Kỹ thuật bel canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam

Ra đời cùng với nghệ thuật oprera, kỹ thuật Bel canto được xem là thành tựu,

đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc của nhân loại. Nó là mẫu mực cho ca hát chuyên

nghiệp, nó góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Sứ mệnh

ấy thuộc các cơ sở đào tạo thanh nhạc thế giới và ở Việt Nam.

Ngày nay, công tác đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp kỹ thuật

bel canto với nghệ thuật hát truyền thống Việt Nam được áp dụng từ thập kỷ 60 của

thế kỷ trước. Đấy là sự phối hợp ứng dụng khoa học giữa kỹ thuật thanh nhạc với

ngữ âm tiếng Việt và trở thành nguyên tắc trong đào tạo thanh nhạc chính thống ở

nhà trường.

pdf 8 trang kimcuc 8340
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ thuật bel canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật bel canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam

Kỹ thuật bel canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam
KỸ THUẬT BEL CANTO TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC VIỆT NAM
Trương Ngọc Thắng*
TÓM TẮT
Ra đời cùng với nghệ thuật oprera, kỹ thuật Bel canto được xem là thành tựu, 
đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc của nhân loại. Nó là mẫu mực cho ca hát chuyên 
nghiệp, nó góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Sứ mệnh 
ấy thuộc các cơ sở đào tạo thanh nhạc thế giới và ở Việt Nam.
Ngày nay, công tác đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp kỹ thuật 
bel canto với nghệ thuật hát truyền thống Việt Nam được áp dụng từ thập kỷ 60 của 
thế kỷ trước. Đấy là sự phối hợp ứng dụng khoa học giữa kỹ thuật thanh nhạc với 
ngữ âm tiếng Việt và trở thành nguyên tắc trong đào tạo thanh nhạc chính thống ở 
nhà trường.
ABSTRACT
The technique of Bel canto in vocal training in Vietnam
Debuting alongside the art of opera, the techniques Bel canto is considered an 
achievements and as the peak vocal technique of humanity. It is the model for pro-
fessional singing and contributes to improve the aesthetic of music for the public. 
This is a mission of all vocal training facilities in the world and in Vietnam. 
Nowadays, vocal training based on bel canto techniques combined with tradi-
tional Vietnamese singing arts has been applied since the 1960s of the last century. 
It is the application of scientific combination of vocal techniques and Vietnamese 
phonetics and has become the principle of formal vocal training.
* TS.NGƯT, Trường ĐH Văn Hiến
Mở đầu 
Kỹ thuật thanh nhạc đang được giảng dạy 
trong các cơ sở đào tạo thanh nhạc hiện nay ở 
Việt Nam là sự phối hợp các kỹ thuật thanh nhạc 
tiên tiến trên thế giới cộng với các kỹ thuật ca 
hát truyền thống của dân tộc. Một trong những 
kỹ thuật thanh nhạc đang được áp dụng để đào 
tạo ca sĩ chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo trên 
thế giới hiện nay là kỹ thuật Bel canto vốn xuất 
hiện và phát triển đồng hành với sự ra đời của 
loại hình nghệ thuật sân khấu Opera ở Italia. Kỹ 
thuật này ảnh hưởng đến việc giảng dạy thanh 
nhạc trên toàn thế giới từ nhiều thế kỷ trước cùng 
với kỹ thuật thanh nhạc hiện đại. Trong các giáo 
trình đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp hiện nay ở Việt 
Nam, phần các tác phẩm ca khúc cổ điển, ro-
mance, aria của nước ngoài chiếm một vị trí rất 
quan trọng đều có đề cập đến việc sử dụng kỹ 
thuật thanh nhạc Bel canto một cách toàn diện từ 
hơi thở, khoảng vang, vị trí, khẩu hình, nhả chữ, 
sự biểu hiện về ngôn ngữ, văn hóa và các kiến 
thức âm nhạc liên quan.
Tuy nhiên hiểu một cách cụ thể về lịch sử 
hình thành và phát triển opera mà ở đó kỹ thuật 
Bel canto đang được sử dụng và ảnh hưởng đến 
quá trình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trên 
thế giới trong đó có Việt Nam thì không phải 
sinh viên thanh nhạc nào cũng ý thức được. Mặc 
dầu trong chương trình đào tạo, học phần Lịch 
sử âm nhạc thế giới có đề cập đến lịch sử hình 
thành và phát triển opera, nhưng rất ít sinh viên 
ý thức được việc tìm hiểu sâu loại hình opera và 
kỹ thuật bel canto mà hàng ngày họ vẫn luyện 
giọng, vẫn tập hơi thở, mở khẩu hình, tập khoảng 
vang và hát các aria.
Bài viết trình bày một số nét chính về một thể 
loại đỉnh cao của nghệ thuật hát chuyên nghiệp 
đang được đào tạo tại các Trường âm nhạc và 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
43SỐ 8 - THÁNG 8/2015
các Nhạc viện, Học viện âm nhạc trên thế giới và 
Việt Nam, từ đấy hy vọng định hướng cho sinh 
viên vươn tới làm chủ kỹ thuật ca hát chuyên 
nghiệp hiện nay. 
