Kinh tế Việt Nam 2016 - 2017: Ổn định, tạo động lực phát triển mới

Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ

được tốc độ tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn

định và được duy trì vững chắc, tăng trưởng

kinh tế đạt 6,21%, chỉ số giá tiêu dùng tăng

4,74%, thị trường tài chính có những chuyển

biến tích cực, khó khăn của doanh nghiệp trong

hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã có dấu

hiệu giảm bớt. Xuất – nhập khẩu được đánh giá

vẫn là điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng vẫn

duy trì ở mức cao. Với kết quả tái cơ cấu doanh

nghiệp nhà nước (DNNN) đã phát đi những tín

hiệu tích cực để tiến trình cải cách DNNN về

đích một cách hiệu quả. Kết quả khả quan đó

tạo sức bật cho phát triển kinh tế năm 2017.

Mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,

phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt

6,7% GDP, chú trọng cải thiện chất lượng tăng

trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Năm

2017 cần phải tiếp tục tạo môi trường thuận lợi

cho sản xuất kinh doanh, chú trọng thực hiện

một cách đồng bộ và có hiệu quả cải cách thủ

tục hành chính, chủ động hội nhập thương mại

quốc tế theo các hiệp định thương mại tự do đã

được ký kết: FTA, AEC.

Để thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh

tế năm 2017, cần phải triển khai mạnh mẽ các

chính sách, biện pháp xây dựng hệ thống đổi

mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ

trong cả nước và các ngành để tạo ra những

kết quả mang tính bước ngoặt trong chuyển

dịch cơ cấu và mô hình tăng trưởng.

pdf 13 trang kimcuc 16220
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế Việt Nam 2016 - 2017: Ổn định, tạo động lực phát triển mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế Việt Nam 2016 - 2017: Ổn định, tạo động lực phát triển mới

