Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam

Bài báo này nghiên cứu những thành công, thách thức và các chính sách trong quá trình

phát triển Năng lượng tái tạo trong thời gian gần đây của Trung Quốc. Từ những kinh nghiệm

được rút ra trong việc quản lý, xây dựng khung chính sách, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển,

thực thi bảo vệ môi trường,. của các loại năng lượng tái tạo ở Trung quốc, bài viết tổng hợp

thành các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm phát triển ngành năng lượng tái tạo còn

non trẻ, góp phần phát triển kinh tế bền vững vào bảo vệ môi trường.

pdf 7 trang kimcuc 18480
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 165 
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA 
TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 
Ngày nhận bài : 26/01/2015 Nguyễn Hùng Cường1 
Ngày nhận lại : 13/02/2015 
Ngày duyệt đăng : 19/05/2015 
TÓM TẮT 
Bài báo này nghiên cứu những thành công, thách thức và các chính sách trong quá trình 
phát triển Năng lượng tái tạo trong thời gian gần đây của Trung Quốc. Từ những kinh nghiệm 
được rút ra trong việc quản lý, xây dựng khung chính sách, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, 
thực thi bảo vệ môi trường,.. của các loại năng lượng tái tạo ở Trung quốc, bài viết tổng hợp 
thành các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm phát triển ngành năng lượng tái tạo còn 
non trẻ, góp phần phát triển kinh tế bền vững vào bảo vệ môi trường. 
Từ khóa: Năng lượng tái tạo, Trung Quốc, môi trường, chính sách. 
ABSTRACT 
This paper studies the successes, challenges and policies in the development of renewable 
energy in recent years in China. Accordingly, experiences are drawn in the management and 
construction of the policy framework, promoting research and development, environmental 
protection enforcement... of all kinds of renewable energy in China, the article synthesizes 
lessons for Vietnam to develop the renewable energy industry which is still young, contributing 
to sustainable economic development in environmental protection. 
Keywords: Renewable Energy, China, environment, policies. 
1. Đặt vấn đề1 
Trong 20 năm qua, nền kinh tế của 
Trung Quốc đã tăng gấp mười lần. Sự tăng 
trưởng này đã nâng lên 660 triệu người thoát 
khỏi đói nghèo cùng cực. Tuy nhiên, nó đã 
phải trả giá đắt cho ô nhiễm môi trường gây 
nên bởi sự tăng trưởng này.Trung Quốc đang 
phải đối mặt với những thách thức về môi 
trường, năng lượng từ nguồn hóa thạch, ô 
nhiễm không khí và nước. Hiện nay, Trung 
Quốc là nước phát thải lớn nhất thế giới các 
khí nhà kính. Theo báo cáo của BP năm 2012, 
sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào 
than đá và dầu - chiếm gần 90% của mức tiêu 
thụ năng lượng - Trung Quốc phát ra nhiều 
carbon dioxide (CO2) hơn bất kỳ đất nước nào. 
1
 ThS, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. 
Nếu không hành động, mức độ phát thải CO2 
lớn sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu nguy hiểm, mà 
Trung Quốc được dự đoán là dễ bị tổn thương 
và tác động mạnh bởi sự nóng lên của trái đất. 
Ô nhiễm môi trường tại các khu vực địa 
phương, đặc biệt với không khí và nước, có tác 
động lớn tới Trung Quốc. Họ ước tính rằng 
90% nước ở các đô thị bị ô nhiễm, ô nhiễm 
không khí ngoài trời được ước tính gây ra tới 
hàng triệu người bị chết sớm mỗi năm. Hơn 
nữa, ước tính sẽ có hơn 10 triệu ha đất nông 
nghiệp bị ô nhiễm, và lượng chất thải tại các 
bãi chôn cũng đang tăng lên. Ô nhiễm môi 
trường tại địa phương là hết sức nghiêm trọng, 
và tác động tiêu cực đến đời sống hàng ngày 
của người dân Trung Quốc. 
166 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC 
Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trên hầu 
hết các nguồn năng lượng sạch và ngành công 
nghiệp môi trường, đặc biệt là sau kế hoạch 
kích thích kinh tế sau khủng hoảng tài chính. 
Hiện nay, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới 
trong đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo. 
