Lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng trong phát triển năng lực thực hiện của người học

Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục

nghiên cứu về quan điểm tích hợp trong đó có Xavier

Roegiers (1996) với công trình nghiên cứu về Khoa Sư

phạm tích hợp “Hay cần làm thế nào để phát triển năng

lực ở các trường học” [1]. Nội dung của lí thuyết dạy học

này là tích hợp kiến thức, kĩ năng thành năng lực.

Trong nước cũng có nhiều nghiên cứu, hội thảo về

dạy học tích hợp như nghiên cứu của Hồ Ngọc Đại và

cộng sự về lí thuyết và thực nghiệm dạy học, nghiên

cứu này đã in một dấu son trong sự phát triển của thực

tiễn giáo dục Việt Nam [2; tr 13]. Theo ông, “công nghệ

giáo dục là tổ chức các việc làm tuyến tính”. Tuy nhiên,

lí thuyết này gặp khó khăn khi chuyển giao, bởi có 1

“quãng trống - đứt đoạn” đã xuất hiện làm cho người

học, người đọc khó thông hiểu [3]. Ý tưởng của chúng

tôi là phát triển lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích

hợp theo chiến lược từ trừu tượng đến cụ thể một cách

liên tục, không đứt đoạn, làm tăng khả năng ứng dụng

và tăng hiệu quả khi chuyển giao [2; tr 14]. Ý tưởng

này, giúp cho lí thuyết công nghệ dạy học có hệ thống

và logic, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho thực nghiệm

công nghệ dạy học siêu tích hợp, tăng khả năng ứng

dụng và hiệu quả khi chuyển giao. Bài viết trình bày về

lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng

lí thuyết này trong phát triển năng lực thực hiện của

người học.

pdf 5 trang kimcuc 6340
Bạn đang xem tài liệu "Lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng trong phát triển năng lực thực hiện của người học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng trong phát triển năng lực thực hiện của người học

Lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng trong phát triển năng lực thực hiện của người học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 144-148 
144 
LÍ THUYẾT CÔNG NGHỆ DẠY HỌC SIÊU TÍCH HỢP 
VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA NGƯỜI HỌC 
Nguyễn Hữu Long - Bùi Thị Hồng Anh 
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học sáng tạo 
Ngày nhận bài: 26/03/2018; ngày sửa chữa: 05/05/2018; ngày duyệt đăng: 10/05/2018. 
Abstract: Super-integrated teaching technology includes multilayered and multi-factorial 
integration, with four types: theoretical, empirical, applied and transferable. This article deals with 
super-integrated teaching technology and application of this theory in learner’s competency 
development. In particular, this teaching technology consists of integration of micro teaching, 
module teaching and teaching of operation theory application of psychology. Also, when 
organizing the lessons under this theory, learners' performance ability will be developed in an 
optimal way. 
Keywords: Theory, super-integrated teaching technology, development, competence, learner. 
1. Mở đầu 
Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục 
nghiên cứu về quan điểm tích hợp trong đó có Xavier 
Roegiers (1996) với công trình nghiên cứu về Khoa Sư 
phạm tích hợp “Hay cần làm thế nào để phát triển năng 
lực ở các trường học” [1]. Nội dung của lí thuyết dạy học 
này là tích hợp kiến thức, kĩ năng thành năng lực. 
Trong nước cũng có nhiều nghiên cứu, hội thảo về 
dạy học tích hợp như nghiên cứu của Hồ Ngọc Đại và 
cộng sự về lí thuyết và thực nghiệm dạy học, nghiên 
cứu này đã in một dấu son trong sự phát triển của thực 
tiễn giáo dục Việt Nam [2; tr 13]. Theo ông, “công nghệ 
giáo dục là tổ chức các việc làm tuyến tính”. Tuy nhiên, 
lí thuyết này gặp khó khăn khi chuyển giao, bởi có 1 
“quãng trống - đứt đoạn” đã xuất hiện làm cho người 
học, người đọc khó thông hiểu [3]. Ý tưởng của chúng 
tôi là phát triển lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích 
hợp theo chiến lược từ trừu tượng đến cụ thể một cách 
liên tục, không đứt đoạn, làm tăng khả năng ứng dụng 
và tăng hiệu quả khi chuyển giao [2; tr 14]. Ý tưởng 
này, giúp cho lí thuyết công nghệ dạy học có hệ thống 
và logic, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho thực nghiệm 
công nghệ dạy học siêu tích hợp, tăng khả năng ứng 
dụng và hiệu quả khi chuyển giao. Bài viết trình bày về 
lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng 
lí thuyết này trong phát triển năng lực thực hiện của 
người học. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái niệm “dạy học vi mô” 
Kĩ thuật “dạy học vi mô” được bắt đầu do Acheson, 
Allen, Bush... ở Trường Đại học Stanford Mĩ, vào năm 
1963. Kĩ thuật này, giúp hình thành năng lực sư phạm 
ở người giáo viên, giữa lí thuyết và thực hành sự tương 
xứng, có phản hồi và đánh giá lẫn nhau. Việc lĩnh hội 
năng lực này có thể kiểm tra được [4; tr 13]. Tuy nhiên, 
đây chỉ là một vài dấu hiệu bản chất của dạy học vi mô 
chứ chưa phải 1 định nghĩa đầy đủ. Theo chúng tôi: 
“Dạy học vi mô là kiểu dạy học kết hợp kiến thức, kĩ 
năng tương ứng, thái độ, kiểm tra đánh giá ngay, 
khách quan nhằm mục đích hình thành từng năng lực 
thực hiện của người học tương ứng với một đoạn của 
bài học”. 
