Liên quan giữa rối loạn lipid máu với đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số đặc điểm

tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Đối tượng và Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. 141 bệnh nhân bệnh

tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) được nhập viện và điều trị tại bệnh viện Quân Y 175

từ tháng 12/2015 đến 6/2017.

Kết quả: Nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp tỉ lệ tăng cholesterol,

và giảm HDL-C cao nhất (43,4%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 so="" với="">

đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ). Giá trị

trung bình chỉ số vữa xơ động mạch (VXĐM) ở nhóm có tổn thương >2 nhánh động

mạch vành (ĐMV) cao hơn nhóm có tổn thương ít nhánh ĐMV hơn, sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê với p<0,05. có="" sự="" khác="" biệt="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" giữa="" số="" thành="" phần="">

rối loạn và số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương với p<0,05. có="" sự="" tương="" quan="">

giữa nồng độ LDL-C huyết tương và mức độ hẹp (% khẩu kính ĐMV) với r=0,168 và

p<>

Kết luận: Bệnh nhân NMCT cấp có tỉ lệ tăng Cholesterol và giảm HDL-C cao

hơn so với bệnh nhân ĐTNKÔĐ và ĐTNÔĐ. Nhóm bệnh nhân có tổn thương trên 2

nhánh động mạch vành có chỉ số vữa xơ động mạch cao hơn so với nhóm có tổn thương

dưới 2 nhánh động mạch vành. Tổn thương càng nhiều nhánh động mạch vành thì có rối

loạn thành phần lipid máu càng nhiều. Có tương quan thuận giữa số lượng thành phần

lipid bị rối loạn với độ hẹp của động

pdf 8 trang kimcuc 4040
Bạn đang xem tài liệu "Liên quan giữa rối loạn lipid máu với đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên quan giữa rối loạn lipid máu với đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ

Liên quan giữa rối loạn lipid máu với đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 
52
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Bệnh xá BCHQS Tỉnh Kiên Giang
Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Cẩm (truongcam1967@gmail.com)
Ngày nhận bài: 24/5/2019, ngày phản biện: 30/5/2019
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2019
LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI ĐẶC ĐIỂM TỔN 
THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM 
THIẾU MÁU CỤC BỘ
Trương Đình Cẩm1, Tạ Anh Hoàng1, Nguyễn Quốc Thái2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số đặc điểm 
tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Đối tượng và Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. 141 bệnh nhân bệnh 
tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) được nhập viện và điều trị tại bệnh viện Quân Y 175 
từ tháng 12/2015 đến 6/2017.
Kết quả: Nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp tỉ lệ tăng cholesterol, 
và giảm HDL-C cao nhất (43,4%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 so với nhóm 
đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ). Giá trị 
trung bình chỉ số vữa xơ động mạch (VXĐM) ở nhóm có tổn thương >2 nhánh động 
mạch vành (ĐMV) cao hơn nhóm có tổn thương ít nhánh ĐMV hơn, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p<0,05. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số thành phần lipid 
rối loạn và số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương với p<0,05. Có sự tương quan thuận 
giữa nồng độ LDL-C huyết tương và mức độ hẹp (% khẩu kính ĐMV) với r=0,168 và 
p<0,05.
Kết luận: Bệnh nhân NMCT cấp có tỉ lệ tăng Cholesterol và giảm HDL-C cao 
hơn so với bệnh nhân ĐTNKÔĐ và ĐTNÔĐ. Nhóm bệnh nhân có tổn thương trên 2 
nhánh động mạch vành có chỉ số vữa xơ động mạch cao hơn so với nhóm có tổn thương 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
53
dưới 2 nhánh động mạch vành. Tổn thương càng nhiều nhánh động mạch vành thì có rối 
loạn thành phần lipid máu càng nhiều. Có tương quan thuận giữa số lượng thành phần 
lipid bị rối loạn với độ hẹp của động mạch vành.
Từ khóa: Rối loạn lipid máu, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
RELATIONSHIP BETWEEN DYSLIPIDEMIA AND 
CHARACTERISTICS OF CORONARY ARTERY DAMAGE 
IN PATIENTS WITH ISCHEMIC HEART DISEASE
SUMMARY
Objectives: Examined the association between dyslipidemia with some 
characteristics of coronary artery lesions in patients with ischemic heart disease.
Subjects and Methods: Prospective, cross sectional descriptive study. 141 
patients with ischemic heart disease were hospitalized and treated at cardiology 
department, Military Hospital 175 from December 2015 to June 2017.
Results: Patients with myocardial infarction had the highest rates of 
hypercholesterolemia, and the highest reduction in HDL-C (43.4%), the difference was 
statistically significant at p <0.05 compared with stable angina and unstable angina. 
Mean values of arteriosclerosis score in the lesion group > 2 coronary arteries were 
higher than in those with less coronary artery disease, the difference was statistically 
significant at p<0.05. There was a statistically significant difference between the number 
of dysfunctional lipid components and the number of coronary arteries damaged by 
p<0.05. There was a positive correlation between plasma LDL-C levels and coronary 
artery stenosis with r=0.168 and p <0.05.
Conclusions: Patients with acute myocardial infarction have higher rates of 
Cholesterol increase and HDL-C decrease compared with patients with stable angina 
and stable angina. Patients with lesions on the two coronary arteries showed higher 
arterial atherosclerosis scores than those with less than 2 coronary arteries. The more 
coronary arteries that are affected, the more lipid disorders. There is a positive correlation 
between the number of lipid components that are confused with the narrowing of the 
coronary arteries.
Key word: dyslipidemia, ischemic heart disease.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 
54
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ 
(BTTMCB) là bệnh lý tim mạch thường 
gặp, tần suất mắc bệnh ngày càng gia tăng 
trên thế giới cũng như tại Việt Nam và là 
một trong những nguyên nhân hàng đầu 
làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong trong 
cộng đồng. Tại Hoa Kỳ có khoảng 13,2 
triệu người mắc BTTMCB trong đó có 
865.000 người bị nhồi máu cơ tim với chi 