Trung Quốc có kế hoạch sản xuất 15% năng 
lượng từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch 
vào năm 2020. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu 
đầy tham vọng trong ngành năng lượng xanh. 
Ngoài những mục tiêu trên, Trung Quốc đặt 
mục tiêu có 140 GW công suất điện gió và 21 
GW năng lượng mặt trời vào năm 2015 
(National Energy Administration, 2012). 
Ở nước ta hiện nay, Theo dự báo của 
Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai 
đoạn 2011–2020 có xét đến năm 2030 (Tổng 
sơ đồ điện 7), nhu cầu điện năng của Việt Nam 
sẽ tăng mạnh từ 87 tỷ kWh (năm 2009) lên 
570 tỷ kWh (năm 2030), trong khi đó các nhà 
máy thủy điện gần như đã được khai thác ở 
mức tối đa và các nhà máy nhiệt điện được dự 
báo sẽ gặp nhiều khó khăn về việc cung cấp 
nhiên liệu. Để giải quyết việc thiếu hụt nguồn 
cung, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát 
triển Năng lượng Quốc gia đến năm 2020 - 
tầm nhìn 2050 trong đó rất chú trọng tới phát 
triển nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, 
năng lượng gió, năng lượng mặt trời...), với 
mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3% 
tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 
2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Để đạt 
được mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo 
như đã đề ra, việc học hỏi những kinh nghiệm 
thành công và thất bại trong chính sách của 
Trung Quốc trong phát triển này là hết sức cần 
thiết. 
2. Kinh nghiệm phát triển năng lượng 
tái tạo của Trung Quốc 
2.1. Năng lượng mặt trời 
Thành công: 
Hiện nay, Trung Quốc là nhà sản xuất 
lớn nhất thế giới về thiết bị năng lượng mặt 
trời. Từ năm 2006 đến 2011, do chính sách hỗ 
trợ từ chính phủ các nước châu Âu, đặc biệt là 
Đức, Tây Ban Nha và Italia, đã dẫn đến sự 
bùng nổ toàn cầu về điện mặt trời. Thị trường 
toàn cầu điện mặt trời thêm 27,7 GW công 
suất điện mới trong năm 2011, và vào cuối 
năm đó, công suất lắp đặt tích lũy toàn cầu 
vượt quá 67,4 GW, so với chỉ 7,3 GW vào 
năm 2006 (EPIA, 2012). Các công ty Trung 
Quốc đã nắm bắt được một thị phần lớn của thị 
trường này, với xuất khẩu thiết bị điện mặt trời 
là 35,8 tỷ USD trong năm 2011. 
Các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như 
Yingli và Trina, đã trở thành công ty hàng đầu 
thế giới trong sản xuất các tấm quang điện mặt 
trời . Trong năm 2011, Trung Quốc đại lục sản 
xuất của các tế bào năng lượng mặt trời đạt 17 
GW, chiếm 48,5% sản xuất của thế giới. Các 
công ty Trung Quốc ban đầu chỉ sản xuất pin 
năng lượng mặt trời, nhưng ngày càng được 
tham gia vào tất cả các phần của chuỗi giá trị. 
Trong thời gian đầu bùng nổ năng lượng mặt 
trời, các công ty Trung Quốc đã không thể 
cạnh tranh trong các phần tấm pin quang điện 
và polysilicon (Silicon đa tinh thể) trên thị 
trường. Năm 2006, nhu cầu quốc gia cho 
polysilicon là 5.000 tấn, và sản lượng thực tế 
sản xuất tại Trung Quốc là dưới 300 tấn. Tuy 
nhiên, nhiều công ty ở Trung Quốc, như LDK 
Solar và GCL đã đầu tư mạnh vào thị trường 
polysilicon, và giá đã giảm xuống mức phù 
hợp. Kết quả là, vào năm 2012, 40% của 
polysilicon toàn cầu và 76% tấm pin quang 
điện được sản xuất ở Trung Quốc (Solarbuzz, 
2012). 
Đầu tư xây dựng dự án năng lượng mặt 
trời trong nước bắt đầu từ từ nhưng đã phát 
triển đáng kể từ năm 2010. Các nhà sản xuất 
năng lượng mặt trời của Trung Quốc ban đầu 
dựa trên các thị trường xuất khẩu, với hơn 
90% sản lượng sản xuất ra là xuất ra nước 
ngoài (MIIT, 2012). Những tăng trưởng gần 
đây ở Trung Quốc đã đưa quốc gia này lên 
đứng thứ 3 về công suất năng lương mặt trời, 
đứng trên cả Mỹ. Riêng trong năm 2011, 
Trung Quốc lắp đặt 2.250 MWp, tốc độ tăng 
trưởng hàng năm lên tới 500%. 