Kinh tế Việt Nam 2016 - 2017: Ổn định, tạo động lực phát triển mới
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017 
Trang 5 
Kinh tế Việt Nam 2016 - 2017: Ổn định, tạo 
động lực phát triển mới 
 Nguyễn Văn Luân 
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: luannv@uel.edu.vn 
(Bài nhận ngày 13 tháng 02 năm 2017, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 10 tháng 3 năm 2017) 
TÓM TẮT 
Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ 
được tốc độ tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn 
định và được duy trì vững chắc, tăng trưởng 
kinh tế đạt 6,21%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 
4,74%, thị trường tài chính có những chuyển 
biến tích cực, khó khăn của doanh nghiệp trong 
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã có dấu 
hiệu giảm bớt. Xuất – nhập khẩu được đánh giá 
vẫn là điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng vẫn 
duy trì ở mức cao. Với kết quả tái cơ cấu doanh 
nghiệp nhà nước (DNNN) đã phát đi những tín 
hiệu tích cực để tiến trình cải cách DNNN về 
đích một cách hiệu quả. Kết quả khả quan đó 
tạo sức bật cho phát triển kinh tế năm 2017. 
Mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, 
phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 
6,7% GDP, chú trọng cải thiện chất lượng tăng 
trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Năm 
2017 cần phải tiếp tục tạo môi trường thuận lợi 
cho sản xuất kinh doanh, chú trọng thực hiện 
một cách đồng bộ và có hiệu quả cải cách thủ 
tục hành chính, chủ động hội nhập thương mại 
quốc tế theo các hiệp định thương mại tự do đã 
được ký kết: FTA, AEC. 
Để thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh 
tế năm 2017, cần phải triển khai mạnh mẽ các 
chính sách, biện pháp xây dựng hệ thống đổi 
mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ 
trong cả nước và các ngành để tạo ra những 
kết quả mang tính bước ngoặt trong chuyển 
dịch cơ cấu và mô hình tăng trưởng. 
Từ khóa: Ổn định kinh tế, tạo động lực phát triển mới. 
1. GIỚI THIỆU 
Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 
2020, đồng thời cũng là năm chuyển tiếp thực 
hiện giai đoạn cuối chiến lược phát triển kinh tế 
- xã hội 2011 – 2020. Năm 2017 đóng vai trò 
có tính quyết định đối với “tái cấu trúc nền 
kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng”. Có thể nói, trong những năm vừa qua 
Việt Nam đã có nhiều nổ lực trong việc ổn định 
kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế và cải cách 
thể chế. Điều này đã tạo nên những cơ sở và 
nền tảng cho sự phát triển; đó là: (i) kinh tế vĩ 
mô ổn định; (ii) môi trường đầu tư, kinh doanh 
ngày càng thông thoáng hơn; (iii) việc mở rộng 
ngày càng sâu rộng với các Hiệp định thương 
mại tự do (FTA) và ký kết hiệp định song 
phương ngày càng được mở rộng. 
Kết thúc năm 2016, kinh tế vĩ mô tiếp tục 
ổn định, giá tiêu dùng tăng thấp. Chỉ số giá tiêu 
dùng (CPI) tăng 4,74% so với năm 2015, kiểm 
soát được lạm phát ở mức vừa phải. Kinh tế 
tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng GDP 
năm 2016 đạt 6,21%. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q1 - 2017 
Trang 6 
Năm 2016 cũng là năm Việt Nam tham gia 
ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế 
giới thông qua hàng loạt hiệp định thương mại 
tự do (FTA) song phương và đa phương, trong 
đó đáng chú ý là FTA Việt Nam – EU, FTA 
liên minh kinh tế Á-Âu: Nga, Belarus, 
Kazaskhtan, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Cộng 
đồng kinh tế ASEAN (AEC), 
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2017 đã 
được Quốc hội thông qua là: (i) Tổng sản phẩm 
trong nước tăng 6,7%; (ii) Tốc độ tăng giá tiêu 
dùng bình quân khoảng 4%; (iii) Tổng kim 
ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; (iv) Tỷ lệ nhập 
siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 
3,5%; (v) Tỷ lệ bội chi ngân sách khoảng 5% 
so với GDP; (vi) Tổng vốn đầu tư phát triển xã 
hội khoảng 31,5% GDP; (vii) Tỷ lệ thất nghiệp 
ở khu vực thành thị dưới 4%. 
Với những cải cách đang được thực hiện 
một cách đồng bộ và quyết liệt, cùng đà hồi 
phục của nền kinh tế, khả năng thực hiện mục 
tiêu tăng trưởng 6,7% GDP sẽ là hiện thực hóa 
trong năm 2017. 
2. BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM 
2016: ỔN ĐỊNH VÀ BÙNG NỔ VỀ PHÁT 
TRIỂN DOANH NGHIỆP 
2.1. Tăng trưởng kinh tế 
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 
6,21%; con số này thấp hơn so với dự tính 6,3-
6,5% được báo cáo trước Quốc hội tháng 10 
năm 2016, không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 
2016 là 6,7% (xem hình 1). 
Hình 1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với kế hoạch những năm qua 