2.2. Khái niệm “dạy học theo module” 
Theo Trần Ngọc Chuyên, Module còn gọi là một đơn 
vị học thuật/ đơn vị giáo dục, có mục tiêu cuối, với nội 
dung gồm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hành vi thái độ để 
hoàn thành 1 nhiệm vụ sản xuất. Mỗi module gồm 3 phần 
chính: Hệ thống vào gồm mục tiêu chung, thăm dò vào...; 
phần chính gồm các hoạt động đào tạo, kiểm tra đánh 
giá...; hệ thống thoát gồm ôn tập, kiểm tra, đánh giá... 
[5; tr 5]. Theo chúng tôi: “Dạy học theo module là dạy 
học tích hợp, đơn vị bài học gồm: hệ vào (chỉ dẫn mục 
tiêu nghề nghiệp, xác định điều kiện dạy học, trình độ 
hiện có của người học); Thân module (những hành động 
học tập kiến thức, kĩ năng tương ứng; Hệ ra (kết quả thực 
hiện mục tiêu của module dạy học)”. 
Khi so sánh dạy học vi mô và dạy học theo module, 
tác giả nhận thấy có sự giống nhau trong cấu trúc của 2 
kiểu dạy học này, dạy học vi mô là những “lát cắt ngang” 
của dạy học theo Module. 
2.3. Khái niệm dạy học ứng dụng lí thuyết tâm lí học về 
cấu trúc vĩ mô và quy trình hoạt động 
Lí thuyết dạy học siêu tích hợp của chúng tôi vận 
dụng sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động (A. N. 
Leonchiev) và Quy trình hoạt động (Nguyễn Hữu Long) 
[6; tr 21]. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 144-148 
145 
Sơ đồ. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động 
(A. N. Leonchiev, Liên Xô) [7; tr 54] 
Phân tích hoạt động kiểm tra đầu giờ của giáo viên 
(GV) gồm có các hành động đặt câu hỏi, nếu GV gọi 1 học 
sinh (HS) rồi mới đặt câu hỏi và yêu cầu HS đó trả lời thì 
sẽ không phát triển được tư duy của những HS khác trong 
lớp vì các em nghĩ mình “thoát nạn”, và GV không kiểm 
soát được đa số HS còn lại đó có tích cực tư duy để trả lời 
câu hỏi/ tình huống mà GV đã nêu ra hay không. Tình hình 
sẽ được cải thiện khi thay đổi quy trình, bằng cách, GV đặt 
câu hỏi cho cả lớp rồi mới gọi 1 HS trả lời. 
Ý nghĩa lí luận của nghiên cứu “sơ đồ cấu trúc vĩ mô 
và quy trình hoạt động” này về phương pháp luận đã thay 
thế cho phương pháp luận chủ quan với phương pháp nội 
quan, tư duy tư biện bằng phương pháp tiếp cận khách 
quan, tiếp cận hoạt động với tư duy biện chứng duy vật 
trong tiếp cận hoạt động, hệ thống, nhân cách. 
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: dựa vào sơ đồ cấu 
trúc vĩ mô và quy trình hoạt động trên, có thể tổ chức 
thành công mọi hoạt động học tập, học nghề, hành nghề, 
vui chơi, tồn tại, chung sống... Sau đây là sơ đồ cấu trúc 
và quy trình hoạt động học nghề/hành nghề của A.N 
Leonchiev và Nguyễn Hữu Long (xem sơ đồ). 
Hoạt động học nghề/hành nghề làm phát triển tâm lí, ý 
thức, nhân cách của mỗi cá nhân, hoạt động nghề nghiệp - 
hoạt động chủ đạo của người lao động đang hành nghề. 
Thực tiễn giáo dục cho thấy, trong giáo dục phổ thông thì 
hoạt động học tập là chủ đạo, có giáo dục hướng nghiệp, 
đặc biệt là bước đầu có giáo dục nghề nghiệp. 
Chủ thể của hoạt động học nghề/hành nghề: người 
học/người lao động với động cơ lĩnh hội (hiểu, vận 
dụng)/làm ra đối tượng. Ví dụ, người thợ mộc có đối 
tượng lao động nghề mộc là đồ gỗ gia dụng: bàn, ghế, 
giường, tủ... Động cơ lao động của người thợ mộc là làm 
ra những cái bàn, cái ghế đẹp, chất lượng. Người lao 
động không chỉ cần ngoại hình, sức khỏe, tính cách, năng 
lực nghề nghiệp mà còn có xu hướng nghề nghiệp, ví dụ 
