Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu

Cách thức phát triển kinh tế truyền thống thường đặt ra bài toán phải đánh đổi giữa lợi ích

kinh tế và môi trường. Vì đó là cách thức của mô hình kinh tế tuyến tính, dựa vào khai thác tài

nguyên làm đầu vào cho quá trình sản xuất, phục vụ tiêu dùng và cuối cùng là thải loại, dẫn đến suy

giảm tài nguyên thiên nhiên và gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn là sự

thay đổi về triết lý phát triển, hướng tới phục hồi và tái tạo, từ đó giảm phụ thuộc vào tài nguyên

thiên nhiên và hạn chế rác thải, trong khi không hề xem nhẹ phát triển kinh tế. Bài viết này phân

tích sự khác nhau giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, bài viết làm rõ tính tất yếu

của sự chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn, vốn đang trở thành xu hướng diễn ra tại rất nhiều

nước trên thế giới.

pdf 8 trang kimcuc 7500
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu

Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 
21 
Review Article 
Circular Economy and the Inevitable Transition 
Nguyen Hoang Nam1,*, Hoang Thi Hue2, Nguyen Thi Bich Phuong3 
1Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment, 
479 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
2Hanoi University of Natural Resources & Environment, 41A Phu Dien, Tu Liem, Hanoi, Vietnam 
3Academy of Policy & Development, Lane 7, Ton That Thuyet, Dich Vong Hau, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 12 July 2019 
Revised 12 August 2019; Accepted 05 September 2019 
Abstract: Traditional economic development often faces the trade-off between economic growth 
and environmental quality. That is because of the linear approach, which relies on resource 
exploitation to make products, consumption and then dispose, resulting natural resource degradation 
and waste increase. Circular economy is a change approach, towards restoration and regeneration, 
thereby reducing the dependence on natural resources and limiting emission, while not 
underestimating economic development. This paper conducts an in-depth analysis of the difference 
between linear economy and circular economy. Moreover, it discusses the necessity of the transition 
from linear economy to circular economy, which has recently become a trend in many countries 
around the world. 
Keywords: Linear economy, circular economy, transition.*
________ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: nguyenhoangnam275@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4189 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 
22 
Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu 
Nguyễn Hoàng Nam1 , Hoàng Thị Huê2, Nguyễn Thị Bích Phương3 
1Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, 
479 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
2Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Đường Phú Diễn, Cầu Diễn, 
Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 
3Học Viện Chính sách & Phát triển, Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 12 tháng 7 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 8 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2019 
Tóm tắt: Cách thức phát triển kinh tế truyền thống thường đặt ra bài toán phải đánh đổi giữa lợi ích 
kinh tế và môi trường. Vì đó là cách thức của mô hình kinh tế tuyến tính, dựa vào khai thác tài 
nguyên làm đầu vào cho quá trình sản xuất, phục vụ tiêu dùng và cuối cùng là thải loại, dẫn đến suy 
giảm tài nguyên thiên nhiên và gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn là sự 