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
5,50% 5,80% 
6,20% 
6,70% 
5,42% 
5,98% 
6,68% 
6,21% 
2013 2014 2015 2016
Đơn vị: % 
Kế hoạch Thực hiện 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017 
Trang 7 
Tăng trưởng GDP năm 2016 vẫn đạt được ở cả 3 nhóm ngành của nền kinh tế 
Hình 2. Tốc độ tăng GDP của các nhóm ngành năm 2016 
Nguồn: Tổng Cục Thống kê 
Hình 2 cho thấy, đóng góp chủ yếu vào 
mức tăng GDP năm 2016 là khu vực công 
nghiệp – xây dựng (tăng 7,57%) và dịch vụ 
(6,89%). Ngành nông nghiệp chỉ đóng góp 
1,36% vào mức tăng trưởng chung. Do tình 
hình thiên tai, bão lũ, hạn hándiễn biến phức 
tạp, năm 2016 thiên tai đã gây thiệt hại gấp 2 
lần so với mọi năm, tổng thiệt hại ước tính lên 
tới gần 40 nghìn tỷ đồng. Đây chính là nguyên 
nhân khiến tăng trưởng ngành nông nghiệp lần 
đầu tiên rơi xuống mức âm, làm giảm 0,3% 
GDP. Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng 
tăng cao hơn tốc độ tăng chung, trong đó ngành 
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,9%. 
Tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ cũng 
tăng cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế, 
và ngành này tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất 
(40,92%) trong ba nhóm ngành. Nhìn chung, 
tăng trưởng kinh tế vẫn đạt được ở cả 3 nhóm 
ngành; chính vì vậy, cơ cấu GDP theo nhóm 
ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng nhóm 
ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tiếp 
tục tăng, nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy 
sản tiếp tục giảm. Đây là xu hướng phù hợp với 
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa 
nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo 
hướng hiện đại. 
Năm 2016 GDP đạt khoảng 4.575 tỷ đồng, 
theo tỷ giá hối đoái bình quân năm 2016 đạt 
khoảng 205,5 tỷ USD, tăng so với mức 192,42 
tỷ USD của năm 2015. Với tỷ lệ tăng dân số 
1,07%, GDP bình quân đầu người đạt 2.217 
USD, cao hơn mức 2.109 USD năm 2015. Nếu 
tính theo sức mua tương đương đạt 6.069 
USD/người – lần đầu tiên vượt mốc 6.000USD 
và có tốc độ tăng cao hơn năm 2015 (5% so với 
2,7%). 
Bên cạnh những kết quả đạt được, tăng 
trưởng GDP năm 2016 cũng còn những hạn chế 
và bất cập. Tốc độ tăng thấp hơn năm trước 
(6,68%) và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra 
(6,7%). Do tốc độ tăng GDP bị sụt giảm, nên 
bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ 
nước ngoài/GDP tăng lên sát với mức trần. 
GDP bình quân đầu người tăng lên nhưng vẫn 
còn thấp, chênh lệch về mức tuyệt đối vẫn tăng 
lên và vẫn tụt hậu xa so với nhiều nước. Chất 
lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện, 
hiệu quả đầu tư và năng suất lao động lại giảm 
xuống (suất đầu tư tăng lên, năm 2015 từ 4,9 
lần lên 5,1 lần năm 2016). 
6,21% 
1,36% 
7,57% 
6,98% 
Toàn bộ nền kinh tế Nông, lâm - thủy sản Công nghiệp - xây 
dựng 
Dịch vụ 
Đơn vị: % 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q1 - 2017 
Trang 8 
2.2. Giá cả và lạm phát 
Năm 2016, với một số yếu tố được cải thiện 
về môi trường kinh doanh, chính sách tiền tệ, 
lãi suất, chi tiêu và đầu tư công, chính sách 
thuể, chính sách tỷ giáđã có tác động “mạnh” 
đến nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 
tháng 12 tăng 0,23% so với tháng trước. Tính 
chung cả năm, CPI tăng 4,74% so với năm 
2015. Tính bình quân năm 2016, chỉ số giá tiêu 
dùng cao hơn năm 2015 là 2,66%, nhưng thấp 
hơn so với giới hạn 5% được phê duyệt. CPI 
năm 2016 thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP; 
đây là một quan hệ hợp lý trong quan hệ giữa 
tăng trưởng và lạm phát. GDP thực tăng lên, 
hiệu quả của tăng trưởng GDP tăng lên. 
Tốc độ tăng CPI năm 2016 cao hơn năm 
2014 và 2015, nhưng đã đạt được mục tiêu theo 
Nghị quyết của Quốc hội. Đây là kết quả của 
việc chuyển đổi tư duy điều hành từ “kiềm chế 
lạm phát” sang “kiểm soát lạm phát theo mục 
tiêu”. Việc kiểm soát được lạm phát theo mục 
tiêu tác động đến lòng tin đối với giá trị của 
đồng nội tệ (VN đồng), và tác động đến mọi 
hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là tăng 
trưởng kinh tế. 
Những yếu tố làm cho CPI năm 2016 tăng, 
nhưng vẫn ở dưới mức 5% là do giá hàng nhập 
khẩu bình quân năm tính bằng USD của năm 
2016 giảm. Tăng trưởng tín dụng trong năm 
thấp hơn so với các năm trước, mức lãi suất 
giảm nhẹ. Bội chi ngân sách nhà nước được bù 
đắp bằng vay trong nước và vay nước ngoài; 
tuy có làm cho nợ công, nợ chính phủ, nợ nước 
ngoài tăng lên, nhưng không trực tiếp gây ra 
lạm phát tức thời. CPI tăng không hoàn toàn do 
lạm phát tiền tệ, mà chủ yếu do điều chỉnh giá 