phí điều trị là 118,2 triệu USD/năm và tử 
vong do bệnh này lên đến 500.000 người 
mỗi năm [1], [3], [9]. Liên quan giữa rối 
loạn lipid máu và BTTMCB đã được 
chứng minh rất rõ ràng bởi các nghiên 
cứu trên thế giới như các nghiên cứu dịch 
tễ học quan sát, các nghiên cứu can thiệp 
phòng ngừa tiên phát, các nghiên cứu can 
thiệp phòng ngừa thứ phát, đều đi đến 
kết luận là tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do 
BTTMCB gắn liền với tỷ lệ rối loạn các 
thành phần lipid máu [3], [4], [5], [7]. Tuy 
nhiên chưa có nhiều các nghiên cứu tìm 
hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu 
với tổn thương trên chụp động mạch vành 
(ĐMV), vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu này với mục tiêu “khảo sát mối liên 
quan giữa rối loạn lipid máu với một số 
đặc điểm tổn thương động mạch vành ở 
bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ” 
được điều trị tại khoa tim mạch, bệnh viện 
Quân Y 175.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Gồm 141 bệnh nhân được chẩn 
đoán xác định bệnh tim thiếu máu cục bộ 
vào điều trị tại Bệnh viện quân y 175 trong 
thời gian từ tháng 12/2015 đến 6/2017. 
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng 
nghiên cứu: BN có hẹp ≥50% đường kính 
nhánh chính ĐMV trên kết quả chụp động 
mạch vành chọn lọc và được xét nghiệm 
đánh giá các chỉ số lipid máu tại thời điểm 
nhập viện điều trị.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các bệnh làm ảnh hưởng đến rối 
loạn chuyển hóa lipid như: hội chứng thận 
hư, bệnh hệ thống, suy tuyến giáp nguyên 
phát, đang điều trị rối loạn lipid máu kéo 
dài... 
- Những bệnh có chống chỉ định 
làm thủ thuật chụp và can thiệp ĐMV như: 
nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận, rối 
loạn đông máu, suy tim mất bù chưa được 
kiểm soát, dị ứng thuốc cản quang
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
55
- Những người không đồng ý tham 
gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 
Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
2.3. Thu thập và xử lí số liệu: BN 
vào viện được xử lí theo tình trạng bệnh. 
Số liệu được lấy theo mẫu nghiên cứu. Xử 
lí số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. 
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nhóm tuổi
Tổng p
<60 60-69 ≥70
Nam (n)
(%)
20
18,9
26
24,5
60
56,6
106
100
p<0,01
Nữ (n)
(%)
9
25,7
17
48,6
9
25,7
35
100
Tổng
(%)
29
20,6
43
30,5
69
48,9
141
100
 Nhận xét: Tỉ lệ nam giới mắc BTTMCB mạn tính cao hơn nữ giới, Nam/
Nữ=106/35; nhóm tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê với (p<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu 
trong và ngoài nước [2], [6], [8].
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 
56
3.2. Mối liên quan rối loạn lipid máu với đặc điểm tổn thương động mạch 
vành.
Bảng 2. Liên quan rối loạn thành phần lipid và bệnh cảnh lâm sàng.
Rối loạn thành phần lipid n
Bệnh cảnh LS Chi-
square
p
ĐNÔĐ ĐNKÔĐ NMCT
Cholesterol
Có
(%)
46
10
28,6
13
24,5
23
43,4
17,03 p<0,001
Không
(%)
95
25
71,4
40
75,5
30
56,6
Triglyceride
Có
(%)
94
24
68,6
34
64,2
36
67,9
15,67 p=0,001
Không
(%)
47
11
31,4
19
35,8
17
32,1
HDL-C
Có
(%)
53
13
37,1
17
32,1
23
43,4
8,69 p=0,003
Không
(%)
88
22
62,9
36
67,9
30
56,6
LDL-C
Có
(%)
44
13
37,1
12
22,6
19
35,8
19,92 p<0,001
Không
(%)
97
22
62,9
41
77,4
34
64,2
Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp tỉ lệ tăng cholesterol, và giảm HDL-C 
cao nhất. Ở nhóm bệnh nhân ĐTNÔĐ tỉ lệ rối loạn LDL-C, Triglycerid cao hơn hai 
nhóm còn lại. Nhóm NMCT có tỉ lệ rối loạn lipid cao hơn nhóm ĐTNKÔĐ và rối loạn 
giảm HDL-C chiếm tỉ lệ cao nhất. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3. Liên quan chỉ số vữa xơ và số nhánh ĐMV tổn thương.
Số nhánh ĐMV tổn thương n
Giá trị chỉ số VXĐM
(Cholesterol/HDL-C)
p 
(Mann Whitney Test)X±SD Trung vị
≤2 81 4,3±2,1 64,6
0,03
>2 60 6,9±14,1 79,7
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
57
Nhận xét: giá trị trung bình chỉ số VXĐM ở nhóm có tổn thương >2 nhánh 
ĐMV cao hơn nhóm có tổn thương ít nhánh ĐMV hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê với (p<0,05). Đặc điểm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Raos V [4] và Lâm 
Kim Phượng [2]. Chỉ số vữa xơ động mạch có giá trị dự báo số lượng nhánh vữa xơ động 
mạch bị tổn thương.
Bảng 4. Liên quan số nhánh ĐMV tổn thương và số thành phần lipid rối loạn.
Số nhánh n
Số thành phần lipid rối loạn
p
0 1 2 3 4
≤ 2 (n)
(%)
81
100
13
16,0
19
35,8
21
