức đó đề ra. Theo cách hiểu phổ biến, một chiến lược tốt phải dựa trên các yếu tố sau: - Xác định được mục tiêu tồn tại và phát triển - Đánh giá các đặc trưng của tổ chức, bao gồm các khả năng biến đổi. - Đánh giá môi trường hiện tại và tương lai. - Đánh giá sự tương thích giữa tổ chức và môi trường - Xây dựng các chính sách và các chương trình hành động để cải thiện sự tương thích đó Qua nhiều năm phát triển các phương pháp xây dựng chiến lược, người ta thấy rằng có thể chia các phương pháp này ra ba trường phái, đó là trường phái duy lý, trường phái tiến hoá, và trường phái quá trình. Trường phái duy lý giải thích rằng chỉ có một giải pháp tối ưu, và nhiệm vụ của nhà chiến lược là tìm ra giải pháp tối ưu đó tương ứng với một tập hữu hạn các nguồn lực. Nhà chiến lược suy nghĩ thay cho toàn bộ tổ chức, và tìm kiếm chiến lược tối ưu bằng cách chọn ra một phương án có hiệu ích tối đa giữa hàng loạt phương án khác nhau. Khi đã xác định được hướng đi tối ưu, thì tiến hành vạch ra các chương trình hành động. Các giả thiết của trường phái duy lý còn bao gồm: - Tương lai có thể dự báo được - Mục đích rõ ràng - Hành động theo quy tắc (suy nghĩ độc lập với hành động) - Hiểu rõ toàn bộ hệ thống tổ chức - Con người có lý sẽ thực hiện các việc có lý 1 Trường phái này chiếm đa số và hiện nay cũng đang thống trị trong lĩnh vực quy hoạch ở nước ta. Trường phái tiến hoá nhấn mạnh bản chất phức tạp của hành vi của tổ chức, có thể vượt ra khỏi phạm vi của những suy nghĩ có lý. Chiến lược là viễn cảnh của những hành vi bất thường, và là quá trình thực nghiệm ngẫu nhiên và được chọn lọc thông qua phán đoán và ghi nhớ về các chiến lược đã ứng dụng thành công. Trường phái quá trình chiếm vị trí trung gian giữa hai trường phái trên. Nó cho rằng, trong khi không thể vạch ra một chiến lược tối ưu chỉ dựa vào quá trình suy nghĩ duy lý, thì nhà quản lý có thể tạo ra các quá trình trong tổ chức làm cho nó mềm dẻo và dễ tương thích hơn, và có khả năng tự học tập được qua những sai lầm. Các hành vi tiến hoá của tổ chức có thể bị tác động bởi nhà quản lý. Một cách ẩn dụ, có thể coi là: - Trường phái duy lý coi tổ chức như một cỗ máy - Trường phái tiến hoá coi tổ chức như hệ sinh thái - Trường phái quá trình coi tổ chức như một cơ thể sống Trong thực tế, thì tổ chức là sự kết hợp hài hoà của cả ba khái niệm nói trên. II. Chiến lược duy lý 1. Cách tiếp cận duy lý Cách tiếp cận duy lý quan niệm rằng chỉ có một câu trả lời đúng, và nhiệm vụ của nhà chiến lược là tìm ra nó. Mục đích của chiến lược là tìm càng gần càng tốt đến lời giải đúng duy nhất đó. Theo nhà duy lý thì nhà xây dựng chiến lược không đóng vai trò quan trọng nếu xét về năng lực bản thân anh ta. Nếu chỉ có một câu trả lời duy nhất, thì bất kỳ ai được cấp thông tin, cuối cùng cũng sẽ tìm ra nó. Cách tiếp cận duy lý xây dựng chiến lược theo các bước sau đây: + Xác định nhiệm vụ - Xác định lợi ích - Xác định các mục tiêu chiến lược + Phân tích SWOT - Phân tích nội tại - Dự báo môi trường - Xác định các phương án chiến lược + Lựa chọn phương án có lợi ích tối đa + Thực hiện + Đánh giá và kiểm soát Theo đó việc lập chiến lược bắt đầu bằng cách xác định đích cuả tổ chức, thường được gọi là nhiệm vụ (mission). Cấp quản lý trên của tổ chức có thể giao nhiệm vụ đó hoặc giám đốc điều hành của tổ chức có thể xác định nhiệm vụ thay mặt cho người chủ thực sự của tổ chức này. Ở đây ta cần trở lại với nguồn gốc quân sự của khái niệm “chiến lược”. Một cơ quan quân sự không quyết định việc có tiến hành chiến tranh hay không. Một hệ thống chính trị ngoài quân đội quyết định việc