thay đổi về triết lý phát triển, hướng tới phục hồi và tái tạo, từ đó giảm phụ thuộc vào tài nguyên 
thiên nhiên và hạn chế rác thải, trong khi không hề xem nhẹ phát triển kinh tế. Bài viết này phân 
tích sự khác nhau giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, bài viết làm rõ tính tất yếu 
của sự chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn, vốn đang trở thành xu hướng diễn ra tại rất nhiều 
nước trên thế giới. 
Từ khóa: Kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn, chuyển dịch. 
1. Mở đầu 
Kinh tế tuyến tính, dựa vào thác tài nguyên 
để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu 
dùng, là cách thức đã đem đến sự tăng trưởng của 
kinh tế toàn cầu và nâng cao mức sống của con 
người trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, khi các 
nền kinh tế ngày càng mở rộng và tài nguyên dần 
cạn kiệt thì cách thức phát triển ấy không thể duy 
trì. Hơn nữa, môi trường suy thoái do chất thải 
gia tăng thì bản thân chất lượng cuộc sống của 
con người cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, các thành 
tựu của phát triển kinh tế vì thế cũng sẽ không 
còn nhiều giá trị. Do đó, xu hướng của nhiều 
nước hiện nay là chuyển dịch sang Kinh tế tuần 
hoàn, với cốt lõi là phục hồi và tái tạo, từ đó giảm 
lượng tài nguyên phải khai thác, đồng thời hạn 
chế chất thải ra môi trường. 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: nguyenhoangnam275@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4189 
N.H. Nam et al. / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 23 
2. Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn 
Kinh tế tuyến tính (KTTT - Linear 
Economy) bắt đầu từ Khai thác tài nguyên làm 
đầu vào cho hệ thống kinh tế, rồi Sản xuất, Phân 
phối, Tiêu dùng và cuối cùng là Thải loại (Hình 
1). Một cách ngắn gọn, có thể nói đây chính là 
quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó 
tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm 
môi trường. 
Hình 1. Kinh tế tuyến tính. 
Nguồn: Dựa theo DeCourcey [1] 
Kinh tế tuần hoàn (KTTH – Circular 
Economy) là cách tiếp cận phát triển kinh tế mới 
hơn, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá 
trình ấy trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục 
và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, 
sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất 
được sử dụng lâu nhất có thể (Hình 2). 
Hình 2. Kinh tế tuần hoàn 
Nguồn: Dựa theo DeCourcey [1] 
Trên thực tế, khái niệm KTTH đã sớm được 
đưa ra từ những năm 60 và 70 của thế kỷ XX bởi 
các nhà kinh tế như Boulding năm 1966 [2], các 
kiến trúc sư và nhà phân tích công nghiệp như 
Stahel & Reday-Mulvey năm 1976 [3], sau đó đã 
trải qua nhiều năm phát triển và hoàn thiện. Tới 
nay, khái niệm KTTH được thừa nhận rộng rãi 
nhất là do tổ chức Ellen MacArthur Foundation 
đưa ra tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012 [4]: 
“Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính 
khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và 
thiết kế chủ động. Nó thay thế khải niệm “kết 
thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi 
phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng 
lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại 
gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm 
thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, 
sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình 
kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.” 
Như vậy, bản chất của KTTH là tính khôi 