Vài nét về quá trình hình thành và phát 
triển opera
Opera là loại hình nhạc kịch, một dạng của 
kịch mà những hành động diễn xuất của nhân vật 
hầu như được truyền đạt qua âm nhạc và giọng 
hát. Opera bắt đầu xuất hiện và biết đến nhiều 
vào khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI nhờ 
có sự liên kết với âm nhạc cổ điển của phương 
Tây. Mặt khác, Opera đồng thời cũng sử dụng 
các yếu tố của ngôn ngữ nhà hát như: Cảnh nền 
trang trí, y phục, và nghệ thuật biểu diễn trên sân 
khấu. Opera cũng có thể kết hợp với khiêu vũ và 
nhảy múa (đây là một loại hình nghệ thuật tiêu 
biểu của nước Pháp). Và cuối cùng, Opera được 
biểu diễn trong một nhà hát chuyên dụng cùng 
với những trang bị thiết yếu mà ta biết đến dưới 
tên gọi là “Opera House” (Nhà hát Opera).
Ở Việt Nam khoảng thập niên 40 một số ít 
văn nghệ sỹ tiếp cận opera qua đường Tây học 
nhưng phổ biến ở những thập niên 60, 70 của thế 
kỷ XX chủ yếu trong các cơ sở đào tạo âm nhạc 
phía Bắc.
1. Opera ra đời và phát triển ở Ý vào thời 
kỳ Phục hưng và Baroque
Do nhu cầu giải trí của giới quý tộc Ý, Opera 
đã ra đời cuối thế kỷ 16 tại thành phố Florence 
với việc thành lập các “nhóm hàn lâm” (Aca-
demia). Jacopo Peri (1561-1633) đã sáng tác vở 
opera “Dafne” vào năm 1597 với phần lời của 
nhà thơ Ottavio Rinuccini - được coi là vở opera 
đầu tiên trong lịch sử âm nhạc thế giới. Vào năm 
1600, Peri và Rinuccini lại cùng nhau sáng tác 
“Euridice”, vở opera này còn được lưu giữ đến 
ngày nay. 
Trong các Opera ta thường gặp thuật ngữ 
Aria. Đây là một loại hình có trong các tác phẩm 
opera, oratorio, cantata, messe. Aria là một trích 
đoạn hoàn chỉnh về nghệ thuật và kết cấu thường 
có hai hoặc ba đoạn dành cho diễn viên đơn ca 
với dàn nhạc đệm. Aria là những cao trào của 
cảm xúc, thể hiện đậm nhất chân dung, tính cách 
của nhân vật. Ngoài ra một số hình thức đơn ca 
khác còn được gọi: Monolog (độc thán), cava-
tina, arietta, cabaletta, arioso, ballada, ca khúc, 
romance.
Claudio Monteverdi (1567-1643) là cầu nối 
giữa thời kỳ Phục hưng và Baroque. Năm 1607 
ông sáng tác vở opera “Orfeo”, lấy cảm hứng từ 
câu chuyện Orpheus và Euridice trong thần thoại 
Hi Lạp. So với “Euridice” của Peri, thì vở opera 
của Monterverdi có những thay đổi mang tính 
cách mạng. Monterverdi được coi là một trong 
những nhạc sĩ có ảnh hưởng nhất đối với những 
thế hệ sau. 
Đến cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18, trung tâm 
opera của nước Ý chuyển từ Venice sang Naples. 
Đặc điểm nổi bật nhất của những vở Neapolitan 
opera này là sự hài hước nhẹ nhàng mở đầu cho 
những vở opera buffa (opera hài hước) sau này. 
Nhạc sĩ nổi tiếng nhất thời kì này là Alessandro 
Scarlatti (1660-1725). 
2. Sự phát triển opera tại các nước Pháp, 
Đức và Anh thời kỳ Phục hưng:
- Pháp: Năm 1647, lần đầu tiên người dân 
Pháp tiếp cận thể loại opera khi vở “Orfeo” của 
Luigi Rossi được công diễn tại Paris; tiếp theo đó 
là những vở opera của Pietro Francesco Cavalli. 
Trước đó ở Pháp, loại hình sân khấu chiếm vị 
trí chủ đạo là ballet. Chỉ đến khi có sự xuất hiện 
của Jean-Baptiste Lully (1632-1687) thì mới có 
sự ra đời của nền opera Pháp. Lully sử dụng rất 
nhiều những vũ điệu, đưa ballet trở thành một 
nhân tố tích cực trong opera. Ông cũng quan 
tâm nhiều đến hiệu quả hợp xướng - điều trước 
đây hầu như chưa thấy xuất hiện trong opera Ý. 
Những vở opera đáng chú ý của Lully là “Al-
ceste” (1674), “Atys” (1676) và “Armide et 
Rénaud” (1686). Tiếp nối Lully, Jean Philippe 
Rameau (1683-1764) cũng là một tác giả nổi 
tiếng. Những vở opera của Lully và Rameau còn 
được gọi là opera - ballet.
- Đức:Vở opera đầu tiên của nước Đức - 
“Dafne” (1627) do nhạc sĩ Heinrich Schütz 
(1582-1672) sáng tác. Âm nhạc trong toàn bộ 
tác phẩm của Schütz nói chung chịu ảnh hưởng 
từ âm nhạc Ý. Sau khi Schütz qua đời, tại Ham-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
44 SỐ 8 - THÁNG 8/2015
burg, nổi lên nhạc sĩ Reinhard Keiser (1674-
1739) người ảnh hưởng nhiều đến Nhạc sỹ Han-
del và Mozart sau này.
