Lựa chọn nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Sóc Trăng

Đổi mới nội dung hoạt động thể thao trường

học theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với điều

kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, nhà

trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình

độ đào tạo của SV là một trong những nhiệm vụ

và giải pháp quan trọng mà “Đề án tổng thể phát

triển giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao

trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng

đến năm 2025” ban hành theo Quyết định số

1076/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 06 năm 2016 của

Thủ tướng Chính phủ đã xác định.

Nội dung hoạt động TTNK rất phong phú,

vượt ra ngoài những nội dung quy định trong

chương trình GDTC, không bị chương trình hạn

chế. Nội dung hoạt động TTNK bao gồm các

môn thể thao theo sở thích của cá nhân như: Các

bài thể dục, Thể dục nhịp điệu, Khiêu vũ thể

thao, Điền kinh, Thể dục, các môn bóng, Cầu

lông, Đá cầu, Cờ, Võ, Vật, Bơi lội., các môn

thể thao có trong chương trình thi đấu của Đại

hội thể thao SV và các chương trình hoạt động

GDTC của ngành giáo dục.

pdf 6 trang kimcuc 3600
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Sóc Trăng

Lựa chọn nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên các trường Cao đẳng tỉnh Sóc Trăng
51
- Sè 6/2019
Tóm tắt:
Qua khảo sát ý kiến cán bộ, giảng viên, chuyên gia và sinh viên các Trường Cao đẳng (CĐ) tỉnh
Sóc Trăng đề tài lựa chọn được 8 nội dung tập luyện thể thao ngoại khóa (TTNK) phù hợp với đặc
điểm, nhu cầu của sinh viên (SV) và điều kiện thực tiễn của các trường Cao đẳng tỉnh Sóc Trăng
Từ khóa: Nội dung, hoạt động thể thao ngoại khóa, Sóc Trăng
Select extracurricular sports activities for students in Soc Trang Province's colleges
Summary:
Through surveys of officials, lecturers, experts and students of Soc Trang province's college,
the topic selects 8 content of extracurricular sports training (EST) suitable for special needs. points,
needs of students and practical conditions of the colleges in Soc Trang province.
Keywords: Extracurricular sports activities and content, Soc Trang.
*TS, Trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng
**PGS.TS, Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Đổi mới nội dung hoạt động thể thao trường
học theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với điều
kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, nhà
trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình
độ đào tạo của SV là một trong những nhiệm vụ
và giải pháp quan trọng mà “Đề án tổng thể phát
triển giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao
trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng
đến năm 2025” ban hành theo Quyết định số
1076/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 06 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ đã xác định.
Nội dung hoạt động TTNK rất phong phú,
vượt ra ngoài những nội dung quy định trong