phục (Restorative) và tính tái tạo (Regenerative), 
với 3 nội hàm cơ bản sau: (i) Bảo tồn và phát 
triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát hợp 
lý các tài nguyên không thể phục hồi và cân đối 
với các tài nguyên có thể phục hồi, các nguồn 
năng lượng tái tạo; (ii) Tối ưu hóa lợi tức của tài 
nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật 
liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật 
và sinh học; và (iii) Nâng cao hiệu suất chung 
của toàn hệ thống bằng cách chỉ rõ và thiết kế 
các ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế 
ô nhiễm) [5]. Từ 3 nội hàm này, các hoạt động 
chi tiết cần thực hiện được tổng hợp trong khung 
ReSOLVE, gồm các nhóm Tái tạo (Regenerate), 
Chia sẻ (Share), Tối ưu (Optimise), Quay vòng 
(Loop), Ảo hóa (Virtualise) và Trao đổi 
(Exchange) [6]. 
Có thể thấy các nội dung của KTTH đã phát 
triển tương đối phức tạp so với nghĩa tuần hoàn 
ban đầu. Vì vậy, cần lưu ý một số điểm sau để hiểu 
đúng và đầy đủ về khái niệm KTTH hiện nay: 
- KTTH đem lại lợi ích kinh tế. Thật vậy, 
thực hiện KTTH không phải là hi sinh 
lợi ích kinh tế để đạt được các mục tiêu 
về môi trường, mà thực hiện KTTH sẽ 
có tác động tích cực trong việc tạo việc 
làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài 
nguyên và năng lượng, giúp gia tăng lợi 
ích của doanh nghiệp và cả xã hội; 
N.H. Nam et al. / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 24 
- KTTH không phải là xử lý chất thải, 
ngược lại, KTTH hướng tới việc “thiết 
kế chất thải” (Designing waste), tức là 
các quy trình sản xuất phải thay đổi ngay 
từ đầu, tính toán sao cho chất thải tạo ra 
sẽ có thể được tái sử dụng, tái chế ở mức 
độ cao nhất, trở lại thành đầu vào cho sản 
xuất [7]. Thậm chí, Ellen MacArthur 
Foundation cho rằng không tồn tại khái 
niệm chất thải trong KTTH [4]; 
- KTTH không chỉ là tuần hoàn vật liệu 
mà còn là giảm thiểu việc sử dụng các 
vật liệu khó tuần hoàn (thủy tinh vụn, 
hóa chất độc hại, các loại nhựa vụn khó 
tái chế,); 
- KTTH không phải là một mô hình đồng 
nhất cho cả nền kinh tế, mà trong một 
nền kinh tế có chứa nhiều mô hình 
KTTH (mô hình tuần hoàn vật liệu trong 
sản xuất sản phẩm, mô hình tuần hoàn 
trong chuỗi cung ứng, mô hình tuần hoàn 
trong tiêu dùng, trong cả những hành 
động nhỏ nhất,); 
- Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh 
nghiệp là động lực trung tâm của KTTH, 
các tổ chức và từng người dân đều có vai 
trò quan trọng trong việc thực hiện 
KTTH [8]; 
- KTTH không phải là mục tiêu hướng 
đến mà là cách thức, là con đường để 
hướng đến phát triển bền vững. Vì thế, 
không có tiêu chí nào để xác định hay 
đánh giá một quốc gia, một thành phố 
“đã là KTTH hay chưa”. Các chỉ tiêu, chỉ 
số về KTTH hiện nay là các chỉ tiêu để 
theo dõi quá trình thực hiện KTTH, chứ 
không phải để đánh giá, xếp hạng [9]; 
3. Tính tất yếu của sự chuyển dịch 
Sự chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính (dựa 
trên khai thác và tiêu dùng) sang kinh tế tuần 
hoàn (dựa trên khôi phục và tái tạo) đang trở 
thành ưu tiên của nhiều nước trên thế giới [10]. 
Đó là bởi áp lực từ các vấn đề tiêu cực do các mô 
hình kinh tế tuyến tính gây ra và bởi những lợi 
ích đang ngày càng được thấy rõ của kinh tế 
tuần hoàn. 
3.1. Áp lực từ các vấn đề của kinh tế tuyến tính 
Kinh tế tuyến tính đã và đang gây ra những 
áp lực về suy giảm tài nguyên và gia tăng lượng 
thải. Thật vậy, so với 50 năm trước, tiêu thụ tài 
nguyên thiên nhiên của thế giới đã tăng 190% 
[11]. Mạng lưới GFN ước tính nhu cầu về tài 
nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế của 
con người hiện nay đã gấp 1,7 lần khả năng đáp 
ứng của trái đất [12]. Vì thế, nếu không thay đổi 
cách thức phát triển, việc cạn kiệt tài nguyên, 
ngay cả với các tài nguyên có thể tái tạo, là 
không thể tránh khỏi. 
Về rác thải của thế giới, chỉ tính riêng rác 
thải nhựa đổ ra biển của năm 2014 đã là 150 triệu 
tấn trên toàn cầu. Dự đoán đến năm 2050, tổng 
khối lượng rác thải nhựa thậm chí sẽ nhiều hơn 
tổng khối lượng cá trong các đại dương [13]. 
Ngoài ra, cần kể tới các vấn đề như ô nhiễm 
không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất, 
mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gia tăng 
phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu diễn ra 
với quy mô toàn cầu [14]. 
Bên cạnh đó, bản thân các nền kinh tế cũng 
đang có những thách thức mới như: rủi ro của 
chuỗi cung ứng, sự xuất hiện của các thị trường 
phi quy định, chiến tranh thương mại và những 
bất ổn kinh tế khác [15]. Những vấn đề trên đã 
đặt ra yêu cầu cấp thiết của sự thay đổi. 
Đối với Việt Nam, bản thân nước ta cũng 
đang phải đối mặt với những vấn đề của kinh tế 
tuyến tính và đứng trước yêu cầu thay đổi. Một 
số vấn đề tiêu biểu có thể kể đến là: 
Tiêu thụ năng lượng tăng nhanh và suy giảm 
tài nguyên: Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam 
trong nhiều năm trở lại đây tăng gấp đôi so với 
tốc độ tăng trưởng GDP khiến kể từ năm 2015, 
Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu ròng 
năng lượng [16]. Từ một nước vẫn tự hào về xuất 
khẩu than, Việt Nam bắt đầu phải nhập than từ 
năm 2001 và đến năm 2015 đã trở thành nước 
nhập khẩu ròng than. Dự báo tới năm 2030, nước 
ta có thể phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than 
N.H. Nam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 
25 
Hình 3. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa thải ra biển. 
Nguồn: Theo Jambeck và cộng sự [22] 
mỗi năm [17, 18]. Ngoài than đá thì Việt Nam 
còn phải liên tục tăng nhập khẩu dầu thô, thậm 
chí sắt thép các loại, các kim loại thường, chất 
dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu cho dệt may và 
da giày [19]. Rõ ràng, các tài nguyên đang suy 
giảm nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu 
phát triển kinh tế trong nước. 
Phát thải tăng nhanh: Theo Bộ Tài nguyên 
và Môi trường, năm 2009, chất thải rắn phát sinh 
khoảng 28 triệu tấn/năm. Năm 2015, con số này 
đã là 35,7 triệu tấn [20]. Trên phạm vi toàn quốc, 
chất thải rắn phát sinh ngày càng tăng với tốc độ 
khoảng 10% mỗi năm, con số này với chất thải 
rắn đô thị là từ 10-16% mỗi năm [21]. Đặc biệt, 
mặc dù chỉ là một quốc gia nhỏ, xếp thứ 68 thế 
giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng 
Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về rác thải 
nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm [22] (Hình 3). 
Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại nghiêm 
trọng: Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm 
không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP 
của năm 2013 [23]. Ô nhiễm nước cũng có thể 
gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP vào 
năm 2035 [24]. Đó là còn chưa kể đến ô nhiễm 
đất và suy thoái đất đang ảnh hưởng nghiêm 
trọng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, vốn là 
nghề truyền thống bao năm qua của phần lớn 
người dân Việt Nam. Đặc biệt, các sự cố môi 
trường từ việc xả thải của các nhà máy, như các 
vụ việc của nhà máy Vedan, công ty Formosa 
Vũng Áng, công ty cổ phần mía đường Hòa 
