Kinh tế Việt Nam 2014 - 2015: Kinh tế phục hồi và hướng tới tăng trưởng bền vững

Năm 2014 nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thế nhưng các chỉ tiêu

kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đạt và vượt kế hoạch. Nền kinh tế có nhiều điểm sáng, kinh tế vĩ mô được

thiết lập một các tương đối vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được duy trì. Kinh tế năm

2014 đã hồi phục, đạt mức tăng trưởng GDP 5,98% (vượt mục tiêu đề ra là 5,8%). Chi số giá tiêu dùng

(CPI) bình quân tăng 4,09% so với năm 2013.

Bức tranh tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát năm 2014 tạo cho nền kinh tế ổn định và

hồi phục. Tuy nhiên, trong năm qua vẫn còn một số lĩnh vực chưa đạt được kết quả theo mục tiêu, vẫn

đang tồn tại những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế.

Năm 2015 là một năm có vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta; bởi đây là năm

cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Trên cơ sở ổn định kinh tế

vĩ mô và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển

đổi mô hình tăng trưởng, cùng hàng loạt nhiệm vụ khác, bảo đảm thành công trong hội nhập quốc tế,

nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam sẽ thực hiện thành công những chỉ tiêu phát triển

kinh tế năm 2015.

pdf 11 trang kimcuc 16520
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế Việt Nam 2014 - 2015: Kinh tế phục hồi và hướng tới tăng trưởng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế Việt Nam 2014 - 2015: Kinh tế phục hồi và hướng tới tăng trưởng bền vững

