Lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh

Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị viêm phổi

sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2018. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân viêm phổi sơ

sinh vào điều trị từ 01/05/2018 đến tháng 01/05/2019. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả.

Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu trên 200 trẻ được chẩn đoán viêm phổi sơ sinh, trong đó có 57,0%

là trẻ nam, tỷ lệ nam/nữ là 1,33. Có 67 (33,5%) bệnh nhi trong độ tuổi từ 0-7 ngày. Có 13,5% bệnh

nhi là sơ sinh non tháng. Ở trẻ non tháng: dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất là ho (96,4%), nhịp thở

nhanh (42,9%), khò khè (89,3%), rút lõm lồng ngực (35,7%), ran ẩm nhỏ hạt (85,7%), tím (32,1%),

cơn ngừng thở (21,4%). Ở trẻ đủ tháng: triệu chứng gặp nhiều nhất là ho (89,5%), tím (6,9%), rút

lõm lồng ngực (18,6%), ran ẩm nhỏ hạt (77,9%). Có 28,5% trẻ có số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm,

26,0% bệnh nhi có tăng CRP. Công thức kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Cefalosporin +

Amikacin được sử dụng trong 30% các trường hợp. 121/200 trường hợp nuôi cấy có mọc vi khuẩn,

trong đó, 35,5% là K. pneumoniae, 27,3% là H.influenzae, 21,5% là E.coli, 14,0% là S.aureus. Thời

gian điều trị trung bình là 8,6 ± 3,8 ngày. Kết luận: Viêm phổi sơ sinh gặp nhiều hơn ở trẻ nam, biểu

hiện lâm sàng chủ yếu là ho, thở nhanh, ran ẩm nhỏ hạt. Sử dụng kháng sinh phối hợp có hiệu quả

trong điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

pdf 8 trang kimcuc 4660
Bạn đang xem tài liệu "Lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh

Lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh
VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 
112 
Original Article 
Symptoms of Neonatal Pneumonia and Results of Its 
Treatment in Bac Ninh Obstetrics and Pediatrics Hospital 
Nguyen Nhu Truong1, Nguyen Minh Hiep1, Pham Trung Kien2,*, Vu Thi Phuong2 
1Bac Ninh Obstetrics and Pediatrics Hospital, Huyen Quang, Dai Phuc, Bac Ninh, Vietnam 
2VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 22 April 2019 
Revised 27 April 2019; Accepted 21 June 2019 
Abstract: This descriptive study describes clinical and subclinical symptoms of neonatal pneumonia 
and evaluates the results of its treatment in Bac Ninh Obstetrics and Pediatrics Hospital. In this 
study, 200 children diagnosed with neonatal pneumonia were treated in the hospital from May 1, 
2018 to May 1, 2019. Among the patients, 57.0% were male; the male/female ratio was 1.33. There 
were 67/200 (33.5%) patients aged 0-7 days with 13.5% of whom were preterm neonates. In preterm 
infants, the most common clinical signs were cough (96.4%), tachypnea (42.9%), wheezing (89.3%), 
recessive (35.7%), scattered bibasilar rales (85.7%), cyanosis (32.1%), and apnea (21.4%). In full-
term infants, the most common symptoms were cough (89.5%), cyanosis (6.9%), recessive (18.6%), 
and scattered bibasilar rales (77.9%). There were 28.5% of the patients with unstable white blood 
cells; 26.0% of the children had increased CRP. The most common antibiotic formula was 
Cefalosporin + Amikacin used in 30% of the cases. 121/200 cultured cases were positive, of which 
35.5% was K. pneumoniae, 27.3% was H.influenzae, 21.5% was E.coli, and 14.0% was S.aureus. 
The average duration of treatment was 8.6 ± 3.8 days. The study concludes that neonatal 
pneumonia was more common in male children; the main clinical manifestations were 
coughing, rapid breathing, small granules; and a combination of antibiotics was effective in 
treating neonatal pneumonia. 
Keywords: Neonatal pneumonia, tachypnea, apnea, use of antibiotics. 
________ 
 Corresponding author. 
 Email address: ykkien@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4162 
VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 
113 
Lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh 
tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh 
Nguyễn Như Trường1, Nguyễn Minh Hiệp1, Phạm Trung Kiên2,*, Vũ Thị Phương2 
1Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, Huyền Quang, Đại Phúc, Bắc Ninh, Việt Nam 
2Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 22 tháng 4 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 27 tháng 4 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2019 
Tóm tắt: Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị viêm phổi 
sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2018. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân viêm phổi sơ 
sinh vào điều trị từ 01/05/2018 đến tháng 01/05/2019. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả. 
Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu trên 200 trẻ được chẩn đoán viêm phổi sơ sinh, trong đó có 57,0% 
là trẻ nam, tỷ lệ nam/nữ là 1,33. Có 67 (33,5%) bệnh nhi trong độ tuổi từ 0-7 ngày. Có 13,5% bệnh 
nhi là sơ sinh non tháng. Ở trẻ non tháng: dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất là ho (96,4%), nhịp thở 
nhanh (42,9%), khò khè (89,3%), rút lõm lồng ngực (35,7%), ran ẩm nhỏ hạt (85,7%), tím (32,1%), 
cơn ngừng thở (21,4%). Ở trẻ đủ tháng: triệu chứng gặp nhiều nhất là ho (89,5%), tím (6,9%), rút 
lõm lồng ngực (18,6%), ran ẩm nhỏ hạt (77,9%). Có 28,5% trẻ có số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm, 