lòng đam mê nghề nghiệp, khí chất nghề nghiệp... 
Khách thể - đối tượng: kiến thức, kĩ năng, thái độ học 
nghề/ hành nghề: Kiến thức trong hoạt động học tập ở 
nhà trường (theo phương thức trường học) là kiến thức 
khoa học chính xác, có hệ thống, được gia công về mặt 
sư phạm trong các môn học tự nhiên, xã hội, công nghệ... 
không phải là kiến thức sinh hoạt hoặc kiến thức tiền 
khoa học. Kĩ năng ở đây là hành động ý chí [3] có mục 
đích có kế hoạch, có vượt khó để đạt mục đích. Ví dụ, 
các kĩ năng học tập nghe, nói, đọc, viết là các kĩ năng 
Hoạt động học nghề/hành nghề 
Chủ thể - Người học   Khách thể: Kiến thức, kĩ năng, thái độ 
 I I I I I I I 
Các hành động học nghề/ hành nghề  
Định Kiểm tra Hình thành Hình thành 
hướng - đầu vào - kiến thức - kĩ năng đầu ra 
 Các Mục đích hành động học nghề/hành nghề 
Cái cần - Cái đã biết - Từ đã biết - Cái tìm 
 tìm liên quan đến cần tìm được 
 I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I 
Các Thao tác học nghề/ hành nghề  
Hệ thống thao tác học tập chân tay được “chuyển vào 
trong” hệ thống thao tác học tập trí óc - các thao tác trí 
tuệ, rồi “chuyển ra ngoài” đổi mới cái bên ngoài - thực 
tiễn 
 Các phương tiện, điều kiện, môi trường học 
nghề/hành nghề. Các phương tiện, điều kiện vật chất kĩ 
thuật trường học và các phương tiện phi vật thể: vốn 
kiến thức, kĩ năng, thái độ trong trí óc đã biết của người 
học có liên quan cái cần đến tìm 
 I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I 
Kết quả học nghề/hành nghề về phía chủ thể:  
Phát triển năng lực thực hiện, nhân cách người lao động 
sáng tạo, nhân cách công dân mới, nhân cách chủ gia 
đình mới 
 Kết quả học nghề/hành nghề về phía khách thể: 
Phương tiện, điều kiện , môi trường học tập được đổi 
mới, kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh được phát 
triển. 
Ghi chú: Chữ I chỉ quan hệ bao gồm , ,  chỉ tác động qua lại. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 144-148 
146 
tương ứng với các kiến thức về ngôn ngữ bên ngoài: 
nghe, nói, đọc, viết. Kĩ năng phân chia, kết hợp... bằng 
tay, chân các sự vật, hiện tượng chính là kĩ năng tương 
ứng của các kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp... trong 
não, do kĩ năng phân tích, tổng hợp trong não điều khiển. 
Kĩ năng học tập, kĩ năng lao động nghề nghiệp... được 
hình thành từ hiểu cách làm đến làm thử rồi rút kinh 
nghiệm làm thật. Thái độ trong học tập, trong nghề 
nghiệp thể hiện ở hành động học tập, nghề nghiệp tích 
cực, tự giác, độc lập, sáng tạo, hợp tác... Nếu tích hợp 
được cả 3 thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ trên thì 
người học đã hình thành, phát triển được năng lực học 
tập tái tạo/ sáng tạo. Năng lực thực hiện với kiến thức, kĩ 
năng, thái độ nhằm động cơ lĩnh hội/chiếm lĩnh đối tượng 
đó. Các hành động học nghề/hành nghề. 
Lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp của chúng 
tôi đã xác định 4 hành động tương ứng 4 công đoạn, đó là: 
- Hành động định hướng tình huống nghề: Nghề gì 
cần nội dung bài học đó. Ví dụ: bài Tư duy trong học 
phần Tâm lí học Đại cương cần cho GV trong dạy học 
để hiểu HS, hiểu bài mình giảng... Mục đích hành động 
này là xác định “cái cần tìm” (kiến thức nghề, kĩ năng 
nghề, thái độ nghề). 
- Hành động kiểm tra đầu vào bài mới: Không hoàn 
toàn là kiểm tra bài cũ mà với mục đích xác định “cái đã 