đó, giao nhiệm vụ cho quân đội, và cơ quan quân sự xây dựng chiến lược của họ trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Tương tự như vậy, nhà chiến lược duy lý làm việc với một tuyên bố nhiệm vụ được cho trước. Công việc tiếp theo là xác định một tập hợp các mục tiêu chiến lược dựa trên nhiệm vụ được giao. Các mục tiêu này là cầu nối giữa nhiệm vụ được giao và thực tiễn hoạt động, và chuyển đổi nhiệm vụ thành một loạt các mục tiêu cụ thể. Ví dụ: Nhiệm vụ được giao là “tạo ra mức hoàn vốn tối đa” thì một mục tiêu cụ thể có thể là tăng lợi nhuận thêm 2% trong năm tới. Để chuyển đổi được sang các con số cụ thể như vậy, người ta cần phải tiến hành phân tích nội tại của tổ chức, cả về năng lực và hạn chế. Sau 2 đó phải phân tích các điều kiện ngoại cảnh, các mối quan hệ giao dịch, quản lý. Từ đó sẽ xác định ra các mục tiêu hợp lý. Chiến lược được thiết kế để đạt được các mục tiêu đó. Thường là có hàng loạt các phương án được đưa ra và nhà chiến lược duy lý cần lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. Để lựa chọn thì người ta tiến hành dự báo môi trường hoạt động trong tương lai, căn cứ vào đó để đánh giá các phương án. Sau khi vẽ ra được viễn cảnh môi trường tương lai, người ta tính toán hiệu ích của từng phương án. Phương án nào cho hiệu ích cao nhất được lựa chọn làm chiến lược. 2. Dự báo Dự báo tương lai để đánh giá các phương án chiến lược là một công đoạn của lập chiến lược duy lý. Dự báo ở đây dựa trên giả thiết rằng quá khứ có thể được kéo dài tới tương lai. Ở mức độ đơn giản nhất, nó cho phép ta ngoại suy thống kê các biến số. Khi có các thay đổi đột biến thì phương pháp này thất bại. Ở dạng dự báo phức tạp hơn, người ta thiết lập các mô hình mô phỏng cho phép xét đến các mối quan hệ nội tại giữa các biến số. Tuy nhiên mô hình mô phỏng vẫn dựa trên giả thiết là các mối quan hệ nội tại này trong quá khứ được kéo dài tới tương lai, tức là dựa trên giả thiết cấu trúc hệ thống luôn ổn định bất biến. Tuy nhiên khi cấu trúc cơ bản của hệ thống thay đổi thì các mô hình mô phỏng cũng thất bại. 3. Độ nhạy Trên đây ta thấy là dự báo không cho ta thấy tương lai thay đổi như thế nào và trong trường hợp ấy thì chiến lược có còn phù hợp nữa hay không. Để khắc phục điều đó người ta xem xét đến độ nhạy của chiến lược (sensitivities). Người ta nghiên cứu xem cái gì sẽ xảy ra khi một biến số quan trọng của môi trường biến đổi khác với dự báo. Ví dụ như trường hợp lợi nhuận thay đổi như thế nào nếu giá bán sản phẩm hạ xuống 10%. Tuy nhiên những giả thiết này không có cơ sở chắc chắn và cũng không cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau của môi trường. Các tính toán độ nhạy chỉ cho chúng ta các thông tin hết sức hạn chế, nó không phản ảnh được tương lai, và do đó không giúp ích gì mấy cho xây dựng chiến lược. 4. Xác suất (Probability) Khái niệm xác suất xuất hiện được ứng dụng để dự báo tương lai cũng là một khái niệm thuộc cách tiếp cận duy lý. Khi nghiên cứu xác suất xuất hiện một giá trị nào đó trong tương lai, chúng ta dựa trên nghiên cứu thống kê các số liệu quá khứ, do đó cũng dựa trên giả thiết là cấu trúc hệ thống không thay đổi tương lai. Điều này, như đã nói ở trên, sẽ dẫn đến một bức tranh tương lai không đúng và đưa tới một chiến lược sai lầm. Dựa trên khái niệm xác suất, người ta có thể đưa ra một số khung cảnh môi trường tương lai, thường là vẽ ra 3 khung cảnh: cao, thấp, và theo xu thế thông thường. Điều này phần nào giúp cho hoạch định chiến lược, nhưng không giải quyết được khuyết điểm của quan niệm dự báo và cần được phân biệt với khái niệm “kịch bản” với đúng nghĩa của nó. III-Quy hoạch và quản lý chiến lược tài nguyên nước. Một hướng mới của quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện cũng đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đó là quy hoạch và quản lý có tính chiến lược ( Strategic Planning and Management , viết tắt là SPM). SPM là một giải pháp quy hoạch và quản lý nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định trong bối cảnh các điều kiện thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực quản lý nguồn nước. Theo SPM, khả năng dự ứng (anticipation) các thay đổi là yếu tố then chốt cho quy hoạch và quản lý tốt. Rõ ràng là tương lai là không thể biết trước được, do vậy dự kiến (foresight) và dự ứng (anticipation) là cần thiết để xác định các tình huống có thể xảy ra để hệ thống sẵn sàng đối phó. Dự kiến liên quan đến khả năng xác định các thay đổi có thể xảy ra trong tượng lai của môi trường 3 hoạt động, còn dự ứng là chuẩn bị các phản ứng của hệ thống đối với các thay đổi dự kiến. Hệ thống phát triển tốt hay kém không phải do sự thay đổi môi trường, mà là do hệ thống đó phản ứng như thế nào trước hoàn cảnh mới. Trên thực tế, những sự kiện bất lợi có thể dẫn đến những kết quả tốt hơn hiện trạng, nếu những phản ứng của hệ thống là có hiệu quả. Quy hoạch chiến lược có những đặc trưng sau đây ( theo D. Webster và Lê Hữu Tý): 1. Nguồn lực được tập trung nhằm đạt được một nhiệm vụ, thường được gắn trong một tầm nhìn rõ ràng và có tính hiện thực. Các khung thời gian cụ thể thường gắn với việc đạt được nhiệm vụ. Hết sức tránh các kế hoạch toàn diện phi thực tế. 2. Nhiệm vụ đó dựa trên những vấn đề được xác định qua quá trình tham gia của nhiều bên liên quan. Tránh việc để cho bộ máy quan liêu đặt trước mục tiêu. 3. Chú trọng tới các hành động và mức độ thực hiện các nhiệm vụ so với kế hoạch đặt ra. 4. Hành động được tập trung vào những điều trong hệ thống sao cho tạo ra được đòn bẩy lớn nhất tương ứng với nguồn lực hiện có. Làm được như vậy thì các chi phí sẽ có hiệu qủa lớn nhất. 5. SPM thừa nhận tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo và các cơ quan quản lý. Chiến lược đề ra cần tập trung thế mạnh của thể chế hiện hành, đồng thời cũng cần đề ra phương án cố tăng cường thể chế về lâu dài. 6. SPM nhấn mạnh tầm quan trọng của dự ứng, thông qua các kỹ thuật như phân tích các động lực và xây dựng các kịch bản, bởi vì nó thừa nhận rằng thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Không thể biết trước được tương lai, nhưng phạm vi của các thay đổi có thể được dự ứng trước ở môt mức độ đáng kể. 7. SPM phân biệt giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài rất quan trọng và phải tìm hiểu kỹ và dự đoán trước nếu muốn một chiến lược thành công. 8. SPM giải quyết các xung đột bằng cách phân chia quyền lợi cho tất cả các bên liên quan, có nghĩa là tạo ra các tình huống hai bên cùng thắng. Với các nguyên tắc nêu trên, quy hoạch chiến lược đã ứng dụng ở nhiều quốc gia phát triển cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau và thu được những kết quả tôt đẹp. VI. Dự báo và kịch bản Để hiểu rõ khái niệm kịch bản ta phải so sánh với dự báo. Dự báo dựa trên giả thiết là việc phỏng đoán trước tương lai là có thể và có ích. Điều này có quan hệ chặt chẽ với giả thiết của nhà chiến lược duy lý cho rằng chỉ có 1 câu trả duy nhất đứng và nghệ thuật lập chiến lược là đạt đến càng gần câu trả lời đó càng tốt. Do đó nhiệm vụ dự báo được giao cho các chuyên viên trình độ cao nhất kết hợp với năng lực của máy tính, sao cho đạt được câu trả lời tốt nhất. Phân