Thách thức: 
Ngành quang điện mặt trời phải đối mặt 
với một số thách thức tài chính và môi trường 
bởi các quá trình sản xuất, bao gồm cả việc dư 
thừa đầu tư. Dư thừa đầu tư đã tới mức cao 
trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị, và rất 
nhiều các công ty sản xuất quang điện mặt trời 
lớn phải đối mặt với khả năng tự thua lỗ. 
Lượng đầu tư khổng lồ trong sản xuất làm 
năng lực sản xuất qua chuỗi giá trị quang điện 
dẫn đến sự giảm giá nhanh tróng, đẩy lợi 
nhuận xuống đến mức mà nhiều doanh nghiệp 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 167 
bị thiệt hại đáng kể. 
Thiếu đầu tư vào mạng lưới truyền tải 
điện cũng có thể gây ra các vấn đề trong các 
dự án sắp tới. Quang điện mặt trời ở Trung 
Quốc được đặt tại khu vực phía tây tương đối 
kém phát triển. Do đó, Một mạng kết nối lưới 
điện cần thiết để truyền điện cho khu vực phía 
đông phát triển hơn, nơi mà nhu cầu về năng 
lượng lớn nhất. Tuy nhiên, trong những năm 
gần đây, đầu tư lưới điện chỉ đạt được 34,1% 
công suất yêu cầu. Một nhà máy điện năng 
lượng mặt trời 10 MW có thể được xây dựng 
trong vòng sáu tháng, trong khi một dự án 
truyền tải lưới điện có thể mất 3-4 năm. Với 
năng lượng mặt trời tiếp tục bùng nổ, vấn đề 
năng lực truyền tải này có thể là một nút cổ 
chai trong tương lai cản trở sự phát triển. 
Cơ sở sản xuất thiết bị năng lượng mặt 
trời lại gây ra ô nhiễm môi trường ở các địa 
phương. Nếu không được kiểm soát, quá trình 
sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời có thể 
gây ra ô nhiễm không khí và nước. Do sự thiếu 
thực thi nghiêm túc các quy định về môi 
trường, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong sản 
xuất và lợi nhuận biên thấp, nhiều công ty 
năng lượng mặt trời thường không đầu tư đúng 
mức trong việc kiểm soát ô nhiễm. Thay vào 
đó, các công ty có xu hướng dựa trên xử lý ở 
giai đoạn cuối của quá trình thải, chứ không 
phải là kiểm soát ô nhiễm trước đó, và đã có 
báo cáo rằng một số công ty thậm chí không 
thực hiện xử lý cuối công đoạn thải mà thải 
thẳng ra môi trường. 
Các chính sách: 
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các 
chính sách thúc đẩy chính hiện nay là thông 
qua trợ giá năng lượng tái tạo (feed-in-tariff) 
cao: Ngày nay, các trang trại năng lượng mặt 
trời nhận mức trợ giá 1 nhân dân tệ cho mỗi 
kWh họ sản xuất, tương đương 100% mức tiền 
thưởng trên giá mà thủy điện hoặc nhà sản 
xuất điện than nhận được. Vì chi phí đầu tư và 
vận hành của năng lượng mặt trời đã giảm, 
mức khuyến khích vẫn ở mức 1 nhân dân tệ 
mỗi kWh, có nghĩa là một số lượng lớn các dự 
án đã có lợi nhuận. Điều này đã thúc đẩy sự 
phát triển mạnh mẽ gần đây của năng lượng 
mặt trời của Trung Quốc. 
Chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ 
giúp các công ty của họ để mở rộng nhanh 
chóng: Trong giai đoạn đầu, các nhà sản xuất 
điện mặt trời của Trung Quốc đã nhận được sự 
hỗ trợ từ chính quyền địa phương bằng các 
hình thức hỗ trợ tài chính (bảo lãnh cho vay, 
vay ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất, giảm 
thuế) và tiếp cận đất đai các khu vực rộng 
lớn đủ tiêu chuẩn về nắng mặt trời để xây 
dựng nhà máy điện (hỗ trợ giải phóng mặt 
bằng, thủ tục giao đất đầu tư). 