26,0% bệnh nhi có tăng CRP. Công thức kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Cefalosporin + 
Amikacin được sử dụng trong 30% các trường hợp. 121/200 trường hợp nuôi cấy có mọc vi khuẩn, 
trong đó, 35,5% là K. pneumoniae, 27,3% là H.influenzae, 21,5% là E.coli, 14,0% là S.aureus. Thời 
gian điều trị trung bình là 8,6 ± 3,8 ngày. Kết luận: Viêm phổi sơ sinh gặp nhiều hơn ở trẻ nam, biểu 
hiện lâm sàng chủ yếu là ho, thở nhanh, ran ẩm nhỏ hạt. Sử dụng kháng sinh phối hợp có hiệu quả 
trong điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh. 
Từ khóa: Viêm phổi sơ sinh; Nhịp thở nhanh; Cơn ngừng thở; Sử dụng kháng sinh. 
1. Đặt vấn đề 
Viêm phổi là bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất 
và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. 
Bệnh có thể xảy ra sớm ngay những ngày đầu 
sau đẻ. Nghiên cứu tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: ykkien@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4162 
Nhi Trung ương, tỉ lệ viêm phổi sơ sinh chiếm 
90,3% số bệnh nhân vào điều trị (trong đó tử 
vong là 9,7%) [1]. Nghiên cứu của Nguyến Tuấn 
Ngọc và CS tại Khoa Nhi Bệnh viên trung ương 
Thái Nguyên thấy viêm phổi chiếm 84,3% các 
trường hợp nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh [2]. Theo 
N.N. Truong et al / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 114 
Friedrich Reiterer (2013), hơn một nửa số ca 
viêm phổi sơ sinh tử vong và là nguyên nhân tử 
vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh [3]. Theo C.J. Lin 
và CS tỉ lệ viêm phổi sơ sinh năm 2002 là 7,0% 
đã tăng lên 19,0% vào năm năm 2005 [4]. Đã có 
nhiều nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng và kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh. Tuy 
nhiên, nhận định của các tác giả vẫn còn nhiều 
điểm khác biệt [5, 6]. Tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc 
Ninh, hàng năm có số lượng lớn trẻ sơ sinh vào 
điều trị, trong đó viêm phổi chiếm tỉ lệ rất cao. 
Vậy nhưng đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và 
kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại Bắc Ninh 
thế nào vẫn chưa được nghiên cứu. Để trả lời cho 
vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc 
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị 
viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc 
Ninh” nhằm mục tiêu: 
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm 
phổi sơ sinh tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. 
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ 
sơ sinh tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Trẻ sơ sinh được chẩn đoán là viêm phổi vào 
điều trị tại Đơn nguyên Sơ sinh - Khoa Nội Nhi 
- Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh trong thời gian 
từ 01/05/2018 đến 01/05/2019. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả 
- Mẫu nghiên cứu: 
+ Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu 
ước tính một tỉ lệ trong quần thể: 
n = Z1−α/2
2 P(1−P)
d2
Trong đó: n: cỡ mẫu cần thiết. 
p: tỉ lệ có rút lõm lồng ngực trong viêm phổi 
sơ sinh, chọn p=0,78 (theo NC của F. Reiterer là 
0,78%) [3]). d: khoảng sai lệch cho phép , chọn 
d = 0,06. 
 : mức ý nghĩa thống kê. Z1 - /2: giá trị tới 
hạn phân bố chuẩn. 
Chọn = 0,05, ta có Z1 - /2 = 1,96. 
Thay vào công thức, cỡ mẫu tối thiểu là 184 trẻ. 
+ Chọn mẫu: chọn vào nghiên cứu tất cả trẻ 
sơ sinh đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi vào 
điều trị trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chuẩn 
chẩn đoán viêm phổi theo TCYTTG: nhịp thở 
nhanh, cơn ngừng thở > 20s, ho xuất tiết đờm, 
dấu hiệu suy hô hấp, sốt hoặc hạ thân nhiệt, phản 