Georg Philipp Telemann (1681-1767)sáng 
tác khoảng 40 vở opera và được người đương 
thời đánh giá thậm chí còn cao hơn Bach và 
Handel. Sau khi Telemann qua đời, nền opera 
Đức quay lại ảnh hưởng opera Ý.
- Anh: Trước khi xuất hiện opera, ở nước 
Anh vào cuối thế kỉ 16 thịnh hành kịch mặt nạ 
(masque). Chỉ đến khi Henry Purcell (1659-
1695) xuất hiện thì nền opera Anh mới thực sự 
bắt đầu. Ông chính là người đã khai sinh ra nền 
opera Anh với vở “Dido and Aeneas” (1689). Từ 
đó hình thành Nhà hát Opera đầu tiên ở London 
năm 1671.
Sau khi Purcell qua đời, một thời gian dài nền 
opera Anh không có những tác phẩm nào đáng kể. 
Chỉ đến khi có sự xuất hiện của nhà soạn nhạc vĩ 
đại George Frideric Handel (1685-1759) thì nền 
opera Anh mới khôi phục được vị thế của mình. 
Những vở opera được Handel sáng tác trong thời 
gian này như “Rodrigo” (1707) và “Agrippina” 
(1709) đã giành được tiếng vang lớn và thu hút 
được sự chú ý của nhà hát Opera London. Han-
del được mời sang London và ngay lập tức bằng 
vở opera mang phong cách Ý “Rinaldo” (1711), 
ông đã được nhà hát mời cộng tác lâu dài. Khi 
Nhạc viện Hoàng gia thành lập, Handel đảm 
nhận trọng trách giám đốc Nhạc viện và nhạc 
trưởng chính của nhà hát opera London.
3. Nghệ thuật opera thời kỳ Cổ điển
Tuy hình thành ở Italia vào thời kì Phục 
hưng, nhưng thời kỳ này, opera chủ yếu phát 
triển tại Đức, Áo và Pháp. Đây cũng là thời kì 
nền opera châu Âu chia làm hai khuynh hướng 
chính: opera nghiêm túc (opera seria) và opera 
hài hước (opera buffa). Sân khấu opera châu Âu 
vào đầu thế kỉ 18 cần có một sự thay đổi mang 
tính bước ngoặt. Trong bối cảnh đó, opera buffa 
lên ngôi và trở thành chủ đạo của thời kỳ Cổ 
điển. Khởi nguồn từ opera Neapolitan, opera 
buffa với phong cách dí dỏm, nhẹ nhàng lấy bối 
cảnh từ chính cuộc sống hàng ngày của người 
dân, châm chọc những người thuộc tầng lớp trên 
nên dễ được quần chúng đón nhận và trở thành 
đối trọng của opera seria. Vì vậy opera buffa đã 
khẳng định được vị thế của mình vào đầu thế kỉ 
19. Nhạc sĩ tiêu biểu là Giovanni Battista Per-
golesi (1710-1736). Opera buffa “La serva pad-
rona” (1733) là vở opera buffa đầu tiên thoát ra 
khỏi lề lối một vở opera seria để công diễn độc 
lập. Pergolesi được xem là nhạc sĩ lớn đầu tiên 
sáng tác opera buffa. 
Ở Pháp và Đức opera cũng có những cải cách 
đáng kể theo hướng độc lập và có xu hướng ngày 
càng ít chịu ảnh hưởng từ opera Ý. Tại Pháp, op-
era hài hước được gọi là opera-comique tiếp thu 
và phát triển từ các vở opera buffa của Ý nhưng 
có thay đổi đáng kể, nhất là không sử dụng hát 
nói (recitativo) mà thay vào đó là hình thức đối 
thoại. Tác giả đáng chú ý là nhạc sĩ người Bỉ 
sống tại Pháp từ năm 1767 André Modeste Gré-
try (1741-1813) với vở “Richard Coeur-de-lion” 
(1875). Grétry cũng được coi là người đầu tiên 
đặt nền móng cho opéra grade. Từ giữa thế kỉ thứ 
18 hình thành thể loại singspiel (hát - diễn). 
So sánh với opera buffa hay opera-comique 
thì singspiel đối thoại nhiều hơn và mang nhiều 
âm hưởng của các bài hát dân ca Đức (lied) cùng 
với ảnh hưởng từ hài kịch dân gian Đức. Johann 
Adam Hiller (1728-1804) được coi là người 
sáng lập ra singspiel. 
Christoph Willibald Gluck (1714-1787) 
Nhạc sĩ người Đức là một nhà cải cách opera vĩ 
đại. Thời gian đầu ông sống ở Milan và đã sáng 
tác khá nhiều vở opera đã đem lại danh tiếng. 
Ông nghiên cứu âm nhạc của hầu hết các nước 
châu Âu và rồi định cư tại Vienna từ năm 1750. 
Gluck đã tiếp thu tư tưởng của phong trào Khai 
sáng và từ đó ông nung nấu ý định cải cách opera 
vì nhận thấy các vở opera đã trở nên rập khuôn 
và thiếu sâu sắc. 