Kinh tế Việt Nam 2014 - 2015: Kinh tế phục hồi và hướng tới tăng trưởng bền vững
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q1 - 2015 
Trang 7 
KINH TẾ VIỆT NAM 2014 - 2015: KINH TẾ PHỤC HỒI VÀ HƢỚNG TỚI TĂNG TRƢỞNG 
BỀN VỮNG 
VIETNAM’S ECONOMY IN 2014 - 2015: RECOVERY AND TOWARDS A SUSTAINABLE 
GROWTH 
Nguyễn Văn Luân 
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG - HCM - luannv@uel.edu.vn 
(Bài nhận ngày 20 tháng 02 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 18 tháng 03 năm 2015) 
TÓM TẮT 
Năm 2014 nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thế nhưng các chỉ tiêu 
kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đạt và vượt kế hoạch. Nền kinh tế có nhiều điểm sáng, kinh tế vĩ mô được 
thiết lập một các tương đối vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được duy trì. Kinh tế năm 
2014 đã hồi phục, đạt mức tăng trưởng GDP 5,98% (vượt mục tiêu đề ra là 5,8%). Chi số giá tiêu dùng 
(CPI) bình quân tăng 4,09% so với năm 2013. 
Bức tranh tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát năm 2014 tạo cho nền kinh tế ổn định và 
hồi phục. Tuy nhiên, trong năm qua vẫn còn một số lĩnh vực chưa đạt được kết quả theo mục tiêu, vẫn 
đang tồn tại những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế. 
Năm 2015 là một năm có vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta; bởi đây là năm 
cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Trên cơ sở ổn định kinh tế 
vĩ mô và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển 
đổi mô hình tăng trưởng, cùng hàng loạt nhiệm vụ khác, bảo đảm thành công trong hội nhập quốc tế, 
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam sẽ thực hiện thành công những chỉ tiêu phát triển 
kinh tế năm 2015. 
Từ khóa: Kinh tế phục hồi, hướng tới tăng trưởng bền vững 
ABSTRACT 
Vietnam’s economy still coped with difficulties in 2014. However, macroeconomic indicators met 
or even exceeded targets. The economy had highlights which were a relatively more stable 
macroeconomic environment and balances of major items. The Vietnamese economy showed signs of 
recovery in 2014, reflected by a GDP of 5.98% against the target of 5.8% and CPI rise of 4.09% from 
the earlier year. 
It is the economic growth and well-controlled inflation rate in 2014 facilitated the stability and 
recovery of the economy. Nevertheless, there remained some indicators that failed to achieve the target 
and congestion in the economic development. 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q1 - 2015 
Trang 8 
The year 2015 plays animportant role in Vietnam’s economy because it is the last year of the 5-
year socio-economic development plan. Only by stabilizing the macroeconomic environment, boosting 
manufacturing and trading activities, efficiently implementing the restructuring of the economy, 
changing growth model and a wide range of other tasks, successful global integration, and enhancing 
the competitiveness of the economy can Vietnam meet 2015’s economic development targets. 
Key words: Economic recovery, towards a stable economic growth. 
1. GIỚI THIỆU 
Năm 2014 là một năm tình hình kinh tế, 
chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến 
động; kinh tế thế giới phục hồi chậm, cả ở các 
nước phát triển và đang phát triển. Ở trong 
nước, nền kinh tế nước ta cũng gặp rất nhiều 
khó khăn thách thức. Thế nhưng, nền kinh tế 
Viêt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực. 
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm 
soát ở mức thấp, tiền tệ ổn định, lãi suất giảm 
mạnh. Trong tổng số 14 chỉ tiêu kế hoạch đề ra 
của năm 2014, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế 
hoạch. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao và 
có xuất siêu. Nền kinh tế đã phục hồi trong hầu 
hết các ngành, lĩnh vực với mức tăng trưởng 
GDP đạt 5,98%, cao hơn hai năm trước. Các 
cân đối lớn của nền kinh tế được điều chỉnh và 
ổn định. Tình hình đầu tư và sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp đều có cải thiện so với 
năm 2013. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt 
được, trong năm 2014 vẫn còn một số lĩnh vực 
cũng chưa đạt được những kết quả như mong 
muốn như: việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế còn 
chậm; nợ công tăng lên; hoạt động sản xuất 
kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng 
tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn 
chế. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế 
còn thấp. 
Năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng 
trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 
- xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Để thực hiện 
các mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển 
kinh tế - xã hội năm 2015; cần phải đẩy nhanh 
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển 
đổi mô hình tăng trưởng. Tiếp tục đổi mới tư 
duy và cải cách thể chế để tạo lập nền kinh tế 
thị trường đích thực, tạo sự bình đẳng cho các 
thành phần kinh tế; đầu tư cơ sở hạ tầng với sự 
tham gia của cả khu vực công và tư, tạo năng 
suất lao động mới, bảo đảm nền kinh tế phát 
triển bền vững đạt các mục tiêu kế hoạch 5 năm 
2011 - 2015 đã đề ra. 
2. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 
NĂM 2014 
 Những thành công trong ổn định kinh 
tế vĩ mô 
Tăng trưởng vượt mục tiêu 
Năm 2014 vừa qua là năm đã đạt và vượt 
hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đề ra, nền 
tảng kinh tế vĩ mô được thiết lập một các tương 
đối vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền 
kinh tế được duy trì. Kinh tế năm 2014 đã hồi 
phục, đạt mức tăng trưởng GDP 5,98% (vượt 
mục tiêu đề ra là 5,8%). Sau 3 năm, lần đầu 
tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra. Tỉ lệ 
tăng trưởng bình quân 4 năm 2011 - 2014 đạt 
5,72%, và theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế 
của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014 cao hơn 
mức tăng trưởng bình quân của các nước 
ASEAN cùng thời kỳ. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q1 - 2015 
Trang 9 
Bảng 1. Tốc độ tăng GDP (%) 
Năm Tổng số 
Theo nhóm ngành 
Nông, lâm – 
thủy sản 
C. nghiệp – Xây 
dựng 
Dịch 
Vụ 
2011 6,24 4,02 6,68 6,83 
2012 5,25 2,68 5,75 5,9 
2013 5,42 2,67 5,43 6,56 
2014 5,98 3,49 7,14 5,96 
Nguồn: Niên giám thống kê 2013; Tổng cục Thống kê 2014 
Lạm phát được kiểm soát 
Năm 2014, Việt Nam đã kiểm soát được 
lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 18,1% 
năm 2011 xuống còn 6,8% năm 2012 và còn 
6,04% năm 2013. Năm 2014 chỉ số giá tiêu 
dùng (CPI) hàng tháng tăng thấp, thậm chí 
tháng 3, tháng 11 và tháng 12 mức tăng giá là 
âm (Hình 1). Tính chung cho cả năm 2014, CPI 
bình quân tăng 4,09% so với bình quân năm 
2013. Đây là mức tăng CPI thấp nhất trong 
vòng 10 năm trở lại đây. 
Hình 1. Diễn biến CPI qua các tháng của năm 2014 (%) 
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2014 
 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến CPI đạt mức 
thấp so với những năm trước đây là do kết quả 
của việc thực hiện các biện pháp kiểm soát lạm 
phát trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính 
0.69
0.55
-0.44
0.08
0.2
0.3
0.23 0.22
0.4
0.11
-0.27-0.24
1.24
0.8
0.88
1.08
1.38
1.61
1.83
2.23 2.34
2.07
1.83
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
CPI so với tháng trước CPI luỹ kế theo tháng
Science & Technology Development, Vol 18, No Q1 - 2015 
Trang 10 
phủ thông qua chính sách tài khóa, chính sách 
tiền tệ và biện pháp kiểm soát giá trần của một 
số mặt hàng thiết yếu như sữa, thuốc chữa 
bệnh Ngoài ra, còn có yếu tố tổng cầu trong 
nền kinh tế yếu và sự tác động một cách khá 
mạnh mẽ đến mặt bằng giá cả trong nước là giá 
xăng dầu trên thị trường thế giới sụt giảm 
mạnh. 
Bức tranh tăng trưởng kinh tế và kiểm soát 
lạm phát năm 2014 tạo cho nền kinh tế ổn định, 
hồi phục lại nền kinh tế và là cơ sở cho sự tăng 
trưởng và phát triển trong những năm tiếp theo. 
Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao 
Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt trên 
150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013; 
trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 
101,6 tỷ USD (kể cả dầu thô) tăng 15,2%; khu 
vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 
10,4% so với năm trước (năm 2013 tăng 3,5%). 
Trong đó, đáng chú ý là xuất khẩu khu vực 
doanh nghiệp trong nước có nhiều chuyển biến 
tích cực.[1] 
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 148 tỷ 
USD, tăng 12,1% so với năm 2013. Trong đó, 
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ 
USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước 
đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%. Xuất siêu cả năm 
2014 gần 2 tỷ USD, bằng khoảng 1,3% tổng 
kim ngạch xuất khẩu. [1] 
Năm 2014, Việt Nam xuất siêu khoảng 2 tỷ 
USD, là năm có mức xuất siêu cao nhất kể từ 
năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung – 
cầu ngoại tệ trên thị trường, nhưng hiệu quả 
mang lại cho nền kinh tế từ xuất – nhập khẩu 
hàng hóa chưa cao. Điều này thể hiện rõ qua 
giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực FDI 
thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến; 
trong khi khu vực nội địa vẫn nhập siêu mạnh. 
Hiện trạng xuất – nhập khẩu trong năm 2014 
cho thấy sự phụ thuộc vào thị trường nước 
ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, 
chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của 
sản phẩm xuất khẩu. 
Thu ngân sách nhà nước đạt cao 
Năm 2014, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 
814.100 tỷ đồng, vượt 4% dự toán trong năm; 
tăng 3,7%. Tổng chi ngân sách nhà nước ước 
đạt 968.500 tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán 
năm[1], bội chi ngân sách ở mức 154.400 tỷ 
đồng, mức bội chi ngân sách gần sát với với 
mức bội chi mà Quốc hội thông qua đầu năm. 
Nguyên nhân dẫn tới việc thu ngân sách 
nhà nước đạt kết quả cao hơn là do: tăng 
trưởng kinh tế chung của nền kinh tế đạt mức 
cao hơn năm 2013; hoạt động của các doanh 
nghiệp được phục hồi và phát triển; số lượng 
các tổ chức và cá nhân nộp thuế tăng làm cho 
thu nội địa tăng; xuất khẩu đạt tốc độ tăng 
trưởng cao; nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô 
vượt mức dự toán, mặc dù vào những tháng 
cuối năm, giá dầu trên thị trường thế giới giảm 
mạnh. 
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 
FDI thực hiện cả năm 2014 đạt 12,35 tỷ 
USD, tăng 7,4% so với năm 2013. Số dự án 
cấp mới tăng 24,5% với số vốn đăng ký cấp 
mới tăng 9,6% so với năm trước; số lượt dự án 
tăng vốn tăng 25,8%[1]. Như vậy, đóng góp về 
vốn của FDI năm 2014 vào nền kinh tế Việt 
Nam là không nhỏ. Trong năm 2014, giá trị 
xuất khẩu khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 
101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ 
năm 2013, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. 
Nhập khẩu khu vực FDI năm 2014 đạt 76,6 tỷ 
USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Tính chung 
12 tháng năm 2014, khu vực FDI xuất siêu 
17,03 tỷ USD; cho thấy FDI đã có đóng góp 
quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam trong 
năm 2014. FDI đã có tác động rất lớn tới tổng 
nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng 
GDP, tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp 
phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung, 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q1 - 2015 
Trang 11 
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định 
kinh tế vĩ mô. ODA và vay ưu đãi giải ngân đạt 
khá. Ước giải ngân cả năm đạt 5,5 tỷ USD, 
tăng khoảng 7,8% so với năm 2013. 
Lao động, việc làm gia tăng 
 Năm 2014, tạo việc làm mới cho 1,6 triệu 
lao động, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước 
và đạt 100% kế hoạch; trong đó xuất khẩu lao 
động gần 105.000 người, tăng 19,1% so với 
năm 2013, vượt 20,7%. 
Cùng với những thành tựu nêu trên, tiến 
trình tái cơ cấu nền kinh tế cũng đã bước đầu 
đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có tác 
động tích cực đối với ổn định kinh tế vĩ mô, 
thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Tái cơ 
cấu nền kinh tế được thực hiện ở nhiều ngành, 
lĩnh vực. Thể hiện: 
 - Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã có sự 
chuyển biến tích cực. Năm 2014, tốc độ tăng 
trưởng của ngành nông, lâm – thủy sản đạt 
3,49% cao hơn mức tăng 2,63% của năm 2013; 
đồng thời đã có sự điều chỉnh về cơ cấu đầu tư 
và tăng khả năng huy động các nguồn vốn đầu 
tư cho nông nghiệp, có tác động đối với việc 
phát triển của ngành nông nghiệp theo hướng 
nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất 
khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập 
quốc tế. 
 - Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và 
xây dựng được duy trì và phục hồi, đạt tốc độ 
tăng trưởng 7,14% (năm 2013 chỉ tăng 5,43%); 
trong đó khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo 
duy trì đà phục hồi và tăng trưởng cao, chỉ số 
IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 
2014 tăng 8,7% (năm 2013 tăng 7,4%). [2] 
Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp đã có 
thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên 
tiến, hiện đại. 
 - Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 
5,96%, tỉ trọng đóng góp của ngành dịch vụ 
vào GDP tăng từ 43,39% năm 2013 lên 43,89% 
năm 2014; cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ngày 
càng phù hợp với thị trường quốc tế. 
 - Việc thể chế hóa chính sách của Nhà 
nước bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, 
có tác động tích cực đối với ổn định kinh tế vĩ 
mô, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh được 
cải thiện, tạo thuận lợi hơn cho việc tiếp cận 
các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc 
đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. 
 - Chương trình tái cơ cấu đầu tư công đã 
có những thành công nhất định. Hiệu quả của 
đầu tư công đã được cải thiện, góp phần nâng 
cao hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, 