biết (kiến thức nghề, kĩ năng nghề, thái độ nghề đã biết, 
đã có) có liên quan đến cái cần tìm” (kiến thức nghề, kĩ 
năng nghề, thái độ nghề cần tiếp thu/lĩnh hội). 
- Hành động hình thành kiến thức nghề: Với mục 
đích đi “từ cái đã biết (kiến thức nghề đã biết) đến cái cần 
tìm” (kiến thức nghề cần học/ cần hành) bằng cách hội tụ 
kiến thức từ bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu trên mạng; 
hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi sách, tự hỏi và tự trả lời để hiểu 
bước đầu. 
- Hành động hình thành kĩ năng nghề và kiểm tra đầu 
ra với mục đích từ kiến thức mới vừa học đi đến kĩ năng 
tương ứng mới, kết hợp kiểm tra đầu ra kiến thức nghề, 
kĩ năng nghề, thái độ nghề. Bằng các bài thực hành kĩ 
năng ương ứng kiến thức. Kĩ năng thực hiện giúp sinh 
viên (SV) hiểu cách làm, hiểu cách sử dụng tư duy sư 
phạm trong học tập và rèn luyện nghiệp vụ. 
Đóng góp mới của chúng tôi trong các hành động của 
công nghệ dạy học siêu tích hợp còn ở phần thi công bài 
học đã thiết kế theo tóm tắt sau đây: 
- Hành động định hướng tình huống nghề - nêu vấn 
đề: Nêu vấn đề thường từ 3-5 phút. Ví dụ: Từ khái niệm 
sinh hoạt, có thể định nghĩa Tư duy là gì? Mục đích của 
hành động học tập 1/ này là xác định cái cần tìm, ở đây 
là định nghĩa Tư duy. Hành động định hướng nghề bằng 
cách sử dụng dạy học nêu vấn đề như trên là một trong 
những sáng tạo của lí thuyết công nghệ dạy học nêu vấn 
đề so với thực tiễn dạy học nhiều năm nay ở nhiều môn 
học không có công đoạn này, làm cho người học không 
biết học bài này để làm gì, giúp ích cho nghề nghiệp sẽ 
làm ra sao, do đó kém tích cực học tập. 
- Hành động kiểm tra đầu vào (bài mới) (5 phút): 
Mục đích của hành động này là xác định cái đã biết có 
liên quan đến cái cần tìm về kiến thức, kĩ năng. Hành 
động kiểm tra đầu vào (bài mới) có thể trùng với đầu ra 
bài cũ như hành động kiểm tra bài cũ trước đây, nhưng 
có khi bài cũ không liên quan gì với bài mới mà bài cũ 
đã học từ nhiều năm trước. Bởi vậy, đây là 1 trong những 
sáng tạo của lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp: 
tìm đúng/xác định đúng “địa chỉ” của cái đã biết có liên 
quan đến cái cần tìm. Hành động này được thực hiện với 
cả lớp (hướng về quyền lợi được kiểm tra đầu vào của 
100% người học) để phát huy tính tích cực học tập của 
HS, bảo đảm tính độc lập của HS vì không cùng trả lời 
kiểm tra 1 câu hỏi mà trả lời kiểm tra 4 câu hỏi của 4 mục 
học, mỗi HS trả lời nhanh 1 câu, hai HS ngồi cạnh nhau 
trả lời 2 câu hỏi khác nhau. Các câu hỏi 1/2/3/4 được giao 
cho 4 HS cạnh nhau lần lượt theo thứ tự 1/2/3/4, cứ như 
thế tiếp tục. Không HS nào bị thầy giáo, cô giáo “bỏ rơi” 
trong suốt giờ học. 
- Hành động hình thành kiến thức mới: Đây là hành 
động chiếm nhiều thời gian nhất. Mục đích của hành động 
này là từ kiến thức đã biết đi đến kiến thức mới cần tìm. 
Giáo viên đọc nhanh kết quả phiếu trả lời của ba/năm HS 
ở hành động trước rồi chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện thành 
kiến thức khoa học mới. Như vậy, hành động này giúp HS 
tham gia xây dựng bài mới. Trong hành động này, HS cần 
hội tụ kiến thức từ sách giáo khoa/giáo trình, bài giảng của 
giáo viên, sách tham khảo, tài liệu trên mạng... khi tự học 
ở nhà. Khi nghe, đọc các tài liệu trên cần luôn đặt ra nhiều 