xạ kém, nghe phổi có ran ẩm có thể kèm ran rít, 
ran ngáy; X.quang phồi có đám mờ rải rác hai 
phổi, hoặc tập trung ở một 1 thùy hoặc 1 phân 
thùy phổi. 
Loại trừ những trẻ có kèm theo các dị tật bẩm 
sinh khác, nhiễm trùng huyết, trẻ sinh non dưới 
32 tuần. 
- Các biến số nghiên cứu: 
+ Đặc điểm chung: tuổi tính theo ngày; giới: 
nam hoặc nữ. 
+ Các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng: 
Toàn thân: cân nặng; nhiệt độ đo ở nách (sốt 
khi ≥ 37.5°C, hạ thân nhiệt khi ≤ 35oC). 
Bỏ bú, bú kém. 
Thần kinh: bình thường, kích thích, li bì. 
Dấu hiệu về hô hấp: ho, khò khè. 
Nhịp thở nhanh nếu ≥ 60 lần/phút 
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực: có/không 
Tím: tím môi, quanh môi, đầu chi, toàn thân, chỉ 
số SpO2 < 95%. 
Ran tại phổi: nghe thấy ran ẩm nhỏ hạt, ran 
nổ khi khám phổi. 
X.quang phổi: nốt mờ rải rác, tổn thương 
khu trú 
Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu, 
huyết sắc tố, CRP. 
Xét nghiệm vi sinh, kết quả kháng sinh đồ 
+ Chỉ số đánh giá kết quả điều trị. 
Sử dụng kháng sinh: đường dùng; thời gian 
điều trị; diễn biến các triệu chứng lâm sàng, cận 
lâm sàng. 
Kết quả điều trị: khỏi, tử vong/xin về.. Ngày 
điều trị trung bình. 
- Xử lý số liệu: nhập và xử lý số liệu bằng 
phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng test χ2 để so sánh 
hai tỉ lệ, test t để so sánh hai giá trị trung bình. 
- Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu 
được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức Trường 
Đại học Y Dược Thái Nguyên. 
N.N. Truong et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 115 
3. Kết quả nghiên cứu 
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo ngày tuổi khi nhập viện và giới 
Tuổi nhập viện 
Giới Tổng 
Nam Nữ 
n % n % n % 
0 – 7 ngày 38 33,3 29 33,7 67 33,5 
8 – 14 ngày 30 26,3 24 27,9 54 27,0 
15 – 21 ngày 23 20,2 21 24,4 44 22,0 
22 – 28 ngày 23 20,2 12 14,0 35 17,5 
Tổng 114 57,0 86 43,0 200 100 
Nhận xét: Tỉ lệ trẻ nam chiếm 57,0%. Tỉ lệ trẻ dưới 7 ngày tuổi nhập viện là 33,5%. 
Bảng 3.2. Tần suất các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân 
Triệu chứng lâm sàng 
Đủ tháng 
(172 trẻ) 
Non tháng 
(28 trẻ) p 
n % n % 
Ho 154 89,5 27 96,4 < 0,05 
Khò khè 121 70,3 25 89,3 < 0,05 
Ran ẩm nhỏ hạt 134 77,9 24 85,7 < 0,05 
Nhịp thở > 60 lần/phút 47 36,7 12 42,9 ---- 
Rút lõm lồng ngực nặng 32 18,6 10 35,7 > 0,05 
Tím 29 16,9 9 32,1 > 0,05 
Sốt 37 21,5 6 21,4 < 0,05 
Cơn ngừng thở 8 4,7 6 21,4 > 0,05 
Ran rít 30 17,4 5 17,9 < 0,05 
Thở < 40 lần/phút 14 8,2 3 10,7 ---- 
Hạ nhiệt độ 36 20,9 3 10,7 ---- 
Rối loạn tiêu hóa 21 12,2 2 7,1 > 0,05 
Nhận xét: 
- Ở trẻ non tháng: dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất là ho chiếm 96,4%, nhịp thở nhanh theo tuổi 
chiếm 42,9%, triệu chứng khò khè chiếm 89,3%, rút lõm lồng ngực chiếm 35,7%, ran ẩm nhỏ hạt chiếm 
85,7%, tím chiếm 32,1%, 21,4% trẻ có cơn ngừng thở. 
- Ở trẻ đủ tháng: các dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất là ho chiếm tỷ lệ 89,5%, tím chiếm 16,9%, rút 
lõm lồng ngực chiếm tỷ lệ 18,6%, ran ẩm nhỏ hạt chiếm 77,9%. 
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm máu 
Kết quả Số bệnh nhân Tỷ lệ 
Số lượng bạch 
cầu 
Bình thường 123 61,5 
Tăng hoặc giảm 77 38,5 
Bạch cầu đa 
nhân trung tính 
Bình thường 24 12,0 
Tăng hoặc giảm 176 88,0 
CRP (mg/L) 
≤ 10 148 74,0 
> 10 52 26,0 
Nhận xét: có 38,5% bệnh nhi có thay đổi số lượng bạch cầu; 88,0% thay đổi bạch cầu đa nhân trung 
tính; 26% có CRP trăng trên 10mg/L. 
N.N. Truong et al / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 116 
Bảng 3.5. Hình ảnh X.Q phổi 
Tổn thương Non tháng(1) 
(28 trẻ) 
Đủ tháng(2) 
(172 trẻ) 
 p (1)(2) 
n % n % 
Lan tỏa 24 85,7 126 73,3 