dịch vụ y tế, giáo dụcCPI năm 2016 tăng chủ 
yếu là do tổng cầu tăng cao hơn tổng cung. 
Tổng cầu tăng cao hơn thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu 
tư phát triển toàn xã hội/GDP năm 2016 cao 
hơn năm 2015 (năm 2016 là 33% so với 32,6% 
của năm 2015). Tổng cung tăng chậm hơn là do 
tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn năm 2015 
(6,21% so với 6,68%), một phần do chuyển từ 
nhập siêu năm trước (3,454 tỷ USD) sang xuất 
siêu trong năm 2016 (2,68 tỷ USD). 
2.3. Việc làm và thất nghiệp 
Theo số liệu thống kê, lao động từ 15 tuổi 
trở lên đang làm việc so với dân số đạt 57,5%, 
tỷ lệ phụ thuộc là 42,5%. Như vậy, Việt Nam 
vẫn còn đang trong thời kỳ có cơ cấu “dân số 
vàng”, đây vẫn là cơ hội để tận dụng và khai 
thác nguồn lao động nếu có sự quan tâm và có 
chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao 
động, tăng năng suất lao động, tạo việc làm cho 
lực lượng lao động trẻ, bảo đảm an sinh xã hội 
cho người cao tuổi. 
Theo hình 3, năm 2016 số lao động từ 15 
tuổi trở lên đang làm việc là 53,3 triệu người 
đông hơn lực lượng lao động trong tuổi là 5,6 
triệu người, nhờ 6,7 triệu người trên tuổi còn 
tham gia lao động, số này vừa bổ sung số người 
đang làm việc, vừa bù cho số người trong độ 
tuổi lao động chưa tham gia làm việc. Số lao 
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc liên tục 
tăng lên qua các năm. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017 
Trang 9 
Hình 3. Lao động đang làm việc qua các năm (nghìn người) 
Nguồn: Tổng Cục Thống kê 
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo 
hướng tích cực; tỷ trọng lao động trong khu 
vực nhà nước giảm, khu vực ngoài nhà nước và 
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, chiếm 
tỷ trọng lớn trong nền kinh tế (90,2%). Theo 
nhóm ngành kinh tế, tỷ trọng lao động làm việc 
trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản 
giảm, tỷ trọng lao động đang làm việc trong 
nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và nhóm 
ngành dịch vụ tăng. Cơ cấu lao động tiếp tục 
chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng tỷ 
trọng lao động đang làm việc trong ngành 
nông, lâm nghiệp – thủy sản vẫn còn cao 
(41,9%); ngành công nghiệp – xây dựng 
(22,7%); ngành dịch vụ (33,3%). Tỷ lệ lao 
động qua đào tạo tuy tăng lên nhưng hiện còn ở 
mức thấp; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý về 
ngành nghề. Mức năng suất lao động tính bằng 
USD của Việt Nam chỉ bằng 4,4% của 
Singapore, bằng 17,4% của Malaysia, bằng 
35,2% của Thái Lan, bằng 48,8% của 
Indonesia. 
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 
của Việt Nam thuộc loại thấp (2,3%), nhưng về 
số tuyệt đối cũng đã lên tới 1,1 triệu người. Ở 
Việt Nam, khu vực phi chính thức còn chiếm tỷ 
trọng lớn (55,9%), nên một lực lượng lao động 
đáng kể trong nền kinh tế làm việc ít thời gian 
hơn, với thu nhập thấp, bấp bênh. Số thanh niên 
từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao 
(7,04%), khoảng 15 người có 1 người thất 
nghiệp, trong đó có cả những người tốt nghiệp 
đại học, cao đẳng. 
2.4. Xuất – nhập khẩu hàng hóa 
Xuất khẩu 
Năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 
175,9 tỷ USD, tăng 8,6%. Cao hơn tốc độ tăng 
7,9% của năm 2015. Cao hơn tốc độ tăng 
6,21% của GDP năm 2016. Tốc độ tăng xuất 
khẩu năm 2016 tương đối cao trong điều kiện 
tăng trưởng xuất khẩu của nhiều nước lại giảm 
xuống. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa/GDP tiếp tục 
tăng lên, từ 83,8% lên 84,8%. Cơ cấu mặt hàng 
tiếp tục chuyển dịch theo hướng tỷ trọng hàng 
thô và mới sơ chế giảm, tỷ trọng hàng chế biến 
hoặc đã tinh chế tiếp tục tăng lên. Có 25 mặt 
hàng đạt trên 1 tỷ USD, riêng mặt hàng điện 
thoại vượt mốc 30 tỷ USD. Doanh nghiệp FDI 
đã có những đóng góp quan trọng trong việc 
đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm tỷ trọng lớn 
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 
Năm 2016, xuất khẩu của các doanh nghiệp 
FDI chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất 
khẩu của cả nước. 
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 
năm 2016 vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng 
10% theo mục tiêu đề ra. Cơ cấu xuất khẩu vẫn 
52.207,8 
52.744,6 52.840,0 
53.291,1 
2013 2014 2015 2016
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q1 - 2017 
Trang 10 
còn mang nặng tính gia công, lắp ráp, nên thực 
thu ngoại tệ còn thấp. 
Nhập khẩu 
Kim ngạch nhập khẩu năm 2016 là 173, 26 
tỷ USD. Cả nước xuất siêu 2,68 tỷ USD. Như 
vậy, năm 2016 Việt Nam đã không phải nhập 
siêu như kế hoạch (khoảng 8,9 tỷ USD) mà còn 
chuyển vị thế từ nhập siêu 3,454 tỷ USD năm 