đưa chỉ số ICOR giảm xuống còn 5,5 so với 
mức 6,7/năm 2013. 
 - Chương trình cải cách doanh nghiệp nhà 
nước (DNNN) có những chuyển biến tích cực, 
số DNNN được sắp xếp lại, cổ phần hóa và 
thoái vốn nhà nước đã đạt cao hơn so với năm 
2013. Khẳng định điều này, ông Phạm Viết 
Muôn, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ 
đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho 
biết: “Trong kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh 
nghiệp giai đoạn 2014 – 2015, tính đến cuối 
năm 2014 đã cổ phần hóa được 143 doanh 
nghiệp, chuyển 1 doanh nghiệp thành công ty 
TNHH hai thành viên trở lên, giải thể 3 doanh 
nghiệp, sát nhập 14 doanh nghiệp và đề nghị 
phá sản 3 doanh nghiệp. So với năm 2013, số 
doanh nghiệp sắp xếp lại năm 2014 tăng gấp 
1,65 lần, số doanh nghiệp cổ phần hóa gần gấp 
2 lần. Đến cuối năm 2014, cả nước đã thoái 
vốn đầu tư ngoài ngành đạt hơn 6.076 tỷ đồng 
tại 233 doanh nghiệp, thu về 8.002 tỷ đồng; số 
vốn nhà nước thoái được năm 2014 cao gấp 
hơn 6 lần so với năm 2013”.[3] 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q1 - 2015 
Trang 12 
Hình 2. Tình hình 432 công ty có kế hoạch IPO đến cuối năm 2014 
Như vậy, tính đến cuối năm 2014, sau hơn 
2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN, kết 
quả cho thấy: cơ chế, chính sách về sắp xếp, cổ 
phần hóa DNNN liên tục được hoàn thiện theo 
hướng nâng cao chất lượng cổ phần hóa, ngăn 
chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước; đồng thời 
nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các 
doanh nghiệp thực hiện. Hiệu quả hoạt động, 
sức cạnh tranh của DNNN từng bước được cải 
thiện đáng kể, tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư 
vào các ngành, lĩnh vực không phải là ngành 
kinh doanh chính đã từng bước được khắc phục 
và chấn chỉnh. Các tập đoàn, tổng công ty nhà 
nước đã tập trung thực hiện thoái vốn đầu tư 
ngoài ngành, thoái vốn tại các doanh nghiệp đã 
cổ phần hóa hoạt động trong lĩnh vực không 
cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối. 
Đối với việc tái cơ cấu thị trường tài chính, 
tiến trình hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tài 
chính tín dụng đã được thực hiện. Thông qua 
tái cơ cấu hệ thống tài chính tín dụng, nguy cơ 
đỗ vỡ của một số ngân hàng đã được đẩy lùi, 
thanh khoản của hệ thống tài chính tín dụng đã 
tốt hơn. Thông qua tiến trình tái cơ cấu hệ 
thống tài chính tín dụng, Việt Nam thể hiện 
quyết tâm xây dựng hệ thống ngân hàng lành  ... 3%
40%
11%
16%
Chưa bắt đầu
Đã IPO
Thành lập ban chỉ đạo CPH
Đang trong quá trình định giá
Đã CPH
Đã định giá
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q1 - 2015 
Trang 13 
mục tiêu, vẫn đang tồn tại những điểm nghẽn 
trong phát triển kinh tế. 
Thứ nhất, tiến trình thực hiện tái cơ cấu nền 
kinh tế còn chậm; nợ công cao và cơ cấu chưa 
hợp lý; cân đối ngân sách nhà nước còn khó 
khăn. Năm 2014 nợ công của Việt Nam khoảng 
trên 60% GDP, nợ công đang tiến sát tới giới 
hạn an toàn theo quy định của Quốc hội là 65% 
GDP. Theo số liệu của The Economist 2014, 
tính đến cuối tháng 12 năm 2014, nợ công bình 
quân đầu người của Việt Nam là 949,78 USD 
(khoảng hơn 20 triệu đồng), trong khi năm 
2013 là 865,7 USD, tăng 9,68%. Chỉ trong 
vòng 1 năm, nợ công của cả nước đã tăng thêm 
8,077 tỷ USD và mỗi người dân phải gánh 
thêm 84,08 USD nợ công sau một năm, tương 
đương với 1,8 triệu đồng. Trong khi Chính phủ 
khẳng định nợ công vẫn trong giới hạn an toàn 
và nằm trong tầm kiểm soát, thì công luận lại 
có nhiều băn khoăn về sự gia tăng nợ công ảnh 
hưởng trực tiếp đến bảo đảm an ninh tài chính 
quốc gia. Sự băn khoăn này xuất phát từ tình 
trạng phân bổ vốn dàn trải, quản lý sử dụng 
vốn kém hiệu quả và thất thoát, lãng phí vốn 
kéo dài nhiều năm nay nhưng chưa thấy rõ 
được sự cải thiện mặc dù đã có nhiều chủ 
trương và biện pháp tái cơ cấu đầu tư công. 
Thứ hai, hoạt động sản xuất kinh doanh của 
các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, khả 
năng tiếp cận vốn còn nhiều hạn chế. Việc thực 
hiện ba đột phá chiến lược, trọng tâm là tạo lập 
môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách 
hành chính dường như mới thể hiện được ở 
việc ban hành một số văn bản pháp quy có liên 
quan tới thể chế kinh tế thị trường. Nền hành 
chính nhà nước vẫn còn mang nặng dấu ấn của 
cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. 
Thứ ba, kinh tế vĩ mô chưa thật sự vững 
chắc, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn dài 
hạn của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP 
năm 2014 cao hơn so với 3 năm trước đây; thế 
nhưng tăng trưởng còn ở dưới mức tiềm năng 
và chưa có chuyển biến một cách tích cực về 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng 