Bình, cũng đã gây thiệt hại lớn tới các hệ sinh 
thái. 
Ngoài ra, Chiến lược phát triển kinh tế-xã 
hội Việt Nam đề ra mục tiêu “phát triển nhanh 
và bền vững”, mục tiêu này chỉ có thể đạt được 
khi thực hiện KTTH. Vì chỉ khi đó, quá trình 
phát triển mới không còn đi đôi với việc tăng 
cường khai thác tài nguyên và gia tăng lượng thải 
ra môi trường. Thật vậy, Chương trình Môi 
trường Liên hiệp quốc (UNEP) [25] và Tổ chức 
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) [26] đều 
cho rằng kinh tế tuần hoàn “là cách tốt nhất để 
phá vỡ mối liên hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh 
tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường”. 
Cụ thể, khi vật chất được tuần hoàn thì chất thải 
sẽ ít đi và nhu cầu khai thác thêm tài nguyên làm 
đầu vào cho quá trình sản xuất cũng giảm đi, 
giúp gìn giữ tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
3.2. Đa lợi ích của kinh tế tuần hoàn 
Không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào tài 
nguyên thiên nhiên và hạn chế lượng chất thải 
tạo ra, KTTH còn đem lại nhiều lợi ích khác nhau 
về kinh tế và xã hội. Tại Châu Âu, ước tính các 
mô hình KTTH có thể đem lại 600 tỉ Euro lợi ích 
N.H. Nam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 
26 
ròng mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và 
đồng thời giúp giảm một lượng lớn phát thải khí 
nhà kính [27]. Ngoài ra, mục tiêu tăng hiệu quả 
sử dụng tài nguyên lên 30% vào năm 2030 từ các 
mô hình KTTH của Châu Âu sẽ giúp tạo ra thêm 
2 triệu việc làm, đồng thời giúp tăng GDP của 
toàn khối lên 1% từ hiệu quả sử dụng tài nguyên 
và 3,9% từ việc tạo ra các thị trường mới và sản 
phẩm mới [28, 29]. Tại Hoa Kỳ, nhiều tỉ phú đã 
nổi lên từ các mô hình thu gom và tái chế vật liệu 
[30]. Với Việt Nam, chỉ tính riêng một mô hình 
KTTH, đó là mô hình khu công nghiệp sinh thái 
được thực hiện tại 4 khu công nghiệp tại Ninh 
Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng, đã giúp tiết kiệm 
được 6,5 triệu USD hàng năm [31]. Những lợi 
ích của KTTH đang ngày càng được thể hiện rõ, 
thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp và nhà 
đầu tư. 
Đặc biệt, KTTH là một cách thức chuyển đổi 
phù hợp trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu 
của phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi 
khí hậu. Như đã phân tích ở trên, chuyển đổi 
sang KTTH sẽ giúp giảm khai thác tài nguyên và 
đồng thời giảm phát thải, trong đó có giảm phát 
thải khí nhà kính. Theo đó, KTTH hỗ trợ cho 
mục tiêu SDG 12 – Sản xuất và tiêu dùng bền 
vững và mục tiêu SDG 13 – Hành động vì khí 
hậu, trong khi không hề xem nhẹ phát triển kinh 
tế. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện của mình, 
KTTH còn trực tiếp thúc đẩy các mục tiêu chung 
khác như: SDG 2 – Xóa đói và sản xuất thực 
phẩm bền vững; SDG 6 – Nước sạch và vệ sinh; 
SDG 7 – Năng lượng sạch với giá hợp lý; SDG 
8 – Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; 
SDG 9 – Công nghiệp, sáng tạo và hạ tầng; SDG 
14 – Các đại dương bền vững; SDG 15 – Sự sống 
trên mặt đất và SDG 17 – Hợp tác để hướng tới 
mục tiêu chung. Như vậy, KTTH có thể tạo ra 
tác động trực tiếp tới 10 trong tổng số 17 mục 
tiêu chung của phát triển bền vững. Thậm chí, 
khi phân tích sâu các mục tiêu cụ thể của 17 mục 
tiêu chung này, Schroeder và cộng sự đã chỉ ra 
134 trên tổng số 169 mục tiêu cụ thể có liên quan 
chặt chẽ với KTTH [32]. Điều này một lần nữa 
lý giải vì sao việc chuyển dịch sang KTTH đang 
trở thành xu hướng được nhiều quốc gia trên thế 
giới thực hiện. 
4. Kết luận 