2015 sang xuất siêu trong năm 2016 lên tới 
2,68 tỷ USD. Do việc ổn định nguồn nhập khẩu 
nên nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với 
việc duy trì xuất khẩu và tăng trưởng xuất khẩu 
nên các mặt hàng nhập khẩu sau khi vào FTA 
đã ký kết tập trung tăng mạnh vào nguyên liệu 
phục vụ sản xuất trong nước gồm chất dẻo 
nguyên liệu, dược phẩm, máy móc thiết bị, 
dụng cụ phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da 
giàyTỷ trọng nhập khẩu từ một số thị trường 
chính gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, 
Singapore, Thái Lanchiếm khoảng trên 70%. 
Do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 
so với các nước trong khu vực Châu Á là khá 
tương đồng và sức cạnh tranh của hàng hóa 
Việt Nam thấp nên mức tăng trưởng nhập khẩu 
có những thời điểm cao hơn mức tăng trưởng 
xuất khẩu (đặc biệt là Trung Quốc và Hàn 
Quốc). 
2.5. Đầu tư nước ngoài (FDI) 
Năm 2016 thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài cũng là một điểm sáng trong bức tranh 
kinh tế của cả nước. Tổng vốn FDI thực hiện 
ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 
2015; tổng vốn đăng ký ước đạt 24,372 tỷ 
USD. FDI năm 2016 vẫn là khu vực phát triển 
năng động nhất với tốc độ tăng trưởng cao hơn 
tốc độ tăng trưởng của cả nước. Tỷ trọng đóng 
góp của FDI trong GDP đạt trên 20,5%, cao 
hơn năm 2015. Đóng góp của FDI vào ngân 
sách ngày càng tăng, năm 2016 đạt gần 6,0 tỷ 
USD; tạo việc làm trực tiếp cho 3,55 triệu lao 
động và hàng vạn lao động gián tiếp khác. FDI 
tiếp tục góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh 
tế với nhiều ngành nghề, sản phẩm công 
nghiệp, dịch vụ mới góp phần thúc đẩy tiến 
trình hội nhập ngày càng sâu rộng kinh tế quốc 
tế của Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý 
kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện thể 
chế kinh tế thị trường, nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động 
(Xem bảng 1). 
Bảng 1. Đóng góp FDI năm 2013 - 2016 
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 
1 Đóng góp FDI trong GDP (%) 19,55% 20,09% 20,1% 20,5% 
2 Tốc độ tăng trưởng cả nước (%) 5,42% 5,98% 6,68% 6,21% 
3 Tốc độ tăng GDP khu vực FDI (%) 6,7% 7,18% 10,71% 12,0% 
4 Nộp ngân sách (triệu USD) 5.000 5.430 5.800 6.000 
5 Lao động cuối kỳ (1.000 người) 1.785,7 2.70 ... ất, 
Nga và Brasil sẽ chặn được đà suy giảm kinh tế 
và bắt đầu có tăng trưởng dương. Kinh tế 
Trung Quốc vẫn trong xu hướng giảm tốc, năm 
2017 tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%, đây là 
mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1991 đến 
nay. 
Sự phục hồi kinh tế toàn cầu cũng kéo theo 
giá cả các hàng hóa cơ bản trên thế giới tăng do 
cầu tăng. Lạm phát ở các nước tăng trở lại. IMF 
dự báo chỉ số giá tiêu dùng các nền kinh tế mới 
nổi sẽ tăng khoảng 4,5%, các nền kinh tế phát 
triển tăng 1,7% so với mức 0,7% năm 2016. Ủy 
ban Châu Âu dự báo lạm phát Châu Âu sẽ tăng 
ở mức 1,7-1,8%. Theo UNCTAD dòng vốn đầu 
tư nước ngoài sẽ phục hồi vào năm 2017, và 
với mức tăng hoảng 10%. Xu hướng dòng vốn 
FDI năm 2017 chủ yếu lại chạy vào các nước 
phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, 
Úc, EU,và giảm tại một số nền kinh tế đang 
phát triển khu vực APEC. 
Bên cạnh sự phục hồi của nền kinh tế toàn 
cầu, năm 2017 nền kinh tế thế giới đối mặt với 
những khó khăn và thách thức mới như thương 
mại toàn cầu có xu hướng giảm trong khi bảo 
hộ thương mại và chủ nghĩa dân tộc cực đoan 
(chủ nghĩa dân túy) ở một số quốc gia tăng lên, 
cộng với tác động của biến đổi khí hậu và cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh 
mẽcác chính sách kinh tế của tân thống 
thống Mỹ Donald Trump (rút khỏi TPP, cải 
cách thuế theo hướng có lợi cho doanh nghiệp 
– giảm thuế kinh doanh từ 35% xuống còn 
15%; rào biên giới, hạn chế nhập cư) có thể 
kéo theo nhiều thay đổi của nền kinh tế Mỹ 
cũng như kinh tế và tiền tệ thế giới. Dự báo 
trong năm 2017, Fed sẽ tăng lãi suất thêm 2 
hoặc 3 lần khiến đồng USD có xu hướng tăng 
giá. Những diễn biến nêu trên có thể tác động 
không thuận đến tăng trưởng, xuất khẩu, kiểm 
soát lạm phát cũng như thị trường ngoại hối 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017 
Trang 13 
trong nước. 
3.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017 
Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện nhiệm 
vụ kế hoạch 5 năm 2016 – 2020; theo đó, tăng 
trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng vẫn 
giữ được tốc độ tăng cao nhưng vẫn thiếu bền 
vững nếu những tồn tại mang tính cơ cấu của 
nền kinh tế chưa được giải quyết một cách triệt 
để. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế 