câu hỏi như phải chăng kiến thức đó là đúng? Điều đó 
nghĩa là gì? Thí dụ nào? Vì sao lại như vậy? Biết điều đó 
để làm gì? và tự mình trả lời, hoặc hỏi thày, hỏi bạn. Qua 
hội tụ nhiều nguồn tài liệu, có phê phán khi dọc và nghe, 
đặt nhiều câu hỏi và tự trả lời... HS sẽ bước đầu hiểu kiến 
thức một cách sâu sắc. 
- Hành động hình thành kĩ năng - kiểm tra đầu ra. 
Thường trong khoảng 5 phút. Mục đích hành động này là 
vừa hình thành kĩ năng tìm được vừa kiểm tra kết quả hình 
thành kĩ năng tương ứng đó. Cách thực hiện hành động 
này cũng giống như cách thực hiện như hành động kiểm 
tra đầu vào bài mới, nghĩa là cả lớp được trả lời và có 5 câu 
hỏi để 5 HS/ SV cạnh nhau trả lời ngắn gọn bằng đánh dấu 
chứ không viết như ở hành động kiểm tra bài cũ. 
Đến đây người học hiểu kiến thức sâu sắc hơn vì đã 
bước đầu biết cách hoặc đã hình thành kĩ năng tương ứng 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 144-148 
147 
với kiến thức. Hình thành và phát triển thái độ tích cực, 
tự giác, độc lập, hợp tác, sáng tạo trong cả 4 hành động. 
Hệ thống các thao tác học tập chân tay được “chuyển 
vào trong” hệ thống thao tác học tập trí óc - các thao tác 
trí tuệ, rồi “chuyển ra ngoài” đổi mới cái bên ngoài - thực 
tiễn. Các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, 
trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân loại, hệ thống hóa, 
mô hình hóa, module hóa, ma trận hóa... theo chúng tôi, 
đều có thể ở mức tái tạo hoặc có thể lên mức sáng tạo. 
Các phương tiện, điều kiện, môi trường học tập: Là các 
phương tiện, điều kiện học tập vật chất (vật thể) kĩ thuật 
trường học và các phương tiện học tập phi vật thể: vốn 
kiến thức, kĩ năng, thái độ trong trí óc đã biết có liên quan 
cái cần đến tìm. Từ đây, chúng ta không thể không thực 
hiện hành động kiểm tra đầu vào của bài mới trong dạy 
học hướng vào 100% kiến thức, kĩ năng... người học đã 
biết có liên quan đến kiến thức mới (chứ không theo cách 
dịch: dạy học lấy người học làm trung tâm). Kết quả học 
tập về phía chủ thể: Phát triển năng lực thực hiện, phát 
triển (hình thành) nhân cách người lao động sáng tạo, 
nhân cách công dân mới... Nhân cách người lao động 
mới với các thuộc tính nhân cách: lương tâm nghề nghiệp 
và năng lực sáng tạo nghề... Nhân cách công dân mới với 
các thuộc tính nhân cách suốt đời trung thành với Tổ 
quốc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... [7]. Kết quả 
học tập về phía khách thể: Phương tiện, điều kiện, môi 
trường học tập được đổi mới, KT-XH, quốc phòng, an 
ninh được phát triển. Phương tiện học tập được “sáng 
tạo để đổi mới, sáng tạo trong đầu để đổi mới trong đời” 
[8]. Điều kiện, môi trường học tập cũng sạch đẹp hơn, 
khang trang hơn, mang tính giáo dục hơn. Đối với làm 
việc - hoạt động lao động nghề nghiệp cũng có 4 hành 
động tương tự đó là: Hành động vạch kế hoạch (định 
hướng); hành động xác định đầu vào; hành động thực 
hiện kế hoạch; hành động kiểm tra, đánh giá đầu ra và 
sửa lỗi (hiệu chỉnh). 
Như vậy, mô hình cấu trúc vĩ mô (A. N. Leonchiev) 
và quy trình hoạt động (Nguyễn Hữu Long) giúp cho các 
hoạt động học tập, học nghề, hành nghề, vui chơi, hoạt 
động xã hội... đạt hiệu quả tốt hơn. Muốn thành công khi 
áp dụng cần tổ chức hoạt đông với tất cả các thành phần 
cấu trúc cần và đủ, bảo đảm chất lượng tốt, và được tiến 