Từ Kinh tế tuyến tính dựa trên khai thác và 
tiêu dùng đến Kinh tế tuần hoàn dựa trên phục 
hồi và tái tạo là sự chuyển dịch góp phần giải 
quyết được đồng thời nhiều vấn đề lớn hiện nay, 
đó là suy giảm tài nguyên, gia tăng rác thải và 
ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh 
hướng tới phát triển bền vững, sự chuyển dịch đó 
là tất yếu, bởi nó giúp phá vỡ mối liên hệ thường 
thấy giữa phát triển kinh tế và các ảnh hưởng tiêu 
cực tới môi trường. Kinh tế tuần hoàn đồng thời 
đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi 
trường rõ rệt, là hướng đi được nhiều quốc gia 
lựa chọn và Việt Nam không nằm ngoài xu thế 
đó. Những áp lực với Việt Nam là rất lớn và cơ 
hội cũng không nhỏ. Chúng ta cần nhanh chóng 
chuyển đổi để nắm bắt những cơ hội và hạn chế 
các vấn đề tiêu cực của cách thức phát triển kinh 
tế cũ. 
Tài liệu tham khảo 
[1] M. DeCourcey, The U.S. Chamber of Commerce 
Foundation Helps Companies Reimagine the 
Future of Business, 1 ed. Washington, DC: 
PYXERA Global, 2016. 
[2] K.E. Boulding, The Economics of the Coming 
Spaceship Earth, In: Jarrett, H., Ed., 
Environmental quality in a growing economy: 
Essays from the sixth RFF forum, New York: RFF 
Press, 1966, pp. 3-14. 
[3] W.R. Stahel, G. Reday-Mulvey, The potential for 
substituting manpower for energy; report to DG V 
for Social Affairs, Commission of the EC, Brussels 
(Research contract No. 760137 programme of 
research and Actions on the development of the 
Labour Market), 1976. 
[4] Ellen MacArthur Foundation, Towards the circular 
economy: Economic and business rationale for an 
accelerated transition, 2012. [Online]. Available: 
_report1_2012.pdf 
[5] Ellen MacArthur Foundation, Delivering the 
circular economy: a toolkit for policymakers, 2015. 
[Online]. Available: 
https://www.ellenmacarthurfoundation.org/assets/
downloads/publications/EllenMacArthurFoundati
on_PolicymakerToolkit.pdf 
[6] S. Heck, M. Rogers, P. Carroll, Resource 
Revolution: How to Capture the Biggest Business 
N.H. Nam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 
27 
Opportunity in a Century. New York: Houghton 
Mifflin Harcourt, 2014. 
[7] World Economic Forum, Towards the Circular 
Economy: Accelerating the scale-up across global 
supply chains, Geneva, Switzerland, 2014. 
[Online]. Available: 
economy-accelerating-the-scale-up-across-global-
supply-chains/ 
[8] OECD, RE-CIRCLE: Resource Efficiency & 
Circular Economy Project, 2018. [Online]. 
Available: 
https://www.oecd.org/environment/indicators-
modelling-outlooks/brochure-recircle-resource-
efficiency-and-circular-economy.pdf 
[9] G. Dohmen, A. Confiado, Circular economy 
indicators: what do they measure?. [Online]. 
Available: https://www.unenvironment.org/news-
and-stories/blogpost/circular-economy-indicators-
what-do-they-measure 
[10] Y. Kalmykova, M. Sadagopan, L. Rosado, Circular 
economy–From review of theories and practices to 
development of implementation tools, Resources, 
Conservation Recycling, 135 (2018) 190-201. 
[11] WWF, Living Planet Report - 2018: Aiming 
Higher, Gland, Switzerland, 2018. 
[12] Global Footprint Network. National Footprint 
Accounts 2018 edition [Online] Available: 
https://data.footprintnetwork.org 
[13] Ellen MacArthur Foundation, The New Plastics 
Economy, Rethinking the Future of Plastics, Ellen 
MacArthur Foundation, World Economic Forum & 
McKinsey Center for Business and Environment, 
2016. [Online]. Available: 
https://www.ellenmacarthurfoundation.org/assets/
downloads/EllenMacArthurFoundation_TheNewP
