Làm gì để tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - thư viện - doanh nghiệp

Trên cơ sở nhận biết/nhận thức và nhận diện về vai trò, giá trị to lớn của việc quản trị

tri thức số ở Việt Nam hướng tới phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0; cùng với cái nhìn tổng quan,

thực tiễn về việc quản trị và phục vụ tri thức (trong đó có tri thức số) ở các thư viện Việt Nam thời

gian qua; tác giả bài viết đề xuất một số nội dung và giải pháp cơ bản đối với các thư viện Việt Nam

với 3 đối tượng chính: Chính phủ - Thư viện - Doanh nghiệp, nhằm từng bước tối ưu hóa quản trị tri

thức số trong các cơ quan thông tin - thư viện, phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0 và thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn Cách mạng mới.

pdf 6 trang kimcuc 5300
Bạn đang xem tài liệu "Làm gì để tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - thư viện - doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Làm gì để tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - thư viện - doanh nghiệp

Làm gì để tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - thư viện - doanh nghiệp
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202032
LÀM GÌ ĐỂ TỐI ƯU HÓA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ: CHÍNH PHỦ-THƯ VIỆN-DOANH NGHIỆP
ThS. Nguyễn Hữu Giới
 Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam
● Tóm tắt: Trên cơ sở nhận biết/nhận thức và nhận diện về vai trò, giá trị to lớn của việc quản trị 
tri thức số ở Việt Nam hướng tới phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0; cùng với cái nhìn tổng quan, 
thực tiễn về việc quản trị và phục vụ tri thức (trong đó có tri thức số) ở các thư viện Việt Nam thời 
gian qua; tác giả bài viết đề xuất một số nội dung và giải pháp cơ bản đối với các thư viện Việt Nam 
với 3 đối tượng chính: Chính phủ - Thư viện - Doanh nghiệp, nhằm từng bước tối ưu hóa quản trị tri 
thức số trong các cơ quan thông tin - thư viện, phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0 và thúc đẩy phát 
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn Cách mạng mới.
● Từ khóa: Tri thức số; Quản trị tri thức số; Cơ quan thông tin - thư viện; Việt Nam
WHAT TO OPTIMIZE DIGITAL KNOWLEDGE MANAGEMENT: GOVERNMENT - LIBRARY - ENTERPRISE
● Abstract: On the basis of awareness/awareness and identification of the role and great value 
of digital knowledge management in Vietnam towards the 4.0 industrial revolution; together with 
an overview and practice of managing and serving knowledge (including digital knowledge) in 
Vietnamese libraries in the past time; The author of the article proposes some basic contents and 
solutions for Vietnamese libraries with 3 main subjects: Government - Library - Business, in order to 
gradually optimize the digital knowledge management in the information - library agencies, serving 
the 4.0 industrial revolution and promoting the country’s socio-economic development in the new 
revolution period.
● Keywords: Digital knowledge; Digital knowledge management; Information - library agencies; 
Việtnam.
1. NHẬN THỨC VỀ VIỆC QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thông tin và tri thức có vai trò rất quan 
trọng trong đời sống xã hội. Cùng với thời 
gian của lịch sử, nhiều tri thức, thông tin, 
kinh nghiệm trong lao động, sản xuất của 
loài người đã được lưu giữ trong các thư viện, 
để trao truyền, phổ biến cho các thế hệ sau. 
Từ nhiều thế kỷ nay, tri thức và thông tin 
đã được quản lý/quản trị có tổ chức, có hệ 
thống, có mục đích trong các thư viện, để 
phục vụ cho nhiều thế hệ bạn đọc và người 
dân trong xã hội.
Trong kỷ nguyên của khoa học, kỹ thuật 
và sự phát triển không ngừng hiện nay, 
tri thức đóng vai trò là một công cụ tạo ra 
lợi thế cạnh tranh cực kỳ hiệu quả và bền 
vững cho doanh nghiệp cũng như quốc gia. 