hành với quy trình hoạt động hợp lí, logic, sáng tạo, tối ưu. 
2.4. Công nghệ dạy học siêu tích hợp 
“Công nghệ dạy học siêu tích hợp - phạm trù của Công 
nghệ học và Sư phạm học, hệ thống sản xuất đặc biệt, hệ 
thống dạy học tích hợp đa tầng bậc, tích hợp đa nhân tố, 
có 8 đặc điểm mang tính nguyên tắc quy định thiết kế và 
thi công, cấu trúc 7 nhân tố, quy trình 4 công đoạn. 7 nhân 
tố cấu trúc tác động qua lại với nhau và có mặt trong từng 
công đoạn của quy trình công nghệ dạy học siêu tích hợp, 
đưa đến hiệu quả dạy học tối ưu” [6; tr 16]. 
Đặc điểm quan trọng nhất là tính thực tiễn [6; tr 18] 
rồi mới đến tính khoa học, tính kiểm soát, tính chuyển 
giao của công nghệ nói chung, bổ sung với công nghệ 
dạy học siêu tích hợp: thêm tính giáo dục, tính phát triển, 
tính tích hợp và tính tối ưu. 7 nhân tố cấu trúc của công 
nghệ dạy học siêu tích hợp: người dạy, người học, mục 
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện (trong đó có cả 
điều kiện dạy học), kết quả của từng hành động dạy học/ 
từng công đoạn trong quy trình công nghệ dạy học siêu 
tích hợp, 7 nhân tố cấu trúc trên có mặt trong cả 4 công 
đoạn quy trình công nghệ dạy học siêu tích hợp. 
Thiết kế tóm tắt bài học theo lí thuyết công nghệ dạy 
học siêu tích hợp là kết hợp của dạy học vi mô, dạy học 
theo Module được phát triển, dạy học ứng dụng lí thuyết 
cấu trúc và quy trình hoạt động. 
2.5. Mẫu thiết kế tóm tắt bài học tích hợp theo lí thuyết 
công nghệ dạy học siêu tích hợp bài Tư duy trong học 
phần Tâm lí học đại cương 
1) Định hướng nêu 
vấn đề (3 phút) 
(Hoạt động giảng 
viên) 
2) Kiểm tra đầu vào 
(5 phút) (Hoạt động 
SV) 
3) Hình thành kiến thức mới (dạy chữ) (87 phút) (Hoạt 
động giảng viên - SV) 
4) Thực hành: Kiểm 
tra kĩ năng thực hiện (5 
phút) (Hoạt động SV) 
Để hiểu cách dạy 
học và tâm lí HS 
cần học tư duy. Từ 
khái niệm sinh 
hoạt, có thể định 
nghĩa tư duy là gì? 
- Những câu ca dao, 
tục ngữ nào chứa 
các từ “lo” “nghĩ” 
“suy nghĩ” “đắn đo” 
“cân” “dò”? (Cả lớp 
làm). 
- Trả lời câu hỏi nêu vấn đề: “Tư duy - khái niệm Tâm 
lí học, quá trình nhận thức lí tính, sử dụng hình ảnh, 
ngôn ngữ tiến hành các thao tác tư duy trong các hành 
động tư duy: nhận thức và giải quyết tình huống (có) 
vấn đề của hoạt động tư duy phản ánh gián tiếp, khái 
quát thuộc tính bản chất, quy luật tự nhiên, xã hội, cá 
nhân dưới hình thức ý nghĩ (khái niệm, câu phán đoán) 
tái tạo, thông minh, phê phán, sáng tạo để đổi mới tự 
nhiên, xã hội và bản thân 
Test 1: Phẩm chất tư 
duy gì? - Đáp án: Tính 
độc lập; Tính phê 
phán; Tính sáng tạo. 
5) Dựa vào các 
phương tiện tư duy 
có thể phân chia tư 
6) Theo bạn, động 
vật có tư duy như 
người hay không? 
7) Phân loại tư duy: 
8) Test 2: Đặc điểm tư 
duy nào quan trọng 
nhất? 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 144-148 
148 
Kết quả ứng dụng phần mềm công nghệ dạy học siêu 
tích hợp do chúng tôi thiết kế và trực tiếp thi công trong 
thực nghiệm dạy học 5 bài học môn Tâm lí học Đại 
cương cho 130 SV (Khoa Toán - Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội năm 2017) cho thấy: Đa số SV đều học tập 
tích cực, độc lập, sáng tạo, hiệu quả và hứng thú. 
3. Kết luận 
Công nghệ dạy học siêu tích hợp bao gồm dạy học vi 
mô; dạy học theo module và dạy học ứng dụng lí thuyết 
hoạt động của Tâm lí học. Khi thi công bài học theo lí 
thuyết này, năng lực thực hiện của người học được phát 