lasticsEconomy_Pages.pdf 
[14] Millennium Ecosystem Assessment, Ecosystems 
and Human Well-being: Synthesis. Washington, 
DC: Island Press, 2005. 
[15] J.D. Sachs, The age of sustainable development. 
New York: Columbia University Press, 2015. 
[16] CREM, Scoping study circular economy Vietnam, 
Amsterdam, the Netherlands, 2018. 
[17] T. Binh, K. Oanh. Paradox of coal industry: 
massive export, massive import. 
https://customsnews.vn/paradox-of-coal-industry-
massive-export-massive-import-10003.html 
(accessed 01 March, 2019). 
[18] IEA. International energy statistics, 02/05/2019. 
[Online]. Available: 
https://www.eia.gov/beta/international/data/brows
er/ 
[19] Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Thống kê hải quan 
[Online] Available: 
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQ
uan/Default.aspx 
[20] Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường 
quốc gia 2011: Chất thải rắn, Hà Nội, 2011. 
[21] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng 
môi trường quốc gia 2017: Chuyên đề Quản lý chất 
thải, Hà Nội, 2017. 
[22] J.R. Jambeck et al., Plastic waste inputs from land 
into the ocean, Science, 347 (6223) (2015) 768-771. 
[23] World Bank, The cost of air pollution: 
Strengthening the economic case for action, 
Washington, 2016. 
[24] World Bank, Vietnam: Toward a Safe, Clean, and 
Resilient Water System, Washington, DC, 2019. 
[25] UNEP, Decoupling natural resource use and 
environmental impacts from economic growth, A 
Report of the Working Group on Decoupling to the 
International Resource Panel. Fischer-Kowalski, 
M., Swilling, M., von Weizsäcker, E.U., Ren, Y., 
Moriguchi, Y., Crane, W., Krausmann, F., 
Eisenmenger, N., Giljum, S., Hennicke, P., 
Romero Lankao, P., Siriban Manalang, A. 
UNEP/Earthprint, 2011. 
[26] OECD, Resource Productivity in the G8 and the 
OECD. A Report in the Framework of the Kobe 3R 
Action Plan, 2011. [Online]. Available: 
https://www.oecd.org/env/waste/47944428.pdf 
[27] Ellen MacArthur Foundation, Growth within: a 
circular economy vision for a competitive Europe, 
Ellen MacArthur Foundation, Stiftungsfonds für 
Umweltökonomie und Nachhaltigkeit (SUN), 
McKinsey Center for Business and Environment, 
2015. [Online]. Available: 
https://www.ellenmacarthurfoundation.org/assets/
downloads/publications/EllenMacArthurFoundati
on_Growth-Within_July15.pdf 
[28] EC, Development of Guidance on Extended 
Producer Responsibility (EPR), European 
Commission – DG Environment, 2014. [Online]. 
Available: 
review/Guidance%20on%20EPR%20-
%20Final%20Report.pdf 
[29] EC, Towards a circular economy: A zero waste 
programme for Europe, COM(2014) 398 final. 
Brussels, 2014. [Online]. Available: 
economy/pdf/circular-economy-
communication.pdf 
[30] N.H. Nam, H.T. Huê, N.T.T. Nhạn, Cách tiếp cận 
thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi 
N.H. Nam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28 
28 
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Kinh 
nghiệm Hoa Kỳ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: 
Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, 34 (4) (2018), 
43-50. 
[31] UNIDO, Eco-Industrial Park Initiative for 
Sustainable Industrial Zones in Vietnam, 2019. 
[Online]. Available: https://eipvn.org/e-
library/publications/ 
[32] P. Schroeder, K. Anggraeni, U. Weber, The 
relevance of circular economy practices to the 
sustainable development goals, Journal of 
Industrial Ecology 23 (1) (2018) 77-95. 

File đính kèm:

  • pdfkinh_te_tuan_hoan_va_su_chuyen_dich_tat_yeu.pdf