chương trình GDTC, không bị chương trình hạn
chế. Nôị dung hoaṭ đôṇg TTNK bao gôm̀ các
môn thể thao theo sở thích của cá nhân như: Các
bài thể dục, Thể dục nhịp điệu, Khiêu vũ thể
thao, Điền kinh, Thể dục, các môn bóng, Cầu
lông, Đá cầu, Cờ, Võ, Vật, Bơi lội..., các môn
thể thao có trong chương trình thi đấu của Đại
hội thể thao SV và các chương trình hoạt động
GDTC của ngành giáo dục.
Trong những năm qua, do điều kiện cơ sở vật
chất, phương tiện, sân bãi, dụng cụ, đội ngũ giảng
viên còn khó khăn, thiếu thốn, nên nội dung hoạt
động TTNK trong các trường CĐ tỉnh Sóc Trăng
còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, chưa đáp ứng nhu
cầu, sở thích, giới tính, sức khỏe của SV, các môn
thể thao truyền thống, dân tộc chưa được lồng
ghép vào để tổ chức, chưa thu hút SV tự giác
tham gia tập luyện thể thao thường xuyên. Từ
những lý do nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Nghiên cứu nội dung hoạt động thể thao
ngoại khóa cho sinh viên tỉnh Sóc Trăng”.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương
pháp phỏng vấn và phương pháp toán thống kê.
Khách thể phỏng vấn: 1024 sinh viên (381
nam, 643 nữ) và 12 chuyên gia, giảng viên tại
các trường CĐ trong tỉnh Sóc Trăng. 
LÖÏA CHOÏN NOÄI DUNG HOAÏT ÑOÄNG THEÅ THAO NGOAÏI KHOÙA 
CHO SINH VIEÂN CAÙC TRÖÔØNG CAO ÑAÚNG TÆNH SOÙC TRAÊNG
Đặng Minh Thành*
Nguyễn Quang Vinh**
BµI B¸O KHOA HäC
52
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
Căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn,
chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu khảo sát
1024 SV và 12 GV để lựa chọn nội dung hoạt
động TTNK cho SV các trường CĐ tỉnh Sóc
Trăng kết quả như sau:
1. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên
về lựa chọn nội dung hoạt động TTNK cho
sinh viên tỉnh Sóc Trăng
Kết quả khảo sát GV về giảng dạy nội dung
hoạt động TTNK của SV tỉnh Sóc Trăng được
thể hiện qua biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Kết quả phỏng vấn giảng viên về lựa chọn nội dung hoạt động 
thể thao ngoại khóa cho sinh viên các trường CĐ tỉnh Sóc Trăng
Về môn thể thao lựa chọn giảng dạy ngoại
khóa tốt nhất
Kết quả khảo sát cho thấy bóng chuyền được
chọn với số lượng cao nhất 05 GV chiếm
41.67%; 03 GV chọn bóng bàn, điền kinh (25%)
và võ với tỷ lệ thấp nhất, 01 GV chiếm 8.33%;
bóng rổ và bóng đá được 02 GV chọn chiếm
16.67%.
Về môn thể thao lựa chọn giảng dạy ngoại
khóa thứ hai
Kết quả khảo sát: Cầu lông và Bóng đá được
chọn với số lượng cao nhất, 03 GV chiếm
25.00%; Bi sắt, Điền kinh, Bơi và Võ có tỷ lệ
chọn thấp nhất với 01 GV chọn ở mỗi môn
chiếm 8.33%; 02 GV chọn bóng chuyền chiếm
16.67%.
2. Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên
về lựa chọn nội dung TTNK
Kết quả khảo sát ý kiến SV về lựa chọn nội
dung thể thao ngoại khóa được trình bày tại
bảng 1.
Số liệu tại bảng 1 cho thấy: 
Về tổng thể: Lựa chọn nội dung tập luyện
TTNK của SV là khá tản mạn. Số lượng và tỉ lệ
các môn thể thao SV chọn tập luyện có sự chênh