triển một cách tối ưu. Vận dụng lí thuyết này trong dạy 
học mang nhiều tính sáng tạo, kết quả thuyết phục và có 
thể ứng dụng bước đầu ở nhiều môn của nhiều cấp học, 
về chuyển giao đạt hiệu quả tối ưu. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Xavier Roegie (1996). Khoa Sư phạm tích hợp. 
NXB Giáo dục. 
[2] Nguyễn Hữu Long (2013). Công nghệ dạy học - 
Công nghệ nghiên cứu - Công nghệ thông tin trong 
dạy học và nghiên cứu. NXB Giáo dục. 
[3] Hồ Ngọc Đại. Công nghệ giáo dục. Tập 1 và tập 2. 
NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Phùng Như Thụy (2006). Sử dụng kĩ thuật dạy học 
Vi mô nhằm năng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên, 
Tạp chí Giáo dục số 139, tr 13-18. 
[5] Trần Ngọc Chuyên (1987). Cách soạn thảo một đơn 
vị học thuật. Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, 
Viện Nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên 
nghiệp. Hà Nội. 
[6] Hoàng Anh (chủ biên, 2009) - Đỗ Thị Châu - 
Nguyễn Thạc. Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Nguyễn Hữu Long (2004). Mấy ý kiến sửa đổi, bổ 
sung Luật Giáo dục là mục đích giáo dục được tác 
giả đề nghị đổi mới. 
[8] Nguyễn Hữu Long (2013). Quan niệm mới, phương 
pháp luận mới trong nghiên cứu sáng tạo. Hội thảo 
Quốc tế về Sáng tạo, tổ chức tại Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[9] Roy Winterburn - Leo Evans (1980). Educational 
Technology to the Year 2000. Kogan Page. London/ 
Nichols Publising Company. 
[10] OKon (1976). Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề. 
NXB Giáo dục. 
[11] Phạm Minh Hạc (1798). Tâm lí học Liên Xô. NXB 
Giáo dục.
duy thành những 
loại nào? 
+ Theo phương tiện tư duy: Tư duy trực quan hành 
động; tư duy trực quan hình ảnh; tư duy trừu tượng/ 
ngôn ngữ 
+ Theo nội dung tư duy: tư duy thực hành; lí luận; sáng 
tạo; phê phán, thông minh; tái tạo. 
+ Theo hướng tư duy: tư duy hội tụ; tư duy phân kì 
- Đáp án: Tính có vấn 
đề, tính gián tiếp, khái 
quát; phản ánh bản 
chất quy luật. 
Test 3: Thao tác tư duy 
quan trọng nào thường 
bị lãng quên? 
- Đáp án: Phân tích; 
khái quát hóa; cụ thể 
hóa. 
9) Để tìm đại ý, bố 
cục tác phẩm, HS 
cần những thao tác 
tư duy tiếp nhận 
văn học nào? 
10) Khi giảng Văn, 
chúng ta hướng dẫn 
HS sử dụng những 
thao tác tư duy văn 
học nào? 
11) Thao tác tư duy:
Phân tích: phân chia tác phẩm Văn học thành xuất 
xứ, đại ý, bố cục... 
- So sánh/ẩn dụ 
- Trừu tượng hóa, khái quát hóa: xây dựng hình tượng 
điển hình trong thơ 
- Phân loại 
12) Test 4: Mục đích 
quan trọng nhất của tư 
duy là gì? 
- Đáp án: Tư duy môn 
học để làm; tư duy 
môn học để biết; tư 
duy môn học để chung 
sống 
13) Hoạt động sư 
phạm đòi hỏi 
chúng ta phải hình 
thành tư duy Sư 
phạm như thế nào? 
14) Theo bạn, SV 
sư phạm là HS phổ 
thông lên có thể 
hình thành kĩ năng 
tư duy sư phạm hay 
không? 
15) Kĩ năng tư duy sư phạm: sử dụng các phương tiện 
tư duy để thực hiện mục đích của hành động. Kĩ năng 
này được hình thành từ hiểu mục đích; hiểu cách làm; 
làm thử; làm thật/ thực hành; củng cố kĩ năng và chống 
suy yếu kĩ năng. 
16) Test 5. Chúng ta sử 
dụng loại tư duy gì khi 
tìm hiểu 1 chủ đề theo 
nhiều cách? 
- Đáp án: Tư duy phê 
phán; sáng tạo phân kì; 
sáng tạo hội tụ. 

File đính kèm:

  • pdfli_thuyet_cong_nghe_day_hoc_sieu_tich_hop_va_ung_dung_trong.pdf