Năm 1761, Gluck đã có dịp gặp gỡ và làm 
quen với nhà thơ Ranicro Calzabigi và 2 người 
bạn này đã cùng nhau viết vở opera “Orfeo ed 
Euridice”. Năm 1762, vở opera được công diễn 
lần đầu tại Vienna. Nó trở thành cột mốc quan 
trọng đánh dấu một bước tiến mới trong việc cải 
cách opera. “Orfeo ed Euridice” là một lời tuyên 
chiến quyết liệt với sự hào nhoáng bề ngoài và 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
45SỐ 8 - THÁNG 8/2015
xu hướng mua vui của giới quý tộc. Gluck có 
ảnh hưởng rõ rệt với Mozart, Weber, Berlioz và 
Wagner sau này. Tinh thần vĩ đại của Gluck được 
nhiều nhạc sĩ sau này tiếp thu và vai trò lịch sử 
của ông đã được chính thức thừa nhận. 
Thời kỳ này phải nhắc đến hai tên tuổi lừng 
lẫy:
Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) 
nhà soạn nhạc thiên tài người Áo là tác giả của 
hơn 20 vở opera trong đó có nhiều vở đã trở 
thành những kiệt tác. Với tư cách một nghệ sĩ 
piano thần đồng, thuở nhỏ Mozart đã đi biểu 
diễn tại rất nhiều nơi và tiếp thu được tinh hoa 
của nhiều loại hình âm nhạc như những bài hát 
Neapolitan, thủ pháp đối vị của Đức và các bản 
giao hưởng của Haydn. Chính điều này giúp cho 
trong các vở opera của Mozart có được sự cân 
bằng giữa các nghệ sĩ đơn ca và hợp xướng, giữa 
ca sĩ và dàn nhạc. 
Mozart kết hợp với Lorenzo da Ponte người 
chuyên viết lời cho các vở opera như: “Le nozze 
di Figaro” (1786), “Don Giovanni” (1787) và 
“Così fan tutte” (1790). Ngoài “Così fan tutte” 
là viết theo đơn đặt hàng nên có chất lượng 
nghệ thuật không cao, còn 2 tác phẩm kia đều 
là những tuyệt tác. Mozart lần đầu tiên đưa kèn 
trombone vào biên chế trong dàn nhạc, làm cho 
âm nhạc của màn cuối được vang lên ngay trong 
phần mở màn (overture). Điều này cho thấy ảnh 
hưởng của Gluck đối với Mozart. Với “Die en-
tführung aus dem Serail” (1782) và đặc biệt là 
“Die Zauberflöte” (1791) - vở opera cuối cùng 
của Mozart, singspiel đã đạt đến đỉnh cao chưa 
từng thấy. 
-Ludwig van Beethoven (1770-1827) với 
opera Fidelio (1814) là vở opera duy nhất và 
cũng là tác phẩm khiến ông tốn nhiều công sức 
nhất. Bản tiếng Đức như ngày nay chúng ta 
thưởng thức được biểu diễn lần đầu tiên vào năm 
1814. “Fidelio” là vở opera có hình thức sing-
spiel với nội dung thuộc trào lưu giải cứu opera 
(rescue opera) với các aria và recitativo có kĩ xảo 
khó. Opera “Fidelio” ra đời bắt nguồn từ cuộc 
Cách mạng Pháp 1789, chính vì vậy “Fidelio” 
còn được gọi là “Người con gái của Cách mạng 
Pháp 1789”.
Có thể nói, Beethoven là một trong những 
người tiên phong trong việc “giao hưởng hóa” 
opera. Chính vì vậy, có thể coi “Fidelio” là viên 
gạch đầu tiên của opera Lãng mạn Đức thế kỉ 19.
4. Opera và kỹ thuật Bel canto Italia thời 
kì Lãng mạn
Bel canto (hát đẹp) là một nghệ thuật hát có 
tại nước Ý từ thế kỷ 17 nhưng được phát triển 
mạnh nhất trong những thập niên đầu tiên của 
thế kỷ 19. Tại Ý đầu thế kỷ 19 đã xuất hiện 3 
nhạc sỹ: Rossini, Donizetti và Bellini với các 
vở opera mang đậm phong cách bel canto đã để 
lại cho chúng ta một kho tàng nghệ thuật thanh 
nhạc vô giá. Ba nhạc sỹ trên là những nhà soạn 
nhạc trung thành với trường phái này và cũng là 
những người đưa bel canto đến đỉnh cao nghệ 
thuật. Tên gọi của 3 nhạc sĩ cũng đồng nghĩa với 
bel canto, họ được coi là những người khổng lồ 
của Bel canto.
Các vở opera buffa của Gioacchino Rossini 
(1792-1868) là những mẫu mực cho thể loại op-
era opera nửa nghiêm túc (semiseria). Những 
sáng tác tiêu biểu trong giai đoạn 1813 - 1817 
như: “L'Italiana in Algeri” (1813), “Il Turco in 
Italia” (1814), “Il Barbiere di Siviglia” (1816) và 
“La Cenerentola” (1817). 
Bên cạnh đó Rossini cũng viết opera seria như 
các vở “Tancredi” (1813) và “Otello” (1816), 
“Le Comte Ory” (1828) và “Guillaume Tell” 
(1829) trong đó “Guillaume Tell” là tiền đề cho 
sự ra đời cho các vở opéra grande của Pháp sau 
này. Sau một thời gian dài opera Ý chìm khuất 
sau opera của Gluck và Mozart, chính Rossini 
là khiến opera Ý trở lại với vị trí vốn có của nó.