năm 2017 là: (i) Tổng sản phẩm trong nước 
(GDP) tăng 6,7%; (ii) Tốc độ tăng giá tiêu 
dùng bình quân khoảng 4%; (iii) Tổng kim 
ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; (iv) Tỷ lệ nhập 
siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 
3,5%; (v) Tỷ lệ bội chi ngân sách khoảng 5% 
so với GDP; (vi) Tổng vốn đầu tư phát triển xã 
hội khoảng 31,5% GDP; (vii) Tỷ lệ thất nghiệp 
ở khu vực thành thị dưới 4% 
Mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, 
phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2017 cao hơn 
năm 2016, chú trọng cải thiện chất lượng tăng 
trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Đẩy 
mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu 
nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng 
trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu 
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến 
khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp... 
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ 
phục hồi mạnh trong giai đoạn 2017 – 2020 
nhờ vào hàng loạt các yếu tố hỗ trợ từ giá hàng 
hóa thấp, lực đẩy từ các doanh nghiệp đầu tư 
nước ngoài, nhu cầu bên ngoài, cùng với những 
cải cách thể chế. Trong điều kiện không có 
những đột biến, nếu khai thác tốt những cơ hội, 
tận dụng được điều kiện thuận lợi, nền kinh tế 
Việt Nam sẽ bắt đầu chu kỳ phục hồi mới. 
Trong năm 2017, Chính phủ Việt Nam vẫn 
kiên trì thực hiện chính sách ổn định hóa kinh 
tế vĩ mô nhằm hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó 
khăn về vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh 
nghiệp nhỏ và vừa, khu vực nông nghiệp, nông 
thôn, lĩnh vực xuất khẩu. Trong đó có một số 
giải pháp về kinh tế như: (1) điều hành chính 
sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách 
linh hoạt, nhất là chi tiêu công, cơ cấu lại thu 
chi ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ nợ 
công, xử lý có hiệu quả nợ đọng xây dựng cơ 
bản, nợ đọng thuế, triệt để thực hành tiết kiệm. 
Kiểm soát và điều hành chính sách tiền tệ, nhất 
là chính sách tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín 
dụng; (2) tập trung tháo gỡ khó khăn cho khu 
vực kinh tế trong nước, thực hiện các giải pháp 
có hiệu quả hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp 
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị 
trường, cải thiện môi trường đầu tư;(3) đẩy 
mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô 
hình tăng trưởng, triển khai 5 nội dung và 10 
nhiệm vụ ưu tiên trong kế hoạch tái cơ cấu nền 
kinh tế giai đoạn 2016 – 2020; (4) đẩy mạnh 
cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, 
lãng phí, buôn lậu, gian lận thương mại, tạo 
môi trường cạnh tranh bình đẳng. 
Những cải cách về thể chế kinh tế đã và 
đang triển khai một cách đồng bộ và mạnh mẽ, 
tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành mang 
tính thị trường hơn, nguồn lực xã hội có điều 
kiện huy động tốt hơn. Hệ thống pháp luật đã 
và sẽ tiếp tục hoàn thiện phù hợp với thông lệ 
quốc tế, với cam kết hội nhập, sẽ có tác động 
cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh cho 
doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh sẽ được 
lành mạnh hơn, tạo cơ hội cho các doanh 
nghiệp làm ăn chân chính, cạnh tranh bằng 
chính năng lực của mình; đồng thời cũng làm 
mất đi những doanh nghiệp làm ăn không chính 
đáng, không dựa trên năng lực của chính mình. 
Cải cách hành chính sẽ tiến hành mạnh mẽ; 
nội dung và phương thức quản lý hành chính 
Nhà nước sẽ được đổi mới phù hợp với khuôn 
khổ cam kết WTO, FTA, AEC, tính công 
khai, minh bạch trong chính sách và trong các 
loại dịch vụ hành chính công sẽ được thúc đẩy, 
nên sẽ tạo thuận lợi hơn trong hoạt động sản 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q1 - 2017 
Trang 14 
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự hỗ trợ 
của Nhà nước đối với doanh nghiệp thông qua 
đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 
chính là nội dung thực hiện vai trò của: Nhà 
nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng 
phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư 
kinh doanh. 
Với những cải cách đang được thực hiện 
một cách đồng bộ và quyết liệt, nền kinh tế ổn 
định và tiếp tục phục hồi với đà tăng trưởng 
cao, khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng 
6,7% GDP sẽ là hiện thực hóa trong năm 2017. 
Tăng trưởng kinh tế năm 2017 thuận lợi hơn 
chủ yếu nhờ vào yếu tố bên trong của nền kinh 
tế, cầu nội địa mạnh lên, xuất khẩu vẫn duy trì 
với tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 6 - 7%), 
mức lạm phát thấp và niềm tiên vào đường lối 
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 