tích kịch bản khác về mặt cơ bản với dự báo. Nó là một quá trình dựa trên giả thiết là không chỉ có một câu trả lời tốt nhất, và tồn tại một giới hạn của nhận thức thực tại. Điều đó có nghĩa là người có trách nhiệm ra các quyết định chiến lược phải chấp nhận một sự mạo hiểm đáng kể. Phân tích kịch bản giả thiết rằng tương lai không thể đoán trước được và do đó tính bấp bênh là không thể tránh khỏi. Việc dự báo tương lai khi vẫn tồn tại sự bấp bênh cơ bản là rất nguy hiểm vì nó sẽ không cung cấp được các hiểu biết thực sự đủ để các nhà hoạch định chính sách ra quyết định cần thiết. Các chuyên gia làm dự báo không phải là người hoạch định chính sách. Khi nhà hoạch định chính sách sử dụng kết quả dự báo, họ không nhận thức được tính bấp bênh của dự báo, do đó họ không thể thấy được các khả năng khác nhau mà quyết định của họ có thể mang lại khi tương lai diễn biến bất thường. 4 Dự báo là sự tổng hợp thống kê của chuyên gia. Một dự báo không nhất thiết phải đưa ra một con số nhất định mà có thể đưa ra một khoảng biến thiên. Anh ta có thể đưa ra các thông tin xác suất đối với vấn đề anh ta dự báo. Nhưng đó bao giờ cũng là các đánh giá xác suất phản ảnh ý kiến của chuyên gia. Còn phân tích kịch bản là một mô tả nhận thức về tương lai dựa trên quan hệ nhân quả. MÔ HÌNH QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC CHUẨN Các bộ tài liệu Nhiệm vụ (trong ngành) Các động lực Bên ngoài Các kịch bản Bên trong Các vấn đề SWOT Bên trong Điểm mạnh Điểm yếu Bên ngoài Đe dọa Cơ hội Các chiến lược thử Các kịch bản nghiệm Hoàn thiện các chiến lược Hành động: Những người chủ trì Người làm dự báo trước hết phải tự quyết định là anh ta dự báo cái gì. Nhưng anh ta không thể biết rằng đại lượng mà anh ta dự báo sẽ ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nữa không được phân tích, do môi trường có bản chất rất phức tạp, trong khi anh ta bị bó hẹp trong vòng suy lý của cá nhân minh. Nhà phân tích kịch bản có quan điểm rộng rãi hơn. Anh ta bắt đầu với hoạt động của tổ chức. Từ đó anh ta không phải chỉ dự báo nhu cầu đối với sản phẩm trong tương lai, mà xem xét tới các động lực đối với sản phẩm đó. Dự báo còn là một sự đơn giản hoá thực tại, đưa hệ thống về một biến đơn, do đó tạo cho người hoạch định chính sách rất dễ dàng trong việc ra quyết định. Nhà phân tích kịch bản đi sâu vào mối quan hệ nhân qủa, do đó đưa ra nhiều thông tin hơn, cung cấp 5 một bức tranh toàn diện về sự vật. Các kịch bản nêu ra sẽ là cơ sở để nhà hoạch định chính sách suy nghĩ, phân tích trước khi đi đến một quyết định nào đó. Trong thực tế, dự báo có thể sử dụng khi hoạch định công việc ngắn hạn, khi chúng ta có nhiều khả năng dự báo đúng, ít gặp bấp bênh bất trắc. Phân tích kịch bản được sử dụng đối với ... ên cứu cây trồng cùng với thay đổi về kỹ thuật và cải cách quản lý nước và chính sách đã đẩy mạnh khả năng sản xuất nước và tăng năng suất cây trồng trong nông nghiệp tưới nhờ trời. Tính chất thất thường và không đồng đều của mưa khiến cho cây trồng phát triển khó khăn hơn, và cho đến những năm gần đây thì tiềm năng năng suất ngũ cốc vẫn tăng không đáng kể ở những vùng có chế độ mưa không thuận lợi cùng với điều kiện môi trường khắc nghiệt và đất đai nghèo chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chứng cứ đã cho thấy có tiềm năng tăng năng suất đột biến – ngay cả trong những vùng canh tác nhờ trời có nhiệt độ cao và thường xuyên bị hạn hán đe doạ - nhờ có sự thay đổi về chiến lược tạo giống nhằm trực tiếp vào vùng phụ thuộc mưa chứ không coi chìa khoá để dẫn đến sự tăng trưởng nhanh hơn là nhờ những vùng