Lựa chọn giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời trên tàu thủy

Hệ thống điện mặt trời độc lập

Cấu hình tiêu biểu của hệ thống pin năng lượng mặt trời độc lập (hình 1.1), bao gồm các thành

phần sau:

1. Panel mặt trời: đơn tinh thể hoặc đa tinh thể.

2. Bộ điều khiển sạc điện vào ắc quy.

3. Ắc quy.

4. Kích điện DC-AC.

5. Phụ tải điện.

Ưu điểm:

- Hệ thống độc lập không phụ thuộc các nguồn cung cấp điện khác;

- Khi mất điện lưới thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường.

Nhược điểm:

- Thiết bị điện sử dụng mạng điện độc lập với hệ thống điện lưới, nên cần có hệ thống dây

dẫn điện và thiết bị điện sử dụng riêng;

- Trang bị một tổ hợp ắc quy nên kinh phí đầu tư lớn.

pdf 5 trang kimcuc 19180
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời trên tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời trên tàu thủy

Lựa chọn giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời trên tàu thủy
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 58 
choṇ các phương án kiểm soát rủi ro. Từ đó ra quyết điṇh và thực hiêṇ các biêṇ pháp hành đôṇg 
giám sát và đánh giá. 
Công cu ̣phân tích rủi ro IWRAP trong thực tế chi ̉lượng hóa được các rủi ro được cung cấp 
bởi các số liêụ thống kê về giao thông hàng hải, dữ liêụ thu thâp̣ về khu vực hàng hải và các phân 
tích dữ liêụ liên quan đến vi ̣trí điạ lý khu vực. Chưa đủ khả năng phân tích các rủi ro liên quan đến 
có nguyên nhân chủ quan của con người trên biển như: cướp biển, khủng bố, buôn bán vâṇ chuyển 
hàng hóa trái phép, và các rủi ro chủ quan khác. Do đó trong công tác quản lý rủi ro của mình, các 
tổ chức và cá nhân liên quan cần được trang bi ̣thêm các kiến thức về an toàn và an ninh hàng hải 
nhằm giảm thiểu tối đa xác xuất xảy ra rủi ro ngoài ý muốn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. IALA - Risk Managerment Edition 2, December 2008. 
[2]. Svein Kristiansen - Marine Transportion Safety Management and risk anylysis, 2005. 
[3]. Port and Waterways safety assessments (PAWSA) Final report, 2001. 
[4]. Ómar Frits Eriksson - Risk Assessment using IWRAP, 2009 
[5]. IWRAP - IWRAP Mk4 Help, 2013. 
[6]. IALA IWRAP WIKI site - ( 
Ngày nhận bài: 29/10/2016 
Ngày phản biện: 7/11/2016 
Ngày duyệt đăng: 18/11/2016 
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN TÀU THỦY 
SUITABLE CHOICE OF SOLUTION USING SOLAR ENERGY IN SHIPS 
LÊ QUỐC TIẾN 
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
Tóm tắt 
Hiện nay điện năng lượng mặt trời đã được sử dụng trên bộ với hệ thống điện mặt trời độc 
lập, hệ thống hòa lưới không dự trữ và có dự trữ. Bài báo phân tích ưu nhược điểm của ba 
hệ thống, từ đó tìm ra giải pháp thích hợp và thử nghiệm hệ thống sử dụng năng lượng 
mặt trời trên tàu thủy. 
Từ khóa: Điện năng lượng mặt trời, giải pháp thích hợp, thử nghiệm hệ thống sử dụng năng 
lượng mặt trời trên tàu thủy. 
Abstract 
Solar energy has been used in the solar system with an independent, non-grid system 
reserves and reserves. The article analyzes the advantages and disadvantages of the three 
systems from which to find appropriate solution and experimentation use of solar energy 
system in the ship. 
Keywords: Solar energy, appropriate solution, experimentation use of solar energy system 