> 0,05 Khu trú 1 3,6 15 8,7 
Không thấy tổn thương 3 10,7 31 18,0 
Nhận xét: Viêm phổi sơ sinh điển hình là tổn thương lan tỏa cả 2 bên. Không có sự khác biệt giữa 
tổn thương phổi giữa nhóm sinh non và nhóm đủ tháng. 
Bảng 3.6. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn 
Vi khuẩn Số lượng Tỷ lệ 
Klebsiella pneumoniae 43 35,5 
H.I 33 27,3 
E. Coli 26 21,5 
Staphylococcus aureus 17 14,0 
Khác 2 1,7 
Tổng 121 100 
Nhận xét: Có 43 bệnh nhi viêm phổi do Klebsiella pneumoniae, 33 bệnh nhi viêm phổi do H.I, 26 
bệnh nhi nhiễm khuẩn do E. Coli, 17 bệnh nhi viêm phổi do Staphylococcus aureus. Ngoài ra có 2 bệnh 
nhi nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác, có 79 trường hợp cấy vi khuẩn âm tính. 
Bảng 3.7. Công thức kháng sinh đã sử dụng cho bệnh nhân 
Công thức kháng sinh phối hợp Số trẻ Tỉ lệ % 
Cefalosporin + Amikacin 60 30,0 
Cefoperazone + Sulbactam 40 20,0 
Cefalosporin + Gentamycin 15 7,5 
Cefalosporin + Azithromycin 9 4,5 
Đơn trị liệu 85 42,5 
Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình 8,6 ± 3,8 ngày 
Nhận xét: Công thức kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Cefalosporin + Amikacin được sử dụng 
trong 30% các trường hợp, 20% các trường hợp sử dụng công thức Cefoperazone + Sulbactam. Thời 
gian sử dụng kháng sinh trung bình là 8,6±3,8 ngày. 
Bảng 3.8. Kết quả đều trị của bệnh nhân 
 Số trẻ khỏi 
Tuổi thai 
Số trẻ Khỏi bệnh p 
Số lượng Tỉ lệ % 
Non tháng 28 20 71,4 
< 0,05 Đủ tháng 172 168 97,7 
Tổng số 200 188 94,0 
Nhận xét: tỉ lệ trẻ điều trị khỏi là 94,0%; tỉ lệ khỏi bệnh ở trẻ non tháng thấp hơn so với trẻ đủ tháng 
(71,4% so với 97,7%; với p<0,05). 
N.N. Truong et al / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 
117 
4. Bàn luận 
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu của chúng tôi lấy tất cả các đối 
tượng bệnh nhi từ 0 đến 28 ngày tuổi. Trong đó 
có 67 bệnh nhi dưới 7 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 
33,5%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như 
kết quả nghiên cứu của tác giả Khu Thị Khánh 
Dung năm 2003 tại Bệnh viện Nhi Trung ương 
khi nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn 
và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi sơ sinh 
đã đưa ra kết quả tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi <7 ngày 
chiếm tỷ lệ 38% [1]. Theo nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Kim Anh (2009) khi nghiên cứu về 
viêm phổi sơ sinh có đến 26,3% các trẻ nhập viện 
có thời gian dưới 7 ngày tuổi [7]. Phân loại theo 
ngày tuổi như vậy sẽ giúp chúng ta có thể xác 
định được đó là viêm phổi sơ sinh khởi phát sớm 
hay viêm phổi sơ sinh khởi phát muộn. Các 
nguyên nhân do viêm phổi khởi phát sớm cũng 
khác nhau. Các viêm phổi sơ sinh sớm chủ yếu 
do từ phía mẹ trong quá trình mang thai hoặc các 
tai biến của sản khoa gây nên. Đối với các viêm 
phổi sơ sinh muộn có thể do mắc các vi khuẩn 
tại cộng đồng mang lại. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trẻ nam 
chiếm 57,0%, tỷ lệ nam/nữ = 1,33/1, kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết 
quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Theo 
các tác giả khác đa phần các bệnh nhi mắc viêm 
phổi chủ yếu ở trẻ nam. Theo Nguyễn Thị Kim 
Anh nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 2 năm 
2009 tỷ lệ nam/nữ = 1,5/1 [7]. Theo nghiên cứu 
của Lihong Yang năm 2018 về tỷ lệ mắc và yếu 
tố nguy cơ viêm phổi sơ sinh tại Trung Quốc tỷ 
lệ nam/nữ =1,4/1 [8]. Các tác giả cho rằng điều 
này có liên quan đến gen điều hòa miễn dịch trên 
nhiễm sắc thể X, ở nữ có gấp đôi số gen này vì 
vậy khả năng điều hòa miễn dịch cao hơn nam. 
Trong tổng số 200 trẻ sơ sinh mắc viêm phổi 