Vincenzo Bellini (1801-1835) viết các vở 
opera của mình cho các ca sỹ hàng đầu thời bấy 
giờ, chính vì vậy độ khó của tác phẩm là rấ ... i bel canto mới có thể trình diễn 
được. Bellini đã để lại 11 vở opera trong đó nổi 
tiếng nhất là bộ ba: “La Sonnambula” (1831); 
“Norma” (1831) và “I Puritani” (1835). Bellini 
qua đời ở độ tuổi 34, đúng lúc tài năng đang độ 
sung sức nhất.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
46 SỐ 8 - THÁNG 8/2015
Trung dung giữa Rossini và Bellini đồng thời 
cũng có số lượng các vở nhiều nhất là Gaetano 
Donizetti (1797-1848). Donizetti sáng tác gần 
70 vở opera. Donizetti là người tạo được sự cân 
bằng giữa chất trữ tình và kịch tính trong các 
vở opera của mình, là người có ảnh hưởng lớn 
đến Verdi sau này. Đỉnh cao nhất của Donizetti 
là các vở “L'elisir d'amore” (1832) và “Lucia di 
Lammermoor” (1835). Dù vậy, Rossini, Doni-
zetti và Bellini vẫn là những nhạc sỹ chịu ảnh 
hưởng của opera thế kỷ 18 và các tác phẩm của 
họ thể hiện chủ nghĩa lãng mạn qua ca từ nhiều 
hơn là âm nhạc. Phải đến Giuseppe Verdi (1813-
1901) ta mới thấy ông là một nhạc sỹ thiên tài, 
người đã nói lên tiếng nói của nhân dân, người 
đã cùng với những người con yêu nước đã chiến 
đấu để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh 
với quân Áo vào năm 1848. Với sự ra mắt vở 
opera “Nabucco” (1842) tại La Scala, Verdi đã 
trở thành biểu tượng không chỉ của thành phố 
Milano mà còn của cả nước Ý. Tên tuổi của 
Verdi thực sự được lưu danh trong lịch sử opera 
khi có sự xuất hiện của 3 vở opera: “Rigoletto” 
(1851), “La Traviata” (1853) và “Il Trovatore” 
(1853). Đây là những kiệt tác trong kho tàng op-
era của nhân loại và đến tận bây giờ, các nhà phê 
bình vẫn chưa thể thống nhất được với nhau đâu 
là vở xuất sắc hơn. 
Trong các năm tiếp theo,Verdi hướng đến các 
vở opera có qui mô đồ sộ hơn như “Don Carlo” 
(1867) và đặc biệt là “Aida” (1871). Khi đã ở 
tuổi ngoài 70, Verdi sáng tác một trong những vở 
xuất sắc nhất của mình là: “Otello” (1887) theo 
lời đề nghị của Arrigo Boito (1842-1918) - một 
người bạn, tác giả vở opera “Mefistofele”. Boito 
cũng chính là người khuyên Verdi sáng tác vở 
opera cuối cùng “Falstaff” (1893) và cũng là vở 
opera hài mang phong cách opera buffa nổi tiếng 
duy nhất của ông.
Trường phái chân thực (Verismo) là trường 
phái bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối 
thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với mục đích phơi bày 
hiện thực trần trụi của xã hội đương thời nhằm 
phản đối và đả kích những vở opera mang màu 
sắc thần thoại của Wagner. Có rất nhiều nhạc sỹ 
nổi tiếng thuộc trường phái Verismo, tuy nhiên 
nổi tiếng nhất phải kể đến nhạc sỹ Giacomo 
Puccini (1858-1924). Ông là tác giả của nhiều 
vở opera nổi tiếng như: “La Bohème” (1897); 
“Tosca” (1900); “Madama Butterfly” (1904) và 
“Turandot” (1824). Puccini đã đóng góp vào 
kho tàng opera thế giới những vở opera tràn đầy 
những cảm xúc mạnh mẽ với giai điệu đẹp thể 
hiện mọi cung bậc của tâm hồn. Tâm điểm trong 
các opera của ông luôn là các aria hay tuyệt đẹp 
một cách diệu kỳ. Nhiều nhà phê bình đã nhận 
xét rằng trong opera Ý, sau các tên tuổi Rossini 
và Verdi phải nói đến Puccini. 
Ngoài sự phát triển các trường phái Ý, các 
trường phái Opera khác còn phát triển và đạt đến 
đỉnh cao thuộc các thời kỳ Cổ điển, Lãng mạn, 
Hiện đại ở một số nước tiêu biểu khác như Đức, 
Áo, Anh, Pháp, Nga, Zech, Mỹ. 
5. Các trường phái Thanh nhạc tiêu biểu 
Sự hình thành và phát triển thể loại Opera như 
đã phác thảo ở trên cho thấy lịch sử của nó gắn 
liền với kỹ thuật và các trường phái khác nhau. 
Ngày nay thế giới đã hình thành nhiều trường 
phái Thanh nhạc, mỗi trường phái đã đóng góp 
cho nền âm nhạc của từng quốc gia và thế giới 
về lý luận, phương pháp trong đó có kỹ thuật Bel 
canto. Ở đây xin nêu một số trường phái tiêu biểu 
như: Trường phái Thanh nhạc cổ điển Ý, Trường 
phái Thanh nhạc Pháp, Trường phái Thanh nhạc 
Đức, Trường phái Thanh nhạc Nga, Trường phái 
Thanh nhạc Thụy Điển
Trường phái Thanh nhạc cổ điển Ý thường 
chú ý lối hát liền giọng (cantilena). Trình độ sáng 
tác và biểu diễn đạt đến trình độ cao tạo điều 
kiện phát triển kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, 
tinh xảo, phát triển phong cách hát màu sắc, hát 
rung láy, hát nhanh nhiều nốt, hát nói, điểm tựa 
của âm thanh và phương pháp phát triển hơi thở 
mà đặc biệt là kiểu thở hoành cách mô là mấu 
chốt của Trường phái Thanh nhạc Bel canto –hát 
đẹp ảnh hưởng toàn thế giới đến ngày nay. 