Thành công của việc sử dụng tri thức như 
một công cụ tạo ra lợi thế cạnh tranh có thể 
thấy rõ thông qua lịch sử “sự trỗi dậy thần 
kỳ” của Nhật Bản hay Israel, Singapore, từ 
những quốc gia nghèo về tài nguyên, bên 
bờ vực của chiến tranh, cơ sở vật chất hầu 
như không có gì, họ đã xác định ngay mình 
cần gì - đó là tri thức, và chính tri thức đã trở 
thành chìa khóa để các nước trên có được 
ngày hôm nay - nền khoa học kỹ thuật hàng 
đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực, công nghệ 
tiên tiến, kinh tế phát triển vượt bậc. 
Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, với sự 
phát triển như vũ bão và sự bùng nổ thông 
tin trên hành tinh, đã cho thấy lượng thông 
tin và tri thức xuất hiện ngày càng nhiều 
trên thế giới (có người đã ví chỉ số này 
đang tăng theo cấp số nhân). Bên cạnh 
các thông tin, tri thức ở dạng truyền thống 
(trên sách, báo, tạp chí in-dạng giấy) thì từ 
khoảng 3 thập kỷ trở lại đây, cùng với sự 
xuất hiện của internet và ứng dụng CNTT 
trong đời sống xã hội, đã cho thấy xuất 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 33
hiện nhiều tri thức và thông tin ở dạng số 
(đó là các CSDL thư mục, CSDL toàn văn, 
bộ sưu tập số...), được các cơ quan TT-TV 
tạo lập, lưu trữ để phục vụ người dân trong 
xã hội. Xét theo cái nhìn biện chứng duy 
vật của triết học Mác - Lênin: khi xã hội có 
nhiều thay đổi, với sự xuất hiện của máy vi 
tính, mạng internet,... như một công cụ sản 
xuất mới, đã giúp cho con người, trong đó 
có các chuyên gia (với tri thức cần thiết để 
vận dụng máy móc, công cụ), tạo nên một 
lực lượng sản xuất mới (có tính ưu việt hơn 
lực lượng sản xuất cũ - với các máy đánh 
chữ cũ, máy in kiểu cũ, trình độ thao tác in 
ấn kiểu cũ...); đồng thời chính lực lượng sản 
xuất mới này đã và đang có tác động lớn 
vào việc thúc đẩy quan hệ sản xuất phát 
triển. Đồng nghĩa với đó, việc xã hội chúng 
ta đang ứng dụng mạnh mẽ CNTT (nhờ sự 
trợ giúp của máy vi tính) đã và đang tạo nên 
giá trị thặng dư trong sản xuất, kinh doanh 
cho xã hội. Cũng chính nhờ sự thay đổi cơ 
bản của lực lượng sản xuất này, đang làm 
thay đổi cơ bản nhiều dây chuyền sản xuất, 
quá trình kinh doanh ở nhiều nước trên thế 
giới cũng như trong hoạt động TT-TV (trong 
đó có Việt Nam).
Quản trị tri thức số là một khái niệm 
mới trong hoạt động TT-TV ở nước ta. Tìm 
hiểu khái niệm này, chúng ta có thể định 
nghĩa như sau: Quản trị tri thức số là việc 
sử dụng các phương thức để lập kế hoạch, 
tổng hợp, tạo mới, sử dụng, kiểm soát, phổ 
biến các tài liệu số/bộ sưu tập số/tài nguyên 
thông tin trong các cơ quan TT-TV cho người 
dân trong xã hội một cách nhanh chóng và 
hiệu quả.