bền vững. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 
vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực 
ASEAN, một số chính sách kinh tế tỏ ra không 
tương thích với yêu cầu của nền kinh tế thị 
trường hiện đại tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. 
Thứ tư, tái cơ cấu DNNN diễn ra còn chậm, 
việc sắp xếp cổ phần hóa các tổng công ty và 
các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa đáp ứng 
yêu cầu, chưa có tính đột phá trong đổi mới 
quản trị doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh còn 
yếu, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh 
doanh chưa tương ứng với nguồn lực được 
giao. Cơ chế, chính sách về quản lý DNNN 
chưa phân tách giữa nhiệm vụ kinh doanh và 
nhiệm vụ công ích, chưa đảm bảo cho các 
DNNN được giao hoạt động kinh doanh trong 
lĩnh vực có mức sinh lời thấp mà khu vực kinh 
tế tư nhân không muốn hoặc không đủ sức 
tham gia nhưng cần thiết cho nền kinh tế. Một 
số cơ chế chính sách chưa được sửa đổi, bổ 
sung kịp thời. 
Thứ năm, chưa có sự tác động nhiều đối với 
việc phát triển ngành nông nghiệp và nông 
thôn, sản xuất nông nghiệp vẫn ở tình trạng quy 
mô nhỏ, cơ sở hạ tầng lạc hậu, đời sống của các 
hộ nông dân còn nhiều khó khăn. Việc thu hút 
các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp còn rất 
hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng 
nông nghiệp, phát triển nông thôn rất lớn. 
Thứ sáu, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn 
thương do dựa quá nhiều vào xuất khẩu. Cơ 
cấu xuất khẩu, mặc dù có sự chuyển biến tích 
cực trong những năm qua, song cho đến nay 
vẫn chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng chủ 
lực. Chỉ riêng 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực 
đã chiếm 69,43% tổng kim ngạch xuất khẩu 
của cả nước năm 2014. Mặt hàng xuất khẩu 
chủ yếu là sản phẩm gia công, lắp ráp và nhóm 
hàng nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế. Giá trị 
gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q1 - 2015 
Trang 14 
chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về 
điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ như: 
Dầu thô và khoáng sản, nông sản, thủy sản, 
hàng dệt may, da giày, đồ gỗ và điện tử. Đây là 
những ngành thâm dụng tài nguyên và lao động 
lớn, đem lại giá trị gia tăng thấp và về xu 
hướng không còn khả năng tăng trưởng nhanh 
trên thị trường thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh 
hưởng bởi những biện pháp chống bán phá giá, 
chống trợ cấp của thị trường xuất khẩu. 
3. NĂM 2015: KINH TẾ VIỆT NAM SẼ 
SÁNG HƠN 
Năm 2015 là một năm có vị trí hết sức quan 
trọng đối với nền kinh tế nước ta, bởi đây là 
năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển 
kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, đồng thời 
cũng là năm bản lề chuyển tiếp cho giai đoạn 
2016 – 2020, giai đoạn cuối thực hiện chiến 
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. 
Năm 2015 đóng vai trò có tính quyết định đối 
với “tái cấu trúc nền kinh tế gắn liền với 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. Có thể nói, 
trong những năm vừa qua Việt Nam đã có 
nhiều nỗ lực trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, 
tái cơ cấu nền kinh tế và cải cách thể chế. Điều 
này đã tạo nên nhiều thuận lợi cho năm 2015, 
đó là: (i) kinh tế vĩ mô ổn định; (ii) môi trường 
đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng 
hơn; (iii) việc mở rộng ngày càng sâu rộng với 
triển vọng sớm ký kết hiệp định đối tác xuyên 
Thái Bình Dương (TPP). 
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2015 đã 
được Quốc hội thông qua là: (i) Tổng sản phẩm 
trong nước tăng 6,2%; (ii) Tốc độ tăng giá tiêu 
dùng khoảng 5%; (iii) Tổng kim ngạch xuất 
khẩu tăng khoảng 10%; (iv) Tỷ lệ nhập siêu so 
với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5%; (v) 
Tỷ lệ bội chi ngân sách khoảng 5% so với 
GDP; (vi) Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội 
khoảng 30-32% GDP; (vii) Tạo việc làm cho 
1,6 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực 
thành thị dưới 4%. 
Tăng trưởng GDP theo mục tiêu năm 2015 
cao hơn năm 2014 và vững chắc hơn thể hiện 
ở một số chỉ tiêu. Với tốc độ tăng GDP đạt 
6,2%, với tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã 
hội/ GDP đạt 30% tức là hệ số ICOR đạt 4,8 
lần, thấp hơn hệ số ICOR năm 2014 (5,2 lần). 
Điều đó có nghĩa là hiệu quả đầu tư được nâng 
lên, tốn ít vốn đầu tư hơn, nhưng tăng trưởng 
GDP cao hơn. Đây cũng là đòi hỏi của việc đổi 
mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang 
chiều sâu. Tăng trưởng GDP cao hơn nhưng 
bội chi ngân sách /GDP thấp hơn (5% so với 