Trường phái Thanh nhạc Pháp đã tìm ra cơ 
cấu của các bộ phận cơ thể liên quan đến giọng 
hát.Trường phái này đã viết giáo trình hướng dẫn 
“Phương pháp hát của Nhạc viện Paris” trong 
đó chú trọng đến vấn đề hơi thở, âm khu giọng 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
47SỐ 8 - THÁNG 8/2015
hát và các bài vocalize, kỹ thuật hát mượt mà. 
Trường phái Pháp cũng xác định được giọng đầu 
và giọng ngực, giọng hỗn hợp mà sau này gọi là 
giọng medium hay giọng mixt, tiền đề cho việc 
sử dụng âm thanh đóng tiếng sau này.
Trường phái Thanh nhạc Đức đã đạt được 
những vấn đề cơ bản về hơi thở, cộng minh, vị 
trí âm thanh của các âm khu thấp, âm khu cao và 
âm khu đầu, vai trò của việc nhấc hàm ếch mềm 
và lưỡi, vai trò âm lượng của giọng hát.
Trường phái Thanh nhạc Nga đã hoàn thiện 
các bài tập cho luyện giọng trên cơ sở âm thanh 
tự nhiên kéo dài âm thanh từ thấp lên cao trên cơ 
sở hát ở phần trung của giọng. Trường phái Nga 
cũng đưa ra một số tiêu chuẩn cho việc học hát 
như về độ tuổi, cơ thể, khẩu hình, hơi thở và các 
chế độ luyện tập
Trường phái Thanh nhạc Thụy Điển đã 
đưa ra một số cơ sở lý luận về đào tạo Thanh 
nhạc, xác định âm khu của giọng hát.
Tất cả các Trường phái trên tạo nên bức tranh 
đa sắc màu và các triết lý, phương pháp đào tạo 
thanh nhạc cho Thế giới. Tùy theo tập quán văn 
hóa, sở trường của mỗi dân tộc, việc vận dụng 
trường phái thanh nhạc vào đào tạo có khác nhau. 
Vì vậy các Học viện âm nhạc vẫn đông sinh viên 
học thanh nhạc với các kỹ thuật để biểu diễn tốt 
trong các Opera cổ điển và hiện đại. Nhiều cuộc 
thi thanh nhạc thế giới và khu vực với các kỹ 
thuật bel canto và kỹ thuật thanh nhạc hiện đại 
vẫn được tổ chức hàng năm ở nhiều quốc gia thu 
hút hàng ngàn thí sinh tham gia.
6. Ca hát chuyên nghiệp Việt Nam với nghệ 
thuật Bel canto 
Từ sự ảnh hưởng của Âm nhạc Châu Âu, âm 
nhạc Pháp thâm nhập Việt Nam thông qua tôn 
giáo, các đội kèn nhà binh, các lớp dạy nhạc ở 
các trường và các tư gia của người Pháp, Op-
era đã đến với công chúng Việt Nam khá sớm 
khoảng đầu thế kỷ XX. Nếu tính các hoạt động 
ca đoàn ở Nhà thờ Công giáo thì opera còn hiện 
diện sớm hơn, nhưng để đưa vào học đường thì 
opera thực sự trở thành chuyên ngành học từ khi 
Trường âm nhạc Việt Nam ra đời năm 1956 nay 
là Học viện âm nhạc Quốc gia Hà Nội.
Thông qua đội ngũ các ca sĩ, nhà sư phạm 
được đào tạo chuyên nghiệp tại một số nước 
châu Âu, các Nhạc viện, các trường Nghệ thuật 
ở Việt Nam đã hình thành đội ngũ các nhạc sĩ 
sáng tác, ca sỹ có kỹ thuật trở thành nòng cốt 
trong việc đưa kỹ thuật bel canto vào giảng dạy. 
Tất cả các cơ sở trên là những điều kiện thuận lợi 
để opera tham gia vào ca hát chuyên nghiệp Việt 
Nam hình thành và phát triển trong giới hạn, có 
uy tín trong khu vực và quốc tế.
Ngày nay, những Nhạc viện chính quy, những 
Cơ sở đào tạo Thanh nhạc như Học viện âm nhạc 
Quốc gia Hà Nội, Nhạc viện TP.HCM, Học viện 
âm nhạc Huế, Trường đại học Văn hóa Nghệ 
thuật Quân đội, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng 
Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng 
Hợp xướng Nhạc Vũ kịch TP.HCM, tổ chức đào 
tạo có kết quả trong việc đưa opera vào giảng 
dạy thanh nhạc. Nhiều nghệ sỹ Việt Nam đạt các 
giải thưởng cao trên thế giới như Trung Kiên, Lê 
Dung, Minh Đức, Xuân Thanh, Rơchămphiang, 
Tạ Minh Tâm, Quang Thọ, Bích Thuỷ đã 
chứng minh cho sự phát triển và trưởng thành của 
nền âm nhạc Việt Nam - Ca hát chuyên nghiệp 
Việt Nam khi sử dụng nghệ thuật Bel canto. 