 Tỷ phú Bill Gates (Hoa Kỳ) đã có một 
câu nói rất hay về quản lý tri thức: “Quản 
lý tri thức không là gì khác ngoài việc quản 
lý dòng thông tin, nắm lấy thông tin chính 
xác cho những người cần đến thông tin sao 
cho họ có thể hành động nhanh chóng với 
thông tin”.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH PHỦ - THƯ VIỆN - 
DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC QUẢN TRỊ TRI 
THỨC SỐ
Thông tin, tri thức đóng vai trò vô cùng 
quan trọng trong xã hội. Từ xưa đến nay, nó 
luôn được xem như là một công cụ tạo ra 
lợi thế cạnh tranh cực kỳ hiệu quả và bền 
vững cho doanh nghiệp cũng như mỗi quốc 
gia. Bởi lẽ, các thông tin, tri thức quan trọng 
(kể cả bí mật quốc gia) về máy móc, công 
cụ sản xuất kinh doanh, hay buôn bán, giao 
thương giữa các đơn vị kinh tế/các quốc gia 
với nhau đều thường được giữ kín (thậm 
chí được coi như bảo bối của mình). Tuy 
nhiên, bên cạnh những loại hình thông tin 
như vậy, lại có những thông tin, tri thức cần 
được giới thiệu, quảng bá cho nhiều người 
biết để cùng hợp tác làm ăn, buôn bán, 
làm giàu cho xã hội. Vì thế chính phủ các 
nước cho phép, khuyến khích các cơ quan 
TT-TV lưu giữ và quảng bá các dạng thông 
tin, tri thức này tới các doanh nghiệp, người 
dân và toàn xã hội. Do vậy, việc quản trị 
tri thức (bằng tư liệu truyền thống: giấy in) 
cũng như việc quản trị tri thức số (thông qua 
các CSDL) trong các thư viện như hiện nay 
trên thế giới, phục vụ cho các doanh nghiệp 
và người dân đang ngày càng trở nên có ý 
nghĩa. Có thể thấy, để làm tốt công việc này, 
chính phủ các nước đã và đang quan tâm để 
tạo ra các cơ chế, chính sách thông thoáng 
cho doanh nghiệp và các cơ quan thư viện 
hoạt động. Bên cạnh việc đề ra các văn bản 
pháp quy (các bộ luật/văn bản dưới luật) về 
sản xuất - kinh doanh - thương mại, Chính 
phủ Việt Nam cũng đã có sự quan tâm đến 
công tác thư viện (bằng các văn bản quy 
phạm pháp luật cũng như đầu tư từng bước 
cho các thư viện trong việc hiện đại hóa 
các hoạt động như: ứng dụng CNTT, tạo lập 
CSDL thư mục, CSDL toàn văn; hoặc mua 
các bộ sưu tập số), để phục vụ bạn đọc, 
doanh nghiệp ở nước ta. 
Có một thực tế là các cơ quan TT-TV ở 
Việt Nam đã và đang chú trọng phục vụ nhu 
cầu phát triển kinh kế, vì vậy việc quản trị tri 
thức dạng số (dù mới được triển khai cách 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202034
đây chưa lâu ở một số trường đại học và 
cao đẳng), cũng đã góp phần phục vụ nhu 
cầu của các đơn vị kinh tế và các doanh 
nghiệp, như: các báo cáo kinh tế - thống 
kê sản xuất kinh doanh hằng năm của các 
đơn vị/tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và 
các công ty nước ngoài (đang hoạt động ở 
Việt Nam): Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, 
Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,... Nhiều 
kết quả sản xuất/kinh doanh cũng như kiến 
nghị/đề xuất của các đơn vị kinh tế trong 
và ngoài nước ở các khu công nghiệp, khu 
chế xuất trên 3 miền Bắc - Trung - Nam 
cũng đã góp phần để Chính phủ điều tiết/
sửa đổi một số cơ chế/chính sách về đầu tư, 
về thương mại để phục vụ lợi ích chung của 
quốc gia. Trong kết quả tăng trưởng kinh tế 
vĩ mô của Việt Nam những năm qua, không 
thể phủ nhận vai trò và sự đóng góp (tuy chỉ 
ở mức gián tiếp) của thông tin, tri thức mà 
các thư viện phục vụ cho các doanh nghiệp 
trong phạm vi cả nước.