mà Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam 
đã đề ra. Đây là cơ sở vững chắc cho tăng 
trưởng trong thời kỳ trung hạn, và là thời điểm 
thích hợp để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo 
thêm khoảng đệm chính sách thông qua những 
nổ lực kiên quyết để kiểm soát và kiềm chế 
những mất cân đối trong nền kinh tế và giải 
quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại trong tái 
cơ cấu nền kinh tế. 
Việc phục hồi tổng cầu, với đầu tư tư nhân 
tăng nhanh do được cải thiện môi trường kinh 
tế vĩ mô cùng những cải cách thể chế sẽ tạo nên 
niềm tin cho doanh nghiệp. Đặc biệt, với việc 
tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh 
tế thế giới thông qua hàng loạt hiệp định 
thương mại tự do (FTA) song phương và đa 
phương, trong đó đáng chú ý là FTA Việt Nam 
– EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Cộng đồng 
kinh tế ASEAN,, Việt Nam đang đứng trước 
cơ hội lớn để tăng cường thu hút đầu tư và mở 
rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều 
bộ luật sửa đổi như: Luật Đầu tư, Luật Doanh 
nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực 
sẽ tạo điều kiện cải thiện năng lực cạnh tranh 
toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam. Tổng cung 
cũng được cải thiện nhờ quá trình tái cơ cấu 
nền kinh tế đã phát huy tác dụng đối với năng 
suất của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản 
xuất của nền kinh tế. Hơn nữa, giá cả hàng hóa 
trên thị trường thế giới có xu hướng tiếp tục 
giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp cắt 
giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy tổng cung trong 
nước. 
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự 
toán ngân sách nhà nước năm 2017, đẩy nhanh 
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển 
đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện thắng lợi 
mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%; tăng trưởng 
gắn liền với chất lượng và hiệu quả. Theo đó; 
chú trọng tạo dựng và duy trì cấu trúc tăng 
trưởng hợp lý, thể hiện rõ mô hình tăng trưởng 
theo chiều sâu. Chú trọng việc nâng cao hiệu 
quả đầu tư, nhất là đầu tư công, hiệu quả sử 
dụng lao động hướng vào các cực tăng trưởng 
dài hạn của nền kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế 
tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn 
2017 – 2020. 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Kết luận 
Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam có bước 
phát triển khả quan hơn, kinh tế vĩ mô ổn định 
và được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế 
phục hồi rõ nét, thị trường tài chính có những 
chuyển biến tích cực, khó khăn của doanh 
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh 
cũng đã có dấu hiệu giảm bớt. Xuất – nhập 
khẩu được đánh giá vẫn là điểm sáng khi tốc độ 
tăng trưởng vẫn duy trì ở mức cao. Với kết quả 
tái cơ cấu DNNN đã phát đi những tín hiệu tích 
cực để tiến trình cải cách DNNN về đích một 
cách hiệu quả. Kết quả khả quan đó tạo đà cho 
phát triển kinh tế năm 2017. 
Năm 2017 cần tiếp tục tạo môi trường thuận 
lợi cho sản xuất kinh doanh, chú trọng thực 
hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả cải cách 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017 
Trang 15 
thủ tục hành chính, chủ động hội nhập thương 
mại quốc tế theo các hiệp định thương mại tự 
do đã được ký kết, phát triển thị trường trong 
và ngoài nước, đảm bảo cân đối cung – cầu 
hàng hóa và dịch vụ. Trên cơ sở nội dung và 
yêu cầu của đề án tái cấu trúc nền kinh tế và 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Để vượt qua 
được “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn 
cần phải thực hiện chiến lược tăng trưởng 
nhanh trong thời gian tới gắn với chất lượng, 
hiệu quả và khả năng duy trì lâu dài. Chú trọng 
tạo dựng và duy trì cấu trúc tăng trưởng hợp lý, 
ngày càng thể hiện rõ mô hình tăng trưởng theo 
chiều sâu. Chú trọng việc nâng cao hiệu quả 
đầu tư, hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học 
công nghệ gắn liền với đổi mới tư duy và sáng 
tạo, tạo tiền đề đột phá về năng suất lao động. 
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và vận hành một 
cách thông suốt, có hiệu quả; tạo động lực thúc 
đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững 
trong năm 2017 và những năm tiếp theo. 
Khuyến nghị 
Để thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế 
năm 2017, cần phải triển khai mạnh mẽ các 
chính sách, biện pháp xây dựng hệ thống đổi 
mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ 
trong cả nước và các ngành để tạo ra những kết 