lệch đáng kể. Tuy nhiên, dễ nhận thấy các môn
thể thao mà SV yêu thích tập luyện nhiều nhất
là: bóng chuyền 32.13%, cầu lông 14.55%, điền
kinh 10.45%, bi sắt 10.35%, bóng đá 9.18% và
bóng rổ 8.40%. Các môn còn lại có thể do tính
hấp dẫn hay khó khăn về điều kiện tập luyện mà
không được SV chọn lựa tập luyện nhiều, tỉ lệ
chỉ từ 5.27% trở xuống như võ thuật 5.27%,
bóng bàn 5.08%, cờ 3.42%, đá cầu 0.68% và bơi
lội 0.49%. 
Theo từng trường: Sinh viên các trường đều
chọn nội dung tập luyện TTNK nhiều nhất ở các
môn: Bóng chuyền, Cầu lông, Điền kinh, Bi sắt,
Bóng đá và Bóng rổ. Số lượng này chiếm đa số
so với các môn còn lại, cụ thể lần lượt các môn
từ cao xuống thấp như sau: CĐSP Bóng chuyền,
Cầu lông, Điền kinh, Bóng rổ, Bi sắt, Bóng đá;
CĐCĐ Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Bi sắt,
Bóng bàn, Bóng rổ; CĐ Nghề Bóng chuyền,
Cầu lông, Điền kinh, Bi sắt, Bóng đá, Bóng rổ.
Theo đặc điểm dân tộc: 
Bóng đá
Lựa chọn thứ nhất Lựa chọn thứ 2
Bóng rổ Võ Cờ Bơi Aerobic Đá cầu Bi sắt KhácBóng
bàn
Điền kinhThể hình Bóng
chuyền
Cầu lông
53
- Sè 6/2019
Bảng 1. Sinh viên tỉnh Sóc Trăng về lựa chọn đổi mới nội dung hoạt động TTNK 
Đơn vị 
Nội dung
CĐSP 
Sóc Trăng
CĐCĐ 
Sóc Trăng
CĐ Nghề
Sóc Trăng
Tổng
(n=1024)
mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ %
Bóng đá
(n=94)
Tổng 32 34.04 33 35.11 29 30.85 94 9.18
Kinh 24 25.53 28 29.79 20 21.28 72 7.03
Dân tộc 8 8.51 5 5.32 9 9.57 22 2.15
Bóng rổ
(n=86)
Tổng 53 61.63 13 15.12 20 23.26 86 8.4
Kinh 23 26.74 7 8.14 7 8.14 37 3.61
Dân tộc 30 34.88 6 6.98 13 15.12 49 4.79
Võ thuật
(n=54)
Tổng 22 40.74 14 25.93 18 33.33 54 5.27
Kinh 18 33.33 14 25.93 15 27.78 47 4.59
Dân tộc 4 7.41 0 0 3 5.56 7 0.68
Cờ (n=35)
Tổng 23 65.71 4 11.43 8 22.86 35 3.42
Kinh 4 11.43 1 2.86 2 5.71 7 0.68
Dân tộc 19 54.29 3 8.57 6 17.14 28 2.73
Bóng
chuyền
(n=329)
Tổng 206 62.61 58 17.63 65 19.76 329 32.13
Kinh 154 46.81 46 13.98 51 15.5 251 24.51
Dân tộc 52 15.81 12 3.65 14 4.26 78 7.62
Cầu lông
(n=149)
Tổng 79 53.02 26 17.45 44 29.53 149 14.55
Kinh 67 44.97 24 16.11 38 25.5 129 12.6
Dân tộc 12 8.05 2 1.34 6 4.03 20 1.95
Bơi lội
(n=5)
Tổng 5 100 0 0 0 0 5 0.49
Kinh 5 100 0 0 0 0 5 0.49
Dân tộc 0 0 0 0 0 0 0 0
Bóng bàn
(n=52)
Tổng 29 55.77 18 34.62 5 9.62 52 5.08
Kinh 7 13.46 10 19.23 0 0 17 1.66
Dân tộc 22 42.31 8 15.38 5 9.62 35 3.42
Điền kinh
(n=157)
Tổng 55 51.4 9 8.41 43 40.19 107 10.45
Kinh 42 39.25 9 8.41 37 34.58 88 8.59
Dân tộc 13 12.15 0 0 6 5.61 19 1.86
Đá cầu
(n=7)
Tổng 1 14.29 0 0 6 85.71 7 0.68
Kinh 1 14.29 0 0 4 57.14 5 0.49
Dân tộc 0 0 0 0 2 28.57 2 0.2
Bi sắt
(n=106)
Tổng 51 48.11 23 21.7 32 30.19 106 10.35
Kinh 15 14.15 9 8.49 8 7.55 32 3.13
Dân tộc 36 33.96 14 13.21 24 22.64 74 7.23
Tổng
(n=1024)
Tổng 556 54.3 198 19.34 270 26.37 1024 100
Kinh 360 35.16 148 14.45 182 17.77 690 67.38
Dân tộc 196 19.14 50 4.88 88 8.59 334 32.62
BµI B¸O KHOA HäC
54
Xét tổng thể theo dân tộc: Nhìn chung lựa
chọn nội dung tập luyện TTNK của SV dân tộc
có khác đôi chút so với tổng thể. Số lượng và tỉ