25,9
15
18,5
3
3,7
0,001
>2 (n)
(%)
60
100
10
16,7
14
23,3
19
31,7
11
18,3
6
10
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số thành phần lipid rối loạn 
và số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương (p2 nhánh ĐMV 
tỉ lệ BN có rối loạn 2 thành phần và 4 thành phần lipid cao hơn nhóm tổn thương ≤2 
nhánh ĐMV, tỉ lệ rối loạn 1 thành phần lipid ở nhóm tổn thương >2 nhánh ĐMV thấp 
hơn nhóm có tổn thương ≥2 nhánh ĐMV. Đặc điểm này phù hợp với kết quả nghiên cứu 
của Lâm Kim Phượng [2] ở sự khác biệt của LDL- C. 
Bảng 5. Liên quan giữa các thành phần lipid và số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương.
Thành phần lipid
Số nhánh 
ĐMV tổn 
thương
n
Giá trị các lipoprotein
p
X ± SD Trung vị
Cholesterol
≤2 81 4,6 ± 1,4 68,5
0,398
>2 60 4,8 ± 1,4 74,4
Triglyceride
≤2 81 2,9 ± 3,5 72,1
0,718
>2 60 3,1 ± 3,5 69,6
HDL-C
≤2 81 1,7 ± 2,3 76,9
0,047
>2 60 1,2 ± 1,7 63,1
LDL-C
≤2 81 2,7 ± 1,2 64,4
0,027
>2 60 3,2 ± 1,6 79,9
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 
58
Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân có số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương ≤2 giá 
trị trung vị của HDL-C cao hơn nhóm có tổn thương lớn hơn 2 nhánh, ngược lại giá trị 
trung vị của LDL-C lại thấp hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). So sánh 
với kết quả nghiên cứu của Lâm Kim Phượng chúng tôi thấy phù hợp. Số lượng thành 
phần lipid rối loạn có giá trị dự báo số nhánh động mạch vành bị tổn thương [2].
Bảng 6. Tương quan giữa các thành phần lipid và mức độ tổn thương ĐMV 
(lấy độ hẹp cao nhất).
Giá trị n Spearman
(r) pMức độ hẹp cao nhất 141
Cholesterol 141 0,127 0,133
HDL-C 141 -0,039 0,647
LDL-C 141 0,168 0,046
Triglyceride 141 0,034 0,690
Nhận xét: Có sự tương quan thuận giữa nồng độ LDLc huyết tương và mức độ 
hẹp (% khẩu kính ĐMV) của ĐMV với (r=0,168, p<0,05). 
Biểu đồ 1. Tương quan nồng độ LDL-C và mức độ hẹp ĐMV cao nhất.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
59
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 141 bệnh nhân 
mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại 
Bệnh viện quân y 175, thời gian từ tháng 
12/2015 đến 6/2017, chúng tôi rút ra một 
số kết luận như sau:
- Bệnh nhân NMCT cấp có tỉ lệ 
tăng Cholesterol và giảm HDL-C cao hơn 
so với bệnh nhân ĐTNKÔĐ và ĐTNÔĐ. 
- Nhóm bệnh nhân có tổn thương 
trên 2 nhánh động mạch vành có chỉ số 
vữa xơ động mạch cao hơn so với nhóm có 
tổn thương dưới 2 nhánh động mạch vành. 
- Tổn thương càng nhiều nhánh 
động mạch vành thì có rối loạn thành phần 
lipid máu càng nhiều. 
- Có tương quan thuận giữa số 
lượng thành phần lipid bị rối loạn với độ 
hẹp của động mạch vành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Ngọc Hoa, Trương Quang 
Bình (2012), Bệnh học nội khoa- Bệnh 
động mạch vành, nhà xuất bản y học chi 
nhánh thành phố Hồ Chí Minh, trang 68-
81.
2. Lâm Kim Phượng (2009), 
Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân 
bệnh động mạch vành, Luận văn chuyên 
khoa 2.
3. Hossein Fakhzadeh and Oxtra 
Tabatabsi Malazy (2012), “Dyslipidemia 
and Cardiovascular disease”, Dyslipidemia 
– from prevention to treatment, pp 303 - 
320. 
4. Jonathan D. Schofield, Yifen 
Liu, Prasanna Rao-Balakrishna, Rayaz A. 
Malik ,Handrean Soran (2016), “Diabetes 
Dyslipidemia”, Diabetes Therapy, 7, 203-
219.
5. Muhammad Zafar Iqbal, 
Liaqat Ali Dogar, Zahid Rafiq (2014), 
“Association of Dyslipidemia with Acute 
Myocardial Infarction (CAD)”, PJMHS, 
8(1), pp 182 – 184.
6. Stamler J, Wentworth D, Neaton 
JD (1986), “Is relationship between serum 
cholesterol and risk of premature death 
from coronary heart disease continuous 
and graded ? Findings in 356 222 primary 
screenees of the Multiple Risk Factor 
Intervention Trila (MRFIT)”, JAMA, 
256(20), pp 2823 – 8. 
7. Stary HC, Chandler AB, 
Dinsmore RE, Fuster V et al (1995), 
”A definition of advanced types of 
atherosclerotic lesions and a histological 
nd sclassification of atherosclerosis”, 
Circulation, 92, pp. 1355-1374.
8. Terje R. Pedersen et al (1994), 
“Randomised trial of cholesterol lowering 
in 4444 patients with coronary heart 
disease: the Scandinavian Simvastatin 
Survival Study (4S)”, The Lancet, 344 
(8934), pp 1383-1389
9. The Lipid Research Clinics 
Coronary Primary Prevention Trial 
Results (1984), “Reduction in incidence of 
Coronary Heart Disease”, JAMA, 251(3), 
pp 351 – 364. 

File đính kèm:

  • pdflien_quan_giua_roi_loan_lipid_mau_voi_dac_diem_ton_thuong_do.pdf