Có được thành tựu đó, các cơ sở đào tạo ca 
hát chuyên nghiệp đã biết kết hợp một cách hài 
hòa giữa kỹ thuật Bel canto châu Âu với kỹ thuật 
hát tròn vành rõ chữ trong truyền thống hát dân 
ca của dân tộc Việt Nam.
Trong các giáo trình, phương pháp hát dân 
tộc tròn vành rõ chữ được các giảng viên đào 
tạo Thanh nhạc tại các Nhạc viện, các Trường 
Âm nhạc xem là một nguyên tắc bất di bất dịch 
khi đào tạo ca sĩ thanh nhạc theo Trường phái 
Bel canto. Ngay từ năm 1965, trong cuộc Hội 
thảo về âm nhạc do Ban Nghiên cứu âm nhạc 
thuộc Vụ nghệ thuật - Bộ Văn hoá tổ chức, các 
nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, các chuyên gia 
thanh nhạc đã khẳng định “Tiếng hát Việt Nam 
phải tròn vành rõ chữ” là một phương châm Ca 
hát mang tính dân tộc đồng thời lại mang tính 
khoa học. Ngay từ khi Chèo cổ được hình thành 
từ xa xưa và phát triển ở đồng bằng Bắc bộ, kỹ 
năng này đã trở thành bắt buộc đối với tất cả các 
diễn viên.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
48 SỐ 8 - THÁNG 8/2015
Bất kỳ một ngôn ngữ nào thì khi nói hoặc 
hát, người nói hay người hát cũng cần đem đến 
cho người nghe những thông tin: nói cái gì? hát 
cái gì? Vì vậy mà yếu tố rõ lời trong nói hoặc 
trong hát là một nguyên tắc bắt buộc. Tuy nhiên 
trong xu hướng thế giới mở, nghệ thuật bel canto 
đã dần được xem là kỹ thuật hát chuyên nghiệp 
của nhiều nước trên thế giới. Do đó Trường phái 
Thanh nhạc cổ điển Bel canto của Italia và Châu 
Âu đã và đang tiếp tục ảnh hưởng vào các hoạt 
động đào tạo Thanh nhạc của Việt Nam là xu thế 
tất yếu. 
7. Sự tương đồng một số kỹ thuật hơi thở 
Bel canto với ca hát dân tộc 
Một điều ngẫu nhiên là kỹ thuật hơi thở của 
trường phái Bel canto của châu Âu rất gần với ca 
hát dân tộc - kỹ thuật ca hát cổ truyền, đặc biệt ở 
Tuồng, Chèo... Theo kỹ thuật này, hơi thở trong 
khi hát được đề cập và sử dụng nhiều thuật ngữ 
như: hơi bụng, hơi gan, hơi hòm, hơi lá lách, hơi 
đan điền, hơi hột...hơi ruột, hơi gan, “hát rút ruột 
rút gan, hát thể tận can tràng”.
Về phương pháp hát cộng minh: Âm lượng 
của giọng hát có được bởi sự kết hợp một cách 
khoa học và tự nhiên giữa hoạt động phát âm 
của thanh đới với việc cộng hưởng những luồng 
sóng âm ấy nhờ có các xoang vang trên đầu và 
lồng ngực (lồng ngực, vòm hầu, hàm ếch, hốc 
mũi, hốc má, hốc trán, xoang bướm). Đây cũng 
là nguyên lý và cơ chế “phát thanh” nói chung 
của tất cả các Trường phái ca hát hàn lâm chuyên 
nghiệp trên thế giới từ trước tới nay. 
Kỹ thuật Thanh nhạc Bel canto chính là nghệ 
thuật huy động, phát huy, tận dụng các khả năng 
cộng hưởng tự nhiên nói trên một cách triệt để 
nhất, nhằm mục đích khuyếch đại giọng hát, 
làm cho tiếng hát có âm lượng lớn, có cường độ 
mạnh, có sức vang to...v.v... Tuy nhiên, hát cộng 
minh hay âm thanh có vị trí không có nghĩa đơn 
thuần chỉ là con số cộng một cách máy móc, giáo 
điều các khoảng vang âm học lại với nhau để 
thành một giọng hát đẹp (!). 
Đã từng xảy ra sự ngộ nhận về phương pháp 
hát cộng minh. Hoặc là coi phương pháp hát 
cộng minh Bel canto châu Âu là không dân tộc, 
làm cho tiếng hát “nhồm nhoàm”, “ồn ào” không 
rõ lời. Ngược lại, có thái độ sùng bái cách hát 
cộng minh Bel canto châu Âu một cách nô lệ, 
mù quáng và coi cách hát truyền thống dân tộc là 
thiếu khoa học. 
Các nghệ nhân Việt Nam rất có ý thức trong 
việc sử dụng kỹ thuật này từ dân gian. Ở nghệ 
thuật Tuồng, các xoang vang (Cộng minh) được 
gọi bằng thuật ngữ hơi như hơi hòm, hơi hàm, 
hơi hầu, hơi mũi, hơi óc, hơi mé... Ở nghệ thuật 
Chèo, lại có những tên gọi như: hơi hầu âm, hơi 
mé... Nghĩa là, trong kỹ thuật ca hát cổ truyền, 
cha ông ta đã từng biết kết hợp, sử dụng tất cả 
các xoang vang tự nhiên cần thiết làm cho giọng 
hát được tăng lên, phóng ra xa hơn, vang to hơn. 