chúng tôi thấy có 13,5% bệnh nhi là sơ sinh có 
tuổi thai < 37 tuần thai (28 trẻ). Tỷ lệ này của 
chúng tôi tương ứng với tỷ lệ trẻ có cân nặng khi 
sinh thấp (dưới 2500g) chiếm 10,0%. Đây là một 
trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của viêm 
phổi sơ sinh. 
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm 
phổi sơ sinh 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ho là một 
trong các lý do hàng đầu khiến cho trẻ nhập viện, 
có tới 87,0% trẻ nhập viện vì ho, tỷ lệ bệnh nhân 
có sốt là 21,0%. Tỷ lệ bệnh nhân hạ thân nhiệt là 
19,5%. Có sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh non tháng 
và trẻ sơ sinh đủ tháng. Nghiên cứu của chúng 
tôi cho thấy triệu chứng rối loạn tiêu hóa chiếm 
tần suất không cao. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng, tần 
suất gặp rối loạn tiêu hóa là 12,2% và 7,1% đối 
với trẻ sơ sinh non tháng. Tỷ lệ bệnh nhân thở 
nhanh > 60 lần/phút trong nghiên cứu của chúng 
tôi chiếm tỷ lệ là 81,6% đối với trẻ sơ sinh đủ 
tháng, 76,7 % ở trẻ sơ sinh non tháng. Ran ẩm 
nhỏ hạt gặp ở 77,9% đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, 
85,7% ở trẻ sơ sinh non tháng; ran rít gặp ở 
17,4% đối với trẻ sơ sinh đủ tháng và 17,9% đối 
với trẻ sơ sinh non tháng. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cũng tương tự các kết quả nghiên cứu 
của Nguyễn Thị Kim Anh [7], Shetal Shah [9], 
Khu Thị Khánh Dung [1] và Đỗ Thị Bích Vân [10]. 
Tỷ lệ bệnh nhân có bạch cầu từ 5000- 
20000/mm3 chiếm tỷ lệ 61,5%, bệnh nhân có số 
lượng bạch cầu >20000/mm3 hoặc dưới 
5000/mm3 chiếm tỷ lệ 38,5%, tỷ lệ bạch cầu đa 
nhân trung tính tăng hoặc giảm chiếm 88,0%, tỷ 
lệ bệnh nhân có tăng CRP chung là 26,0%. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự của 
Nguyễn Thị Kim Anh [7] và Khu Thị Khánh 
Dung [1]. 
Chụp X-quang tim phổi luôn được coi là một 
xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán viêm phổi 
[4]. Kết quả không những giúp ích rất nhiều cho 
những trường hợp lâm sàng không rõ ràng, mà 
X-quang còn giúp định khu được tổn thương và 
theo dõi điều trị. Vì vậy tất cả bệnh nhân trong 
nhóm nghiên cứu đều được chúng tôi chỉ định 
chụp X-quang ngay sau khi vào viện. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh 
nhi có tổn thương lan tỏa chiếm tỷ lệ 85,7% ở trẻ 
non tháng và 73,3% ở trẻ đủ tháng. Kết quả này 
thể hiện hình ảnh nốt mờ rải rác 2 bên phế trường 
chiếm ưu thế trong viêm phổi do vi khuẩn. Đối 
với trẻ sơ sinh các viêm nhiễm thường có xu 
hướng lan tỏa do đó tổn thương cả 2 bên phổi sẽ 
N.N. Truong et al / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 
118 
chiếm ưu thế. Có một số tác giả cũng đưa ra giả 
thuyết phế quản bên phải to hơn và dốc hơn so 
với phế quản bên trái nên các vi khuẩn, virus 
cùng với các chất từ vùng mũi họng dễ đi vào 
bên phổi phải hơn phổi trái. 
Kết quả nghiên cứu về vi khuẩn: Kết quả cho 
thấy trong số 200 ca được cấy, phần lớn nuôi cấy 
có kết quả, ở trẻ đủ tháng có 103/172 ca dương 
tính chiếm 59,9%, ở trẻ non tháng tỷ lệ này là 
18/28 trẻ chiếm 64,2. Trong số các vi khuẩn phân 
lập được hàng đầu là Klebsiella pneumoniae 
chiếm tỷ lệ 35,5%, sau đó là Hemophilus 
influenza chiếm tỷ lệ 27,3%, E.Coli chiếm tỷ lệ 
21,5% và tụ cầu vàng chiếm 14,0%. Kết quả 
phân lập vi khuẩn của chúng tôi tương tự so với 
kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Phương (57% so 
với 78,5%) [11]. 
4.3. Kết quả điều trị 
Công thức phối hợp kháng sinh nhiều nhất là 
Cephalosporin + Amikacin (30,0%), tỷ lệ trẻ sử 
dụng 1 loại kháng sinh đơn thuần vẫn chiếm tỷ 
lệ cao (42,5%). Thời gian sử dụng kháng sinh 
trung bình 8,6 ± 3,8 ngày. 
Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị khỏi trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 94,0%; có 6,0% 
bệnh nhân diễn biến nặng lên được chuyển tuyến 
điều trị và tử vong. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi tương tự so với kết quả của Nguyễn 
Thị Kim Anh và Vũ Thị Phương [5, 9]. 
5. Kết luận 
5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm 
phổi sơ sinh 
- Có 33,5% bệnh nhi trong độ tuổi từ 0-7 
ngày. Có 13,5% bệnh nhi là sơ sinh non tháng 
- Triệu chứng lâm sàng: 87,0% bệnh nhi có 
ho; khò khè chiếm 57,5%; khó thở và tím chỉ 
chiếm 0,5%; chỉ 15,0% trẻ có sốt chiếm 15,0%. 
- Có 38,5% bệnh nhi có thay đổi số lượng 
bạch cầu; 88,0% bệnh nhi có thay đổi bạch cầu 
trung tính. Tỉ lệ CRP >10mg/L là 26,0%. 
- Có 121/200 bệnh nhi nuôi cấy bệnh phẩm 
dương tính, trong đó gặp nhiều nhất là 
K.pneumoniae chiếm 35,5%. 
- Hình ảnh X.quang phổi chủ yếu là tổn 
thương lan tỏa cả 2 bên phổi. 
5.2. Kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh 
- Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 
8,6±3,8 ngày. 
- Công thức kháng sinh được sử dụng nhiều 
nhất là Cefalosporin + Amikacin được sử dụng 
trong 30% các trường hợp. 
- Tỉ lệ điều trị khỏi là 94,0% 
Tài liệu tham khảo 
[1] Khu Thị Khánh Dung, Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng vi khuẩn và một số yếu tố liên quan đến viêm 
phổi sơ sinh, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại 
học Y Hà Nội, (2003). 
[2] Nguyễn Tuấn Ngọc, Cơ cấu và căn nguyên nhiễm 
khuẩn sơ sinh tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa 
Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học thực 
hành. 678 (2009) 7-10. 
[3] Friedrich Reiterer, Neonatal Pneumonia, in: 
B.Resch, Neonatal Bacterial Infection, Intech 
Open, London, 2013, pp.20 - 32. 
[4] Chao-Jen Lin and et.al, Radiographic, clinical, and 
prognostic features of complicated and 
uncomplicated community-acquired lobar 
pneumonia in children, J Microbiol Immunol 
Infect. 39 (2007) 489-495. 
[5] David Martin le Roux, Heather Zar, Community-
acquired pneumonia in children - a changing 
spectrum of disease, Pediatric Radiology. 47 
(2017) 1392 – 1398. 
https://doi.org/10.1007/s00247-017-3827-8. 
[6] Sreekumaran Nair, Leslie Edward Lewis, and et.al, 
Factors associated with neonatal pneumonia in 
India: protocol for a systematic review and planned 
meta-analysis, BMJ Open. 8 (2018) 1-5. 
https://doi.org/10.1136/bmjopen-2017-018790. 
[7] Nguyễn Thị Kim Anh, Phạm Thị Minh Hồng, Đặc 
điểm viêm phổi sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 
từ 3/2007 đến 10/2007, Tạp chí Y học Thành Phố 
Hồ Chí Minh. 13 (2009), 1-7. 
[8] Lihong Yang and et.al, Prevalence and risk factors of 
neonatal pneumonia in China: A longitudinal clinical 
study, Biomedical Research. 29 (2018) 57 - 60. 
N.N. Truong et al / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 112-119 
119 
[9] Shah Shetal and et.al, Factors associated with 
mortality and length of stay in hospitalised 
neonates in Eritrea, Africa: a cross-sectional study, 
BMJ Open. 2 (2012) 1-9. 
https://doi.org/10.1136/bmjopen-2011-000792. 
[10] Đỗ Thị Bích Vân và cộng sự, Nhận xét kết quả của 
vỗ rung liệu pháp trong điều trị viêm phổi sơ sinh 
không thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp 
chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 16 (2012) 93-97. 
[11] Vũ Thị Phương, Nghiên cứu nguyên nhân vi khuẩn 
gây bệnh, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan 
đến tử vong trong viêm phổi sơ sinh tại bệnh viện 
Trẻ em Hải Phòng năm 2011, Luận văn Thạc sĩ y 
học, Trường Đại học Y Hải Phòng (2012).

File đính kèm:

  • pdflam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_viem_phoi_so_sinh.pdf