được tưới. Các đầu tư nghiên cứu trong nông nghiệp được tăng cường, cả bằng phương pháp cũ và áp dụng công nghệ sinh học - chẳng hạn như chọn lọc di truyền và công nghệ nuôi cấy tế bào và mô – dẫn tới năng suất ngũ cốc cao hơn ở những vùng canh tác nhờ trời. Tăng trưởng này là do năng suất tiềm năng đã được tăng dần lên và do khả năng chịu các tác động ngoại cảnh (trong đó có khả năng chịu hạn) tốt hơn. Năng suất tăng lên còn nhờ gieo cấy nhiều loại cây trồng ứng với từng loại vi môi trường chịu tác động của điều kiện thời tiết. Việc tăng cường đầu tư và cải thiện chính sách trong cơ sở hạ tầng nông thôn giúp cho bù lại chỗ thiếu hụt còn lại về năng suất 13 bằng cách tạo thị trường cho những nông dân ở vùng xa xôi hẻo lánh và giảm rủi ro trong trồng trọt nhờ trời. Trong lĩnh vực nước ở kịch bản SUS, giá nước hiệu quả cho ngành nông nghiệp tăng dần khiến người sử dụng tiết kiệm nước, và nước đó được chuyển sang cho các mục đích môi trường, sinh hoạt và công nghiệp. Tới năm 2025, giá nước nông nghiệp sẽ tăng gấp hai lần ở những nước phát triển, và tăng gấp 3 lần so với mức giá rất thấp ở các nước đang phát triển theo kịch bản BAU. Việc tăng giá nước nông nghiệp được thực hiện thông qua các chương trình khuyến khích mang lại cho nông dân một khoản thu nhập nhờ lượng nước họ tiết kiệm được, chẳng hạn như chương trình giá ngược ( negative pricing ) hay các cơ chế trợ giá (charge subsidy schemes), tức là trả công cho nông dân do họ đã giảm lượng nước sử dụng, và qua sự thành lập thị trường mua bán quyền về nước. Trong trường hợp việc thiết lập trực tiếp các quyền về nước cho nông dân không thể thực hiện được (chẳng hạn như ở các hệ thống thuỷ nông lớn trồng lúa phục vụ cho nhiều hộ nông dân nhỏ), thì quyền về nước sẽ được thiết lập nên cho các cộng đồng, các hội sử dụng nước. Các tổ chức này với sự hiểu biết tốt hơn về những điều kiện trồng trọt của địa phương sẽ thực hiện những thay đổi trong các chương trình khuyến khích về giá đối với các thành viên của họ. Việc chuyển giao quyền về nước cho các cộng đồng và các hội sử dụng nước (WUAs) ở nhiều vùng được đi kèm với chuyển giao quản lý và vận hành (O& M) cho các tổ chức này. Việc chuyển giao kết hợp cả các quyền về nước và các hệ thống sẽ mang lại sự quản lý hiệu quả hơn các hệ thống thuỷ nông cấp hai và cấp ba. Kết hợp việc tăng giá nước trên cơ sở các quyền về nước với chuyển giao quản lý hệ thống sẽ khiến nông dân đầu tư nhiều hơn vào kỹ thuật tưới tiêu và quản lý nước. Khi ngành công cộng tăng cường đầu tư trực tiếp, nông dân và cộng đồng tăng cường các đầu tư tư nhân của họ, thì hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông và hiệu quả sử dụng nước trong lưu vực sẽ tăng mạnh. Sự phân quyền thành công một số chức năng quản lý nước quan trọng thông qua cộng đồng và thông qua quản lý trên cơ sở khuyến khích người dân được hỗ trợ ở cấp lưu vực sông bằng việc thiết lập nên các RBO hiệu quả nhằm quản lý việc phân bổ nước trong sông dụa trên sự kết hợp của các quyền lợi của các bên có liên quan. Đầu tư cao hơn và giảm bớt mâu thuẫn về nước - một kết quả mang lại từ việc cải thiện tổng thể công việc quản lý nước - tạo điều kiện cho sự tham gia của các bên có liên quan một cách hiệu quả trong RBO. Sự phát triển vượt bậc trong công nghệ thu gom nước bao gồm giá cả thấp, công nghệ tiết kiệm công lao động và vật liệu xây dựng trong khi xây dựng đê đập và xây dựng hệ thống phân phối nước dẫn đến các nước đang phát triển áp dụng công nghệ thu gom nước nhiều hơn, cải thiện việc sử dụng hiệu quả nước mưa trong trồng trọt và tăng lượng bốc thoát