Từ mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa 
chính phủ, thư viện và doanh nghiệp trong 
việc hợp tác và phát triển, ta có thể hình 
dung sơ đồ mối quan hệ này như sau:
Qua sơ đồ trên, có thể thấy chính phủ 
giữ vai trò trung tâm, quan trọng (chủ yếu 
là ban hành các chính sách/quyết sách cho 
các doanh nghiệp và thư viện hoạt động); 
đồng thời để có thêm những thông tin, tri 
thức cần thiết, bên cạnh những kinh nghiệm 
của mình, các doanh nghiệp cũng cần 
nghiên cứu và tham khảo các tư liệu/tài liệu, 
kinh nghiệm sản xuất/kinh doanh của các 
đơn vị kinh tế trong và ngoài nước thông qua 
các cơ quan TT-TV, thông qua sách báo, tạp 
chí - nhất là các bộ sưu tập số, nguồn tư 
liệu dạng số rất có giá trị ở các thư viện (để 
tránh được rủi ro không đáng có, tiệp cận 
thị trường nhanh và hiệu quả hơn). Cũng 
thông qua nhu cầu tra cứu thông tin kinh tế 
của các doanh nghiệp (kể cả tư nhân), thư 
viện sẽ từng bước bổ sung hoàn thiện thêm 
nhiều bộ sưu tập số có giá trị (trong đó có 
cả việc sưu tầm, bổ sung các báo cáo thống 
kê sản xuất, kinh doanh có giá trị của các 
đơn vị kinh tế trong và ngoài nước), để làm 
giàu cho bộ sưu tập số của thư viện. Có thể 
nói, mối quan hệ (với 3 đối tượng chính này) 
là mối quan hệ gắn bó hữu cơ, khăng khít, 
cùng hậu thuẫn và thúc đẩy sự phát triển 
chung vì lợi ích kinh tế quốc gia. 
3. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ 
Ở NƯỚC TA THỜI GIAN QUA 
Có thể nói, trong những năm qua, việc 
ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác 
nghiệp thư viện ở Việt Nam, đã tạo điều kiện 
cho bạn đọc trong đó các doanh nghiệp tiếp 
cận thông tin và tri thức, phục vụ cho sản 
xuất-kinh doanh khá hiệu quả. Nhiều độc 
giả đến thư viện để đọc và lấy thông tin cần 
thiết, phục vụ cho cơ sở sản xuất (tập thể và 
cả tư nhân); làm giàu cho gia đình, tập thể, 
xã hội. Nhiều công ty, đơn vị kinh tế đến thư 
viện (thông qua sách báo, tạp chí, các CSDL 
trong và ngoài nước), để tìm ra các giải pháp 
tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, công nghệ, 
trong kinh doanh với các đối tác trong và 
ngoài nước (đặc biệt là xuất - nhập khẩu).
