Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động trong giờ ngoại khóa cho học sinh Tiểu học khối Lớp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trò chơi vận động giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Do vậy, việc nghiên

cứu lựa chọn những trò chơi vận động phù hợp với đặc điểm, sở thích của học sinh và tổ chức ứng

dụng trong thực tiễn là điều hết sức quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực. Trước thực tiễn đó,

thông qua quá trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong lĩnh vực thể

dục thể thao, nghiên cứu này đã lựa chọn được 20 trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho

học sinh tiểu học khối lớp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng vào thực tiễn. Quá trình

ứng dụng được thực hiện dưới 2 hình thức: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động

ngoại khóa môn Thể dục. Kết quả bước đầu ứng dụng cho thấy các trò chơi vận động được lựa

chọn đã có tác dụng trong việc phát triển thể lực cho học sinh tiểu học khối lớp 2 trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên, đặc biệt được các em học sinh rất ưa thích.

pdf 6 trang kimcuc 4880
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động trong giờ ngoại khóa cho học sinh Tiểu học khối Lớp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động trong giờ ngoại khóa cho học sinh Tiểu học khối Lớp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động trong giờ ngoại khóa cho học sinh Tiểu học khối Lớp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 201(08): 205 - 209 
 Email: jst@tnu.edu.vn 205 
LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG 
TRONG GIỜ NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI LỚP 2 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 
Trần Thị Tú 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
 Trò chơi vận động giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Do vậy, việc nghiên 
cứu lựa chọn những trò chơi vận động phù hợp với đặc điểm, sở thích của học sinh và tổ chức ứng 
dụng trong thực tiễn là điều hết sức quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực. Trước thực tiễn đó, 
thông qua quá trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong lĩnh vực thể 
dục thể thao, nghiên cứu này đã lựa chọn được 20 trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho 
học sinh tiểu học khối lớp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng vào thực tiễn. Quá trình 
ứng dụng được thực hiện dưới 2 hình thức: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động 
ngoại khóa môn Thể dục. Kết quả bước đầu ứng dụng cho thấy các trò chơi vận động được lựa 
chọn đã có tác dụng trong việc phát triển thể lực cho học sinh tiểu học khối lớp 2 trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên, đặc biệt được các em học sinh rất ưa thích. 
Từ khóa: Trò chơi vận động; Thể dục thể thao; học sinh tiểu học; phát triển thể lực; tỉnh Thái Nguyên. 
Ngày nhận bài: 13/6/2019; Ngày hoàn thiện: 19/6/2019; Ngày duyệt đăng: 28/6/2019 
SELECT AND APPLY MOTION GAMES DURING EXTRACURRICULAR 
HOURS FOR ELEMENTARY SCHOOL STUDENTS 
IN GRADE 2 IN THAI NGUYEN PROVINCE 
Tran Thi Tu 
TNU – University of Education 
ABSTRACT 
Mobility games play a particularly important role for elementary schools’ students. Consequently, 
selecting motion games in accordance with the characteristics and interests of students and 
organizations in practice is very important and practical. This study used scientific research 
methods in the field of sports and exercise to select 20 motor games to develop physical strength 
for elementary school students in grade 2 living in Thai Nguyen province and then applied in 
practice. The application process is done in 2 forms: After-school educational activities and 
extracurricular activities in Physical Education. The initial results of the application show that the 
selected motor games have a good effect and attraction in the development of physical fitness for 
elementary school students in grade 2 in Thai Nguyen province. 
Keywords: Motion games; physical education and sport; primary students; physical development; 
Thai Nguyen province. 