Việc biết kết hợp sự cộng hưởng âm thanh đối 
với các xoang vang của ông cha ta như vậy đâu 
phải ngẫu nhiên mà thực chất xuất phát từ sự 
hiểu biết và cảm nhận có cơ sở khoa học về âm 
học hết sức đáng lưu ý.
Như vậy, khi đề cập đến “hát theo phương 
pháp cộng minh” theo kỹ thuật Bel canto cổ điển 
châu Âu, chúng ta càng sáng tỏ thêm sự nhận 
thức về tính khoa học được đúc kết, sàng lọc qua 
kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta trong kỹ 
thuật thanh nhạc cổ truyền dân tộc. Những cụm 
tính từ : “Tròn vành - Rõ chữ ” thực chất là sự 
cụ thể hóa các biện pháp kỹ thuật về hơi thở, về 
cộng hưởng âm thanh hay cộng minh, vị trí cũng 
vậy, những quan điểm đó tạo nên tiêu chí thẩm 
mỹ thẩm âm của người Việt, phù hợp với đặc 
điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ Việt Nam từ ngàn 
xưa đến nay. 
Từ khi tiếp cận với kỹ thuật bel canto, nhiều 
nhạc sĩ, nghệ sĩ Việt Nam đã có ý thực vận dụng 
với kỹ thuật hát của dân tộc. Hai nhạc sĩ Việt 
Nam đã kết hợp nguyên lý tròn vành rõ chữ kết 
hợp với kỹ thuật Bel canto châu Âu để sáng tác 
đầu tiên các vở opera nổi tiếng là Đỗ Nhuận với 
Opera Cô Sao sáng tác năm 1964 công diễn lần 
đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội nhân dịp hai 
mươi năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 
2/9/1965 và Người tạc tượng năm 1971. Nhạc 
sĩ Nhật Lai cũng đã viết Opera Bên bờ Krongpa 
năm 1968 được giới âm nhạc Việt Nam đánh giá 
cao.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
49SỐ 8 - THÁNG 8/2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình giảng dạy Thanh nhạc - Đại học - Trung học, Thư viện Nhạc viện Hà Nội - 1991.
[2] Mai Khanh, Sách học Thanh nhạc, NXB Văn hóa, Hà Nội.
[3] Nguyễn Trung Kiên (2004), Nghệ thuật Opera Viện Âm nhạc, Hà Nội.
[4] Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm Thanh nhạc, Viện Âm nhạc, Hà Nội.
[5] Nguyễn Trung Kiên (2014), Những vấn đề sư phạm Thanh nhạc, Nxb Âm nhạc.
[6] Nguyễn Trung Kiên (1968), Tìm hiểu và phát triển giọng hát, NXB Vụ Văn hóa quần chúng.
[7] Hồ Mộ La (2005), Lịch sử nghệ thuật Thanh nhạc phương Tây, NXB Từ điển Bách khoa.
[8] Lô Thanh (1996), Giáo trình Đại học Thanh nhạc 5 năm, Đại học Nghệ thuật Huế.
[9] Lô Thanh (1991), Xây dựng và phát triển nghệ thuật Thanh nhạc Việt Nam. 
[10] Lô Thanh (1998), Thanh nhạc Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975, Trường Đại học Nghệ 
thuật Huế 
[11] Trương Ngọc Thắng (2001), Công tác đào tạo Thanh nhạc tại Trường đại học Nghệ thuật 
Huế, Luận văn cao học, Nhạc viện Hà Nội.
[12] Trương Ngọc Thắng (2007), Ca hát chuyên nghiệp Việt Nam, quá trình hình thành và phát 
triển, Luận án Tiến sĩ, Nhạc viện Hà Nội. 
Dẫu chỉ mới dừng ở mức độ thể nghiệm, 
nhưng bước đầu việc vận dụng kỹ thuật mang 
tính kinh điển của thế giới và kỹ thuật dân gian 
Việt Nam vẫn được xem là thành công đầy hứa 
hẹn.
Kết luận
Không còn nghi ngờ gì nữa, kỹ thuật Bel 
canto là thành tựu, đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc 
của nhân loại. Nó là giá trị trường tồn, là mẫu 
mực cho ca hát chuyên nghiệp. Công tác đào tạo 
thanh nhạc với các kỹ thuật bel canto kết hợp 
với nghệ thuật hát truyền thống Việt Nam vẫn 
đang phát triển ở Học viện âm nhạc Quốc gia 
Hà Nội, Nhạc viện TP.HCM, Học viện âm nhạc 
Huế, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân 
đội, các Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật 
ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Kỹ thuật 
thanh nhạc Bel canto vẫn chiếm ưu thế trong 
phần lớn các ca sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực 
ca hát chuyên nghiệp Việt Nam. Trong xu hướng 
thị trường âm nhạc hiện nay có nhiều lưa chọn, 
các phong trào có tuổi đời ngắn, dài khác nhau. 
Dù sao thì kỹ thuật bel canto vẫn có chỗ đứng. 
Nó góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc 
cho công chúng. Sứ mệnh ấy thuộc các cơ sở đào 
tạo thanh nhạc.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
50 SỐ 8 - THÁNG 8/2015

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_bel_canto_trong_dao_tao_thanh_nhac_viet_nam.pdf