5,3%) cũng là biểu hiện của tăng trưởng bền 
vững. 
Với những cải cách đang được thực hiện 
một cách đồng bộ và quyết liệt, cùng đà hồi 
phục nền kinh tế, khả năng thực hiện mục tiêu 
tăng trưởng 6,2% GDP sẽ là hiện thực hóa 
trong năm 2015. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 
thuận lợi hơn chủ yếu nhờ vào yếu tố bên trong 
như việc phục hồi của tổng cầu. Với cầu đầu tư 
tăng, đầu tư tư nhân được cải thiện do môi 
trường kinh tế vĩ mô cùng những cải cách thể 
chế sẽ tạo nên niềm tin cho doanh nghiệp. Đặc 
biệt, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cao 
hơn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình 
Dương (TPP) được ký kết. Bên cạnh đó, việc 
sửa đổi nhiều Bộ luật quan trọng như: Luật 
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật 
Nhà ở cũng tạo điều kiện cải thiện năng lực 
cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam. 
Tổng cung cũng được cải thiện nhờ quá trình 
tái cơ cấu nền kinh tế đã phát huy tác dụng đối 
với năng suất của các yếu tố đầu vào trong quá 
trình sản xuất của nền kinh tế. Hơn nữa, giá cả 
hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục giảm 
sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp cắt giảm chi 
phí sản xuất, thúc đẩy tổng cung trong nước. 
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ năm 
2015, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cấp, các 
ngành, các doanh nghiệp và toàn dân từ Trung 
ương đến địa phương. Nhiệm vụ ổn định kinh 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q1 - 2015 
Trang 15 
tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển 
sản xuất, kinh doanh vẫn cần tiếp tục kiên trì 
triển khai một cách mạnh mẽ, bởi việc ổn định 
kinh tế vĩ mô trong những năm qua chưa thật 
vững chắc. 
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự 
toán ngân sách nhà nước năm 2015, đẩy nhanh 
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển 
đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện thắng lợi 
mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,2%; tăng trưởng 
gắn liền với chất lượng và hiệu quả. Theo đó; 
chú trọng tạo dựng và duy trì cấu trúc tăng 
trưởng hợp lý, thể hiện rõ mô hình tăng trưởng 
theo chiều sâu. Chú trọng việc nâng cao hiệu 
quả đầu tư, nhất là đầu tư công, hiệu quả sử 
dụng lao động hướng vào các cực tăng trưởng 
dài hạn của nền kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế 
tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn 
2016 – 2020. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 Kết luận 
Năm 2014, nền kinh tế Việt Nam có bước 
phát triển khả quan hơn, kinh tế vĩ mô ổn định 
và được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế 
phục hồi rõ nét, thị trường tài chính có những 
chuyển biến tích cực, khó khăn của doanh 
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh 
cũng đã có dấu hiệu giảm bớt. Xuất – nhập 
khẩu được đánh giá là điểm sáng khi tốc độ 
tăng trưởng vẫn duy trì ở mức 2 con số và xuất 
siêu 2 tỷ USD. Với kết quả tái cơ cấu DNNN 
đã phát đi những tín hiệu tích cực để tiến trình 
cải cách DNNN về đích một cách hiệu quả. Kết 
quả khả quan đó tạo đà cho phát triển kinh tế 
năm 2015. 
Năm 2015 cần tiếp tục tạo môi trường 
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, chú trọng 
thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả cải 
cách thủ tục hành chính, chủ động hội nhập 
thương mại quốc tế theo các hiệp định thương 
mại tự do đã được ký kết, phát triển thị trường 
trong và ngoài nước, đảm bảo cân đối cung – 
cầu hàng hóa và dịch vụ. Trên cơ sở nội dung 
và yêu cầu của Đề án tái cấu trúc nền kinh tế và 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Để vượt qua 
được “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn 
cần phải thực hiện chiến lược tăng trưởng 
nhanh trong thời gian tới gắn với chất lượng, 
hiệu quả và khả năng duy trì lâu dài. Chú trọng 
tạo dựng và duy trì cấu trúc tăng trưởng hợp lý, 
ngày càng thể hiện rõ mô hình tăng trưởng theo 
chiều sâu. Chú trọng việc nâng cao hiệu quả 
đầu tư, hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học 
công nghệ gắn liền với đổi mới tư duy và sáng 
tạo, tạo tiền đề đột phá về năng suất lao động. 
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và vận hành một 
cách thông suốt, có hiệu quả; tạo động lực thúc 
đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững 
trong năm 2015 và những năm tiếp theo. 
 Kiến nghị 
 Để thực hiện thành công mục tiêu tăng 
trưởng kinh tế năm 2015, cần phải giải quyết 
một cách tốt nhất ở cả đầu vào và đầu ra của 
nền kinh tế. 
 Ở đầu vào, bao gồm vốn đầu tư phát triển 
toàn xã hội, lao động, tài nguyên và thay đổi và 