Tuy nhiên khách quan mà nói, trước đây 
hầu hết các thư viện và trung tâm thông tin ở 
nước ta phục vụ bạn đọc/doanh nghiệp chủ 
yếu là tư liệu/tài liệu giấy, việc quản trị tri 
thức số ở Việt Nam mới xuất hiện cách đây 
chừng năm, bảy năm (chủ yếu ở các thành 
phố lớn, như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà 
Hình 1. Sơ đồ mô hình, mối quan hệ
tương tác 3 đối tượng:
Chính phủ - Thư viện - Doanh nghiệp
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 35
Nẵng, Cần Thơ,). Bởi quản trị tri thức số 
cần sự đầu tư lớn về: công nghệ, tiền bạc, 
cơ sở hạ tầng thông tin và cả nhân lực (cán 
bộ - chuyên gia thư viện), và quan trọng 
nhất là phải có dữ liệu số khá phong phú để 
phục vụ người dùng tin/bạn đọc. Thêm vào 
đó, trong quá trình tổ chức phục vụ bạn đọc, 
một số thư viện lớn ở Việt Nam như: Thư 
viện Quốc gia, Thư viện Tp. Đà Nẵng, Thư 
viện tỉnh Nghệ An, cách đây từ 6-10 năm 
đã tổ chức các phòng đọc chuyên biệt (đó 
là phòng đọc doanh nhân), với nhiều sách 
báo, tài liệu, CD-ROM, và các bộ sưu tập 
số. Chỉ riêng Thư viện Khoa học tổng hợp 
Tp. Hồ Chí Minh, phòng đọc doanh nhân 
mỗi ngày thu hút khoảng 200 lượt bạn đọc 
đến nghiên cứu, tra cứu tài liệu. Một số thư 
viện khối kỹ thuật (do Thư viện tạ Quang 
Bửu - Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì) 
đã có sáng kiến đóng tiền mua chung các 
bộ sưu tập KH&CN của nước ngoài, dùng 
chung cho các thư viện khối kỹ thuật ở Việt 
Nam, khá hiệu quả.
Bên cạnh những điển hình tiến tiên, 
những điểm sáng trong việc phục vụ doanh 
nhân/doanh nghiệp bằng các phương thức 
nêu trên, hầu hết các cơ quan TT-TV ở nước 
ta thời gian qua thực sự chưa chú trọng 
nhiều đến việc phục vụ cho doanh nhân, 
cho khởi nghiệp (theo chủ trương của Đảng 
và Chính phủ). Có thể nêu một số nguyên 
nhân chủ quan và khách quan, việc cung 
cấp thông tin cho doanh nghiệp và quản trị 
tri thức số ở các thư viện nước ta thời gian 
qua còn nhiều hạn chế là:
- Lãnh đạo các thư viện chưa chú trọng 
và quan tâm đến đội ngũ độc giả là doanh 
nghiệp/doanh nhân, nên chưa tổ chức các 
phương tiện và dịch vụ dành riêng cho đối 
tượng đặc thù này (ví dụ mở phòng đọc 
doanh nhân);
- Tài liệu trong thư viện tương đối đa 
dạng, nhưng nhiều thư viện chưa ý thức/tạo 
lập các chuyên đề về: kinh tế/doanh nghiệp/
sản xuất/kinh doanh (hoặc bổ sung thêm 
nhiều tài liệu, báo cáo, thống kê, bản tin 
kinh tế,... có giá trị của các doanh nghiệp, 
các khu công nghiệp, khu chế xuất), để ưu 
tiên phục vụ cho các đối tượng đặc thù này;
- Nhiều thư viện chưa chú trọng tới việc 
tạo lập CSDL thư mục/CSDL toàn văn về 
đề tài kinh tế/doanh nghiệp/doanh nhân 
(hoặc bổ sung, sưu tập các bộ dữ liệu số 
về nội dung này), để phục vụ cho các đối 
tượng doanh nghiệp/doanh nhân;
- Nhiều độc giả là bạn đọc của thư viện 
(đồng thời là các doanh nhân/doanh nghiệp, 
kể cả trong lĩnh vực nhà nước hoặc tư nhân) 
ở nước ta cũng chưa thường xuyên đến thư 
viện để nghiên cứu/tra cứu tài liệu, làm giàu 
kiến thức cho bản thân và cho cơ quan.
 Từ ngày 01/01/2018, Chính phủ Việt 
Nam đã phát động Chương trình quốc gia 
Hệ tri thức Việt số hóa với mục tiêu “Chia sẻ 
tri thức - Cổ vũ sáng tạo - Kết nối cộng đồng 
- Vì tương lai Việt Nam”, Đề án được Thủ 
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 
số 677/QĐ-TTg ngày 18 - 5 - 2017 được hiện 
thực hóa tại địa chỉ https://itrithuc/vn. Hệ tri 
thức Việt số hóa hứa hẹn sẽ tạo ra một hệ 
sinh thái toàn diện để tất cả mọi người, nhất 
là thế hệ trẻ sáng tạo, phát triển các công 
nghệ tiên tiến trên nền tảng dữ liệu 4.0. Đây 
cũng là nền tảng kiến tạo những cơ hội lớn, 
thực tiễn cho phong trào khởi nghiệp đổi 
mới sáng tạo của Việt Nam.