Chính phủ tiếp tục cung cấp thêm ưu đãi 
cho các doanh nghiệp đầu tư vào R&D: Để 
tiếp tục cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp 
Trung Quốc cần phải tiếp cận với các công 
nghệ tiên tiến trên thế giới. Tăng cường đầu tư 
R&D có thể giúp phát triển và đổi mới trong 
điện mặt trời, chẳng hạn như xây dựng công 
trình có tích hợp lắp đặt sẵn các tấm quang 
điện mặt trời. Các nhà chức trách Trung Quốc 
đã cung cấp nhiều ưu đãi hơn cho phát triển 
R&D để khuyến khích sự gia tăng đầu tư: 
chẳng hạn như giảm thuế và tăng cường bảo 
hộ sở hữu trí tuệ. 
2.2. Điện Gió 
Thành công: 
Công suất điện gió của Trung Quốc hiện 
nay là lớn nhất thế giới, với hơn 90 GW công 
suất được lắp đặt trong nước (GWEC, 2014). 
Chỉ riêng tăng trưởng trong năm 2011 là 40%, 
với hơn 11.000 tuabin được lắp đặt (CWEA, 
2011). Tổng công suất điện lắp đặt của Trung 
Quốc trong năm 2011, 4,89% là điện gió, và 
lĩnh vực này thời gian gần đây đã trở thành 
nguồn năng lượng lớn thứ ba ở Trung Quốc 
(đứng sau nhiệt và thủy điện). Năm 2011 tổng 
đầu tư của Trung Quốc vào năng lượng gió 
đứng ở mức 30 tỷ USD, chiếm 42% đầu tư gió 
của thế giới. 
Điện gió ở Trung Quốc đang tập trung ở 
khu vực phía Bắc và phía Tây, khu vực Nội 
Mông dẫn đầu với hơn gần ba lần so với bất kỳ 
tỉnh hoặc khu tự trị khác về công suất lắp đặt 
tuabin trong năm 2011. Một số khu đã được 
phân bổ cho phát triển trang trại gió quy mô 
lớn. Dự án Gansu Jiuquan, nằm trên cạnh sa 
mạc Gobi, là trang trại gió lớn nhất thế giới, 
với công suất 10 GW, lớn hơn so với toàn bộ 
công suất lắp đặt của điện gió ở Vương quốc 
Anh. Các công ty năng lượng lớn cũng đang 
đầu tư lắp đặt các trang trai điện gió ngoài 
khơi. Trang trại điện gió đầu tiên của Trung 
Quốc - Shanghai Donghai Bridge với công 
suất 10MW - đã bắt đầu phát điện vào tháng 6 
168 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC 
năm 2010. Trong khi công suất điện gió ngoài 
khơi nói chung vẫn còn thấp, tuy nhiên, các 
trang trại gió ở ngoài khơi có lợi thế là được 
nằm gần với đông dân cư ven biển tạo ra một 
cơ hội lớn cho điện gió ngoài khơi Trung 
Quốc. 
Sự bùng nổ của công suất điện gió đã 
được kết hợp với sự gia tăng trong sản xuất 
thiết bị trong nước. Một số công ty hàng đầu 
trên thế giới của Trung Quốc đã nổi lên trong 
sản xuất các tuabin gió. Các doanh nghiệp 
trong nước chiếm lĩnh hầu hết thị trường, với 
ba nhà sản xuất dẫn đầu chiếm hơn 50 phần 
trăm của thị trường. Các nhà sản xuất Trung 
Quốc đã cắt giảm chi phí sản xuất, kích thích 
sự phát triển. Chi phí xây dựng một trang trại 
điện gió ở Trung Quốc đã giảm khoảng 12% 
trong năm 2011 (Li et al, 2012.). Bằng cách 
làm cho điện gió có giá cả phải chăng hơn, các 
trang trại gió với các nguồn tài nguyên gió dồi 
dào trở nên khả thi hơn, mở đường cho đầu tư 
ngày càng gia tăng. 