đổi mới công nghệ. Khơi thông các nguồn vốn 
đầu tư cho tăng trưởng; trong nguồn vốn thuộc 
khu vực nhà nước, quan trọng nhất là cổ phần 
hóa doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đề ra 
cho năm 2014, 2015 và thực hiện một cách 
cương quyết thoái vốn ngoài ngành của các 
tổng công ty và các tập đoàn kinh tế nhà nước. 
Đối với khu vực ngoài nhà nước, cần hướng 
đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, cần 
có những giải pháp và chính sách huy động 
một lượng vốn khổng lồ nằm trong dân cư dưới 
dạng vàng và đôla đưa ra đầu tư phát triển. Đối 
với khu vực kinh tế tư nhân trong nước, bao 
gồm nhiều loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, 
để đẩy mạnh khu vực kinh tế này Nhà nước cần 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q1 - 2015 
Trang 16 
thực hiện những chính sách hỗ trợ tích cực, bao 
gồm chính sách tạo môi trường đầu tư (chính 
sách đất đai, chính sách thuế, lãi suất.v.v ), 
chính sách hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, chính 
sách tạo cơ hội bỏ vốn cho các nhà đầu tư tư 
nhân bao gồm việc Nhà nước là kênh trung 
gian kết nối các cơ sở sản xuất với nơi cung 
cấp nguyên liệu hoặc các kênh tiêu thụ sản 
phẩm, là cầu nối trung gian kết nối cơ sở sản 
xuất tư nhân quy mô nhỏ với các cơ sở sản xuất 
kinh doanh lớn trong nước và nước ngoài. 
Việc nâng cao hiệu quả và chất lượng đầu 
tư từ quy hoạch, phân bổ nguồn vốn theo 
ngành, địa bàn, tránh dàn trải phân tán, đẩy 
nhanh thi công, hạn chế lãng phí thất thoát, 
tăng cường sự phản biện, giám sát, thanh tra. 
Nguyên lý này đã được đề cập nhiều, nhưng 
cần phải có thiết chế cụ thể để bảo đảm tính 
thực thi trong quá trình thực hiện. Cần có các 
công cụ hiệu quả để giám sát tiến trình và giảm 
quy mô đầu tư công. Tăng cường vai trò của 
người dân, các tổ chức xã hội, các phương tiện 
truyền thông trong việc giám sát thực hiện. 
Trong đó, sự tham gia của các đối tượng thụ 
hưởng hay đối tượng chịu ảnh hưởng đến quá 
trình quyết định, thực hiện các dự án đầu tư 
công là tiền đề quan trọng. Có chính sách đột 
phá cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D). 
Trước hết là các chính sách chuyển giao công 
nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tăng 
cường vai trò của các khu công nghệ cao; có 
chính sách ưu tiên đối với các khu công nghiệp 
khi đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ 
cao. 
Ở đầu ra, bao gồm tiêu thụ trong nước và 
xuất khẩu. Tiêu thụ trong nước sẽ tăng lên khi 
tổng cầu tăng với tốc độ cao hơn. Để tăng tổng 
cầu cần phải tăng lượng cung tiền tệ, tăng chi 
tiêu của Chính phủ và giảm thuế. Việc tăng chi 
tiêu, giảm thuế và tăng cung tiền cần phải đặt 
trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo 
ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo mục tiêu an 
toàn nợ công. Đẩy mạnh xuất khẩu, kim ngạch 
xuất khẩu tăng nhanh. Tập trung tháo gỡ khó 
khăn, hỗ trợ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, 
tạo nguồn vững chắc cho xuất khẩu, giá cả 
cạnh tranh. Xây dựng đội ngũ những nhà sản 
xuất xuất khẩu mạnh, có uy tín. Xây dựng cơ 
chế thúc đẩy liên kết sản xuất với tiêu thụ sản 
phẩm đối với các mặt hàng xuất khẩu. Hoàn 
thiện cơ chế vận hành, kiểm tra, giám sát hàng 
hóa xuất khẩu. Áp dụng những tiến bộ về công 
nghệ thông tin trong việc quản lý và điều hành 
xuất khẩu và nhập khẩu. Nâng cao tính chuyên 
nghiệp, chất lượng và hiệu quả trong xúc tiến 
thương mại, hướng vào các thị trường tiềm 
năng. Nâng cao khả năng cạnh tranh của những 
mặt hàng xuất khẩu để có thể thay thế những 
hàng hóa nhập khẩu. Tạo niềm tin cho người 
dân đối với việc tiêu dùng hàng hóa trong 
nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Kề hoạch và Đầu tư (2014). Báo cáo 
tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ 
với các địa phương ngày 29/12/2014. 
[2]. Bộ công thương (2014). Báo cáo tóm tắt 
tình hình hoạt động ngành công nghiệp 
và thương mai năm 2014. 
[3]. Bộ Tài chính (2014). Báo cáo tình hình 
tái cơ cấu DNNN năm 2014 và nhiệm vụ 
2015. 
[4]. Ngân hàng thế giới (2014). Điểm lại – 
Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt 
Nam, tháng 12/2014. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q1 - 2015 
Trang 17 
[5]. Tổng cục Thống kê (2014). Tình hình 
kinh tế - xã hội năm 2014. 
[6]. Tổng cục Thống kê (2014). Báo cáo xuất 
nhập khẩu năm 2013 và năm 2014. 
[7]. Tổng cục Thống kê (2014). Niên giám 
thống kê 2013. 
[8]. Ủy Ban kinh tế của Quốc hội (2014). 
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 – Cải cách 
thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ 
cấu.

File đính kèm:

  • pdfkinh_te_viet_nam_2014_2015_kinh_te_phuc_hoi_va_huong_toi_tan.pdf