Cấu trúc Hệ tri thức Việt số hóa bao gồm 
4 hợp phần chính như sau:
- Hợp phần Dữ liệu mở: Tập hợp các 
thông tin và dữ liệu công bố công khai của 
các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nhà 
nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân;
- Hợp phần Hệ tri thức: Tập hợp tri thức 
của thế giới được dịch sang tiếng Việt và tri 
thức của người Việt Nam được hệ thống hóa 
và được cấu trúc tạo thuận lợi cho người 
dân học tập, nghiên cứu ở các trình độ khác 
nhau;
- Hợp phần Ngân hàng hỏi đáp: Nơi mọi 
người đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời 
tin cậy từ nhiều nguồn thông tin, cho phép 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202036
người dùng tương tác với nhiều mạng xã hội 
và diễn đàn khác nhau;
- Hợp phần Kho ứng dụng: do các doanh 
nghiệp và cá nhân phát triển trên nền tảng 
kho dữ liệu khổng lồ của Hệ tri thức Việt số 
hóa và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân 
tạo, dữ liệu lớn, để tạo ra các giá trị gia tăng 
đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người 
dùng. (Các thông tin, hoạt động và kết quả 
phát triển của Hệ tri thức Việt số hóa và 
cách thức tham gia, khai thác được thường 
xuyên cập nhật tại địa chỉ https://itrithuc.vn. 
Với đầu số 1001 miễn phí trên mạng Viettel, 
Mobiphone, Vinaphone, bất cứ ai cũng có 
thể đặt câu hỏi tìm hiểu tri thức trên Hệ tri 
thức Việt số hóa,...).
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CƠ 
BẢN ĐỂ GÓP PHẦN TỐI ƯU HÓA QUẢN TRỊ TRI 
THỨC SỐ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
Từ những nhận định và suy luận nêu trên, 
một số nội dung và giải pháp cơ bản để góp 
phần tối ưu hóa quản trị tri thức số ở nước ta 
trong thời gian tới có thể thực hiện là:
- Đổi mới và nâng cao nhận thức, tư 
duy về quản trị tri thức số. Đây là vấn đề 
đầu tiên, quan trọng nhất trong giai đoạn 
hiện nay ở Việt Nam. Chúng ta biết rằng, 
từ vài năm trở lại đây, với sự năng động của 
Chính phủ Việt Nam, với một quyết tâm 
cao là xây dựng chính phủ điện tử, chính 
phủ liêm chính, sáng tạo, tạo điều kiện để 
phát triển đất nước nhanh và bền vững (từ 
Trung ương đến các địa phương); đặc biệt 
với công cuộc khởi nghiệp cho giới trẻ, thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra những bước 
đột phá mới, để sớm đưa Việt Nam thoát 
khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy, thông tin, 
tri thức và “kinh tế tri thức” được đặt ra và 
nhận được sự quan tâm lớn của tất cả hệ 
thống chính trị (trong tất cả mọi cấp, mọi 
ngành, mọi thành phần kinh tế,...). Vì lẽ đó 
các thư viện cần nhận thức rõ vấn đề này, 
để nhanh chóng nâng cao nhận thức và tư 
duy về quản trị tri thức số (chứ không chỉ 
đơn thuần là quản trị tri thức qua sách báo, 
tài liệu truyền thống như trước), để các thư 
viện chuẩn bị cho một cuộc cách mạng mới: 
phục vụ truy cập từ xa;
- Lấy thư viện làm trung tâm (trong 3 đối 
tượng: chính phủ - thư viện - doanh nghiệp) 
để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang 
thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin cho 
việc quản trị tri thức số. Hiện nay, yếu tố 
CNTT, trang thiết bị thư viện đã và đang là 
yếu tố quan trọng cho sự phát triển thư viện. 