lệ các môn thể thao SV dân tộc chọn tập luyện
cũng không đồng đều. Tuy nhiên, dễ nhận thấy
các môn thể thao mà SV dân tộc yêu thích và
tập luyện nhiều nhất là: Bóng chuyền 7.62%, Bi
sắt 7.23%, Bóng rổ 4.79%, Bóng bàn 3.42%, Cờ
2.73%, Bóng đá 2.15%. Các môn còn lại có thể
do tính hấp dẫn, khó khăn về điều kiện tập luyện
hay không phù hợp với truyền thống dân tộc mà
không được SV dân tộc chọn lựa tập luyện
nhiều, tỉ lệ chỉ từ 1.95% trở xuống như Cầu lông
1.95%, Điền kinh 1.68%, Võ 0.68%, Đá cầu
0.20%, Bơi lội không có SV dân tộc chọn.
Theo đặc điểm dân tộc của từng trường: SV
dân tộc các trường đều chọn nội dung tập luyện
TTNK nhiều nhất ở các môn: Bóng chuyền, Bi
sắt, Bóng rổ, Bóng bàn, Cờ và Bóng đá. Số lượng
này chiếm đa số so với các môn còn lại, cụ thể
lần lượt các môn từ cao xuống thấp như sau:
CĐSP Bóng chuyền, Bi sắt, Bóng rổ, Bóng bàn,
Cờ, Bóng đá; CĐCĐ Bi sắt, Bóng chuyền, Bóng
bàn, Bóng rổ, Bóng đá, Cờ; CĐ Nghề Bi sắt,
Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng đá, Cờ, Bóng bàn.
Kết quả khảo sát SV tỉnh Sóc Trăng về lựa
chọn nội dung tập luyện TTNK được biểu diễn
qua biểu đồ 2.
Biểu đồ 2. Kết quả khảo sát SV tỉnh Sóc Trăng về lựa chọn nội dung tập luyện TTNK
Như ta biết việc lựa chọn nội dung tập luyện
TTNK là khâu rất quan trọng. Muốn thu hút
đông đảo SV tham gia, nội dung tập phải đáp
ứng các điều kiện như nhu cầu, sở thích, giới
tính, lứa tuổi, sức khỏe của SV cũng như điều
kiện CSVC, sân bãi và chuyên môn của đội ngũ
GV, HDV.
Nội dung SV các trường Cao đẳng tỉnh Sóc
Trăng lựa chọn tập luyện TTNK nhìn chung là
đa dạng, phong phú, rải ra nhiều môn theo nhiều
tỉ lệ khác nhau tùy theo đặc thù điều kiện tập
luyện cũng như phù hợp với sở thích, giới tính,
dân tộc. Song có một điểm chung là dù xem xét
ở góc độ nào (tổng thể, từng trường hay theo dân
tộc) thì các nội dung được SV chọn tập luyện
nhiều nhất là: bóng chuyền, cầu lông, điền kinh,
bi sắt, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn và cờ. Các
nội dung hoạt động TTNK có sự đổi mới so với
thực trạng và tăng 03 nội dung là: bóng rổ, bi
sắt, bóng bàn. Trong 03 nội dung tăng thêm thì
có 02 nội dung là môn thể thao mang tính truyền
thống, dân tộc của Sóc Trăng đó là bóng rổ và
bi sắt. Bóng rổ là môn thể thao truyền thống của
dân tộc Hoa và là môn thế mạnh của tỉnh Sóc
Trăng; còn môn Bi sắt được xem như là môn thể
thao dân tộc của người Khơme tỉnh Sóc Trăng.
Khi so sánh việc lựa chọn nội dung tập luyện
TTNK với các nghiên cứu của giả Nguyễn Đức
Thành [6], Phùng Xuân Dũng [3], Trần Kim
Cương [1], Hoàng Công Dân [2] cho thấy SV
có lựa chọn giống nhau ở các môn: Bóng đá,
Bóng chuyền, Cầu lông là những môn thể thao
cơ bản được đại đa số SV ưu tiên lựa chọn nhiều
nhất, kế đến là bóng bàn, bóng rổ. Chỉ khác là
môn võ thuật với đặc điểm đối kháng cao,
không đòi hỏi nhiều về điều kiện sân bãi và bơi
lội là môn thể thao dưới nước có tác dụng phòng
chống đuối nước, phát triển khá toàn diện thể
chất cho người học thì không được SV trường
CĐ tỉnh Sóc Trăng lựa chọn, nguyên nhân có thể