Các nhà sản xuất thiết bị gió Trung Quốc 
chủ yếu dựa vào công nghệ nước ngoài được 
cấp phép nhưng họ ngày càng có những cải 
tiến tốt hơn cho sản phẩm. Người Trung Quốc 
đã có nhiều sáng tạo có khả năng tự xây dựng 
các tuabin ngoài khơi và đang xây dựng ngày 
càng nhiều với công suất 3 MW trở lên cho 
mỗi cột gió. Tuy nhiên, các nhà sản xuất 
Trung Quốc đã chủ yếu vẫn phải dựa trên giấy 
phép công nghệ của nước ngoài cho các sản 
phẩm của họ. 
Thách thức: 
Khả năng của truyền tải lưới điện đã 
không theo kịp với tốc độ tăng trưởng trong 
lắp đặt tuabin gió mới. Vào cuối năm 2011, 52 
GW công suất điện gió đã được lắp đặt mới, 
nhưng chỉ có 45 GW đã được kết nối với mạng 
lưới điện (CWEA, 2011). Hơn nữa, trong thời 
gian nhất định, các trang trại điện gió không 
thể truyền tải tất cả điện năng mà họ sản xuất 
do không có khả năng kết nối vào lưới điện 
quốc gia gây ra lãng phí. Phần lớn các dự án 
điện gió đang ở xa khu vực đông dân, và trong 
khi đường dây truyền tải mới đang được xây 
dựng, có một độ trễ đáng kể trước khi Trung 
Quốc có thể được hưởng lợi đầy đủ từ tất cả 
năng lực sản xuất từ năng lượng gió. 
Các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn dựa 
vào nhập khẩu nước ngoài cho một số bộ phận 
công nghệ cao. Một báo cáo năm 2012 ước 
tính rằng 50% của giá trị gia tăng của các bộ 
phận quan trọng và linh kiện kỹ thuật cao được 
nhập khẩu (Li et al., 2012). Các hệ thống điều 
khiển, hệ thống thủy lực và vòng bi trục chính 
thường vẫn phải nhập khẩu. Vì vậy, tăng 
cường đầu tư cho R&D là hết sức quan trọng 
để các công ty Trung Quốc có thể tham gia sâu 
hơn vào chuỗi giá trị. 
Các ngành công nghiệp gió có thể bị 
đình trệ do thiếu nhân lực có trình độ. Gần đây 
một số ít trường đại học hiện đang cung cấp 
đào tạo chuyên ngành công nghệ gió. Với kế 
hoạch mở rộng đầy tham vọng năng lượng gió, 
chính phủ cần phải đảm bảo rằng hệ thống 
giáo dục đại học đào tạo kỹ sư đủ nhân lực cho 
sự phát triển năng lượng gió trong thời gian 
tới. 
Các chính sách: 
Các chính sách trợ giá năng lượng tái tạo 
(Feed-in-Tariff) đã thúc đẩy năng lượng gió 
phát triển: Các trang trại điện gió lắp đặt đầu 
tiên vào đầu những năm 2000 có thể nhận 
được mức thưởng 1,2 nhân dân tệ cho mỗi 
kWh. Về sau mức hỗ trợ trở thành quyết định 
của quá trình đấu thầu. Các dự án nhận được 
một biểu giá hỗ trợ cố định trong từ 0,51-0,61 
nhân dân tệ cho mỗi kWh, tùy thuộc vào vị trí 
lắp đặt. 
Các ưu đãi tài chính khác cũng được 
cung cấp cho các nhà sản xuất điện gió: các 
trang trại gió được giảm 50% thuế VAT cho 
điện sản xuất từ gió, trong khi giảm thuế cũng 
được áp dụng cho R&D vào các quá trình phát 
triển công nghệ mới (Zhang et al., 2009). 
Các tín hiệu chính sách rõ ràng để phát 
triển điện gió được đảm bảo duy trì lâu dài. 
Chính sách hỗ trợ mạnh mẽ thông qua các mục 
tiêu đầy tham vọng và các ưu đãi về tài chính, 
hỗ trợ giá cao, là động lực chính của sự tăng 
trưởng này. Chính phủ duy trì tiếp tục hỗ trợ 
các chính sách rõ ràng này. 