hơi qua cây trồng trên một đơn vị lượng mưa . Ngoài việc thu gom nước, việc sử dụng các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến còn giúp cho đất đai được bảo vệ tốt hơn và sử dụng hiệu quả nước mưa cũng tốt hơn. Trong khi kỹ thuật nông nghiệp truyền thống có xu hướng áp dụng cùng một kiểu quản lý cho toàn bộ cánh đồng, thì phương pháp nông nghiệp chính xác tập trung vào công nghệ thông tin sử dụng các dữ liệu về đất, cây trồng và các dữ liệu môi trường khác để xác định các đầu vào cụ thể cần thiết cho các từng khu riêng rẽ trong cánh đồng. Những phương pháp như thế sử dụng các kỹ thuật mới như hệ thống định vị toàn cầu (GPS), vệ tinh và viễn thám. Kỹ thuật nông nghiệp chính xác trực tiếp làm tăng sản lượng cây trồng và tăng lượng nước có thể khai thác do nước mưa ngấm xuống nhiều hơn. Sau khi được ứng dụng đầu tiên ở Mỹ, nó lan rộng nhanh chóng ở đó cũng như ở các nước phát triển có công nghệ thông tin tiên tiến rẻ tiền, và bắt đầu xâm nhập vào những vùng canh tác nông phẩm hàng hoá ở các nước đang phát triển như Argentina, Brazil, Trung Quốc và Ấn độ. Tỷ lệ áp dụng 14 các kỹ kỹ thuật tiên tiến khác không ngừng tăng lên, bao gồm cả trồng trọt trên ruộng bậc thang và san bằng mặt đất để giữ nước mưa và tạo độ thấm tốt hơn. Các kỹ thuật làm đất bảo tồn, như cày sơ qua và hoàn toàn không cày, đã phổ biến ở các hệ thống trồng lúa mỳ ở các nước Nam Á vào cuối thể kỷ hai mươi đang được tiếp tục mở rộng. Việc áp dụng kỹ thuật làm đất bảo tồn làm tăng lượng nước mưa ngấm xuống đất và lượng bốc thoát hơi. Sự kết hợp của công nghệ thu gom nước, kỹ thuật nông nghiệp chính xác và kỹ thuật làm đất bảo tồn làm tăng lượng mưa hiệu quả sử dụng trong trồng trọt. Dưới áp lực của sự tăng nhanh chi phí trong xây dựng các đập mới, chi phí cho di dân tái định cư cùng với chi phí cho môi trường, các nước đang phát triển (và phát triển) đã thực hiện việc tái đánh giá toàn diện các kế hoạch xây dựng hồ chứa, bao gồm cả việc phân tích chi phí và hiệu ích mới của các dự án đề xuất ( gồm cả các chi phí về môi trường ) và sự tham vấn với nhiều bên có liên quan bao gồm những người sẽ được hưởng lợi như các nông dân trực tiếp sử dụng nước của hệ thống tưới mới, những người sẽ được hưởng lợi do kiểm soát lũ tốt hơn, và những người có thể chịu tác động tiêu cực do những đập mới này gây ra, chẳng hạn như phải di chuyển đi nơi khác hay những nhóm người bảo vệ môi trường. Quá trình này khiến cho một số lớn các dự án xây dựng hồ chứa và đập dâng đã được quy hoạch bị cắt bớt. Việc cắt giảm này được bù đắp một phần do lượng bồi lắng của các hồ giảm xuống nhờ việc tăng nhanh hơn năng suất cây trồng ở những vùng canh tác nhờ trời làm giảm xu hướng phá rừng của nông dân để lấy đất trồng trọt ở vùng thượng nguồn . Chi phí bơm nước ngầm tăng nhanh, cùng với việc mực nước ngầm bị giảm và tầng nước ngầm bị khai thác quá mức bị suy thoái, đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong luật khai thác nước ngầm. Một sự kết hợp giữa giải pháp hướng thị trường ấn định quyền về nước ngầm dựa vào lượng nước khai thác và lượng nước tái nạp hàng năm cùng với việc ban hành các luật lệ nghiêm ngặt hơn và buộc thi hành nghiêm chỉnh hơn các luật này , sẽ làm giảm dần lượng nước ngầm bị khai thác quá mức. Tương tự như trong quản lý nước nông nghiệp, trong lĩnh vực nhu cầu nước công nghiệp và sinh hoạt cũng có những đổi mới ngoạn mục. Việc tăng gấp đôi giá nước cho các hộ sử dụng được thực hiện dần dần, với sự trợ giá dành cho các hộ có thu nhập thấp. Số lợi nhuận sinh ra từ việc tăng giá sẽ được đem đầu tư để giảm lượng