Đá cầu
Bơi lội
Cờ
Điền kinh
Võ thuật
Bóng đá
Cầu lông
Khác
Thể hình
Bóng chuyền Bi sắt
Bóng rổ
Bóng bàn
55
- Sè 6/2019
là các trường không có hồ bơi để tổ chức các
hoạt động ngoại khóa. Môn điền kinh thì SV các
trường khác cũng không lựa chọn nhiều, vì đây
là môn tính hấp dẫn không cao, đòi hỏi phải có
thể lực tốt, tuy nhiên đối với SV trường CĐ tỉnh
Sóc Trăng đây là môn bắt buộc trong chương
trình GDTC nội khóa, chính vì vậy mà có số
lượng SV lựa chọn khá nhiều trong các môn
TTNK. Môn Bi sắt và Cờ không phải là môn thể
thao phổ biến được nhiều người yêu thích nhưng
nó được xem là môn thể thao dân tộc của đồng
bào Khơme Sóc Trăng, Sóc Trăng có 32.62%
SV dân tộc do đó 2 môn thể thao này đã trở
thành nét sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa
và là niềm tự hào của bà con nơi đây nên Bi sắt,
Cờ (Cờ ốc) được SV lựa chọn làm nội dung hoạt
động TTNK. Với môn Bóng đá, Bóng chuyền,
Cầu lông, Bóng bàn đòi hỏi phải có sân bãi rộng,
nhà thi đấu, phương tiện đạt chuẩn... thì mới có
thê ̉chơi được, thì đối với môn Bi sắt chỉ cần một
khoảng đất trống hay môn Cờ (Cờ ốc) chỉ cần
một miếng ván, bộ cờ là SV có thể thỏa niềm
đam mê của mình. Trong khi đó, môn Bóng rổ
được xem là môn thể thao truyền thống của
cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Sóc
Trăng. Môn thể thao này đã có mặt từ rất sớm
và trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống tinh thần của họ. Hầu hết các ngôi
chùa của người Hoa hay các trường học do
người Hoa sáng lập ở các địa phương trong tỉnh
đều có sân Bóng rổ đây là đặc trưng của cộng
động người Hoa ở Sóc Trăng.
Khi so sánh việc lựa chọn nội dung tập luyện
TTNK với nghiên cứu của Phạm Duy Khánh
cho thấy: Bóng chuyền, Cầu lông vẫn là những
môn thể thao cơ bản được đại đa số SV ưu tiên
Tập luyện TTNK ngày càng
được sinh viên quan tâm và tiến
hành đa dạng cả về nội dung và
hình thức
BµI B¸O KHOA HäC
56
lựa chọn nhiều nhất, kế đến là Bóng rổ, Bóng
bàn và Điền kinh. Theo Phạm Duy Khánh, sự
lựa chọn nội dung hoạt động TTNK của SV ĐH
Tây Bắc là phù hợp với đặc điểm vùng miền,
phù hợp với phong trào của địa phương, không
những đáp ứng nhu cầu SV tập luyện hiện nay
mà còn sẽ là thế mạnh trong quá trình công tác
tại các cơ sở trong tương lai sau này [4].
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy,
các môn thể thao mà các em lựa chọn hiện nay
đáp ứng nhu cầu, sở thích, giới tính, dân tộc của
SV cũng như điều kiện CSVC, sân bãi và
chuyên môn của đội ngũ GV, HDV. Đặc biệt,
đối với môn bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh,
cầu lông, cờ là các môn thể thao mà Bộ
GD&ĐT khuyến khích động viên HSSV sử
dụng để tự tập luyện ngoài giờ hàng ngày và tùy
vào điều kiện của từng địa phương mà tập luyện
các môn thể thao dân tộc (môn bi sắt). Như vậy,
việc lựa chọn các môn thể thao ngoại khóa để
đưa vào tập luyện là khâu rất quan trọng. Muốn
thu hút được đông đảo SV tham gia, thì các môn
này phải đáp ứng được nhu cầu, sở thích và phù
hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như
sân bãi tập luyện, CSVC và đội ngũ giáo viên,
việc lựa chọn các môn TTNK phải đảm bảo theo
nguyện vọng số đông, nhưng cũng phải đảm bảo
hài hòa giữa giới tính nam và nữ.
Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu trên
đề tài lựa chọn được 8 nội dung tập luyện TTNK
đó là Bóng chuyền, Cầu lông, Điền kinh, Bi sắt,
Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn và Cờ. Đây cũng
là các môn thể thao phổ biến gây được nhiều
hứng thú cho người tập và đa số các môn thể
thao trên đều phù hợp với điều kiện tập luyện
cũng như phù hợp với sở thích, giới tính, lứa
tuổi, sức khoẻ và dân tộc, truyền thống địa
phương, được tổ chức thi đấu tại các giải thể
thao truyền thống của địa phương, ban ngành,
đoàn thể, tại các trường CĐ tỉnh Sóc Trăng, đây
cũng là các môn có nhiều người tham gia bởi có
sự thu hút và lan tỏa mạnh mẽ, thích hợp cho
việc rèn luyện sức khỏe thường xuyên và thi đấu
giao lưu.
KEÁT LUAÄN
Kết quả nghiên cứu đề tài lựa chọn được 8
nội dung tập luyện TTNK phù hợp với đặc
điểm, nhu cầu của SV và điều kiện thực tiễn của
các trường Cao đẳng tỉnh Sóc Trăng: Bóng
chuyền, Cầu lông, Điền kinh, Bi sắt, Bóng đá,
Bóng rổ, Bóng bàn và Cờ.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Trần Kim Cương (2008), “Thực trạng tập
luyện thể thao ngoại khóa trong các trường học
tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Khoa học thể thao (6),
Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
2. Hoàng Công Dân (2006), “Nghiên cứu biện
pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường
phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía
Bắc”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, y
tế trường học (lần IV), Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Phùng Xuân Dũng (2017), “Nghiên cứu
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT
ngoại khóa cho SV Trường Đại học sư phạm
TDTT Hà Nội”, Luận án tiến sĩ giáo dục học,
Viện Khoa học TDTT.
4. Phạm Duy Khánh (2015), “Nghiên cứu
biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao
ngoại khoá nâng cao thể lực cho sinh viên
trường Đại Học Tây Bắc”, Luận văn thạc sĩ
Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Băć Ninh.
5. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008),
Giáo trình TDTT trường học, Nxb TDTT, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Thành (2013), “Xây dựng
nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT
ngoại khóa của SV một số trường đại học ở TP.
Hồ CHí Minh”, Luận án tiến sĩ Giáo dục học,
Viện Khoa học TDTT.
7. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định
1076/QĐ-TTg, ngày 17/06/2016, Phê duyệt đề
án phát triển GDTC và thể thao trường học giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
(Bài nộp ngày 7/5/2019, Phản biện ngày
15/12/2019, duyệt in ngày 26/12/2019
Chịu trách nhiệm chính: Đặng Minh Thành;
Email: dangminhthanh@stttc.edu.vn)

File đính kèm:

  • pdflua_chon_noi_dung_hoat_dong_the_thao_ngoai_khoa_cho_sinh_vie.pdf