Cho nên khi tiến hành quản trị tri thức số, 
xây dựng thư viện thông minh với kết nối 
vạn vật, hệ thống định vị, cảm biến, điều 
khiển từ xa, nhằm phục vụ cho CMCN 4.0, 
thì công tác thư viện sẽ đòi hỏi đầu tư cao, 
chất lượng về hạ tầng CNTT, về cơ sở vật 
chất với trang thiết bị hiện đại; giúp cho 
người cán bộ thư viện “làm chủ” và điều 
hành hiệu quả các thiết bị TT-TV,... Đồng 
thời, các thư viện, trung tâm thông tin, bên 
cạnh việc chuyển dạng một số tài liệu từ 
dạng giấy sang dạng số phải tiến hành bổ 
sung tập trung nhiều dữ liệu số/bộ sưu tập 
số, các bản tin kinh tế; thiết kế và tạo lập 
nhiều chuyên đề, nội dung, tài liệu số (hoặc 
CSDL số) về lĩnh vực kinh tế/kinh doanh/
đầu tư/xuất nhập khẩu,... phục vụ cho các 
doanh nghiệp trên địa bàn (kể cả việc mua 
tài liệu số dùng chung trong các thư viện). 
Tích cực tham gia và đóng góp vào Đề án 
Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ, Đây 
được xem như yếu tố vô cùng quan trọng 
của thư viện hiện đại trong bối cảnh phát 
triển kinh tế hiện nay;
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
(đào tạo, tập huấn cán bộ, chuyên gia CNTT, 
đảm bảo số lượng và chất lượng). Đây là 
nhu cầu tất yếu khi chúng ta tiến hành quản 
trị tri thức số. Công việc ngày càng khó 
khăn, phức tạp (liên quan đến ứng dụng 
công nghệ mới, quản tri tri thức số với các 
phần mềm phức tạp....). Vì vậy, buộc tất cả 
các cán bộ thư viện: từ người làm công tác 
quản lý, đến công tác chuyên môn đều phải 
học tập không ngừng để nâng cao các kiến 
thức và kỹ năng mới để ứng dụng vào các 
hoạt động của thư viện sao cho hiệu quả 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 37
tốt nhất có thể, đáp ứng cho bạn đọc/người 
dùng tin của các doanh nghiệp nhà nước và 
tư nhân; 
- Đổi mới phương thức phục vụ bạn 
đọc, người dùng tin (bên cạnh bạn đọc phổ 
thông, bạn đọc truyền thống, tương lai sẽ có 
nhiều bạn đọc là doanh nhân/từ các doanh 
nghiệp).Các thư viện ở Việt Nam phải đổi 
mới phương thức phục vụ bạn đọc do những 
yêu cầu xã hội đặt ra, trong đó sẽ có nhiều 
hình thức mới, như: truy cập tài liệu mở, đọc 
tài liệu từ xa;cho mượn tài liệu, ứng dụng 
công nghệ RFDI (đặt chỗ đọc tự động, 
mượn trả sách tự động); đọc đa phương 
tiện (multimedia), để độc giả doanh nghiệp/
doanh nhân tiếp cận với thông tin, tri thức 
tiện lợi, thoải mái hơn. Đồng thời cần nghiên 
cứu để mở các Phòng đọc doanh nhân/
doanh nghiệp ở các thư viện (có thể còn có 
không gian riêng để các doanh nhân/CEO 
trao đổi kiến thức/hội họp/hội thảo tại thư 
viện). Đây sẽ là những đột phá và đổi mới 
cần thiết để thư viện trở thành không gian 
thân thiện cho các đối tượng đặc thù này.