in the ship. 
1. Hệ thống điện mặt trời 
1.1. Hệ thống điện mặt trời độc lập 
Cấu hình tiêu biểu của hệ thống pin năng lượng mặt trời độc lập (hình 1.1), bao gồm các thành 
phần sau: 
1. Panel mặt trời: đơn tinh thể hoặc đa tinh thể. 
2. Bộ điều khiển sạc điện vào ắc quy. 
3. Ắc quy. 
4. Kích điện DC-AC. 
5. Phụ tải điện. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 59 
Hình 1.1. Cấu hình tiêu biểu của hệ thống pin năng lượng mặt trời [3] 
Ưu điểm: 
- Hệ thống độc lập không phụ thuộc các nguồn cung cấp điện khác; 
- Khi mất điện lưới thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường. 
Nhược điểm: 
- Thiết bị điện sử dụng mạng điện độc lập với hệ thống điện lưới, nên cần có hệ thống dây 
dẫn điện và thiết bị điện sử dụng riêng; 
- Trang bị một tổ hợp ắc quy nên kinh phí đầu tư lớn. 
1.2. Hệ thống hòa lưới không dự trữ 
Nguyên lý hoạt động hệ thống hòa lưới (hình 1.2): điện thu được từ tấm pin là điện 1 chiều, 
qua bộ kích điện có chức năng đổi từ điện DC ra AC cùng pha cùng tần số với điện lưới, sau đó hệ 
thống sẽ hòa chung vào điện lưới: 
+ Công suất hòa lưới bằng công suất phụ tải thì phụ tải tiêu thụ điện hoàn toàn từ pin mặt trời; 
+ Công suất phụ tải tiêu thụ lớn hơn công suất hòa lưới thì phụ tải sẽ lấy thêm lưới điện; 
+ Công suất phụ tải tiêu thụ nhỏ hơn công suất hòa lưới thì điện từ bộ hòa lưới sẽ trả ra lưới. 
Điều kiện thiết kế hệ thống hòa lưới cho đến hiện tại là thiết kế sao cho công suất hòa lưới 
thấp hơn hoặc bằng với công suất phụ tải tiêu thụ. 
Ưu điểm: 
- Hiệu quả sử dụng cao; 
- Không trang bị một tổ hợp ắc quy nên giảm đáng kể chi phí đầu tư và bảo dưỡng cho hệ 
thống ắc quy; 
- Lắp đặt và sử dụng đơn giản, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp, nên thời gian thu hồi vốn 
nhanh; 
- Khi lắp đặt không cần sử dụng dây cáp. Đồng thời kết nối với các thiết bị linh hoạt, tích 
hợp lưới điện hiệu quả. 
Nhược điểm: 
Khi ánh nắng mặt trời không có hoặc mất điện lưới thì hệ thống mất điện (điện cung 
cấp cho phụ tải là điện lưới và điện từ pin mặt trời, khi điện lưới mất thì điện từ pin mặt trời 
không cung cấp đủ cho phụ tải nên bị ngắt điện). 
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống pin mặt trời 
hòa lưới không có dự trữ [4] 
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống pin mặt trời hòa lưới 
có dự trữ [5] 
1.3. Hệ thống hòa lưới có dự trữ 
Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Trên hình 1.3 điện từ pin mặt trời đi làm hai nhánh, nhánh 
đi qua bộ hòa điện để hòa lưới, một nhánh qua bộ sạc DC/DC (có phần kích điện) để nạp điện cho 
ắc quy, sau đó điện từ ắc quy qua phần kích điện DC/AC để cung cấp cho phụ tải thường xuyên. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 60 
Ưu điểm: 
- Thời gian có nắng thì hệ thống cung cấp điện cho lưới điện và nạp điện ắc quy. 
- Thời gian không nắng thì hệ thống cung cấp điện cho phụ tải thường xuyên từ điện ắc quy. 
Nhược điểm: 
Trang bị một tổ hợp ắc quy tương đối lớn về kích thước, trọng lượng và kinh phí đầu tư lớn. 
2. Lựa chọn giải pháp 
2.1. Giải pháp hòa năng lượng mặt trời vào lưới điện 
Hiện nay đã có bộ hòa năng lượng mặt trời với lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, lưới điện quốc 