quả mang tính bước ngoặt trong chuyển dịch cơ 
cấu và mô hình tăng trưởng. 
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi phát triển 
hoạt động sản xuất – kinh doanh, giúp cho nền 
kinh tế nói chung, ngân sách nhà nước nói 
riêng được cải thiện và tăng trưởng bền vững. 
Theo đó, cần có giải pháp tổng thể, quyết liệt 
để tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả 
hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh 
nghiệp và của nền kinh tế trên cơ sở tiến hành 
cải cách thể chế một cách sâu rộng, tạo môi 
trường kinh doanh thông thoáng và bình đẳng 
cho doanh nghiệp. 
Muốn phát triển ổn định, cần phải tiếp tục 
đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, 
tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân 
phát triển, đồng thời thúc đẩy phát triển mạnh 
mẽ thị trường vốn, tạo điều kiện cho doanh 
nghiệp tiếp cận được vốn dễ dàng, thuận lợi và 
ổn định hơn. Nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ 
của người lao động; đây chính là lực lượng lao 
động quan trọng tạo ra động lực phát triển cho 
doanh nghiệp, và cho cả nền kinh tế. 
Cần tận dụng cơ hội từ các hiệp định 
thương mại tự do (FTA) song phương và đa 
phương, để chuyển hướng nhập khẩu nguyên 
vật liệu đầu vào và tăng cường thu hút đầu tư từ 
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các nền 
kinh tế phát triển khác. Trong đó, chú trọng vào 
những ngành sản xuất có tác động lan tỏa tới 
kinh tế và là ngành mũi nhọn của nền kinh tế. 
Đồng thời chuyển hướng sản xuất và xuất khẩu 
những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam có lợi 
thế cạnh tranh sang các thị trường mới nổi. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q1 - 2017 
Trang 16 
Vietnam Economy 2016 - 2017: Stable, new 
impetus for development 
 Nguyen Van Luan 
University of Economics and Law, VNU HCM - Email: luannv@uel.edu.vn 
ABSTRACT 
In 2016, Vietnam still keeps a high 
economic growth and a stable macroeconomy 
as evidenced by a GDP of 6,21% and CPI of 
4,74%; financial markets have stimulating 
changes while difficulties of enterprises showed 
signs of abatement. With a sustained high 
growth rate, import-export is supposed to be a 
highlight of the Vietnam economy. Results of 
the restructuring of state-owned companies 
have transmitted positive signals about its final 
phase. Those outcomes created impetus for the 
economic development in 2017. 
The targets for the Vietnam economy in 
2017 is to achieve macroeconomic stability, an 
economic growth of 6,7% with an emphasis on 
development quality and sustainability. 
It is necessary to continue to create 
favorable conditions for businesses and put in 
place effective and uniform administrative 
reforms, proactively integrate with 
international trade under free trade 
agreements of FTA and AEC. 
To successfully achieve the above 
mentioned targets, the application of policies, 
solutions, innovative and creative system as 
well as science and technology in nationwide 
and within industries is of importance. This is 
to create turning-point results in the shifts of 
structure and growth model. 
Keywords: Economic stability, new impetus for development. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đảng cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. 
[2]. Bộ công thương (2016). Báo cáo tóm tắt 
tình hình hoạt động ngành công nghiệp và 
thương mại năm 2016. 
[3]. Bộ Tài chính (2016). Báo cáo tình hình tái 
cơ cấu DNNN năm 2015 và nhiệm vụ 2016. 
[4]. Bộ Tài chính (2016). Báo cáo tình hình 
ngân sách 9 tháng đầu năm 2016. 
[5]. Chính phủ (2016). Báo cáo tình hình kinh tế 
- xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển 
kinh tế - xã hội năm 2017. 
[6]. Cục đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư (2016). Số doanh nghiệp và tốc 
độ tăng/giảm số doanh nghiệp năm 2016. 
[7]. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư (2016). Báo cáo tình hình đầu tư 
trực tiếp nước ngoài năm 2016. 
[8]. Quốc hội khóa XIV (2016a). Nghị quyết về 
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 
2017. 
[9]. Quốc hội khóa XIV (2016b). Báo cáo tình 
hình kinh tế - xã hội năm 2016. 
[10]. Tổng cục Thống kê (2016). Báo cáo tình 
hình kinh tế - xã hội năm 2016. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017 
Trang 17 
[11]. Tổng cục Thống kê ((2016). Niên giám 
thống kê 2015. 
[12]. Tổng cục Thống kê (2016). Báo cáo tổng 
quan thị trường và giá cả tháng 12 và năm 
2016. 
[13]. World Bank (2016). Commodity Market 
Outlook. 
[14]. World Bank (Jan. 2017). World Economic 
Perspective. 

File đính kèm:

  • pdfkinh_te_viet_nam_2016_2017_on_dinh_tao_dong_luc_phat_trien_m.pdf