Received: 13/6/2019; Revised: 19/6/2019; Approved: 28/6/2019 
Email: Trantu@dhsptn.edu.vn 
Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 205 - 209 
 Email: jst@tnu.edu.vn 206 
1. Đặt vấn đề 
Trò chơi vận động là phương tiện của giáo 
dục thể chất (GDTC), là hoạt động có ý thức, 
nhằm đạt được những kết quả, những mục 
đích có điều kiện đã được đặt ra. Trò chơi vận 
động được cấu thành bởi hai yếu tố: Vui chơi 
giải trí, thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần; 
giáo dục và giáo dưỡng thể chất góp phần 
giáo dục đạo đức, ý chí, lòng dũng cảm, tinh 
thần đoàn kết hình thành và phát triển các tố 
chất, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho cuộc sống. 
Đối với tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu 
học, vui chơi giải trí là hoạt động đóng vai trò 
quan trọng trong sự phát triển tinh thần và thể 
chất. Các em tích lũy tri thức, kỹ năng sống, 
hình thành nhân cách và giải trí thông qua 
hoạt động vui chơi [1]. 
Qua khảo sát sơ bộ các trường tiểu học trên 
địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Các hoạt 
động thể thao (TT) ngoại khóa còn kém phát 
triển trong các trường tiểu học, hình thức và 
phương pháp tổ chức phong trào tập luyện TT 
ngoại khóa trong các trường tiểu học còn 
nghèo nàn do vậy kết quả học tập môn Thể 
dục và thể lực của học sinh tiểu học nói chung 
và đặc biệt là học sinh khối lớp 2 trên địa bàn 
tỉnh Thái Nguyên còn thấp. Bên cạnh đó, việc 
tổ chức các trò chơi vận động (TCVĐ) trong 
chương trình ngoại khóa còn bộc lộ nhiều hạn 
chế; nguyên nhân có thể là do cơ sở vật chất, 
đội ngũ giáo viên thể dục còn thiếu và yếu, 
học sinh chưa được thoải mái vui chơi bằng 
những TCVĐ mà các em ưa thích Do vậy, 
vấn đề lựa chọn các TCVĐ phù hợp với đặc 
điểm tâm sinh lý học sinh khối lớp 2 để ứng 
dụng vào thực tiễn là việc làm quan trọng và 
rất cần thiết góp phần phát triển thể lực cho 
học sinh khối lớp 2 nói riêng và nâng cao hiệu 
quả công tác GDTC cho các trường tiểu học 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương 
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích 
và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; 
Phương pháp quan kiểm tra sư phạm; Phương 
pháp toán học thống kê. 
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
3.1. Lựa chọn trò chơi vận động trong giờ 
ngoại khóa cho học sinh tiểu học tỉnh 
Thái Nguyên 
Để lựa chọn được các TCVĐ nhằm phát triển 
thể lực cho HSTH khối lớp 2 trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên, đề tài đã sử dụng các phương 
pháp nghiên cứu khoa học như nghiên cứu tài 
liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia, phương 
pháp phỏng vấn từ đó lựa chọn được 20 
TCVĐ thuộc 5 nhóm rèn luyện kỹ năng nhằm 
phát triển thể lực cho HSTH khối lớp 2 trên địa 
bàn tỉnh Thái Nguyên [1]. Cụ thể: 
Nhóm 1. Trò chơi rèn luyện khéo léo, thăng 
bằng và định hướng trong không gian: Bịt 
mắt bắt dê; Tâng cầu; Ai giỏi hơn ai; Chơi 
với vòng. 
Nhóm 2. Trò chơi rèn luyện kỹ năng đi, chạy 
và phát triển sức nhanh: Chạy với chong 
chóng; Sẵn sàng chờ lệnh; Thả đỉa ba ba; 
Rồng, rắn. 
Nhóm 3. Trò chơi rèn luyện kỹ năng bật nhảy 
và phát triển sức mạnh chân: Gà đuổi cóc; 
Ếch nhảy; Tránh bóng; Nhảy ô. 
Nhóm 4. Trò chơi rèn luyện kỹ năng ném, 
mang vác, co kéo và phát triển sức mạnh tay 
ngực: Ai kéo khỏe; Ném trúng đích; Tung 
bóng cho nhau; Kéo cưa lừa xẻ. 
Nhóm 5. Trò chơi rèn luyện kỹ năng phối hợp 
vận động và phát triển sức bền: Chuyển đồ 
vật; Nhảy từ trên cao xuống; Chồng đống 
chồng đe; Trồng nụ trồng hoa 
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò 
chơi vận động được lựa chọn trong giờ 
ngoại khóa cho học sinh tiểu học khối lớp 2 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương 
pháp thực nghiệm so sánh song song. 
- Thời gian thực nghiệm: Quá trình thực 
nghiệm sư phạm được tiến hành trong thời 
gian 9 tháng (tương ứng với 1 năm học, cụ 
thể từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017). 
Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 205 - 209 
 Email: jst@tnu.edu.vn 207 
- Địa điểm thực nghiệm: 03 trường tiểu học 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trường Tiểu 
học Đội Cấn, Trường Tiểu học Đồng Doãn 