gia là điện một pha, có sự ổn định về điện áp và tần số. Tần số định mức trong hệ thống điện quốc 
gia là 50 Hz. Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ±0,2 
Hz so với tần số định mức [7]. Điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%. 
Trong khi đó điện áp và tần số lưới điện trên tàu thủy thì dao động lớn hơn, theo “chương 7 
kiểm tra trang bị điện tử” [1] thì điện áp: ± 2,5% (mạng điện chính), ± 3,5% (mạng sự cố). Tần số: ± 
5 Hz (tức thời 5 giây) và ± 0,5 Hz (lâu dài). 
Trên tàu thủy nếu chọn giải pháp hòa lưới với bộ hòa lưới như trên bộ thì chỉ sử dụng được 
vào ban đêm, còn về ban ngày thì lưới điện trên tàu dao động nhiều do các thiết bị điện hoạt động 
đóng cắt liên tục nên cần có bộ ổn áp và ổn định tần số, điều này tăng thêm kinh phí đầu tư. 
2.2. Giải pháp sử dụng bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời và máy phát 
Hệ thống sử dụng bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời và máy phát dạng ATS có dự trữ là hệ 
thống mà điện từ pin năng lượng mặt trời được nạp vào ắc quy, điện từ ắc quy sẽ qua bộ biến đổi 
DC/AC để cung cấp điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha với điện áp 110V, 220V hay 380V. Sau đó 
điện xoay chiều sẽ được bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời và máy phát điều khiển để cung cấp 
điện cho một số phụ tải khi ắc quy đủ điện áp. Ắc quy hết điện thì bộ chuyển đổi năng lượng mặt 
trời và máy phát sẽ chuyển mạch đưa phụ tải điện về nhận điện từ máy phát điện. 
2.3. Lựa chọn giải pháp 
Giải pháp hòa lưới dễ dàng sử dụng năng lượng mặt trời với mọi công suất, nhưng cần có bộ 
ổn áp và ổn định tần số cho lưới điện máy phát, điều này tăng thêm kinh phí đầu tư. 
Giải pháp sử dụng bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời và máy phát dạng ATS thì đơn giản 
trong sử dụng, nhưng công suất phụ tải điện cần nhỏ hơn công suất của bộ chuyển đổi. 
3. Thử nghiệm sử dụng năng lượng mặt trời trên tàu thủy 
3.1. Sơ đồ lắp đặt 
Căn cứ vào sơ đồ phân bố phụ tải điện trên tàu, tìm nhóm phụ tải được nhận điện từ bộ 
chuyển đổi. Điều kiện là công suất tiêu thụ của nhóm phụ tải điện phải nhỏ hơn công suất bộ chuyển 
đổi. Trong thử nghiệm, công suất bộ chuyển đổi nhỏ (3 kW) chỉ đủ cấp cho một động cơ dẫn động 
bơm hay một số đèn chiếu sáng, nên sơ đồ lắp đặt thử nghiệm như sau [2]: 
Hệ thống bổ sung năng lượng mặt trời có dự trữ (hình 3.1). Thử nghiệm sử dụng năng lượng 
mặt trời cho phụ tải là động cơ điện. Có 2 phương án lắp đặt, phương án 1 sử dụng bộ điều khiển 
(hình 3.2) và phương án 2 không sử dụng bộ điều khiển hiện có của động cơ điện (hình 3.3). 
Hình 3.1. Hệ thống bổ sung năng lượng mặt trời có dự trữ 
1. Panel pin mặt trời. 4. Tổ hợp ắc qui. 
2. Thiết bị điều khiển dòng nạp. 5. Máy phát điện diesel. 
3. Kích điện DC/AC 3x380V. 6. Tủ điện điều khiển năng lượng giữa năng 
lượng mặt trời và máy phát. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 61 
- Phương án 1 sử dụng bộ điều khiển hiện có của động cơ điện: 
+ Ba dây điện lưới (L1, L2, L3 trước cầu dao trên hình 3.2)/vị trí A (hình 3.5) nối vào A (hình 3.6); 
+ Ba dây B (hình 3.5) nối với L1, L2, L3 (tại đầu vào cầu dao trên hình 3.2); 
+ Ba dây C (hình 3.5) nối với đầu ra của kích điện 3 pha 220VAC/380VAC. 