nước tổn thất trong các hệ thống cung cấp nước hiện có và mở rộng hệ thống tới các hộ trước đây chưa được sử dụng nước cấp từ ống. Ở nhiều thành phố lớn, hệ thống cấp nước được tư nhân hoá, và nguồn đầu tư tăng thêm có được nhờ vào các thị trường vốn tư nhân. Ở nhiều thành phố khác, việc cung cấp nước thuộc vào sự quản lý của nhà nước, nhưng hệ thống điều tiết được tách ra khỏi phân phối dịch vụ và được cải thiện rất nhiều. Nhờ cải tiến hoạt động, các hệ thống công cộng có thể làm tăng vốn mới cần thiết qua việc ban hành công trái của thành phố, hoặc trong trường hợp là thành phố nhỏ, là công trái có sự ủng hộ của các hội đồng quản lý nước của vùng với sự hỗ trợ của nhà nước và quốc tế. Bằng chứng hùng hồn của việc được sủ dụng nước sạch làm giảm đáng kể tình hình thiếu dinh dưỡng ở trẻ em và số người tử vong đã thúc đẩy nguồn vốn công cộng của quốc gia và quốc tế. Điều đó cũng làm tăng việc cung cấp từ các giếng khoan ở những vùng chưa được cung cấp nước từ hệ thống ống dẫn, do vậy số hộ được sử dụng nước sạch tăng lên và giá tiền của nước không thuộc hệ thống giảm xuống, cuối cùng là thúc đẩy sự sử dụng nước của các hộ chưa được kết nối với hệ thống. Việc cung cấp nước mở rộng liên tục, số hộ chưa được nối với hệ thống ống dẫn giảm dần và đến năm 2010 toàn bộ các hộ sẽ được sử dụng nước từ hệ thống ống dẫn. Đối với ngành công nghiệp, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, trước tình hình giá nước cao lên như vậy, họ đã tăng đáng kể việc sử dụng nước tái chế, giảm lượng nước tiêu thụ. Sự hạn chế về kỹ 15 thuật trong tái sử dụng nước ở các nước đang phát triển cũng có nghĩa là có tiềm năng cải thiện mạnh, và nhu cầu đáp ứng lại sự tăng giá của ngành công nghiệp là tương đối lớn. Với áp lực xã hội nặng nề trong vấn đề cải thiện chất lượng môi trường, việc phân phối sử dụng nước cho các mục đích môi trường được tăng cường. Ngoài ra, áp lực đối với vùng đất ướt và các mục đích môi trường nước khác giảm xuống do có nhiều công cuộc cải cách được thực hiện trong cả lĩnh vực nước nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tất cả lượng nước tiết kiệm được ở cả trong nước sinh hoạt và nước đô thị từ việc đặt giá nước cao hơn được phân bổ hoàn toàn cho sử dụng môi trường trong sông. Việc cải thiện hiệu quả sử dụng nước từ việc tăng đầu tư và quản lý tốt hơn có nghĩa rằng có nhiều nước hơn được để lại trong sông cho các mục đích về môi trường. VIII. Các định nghĩa về kịch bản 1. Định nghĩa của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế Một kịch bản là một mô tả mạch lạc, nhất quán nội bộ và hợp lý về một tình trạng tương lai có thể của thế giới. Một kịch bản không phải là một dự báo mà là một ảnh chụp nhanh về tương lai có thể mở ra như thế nào. 2. Định nghĩa của các chuyên gia ADB Các kịch bản là cái nhìn về các phương án thành tựu tương lai của một đất nước, giúp cho các nhà hoạch định chính sách quản lý rủi ro và xây dựng các chiến lược và các kế hoạch bất thường. 3. Định nghĩa của các chuyên gia ESCAP Một Kịch bản mô tả một tương lai có thể xảy ra là bối cảnh cho Nhiệm vụ. Thông thường một số kịch bản mô tả một khoảng biến thiên các tương lại có thể được xây dựng trong quá trình tiến hành quy hoạch chiến lược. Quá trình hình thành Kịch bản bắt nguồn từ và được xây dựng từ các các phân tích động lực. Kịch bản có tính năng động, nó bao gồm một loạt các nội dung thể hiện sự phát triển của môi trường bên ngoài trong tương lai. Các Kịch bản bao gồm các sự kiện, các nhân tố chính, và phản ánh các xu hướng, các chu trình, các sự kiện ngẫu nhiên và các sự kiện đột