Khuê, Trường Tiểu học Ký Phú). 
- Đối tượng thực nghiệm: gồm 193 học sinh 
tiểu học (HSTH) khối lớp 2 thuộc 3 trường 
tiểu học Ký Phú, Đồng Doãn Khuê và Đội 
Cấn của tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng thực 
nghiệm được chia thành 2 nhóm. Cụ thể: 
+ Nhóm thực nghiệm: gồm 104 HSTH (55 HS 
nam và 49 HS nữ) khối lớp 2 thuộc 3 trường 
tiểu học Ký Phú, Đồng Doãn Khuê và Đội Cấn 
của tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng này tập luyện 
theo chương trình môn Thể dục chung của Bộ 
GD&ĐT quy định và được sử dụng các trò 
chơi vận động mà đề tài lựa chọn ở hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp (cụ thể theo phân 
phối chương trình: 2 tiết/ tuần) và hoạt động 
ngoại khóa môn Thể dục (cụ thể vào chiều thứ 
6 hàng tuần với thời gian 2 tiết/ buổi). 
+ Nhóm đối chứng: gồm 89 HSTH (51 HS 
nam và 38 HS nữ) khối 2 thuộc 3 trường tiểu 
học Ký Phú, Đồng Doãn Khuê và Đội Cấn 
của tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng này tham 
gia học tập môn Thể dục chính khóa theo quy 
định của Bộ GD&ĐT và không tham gia tập 
luyện ngoại khóa bằng các TCVĐ. 
- Thời điểm thực nghiệm: Các trò chơi được 
chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong giờ 
ngoại khóa. Cụ thể trong hoạt động giáo 
dục ngoài giờ lên lớp (với 2 tiết/ tuần theo 
thời khóa biểu) và trong hoạt động ngoại 
khóa môn Thể dục (2 tiết/ tuần vào các buổi 
chiều thứ 6). 
- Công tác kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh 
giá được tiến hành ở thời điểm trước và sau 
thực nghiệm. Nội dung kiểm tra, đánh giá sử 
dụng 6 test về thể lực theo quyết định 
53/2008/QĐ-BGD&ĐT [2] để đánh giá kết 
quả xếp loại thể lực của HSTH giữa nhóm đối 
chứng và nhóm thực nghiệm. 
- Xây dựng tiến trình thực nghiệm: Quá trình 
thực nghiệm được tiến hành trong 9 tháng, 
mỗi tháng 4 tuần, mỗi tuần 4 tiết (2 tiết của 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và 2 tiết 
của hoạt động ngoại khóa môn Thể dục). 
Trong mỗi buổi học các TCVĐ ở các nhóm 
tuổi đều tổ chức dưới dạng vui chơi, thi đua 
với nhau và mang tính đồng đội cao. Tất cả 
học sinh đều phải tham gia trong mỗi buổi tập 
và thi đấu, các TCVĐ được xây dựng và thực 
hiện theo nguyên tắc luân phiên để các đội 
sau khi kết thúc trò chơi này được tiếp tục 
chuyển sang trò chơi khác. Các TCVĐ trong 
mỗi buổi tập được tiến hành từ cơ bản đến đa 
dạng, từ những TCVĐ rèn luyện phản xạ, 
định hướng và thăng bằng trong không gian 
đến những TCVĐ phát triển sức nhanh, sức 
mạnh, sự phối hợp vận động (cụ thể là các 
TCVĐ định hướng, thăng bằng → chạy → 
nhảy → ném → phối hợp vận động) [3]. Qúa 
trình lặp lại các lượt chơi sẽ giúp học sinh rèn 
luyện và phát triển sức bền chung. Quá trình 
thực nghiệm được trình bày cụ thể ở bảng 1. 
3.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm 
tra trình độ thể lực của học sinh nhóm thực 
nghiệm bằng 6 test theo quyết định 
53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18 tháng 9 năm 
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả 
kiểm tra cho thấy: Trước thực nghiệm, trình 
độ thể lực của 2 nhóm là tương đương nhau. 
Kết quả sự phân nhóm hoàn toàn khách quan. 
Sau thực nghiệm, chúng tôi tiếp tục sử dụng 6 
test trên để kiểm tra trình độ thể lực của nhóm 
đối chứng và nhóm thực nghiệm. Kết quả cho 
thấy, sau 1 năm học thực nghiệm, trình độ thể 
lực của nhóm thực nghiệm hơn hẳn nhóm đối 
chứng, điều này chứng tỏ các TCVĐ mà 
chúng tôi lựa chọn và ứng dụng cho HSTH 
khối lớp 2 đã có hiệu quả cao trong việc phát 
triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu. 
Để thấy rõ hơn sự khác biệt về trình độ thể 
lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng, chúng tôi tiền hành tính nhịp độ tăng 
trưởng trình độ thể lực của học sinh nam và 
nữ nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả 
được trình bày ở bảng 2, 3 và biểu đồ 1, 2. 
Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 205 - 209 
 Email: jst@tnu.edu.vn 208 
Bảng 1. Tiến trình giảng dạy các TCVĐ đã được lựa chọn cho học sinh lớp 2 
 Tháng 
 TCVĐ 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 
Tâng cầu x x x x x 
Làm theo hiệu lệnh x x x x x 
Chọi gà x x x x x 