+ Lắp bộ Off delay D (hình 3.5) vào vị trí tiếp điểm k (hình 3.2)/vị trí B (hình 3.6). 
- Phương án 2 không sử dụng bộ điều khiển hiện có của động cơ điện (trường hợp không lắp 
được off delay vào tiếp điểm K, hình 3.2). 
+ Tháo ba đầu dây sau cầu dao điện và ba đầu dây điện sau bộ điều khiển động cơ 
(loại bỏ bộ điều khiển hiện có của động cơ điện); 
+ Ba dây điện lưới (L1, L2, L3 sau cầu dao trên hình 3.3) nối vào A (hình 3.5); 
+ Ba dây B (hình 3.5) nối với ba dây sau bộ điều khiển động cơ (hình 3.3); 
+ Ba dây điện C (hình 3.5) nối với ba đầu ra của kích điện. 
Hình 3.2. Phương án 1 sử dụng bộ điều khiển động cơ điện 
Hình 3.3. Phương án 2 không sử dụng bộ điều khiển động cơ điện 
Hình 3.4. Sơ đồ điều khiển của Off delay [6] Hình 3.5. Đấu dây Bộ chuyển đổi điện 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 62 
3.2. Thử nghiệm 
Thiết bị tham gia thử nghiệm được lắp đặt như hình 3.1. Phụ tải thử nghiệm là động cơ điện 
dẫn động bơm (hình 3.7). Yêu cầu bộ chuyển đổi năng lượng giữa năng lượng mặt trời và máy phát 
phải đóng mở dứt khoát, động cơ điện quay không bị giật cục khi chuyển đổi điện, điện điều khiển 
động cơ không bị ngắt. Kết quả thử nghiệm đã chứng tỏ bộ chuyển đổi năng lượng do nhóm nghiên 
cứu chế tạo đạt yêu cầu. Tuy nhiên khi tắt động cơ điện cần ấn và giữ nút stop với thời gian dài hơn 
thời gian đặt trễ của bộ Off delay thì động cơ điện mới dừng quay. Thời gian đặt và sơ đồ điều khiển 
của Off delay được chỉ trên hình 3.4. Off delay thuộc dạng cơ, thời gian đặt 0,1 → 30s. Khi có tín 
hiệu vào thì off delay đóng, tín hiệu vào mất thì off delay sẽ duy trì thêm một thời gian. 
Hình 3.6. Hộp điện điều khiển bơm 
Hình 3.7. Phụ tải động cơ điện 
4. Kết luận 
Giải pháp sử dụng bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời và máy phát dạng ATS là đơn giản, và 
công suất phụ tải điện mà bộ chuyển đổi cần đảm nhận yêu cầu nhỏ hơn công suất của bộ chuyển 
đổi. 
Sử dụng bộ chuyển đổi cho động cơ điện có 2 phương án lắp đặt là tương đương nhau. 
Phương án 1 sử dụng (hình 3.2) và phương án 2 không sử dụng bộ điều khiển hiện có của động cơ 
điện (hình 3.3). 
Thử nghiệm động cơ điện dẫn động bơm (hình 3.6 và 3.7), bộ chuyển đổi năng lượng cho kết 
quả hoạt động tốt. Tuy nhiên khi tắt động cơ điện cần ấn và giữ nút stop với thời gian dài hơn thời 
gian đặt trễ của bộ Off delay thì động cơ điện dừng quay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chương 7 - Kiểm tra trang bị điện tử, Hướng dẫn kiểm tra hệ thống máy tàu và kiểm tra liên tục 
máy tàu, Đăng kiểm Việt Nam 2004. 
[2]. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa QCVN 
72: 2013/BGTVT. 
[3]. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập,  
[4]. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới,  
[5]. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ,  
[6]. TeSys D Series Analogue (OFF Delay) Contactor Timer, Range 0.1 → 30s, NO/NC Contacts 
[7]. Thông tư Số: 32/2010/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 30 tháng 7 năm 2010, Quy định hệ 
thống điện phân phối,  
Ngày nhận bài: 1/11/2016 
Ngày phản biện: 14/11/2016 
Ngày duyệt đăng: 16/11/2016 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_giai_phap_su_dung_nang_luong_mat_troi_tren_tau_thuy.pdf