- Tăng cường giới thiệu và quảng bá sản 
phẩm thư viện - nhất là các bộ sưu tập số/tri 
thức số; đồng thời đẩy mạnh liên kết vùng 
miền, liên kết chia sẻ nguồn lực thông tin 
trong các thư viện. Đây là lĩnh vực thời gian 
qua các thư viện ở Việt Nam thực hiện còn 
yếu, do nhiều vướng mắc trong các quy 
định, thủ tục hành chính, hạ tầng công nghệ 
thông tin. Vì vậy, sắp tới, công tác này cần 
tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt hơn, tránh 
lãng phí tài nguyên và nguồn lực thông tin 
trong các trường đại học, đáp ứng nhu cầu 
đào tạo, nghiên cứu khoa học và các doanh 
nghiệp cả nước.
Một số kiến nghị, đề xuất
Cần có cơ chế, chính sách yêu cầu các 
đơn vị doanh nghiệp (kể cả các khu công 
nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp tư 
nhân,...) nộp báo cáo thống kê, dữ liệu tình 
hình sản xuất, kinh doanh (trừ những lĩnh 
vực bí mật quân sự, an ninh quốc phòng,...) 
hằng năm cho cơ quan chủ quản; đồng thời 
lưu ở thư viện cơ quan chủ quản 01 bộ (để 
phục vụ cho nghiên cứu và tham khảo). 
Điều này ở nhiều nước đã thực hiện rất công 
khai, minh bạch.
Chính phủ và Quốc hội Việt Nam cần 
hoàn thiện các cơ chế - chính sách cho hoạt 
động thư viện (trong đó có thông qua Luật 
Thư viện năm 2019), tạo hành lang pháp 
lý và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thư 
viện, phục vụ hiệu quả cho việc quản trị 
tri thức số trong tương lai (trong đó có bản 
quyền tác giả, truy cập mở, liên thông trong 
các hệ thống thư viện, phục vụ bạn đọc và 
doanh nghiệp...).
Có thể thấy, việc tối ưu hóa quản trị tri 
thức số trong các thư viện và trung tâm 
thông tin ở Việt Nam với 3 đối tượng: chính 
phủ - thư viện - doanh nghiệp là một vấn 
đề còn khá mới mẻ và vô cùng quan trọng 
trong việc hướng tới phục vụ Cách mạng 
công nghiệp 4.0; đồng thời cũng là cơ hội, 
thách thức cho ngành thư viện Việt Nam đổi 
mới và phát triển để hoàn thành tốt sứ mệnh 
của mình, nếu không muốn tụt hậu với thời 
cuộc và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Giới (2018). “Thư viện Việt Nam 
với cuộc cách mạng 4.0”// Tạp chí Thư viện Việt 
Nam.- số 3 (tháng 5 năm 2018), tr. 3-10.
2. Nguyễn Hữu Giới (2018).“Thử bàn về Thư viện 
thông minh trong cuộc Cách mạng công nghiêp 
4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người trong 
tương lai ở trường đại học Việt Nam”// Tài liệu 
Hội thảo khoa học của Trường Đại học Quốc gia 
Hà Nội.-Tháng 10 năm 2018. Tr. 48-52.
3. Chính thức khởi động “Hệ tri thức Việt số 
hóa”. Báo Dân trí điện tử, Mục Khoa học - Công 
nghệ. https://dân tri.com>khoa học-công nghệ, 
ngày 01.01.2018
4. Chính thức khởi động Hệ tri thức Việt số 
hóa. Báo Thanh niên điện tử, Mục Thời sự. 
https://Thanhnien.vn>Thoisu, ngày 01.01.2018
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 8-9-2019; Ngày 
phản biện đánh giá: 15-10-2019; Ngày chấp nhận 
đăng: 15-01-2020).
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI

File đính kèm:

  • pdflam_gi_de_toi_uu_hoa_quan_tri_tri_thuc_so_chinh_phu_thu_vien.pdf