xuất. Kịch bản bên ngoài được dựa trên các mô hình trí tuệ của môi trường bên ngoài được thống nhất và chia sẻ. Kịch bản bên ngoài nhất quán bên trong và đòi hỏi các mô tả các tương lai có thể xảy ra tương ứng với Nhiệm vụ đã có. Chúng được trù tính sẽ là đại diện của khoảng biến thiên sự phát triển của các tương lai có thể và các kết quả có thể xảy ra trong môi trường bên ngoài. Những gì diễn ra trong kịch bản bên ngoài về cơ bản nằm ngoài sự kiểm soát của tổ chức (tức môi trường bên trong). Một cách dùng khác của thuật ngữ Kịch bản, đó là như một bản đồ quy chuẩn cho một tương lai mong muốn. Kịch bản bên trong hay quy chuẩn mang tính quy chuẩn ở khía cạnh có một đích xác định được tìm kiếm, một đích được đánh giá là tốt hơn các kết quả khác có thể đạt được. Kịch bản bên trong hay quy chuẩn là một loạt các lý lẽ có tính nhân quả, kết nối các hoạt động và quyết định với một mục đích mong muốn (“Nếu tổ chức làm điều này, rồi điều này sẽ xảy ra, nó sẽ dẫn tới điều kia và cứ tiếp tục như thế cho đến khi Đích A sẽ đạt được”). So sánh với Kịch bản bên ngoài, Kịch bản bên trong thường ít hoàn chỉnh hơn, nhưng theo định nghĩa thường nhất quán ở bên trong. Ví dụ, nếu một Uỷ ban lưu vực sông nhìn nhận tương lai của nó như một cơ quan điều phối của các cơ quan phụ trách các tài nguyên thiên nhiên hoạt động trong một môi trường nhất định, và dự tính sử dụng chức năng đó để đạt được sự phát triển bền vững của lưu vực, sử dụng chiến lược trồng rừng, đó chính là Kịch bản bên trong quy chuẩn. Sở dĩ nó 16 được gọi là bên trong bởi vì kịch bản được dựa trên các quyết định nằm dưới sự kiểm soát (ít nhất là theo nguyên tắc) của tổ chức đang đề cập. Mặc dù Kịch bản bên trong quy chuẩn có thể sử dụng như hợp phần của các chiến lược, nghĩa là như những lộ trình tiến tới, nhưng chúng không thay thế Kịch bản bên ngoài. Kịch bản bên ngoài rất hữu dụng và được sử dụng trước hết trong quá trình quy hoạch chiến lược, do nếu chúng được xây dựng hoàn chỉnh sẽ rất khách quan hoặc không phụ thuộc vào các giá trị. Chúng cho phép các lãnh đạo, các nhà quản lý và các bên quan tâm khác, quan sát thế giới qua nhiều lăng kính khác nhau, mở rộng tầm hiểu biết của họ. Kịch bản bên ngoài tập trung vào bối cảnh chứ không chỉ “sân chơi” hàng ngày. Các cá nhân, cũng như tổ chức đều xây dựng Kịch bản bên trong hay quy chuẩn. Ví dụ, một các nhân có thể quyết định anh/chị ta sẽ trở thành một bác sĩ, và lập ra một kịch bản để thực hiện mục đích đó. Kết luận Từ các phần đã được trình bày ở trên, có thể thấy rằng xây dựng kịch bản là một công việc đặc biệt quan trọng đối với quy hoạch chiến lược. Xây dựng kịch bản không thể chỉ do một chuyên gia nào đó thực hiện ( như thường làm đối với công tác dự báo phương hướng phát triển trong phương pháp quy hoạch truyền thống ) mà phải do một nhóm chuyên gia đa lĩnh vực tiến hành, đồng thời tập hợp được ý kiến của nhiều chuyên gia đầu ngành. Người viết mong rằng bµi viÕt này có thể đóng góp chút ít vào quá trình hình thành quy hoạch chiến lược tµi nguyªn níc, để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho Việt nam trong tương lai. Tài liệu tham khảo : 1. Guidelines on strategic planning and management of water resources. Douglas Webster and Le huu Ti. 27 March 2002. 2. Scenarios – The art of strategic conversation. Kees van der Heijden. 1996 3. World Water and Food to 2025 : Dealing with Scarcity. Mark W. Rosegrant, Ximing Cai, Sarah A. Cline. International Food Policy Research Institute. Washington, D.C. 2002. 17
File đính kèm:
- luan_giai_ve_kich_ban_trong_quy_hoach_chien_luoc_phat_trien.pdf