Chơi với vòng x x x x 
Tiếp sức con thoi x x x x x 
Chạy với chong chóng x x x 
Giành cờ chiến thắng x x x x x 
Rồng rắn x x x x 
Lò cò tiếp sức x x x x 
Ếch nhảy x x x x 
Nhảy dây x x x x x 
Nhảy ô x x x x 
Cưỡi ngựa tung bóng x x x x 
Ném còn x x x x x 
Ném trúng đích x x x x x 
Ai kéo khỏe x x x x 
Ai nhanh và khéo hơn x x x x x 
Chuyền nhanh, nhảy nhanh x x x x 
Chồng đống chồng đe x x x x x 
Trồng nụ trồng hoa x x x x x 
Bảng 2. So sánh nhịp độ tăng trưởng kết quả kiểm tra trình độ thể lực 
của học sinh nam nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm học thực nghiệm 
Chỉ tiêu 
Nhóm đối chứng (n=51) Nhóm thực nghiệm (n=55) Chênh 
lệch X 1 X 2 W X 1 X 2 W 
Chạy 30m XPC (s) 7,00 6,65 5,10 7,06 6,33 10,90 5,80 
Bật xa tại chỗ (cm) 125,5 139,37 10,50 126,31 150,67 17,60 7,10 
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 11,63 13,57 15,40 11,73 15,00 24,50 9,10 
Lực bóp tay thuận (kg) 12,86 16,05 22,10 12,81 17,06 28,50 6,40 
Chạy con thoi 4x10m (s) 13,08 12,66 3,30 13,09 11,78 10,50 7,20 
Chạy tùy sức 5 phút (m) 731,3 758,82 3,70 723,00 811,98 11,60 7,90 
Biểu đồ 1. So sánh nhịp độ tăng trưởng trình độ thể lực 
của học sinh nam nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm 
Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 205 - 209 
 Email: jst@tnu.edu.vn 209 
Bảng 3. So sánh nhịp độ tăng trưởng kết quả kiểm tra trình độ thể lực 
của học sinh nữ nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm học thực nghiệm 
Chỉ tiêu 
Nhóm đối chứng (n=38) Nhóm thực nghiệm (n=49) Chênh 
lệch X 1 X 2 W X 1 X 2 W 
Chạy 30m XPC (s) 7,56 7,41 2,00 7,63 6,89 10,20 8,20 
Bật xa tại chỗ (cm) 121,77 130,21 6,70 120,84 140,67 15,20 8,50 
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 10,39 11,87 13,30 10,76 13,86 25,20 11,9 
Lực bóp tay thuận (kg) 11,97 13,08 8,86 11,68 15,42 27,60 18,74 
Chạy con thoi 4x10m (s) 14,42 14,10 2,20 14,44 13,18 9,12 6,92 
Chạy tùy sức 5 phút (m) 671,79 692,50 3,04 668,78 732,65 9,11 6,07 
0
5
10
15
20
25
30
Chạy 30m 
XPC (s)
Bật xa tại 
chỗ (cm)
Nằm ngửa 
gập bụng 
(lần/30s)
Lực bóp tay 
thuận (kg)
Chạy con 
thoi 4x10m 
(s)
Chạy tùy 
sức 5 phút 
(m)
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Biểu đồ 2. So sánh nhịp độ tăng trưởng trình độ thể lực 
của học sinh nữ nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm 
Kết quả bảng 2 và 3 cho thấy, sau 1 năm học 
thực nghiệm, cả 2 nhóm đều có sự tăng 
trưởng về trình độ thể lực. Tuy nhiên, nhóm 
thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng tăng cao 
hơn hẳn nhóm đối chứng từ 5,80 - 9,10% đối 
vói học sinh nam và từ 6,07 - 18,74% đối với 
học sinh nữ. 
Có thể thấy rõ mức độ tăng trưởng các chỉ số 
đánh giá trình độ thể lực của 2 nhóm đối 
chứng và thực nghiệm qua biểu đồ 1 và 2. 
4. Kết luận 
- Qua quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 
20 trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực 
cho học sinh tiểu học khối lớp 2 trên địa bàn 
tỉnh Thái Nguyên. 
- Bước đầu ứng dụng các trò chơi vận động 
trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, 
các trò chơi vận động đã có hiệu quả cao 
trong việc phát triển thể lực cho học sinh tiểu 
học khối lớp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, 
thể hiện ở nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu về thể 
lực của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm 
đối chứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trần Đồng Lâm, 100 Trò chơi vận động cho học 
sinh tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1997. 
[2]. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 53/2008/QĐ-
BGD-ĐT Ban hành quy định về việc đánh giá, xếp 
loại thể lực học sinh, sinh viên, Hà Nội, ngày 
18/9/2008. 
[3]. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 72/2008/QĐ-
BGD-ĐT về việc “Ban hành Quy định tổ chức 
hoạt động TDTT ngoại khoá cho học sinh, sinh 
viên”, Hà Nội, ngày 23/12/2008. 
[4]. Nguyễn Đức Văn, Phương pháp thống kê trong 
Thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, năm 2001. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 210 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_va_ung_dung_tro_choi_van_dong_trong_gio_ngoai_khoa.pdf