2.3. Năng lượng sinh học 
Thành công: 
Đầu tư và sinh khối (biomass) ngày càng 
mạnh mẽ và mục tiêu đầy tham vọng đã được 
thiết lập trong thập kỷ tiếp theo của Trung 
Quốc. Các dự án sinh khối có xu hướng được 
đặt tại khu vực sản xuất nông nghiệp, nơi 
nguyên liệu có rất sẵn. Ở Trung Quốc, các 
vùng đất màu mỡ nhất nằm ở các tỉnh ven biển 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 169 
phía đông, nơi đó cũng là nhu cầu cao nhất về 
năng lượng, vì vậy phần lớn các dự án đã được 
xây dựng ở đây. Các dự án khí sinh học 
(biogas), đặc biệt là sử dụng chất thải động vật 
để sản xuất điện, cũng có sự tăng trưởng mạnh 
mẽ. Từ năm 2008 đến 2010, lượng sản xuất 
hàng năm của khí sinh học này đã tăng gấp đôi 
(Ma et al., 2012). Các dự án khí sinh học thu 
khí metan được sản xuất từ chất thải nông 
nghiệp hay công nghiệp và sử dụng khí đốt 
này chuyển đổi thành năng lượng hữu ích, 
thường là điện. Với nhu cầu gia tăng về thịt ở 
Trung Quốc tiềm năng khí sinh học từ chất 
thải động vật có cơ hội phát triển đặc biệt 
mạnh mẽ. 
Dự án khí sinh học sử dụng nước thải 
công nghiệp đang trở nên ngày càng thông 
dụng. Trong ngành rượu, axit và giấy, công ty 
có thể thu được metan từ quá trình công 
nghiệp và biến nó thành năng lượng. Các dự 
án sử dụng phương pháp phân hủy kỵ khí, và 
có thể cung cấp điện lại cho các nhà máy sử 
dụng bên trong doanh nghiệp hoặc bán lại vào 
lưới điện quốc gia. 
Việc sử dụng nhiên liệu sinh học lỏng 
như ethanol sinh học và dầu diesel sinh học 
cũng có được bước phát triển. Việc sản xuất 
nhiên liệu sinh học ethanol được pha trộn với 
xăng cho xe ô tô điện đã tăng gấp đôi từ năm 
2005 đến năm 2010. Trung Quốc chỉ lên kế 
hoạch sản xuất là 10 triệu tấn từ ethanol sinh 
học và 2 triệu tấn so với dầu diesel sinh học, 
chỉ bằng hơn 10% so với các mục tiêu của Hoa 
Kỳ (Ji và Yu, 2008). 
Thách thức: 
Thách thức chủ yếu cho sản xuất sinh 
khối chính là chi phí nguyên liệu. Khi nồi hơi 
sinh khối điện và máy phát điện khi sản xuất 
đại trà, giá đã giảm tới mức hợp lý, nhưng chi 
phí chủ yếu hiện nay là nguyên liệu. Trong khi 
đó, rơm rạ là tương đối hợp lý, chi phí của các 
nguyên liệu sinh học khác, chẳng hạn như lõi 
ngô và vỏ đậu phộng, vẫn còn cao ở Trung 
Quốc. 
Sự bùng nổ về số lượng các nhà máy 
sinh khối đã dẫn đến tình trạng khan hiếm 
nguyên liệu ngày càng tăng trong một số khu 
vực nhất định như rơm rạ, vỏ đậu phộng. Điều 
này đẩy giá của các nguyên liệu mà chiếm tới 
hơn 70% của chi phí hoạt động sản xuất điện 
sinh khối lên cao (Ma et al., 2012). Giá nguyên 
liệu cao làm cho nhiều nhà máy không có lợi 
nhuận. 
Chi phí ethanol sinh học cũng khá cao ở 
Trung Quốc, trong khi cái giá bán của nhiên 
liệu sinh học là tương đối thấp. Hiện nay, chi 
phí sản xuất ethanol sinh học ở Trung Quốc là 
17% cao hơn so với ở Hoa Kỳ, nhưng cái giá 
bán của ethanol sinh học là 18% thấp hơn. 
Điều này có nghĩa là lợi nhuận thấp cho các 
công ty muốn đầu tư vào sản xuất nhiên liệu 
sinh học. 
Các chính sách: 
Chính sách trợ giá năng lượng tái tạo đã 
được áp dụng rộng rãi cho các dự án sinh khối 
và metan sinh học. Chính phủ Trung Quốc đã 
trợ cấp 0,75 nhân dân tệ mỗi kWh cho tất cả 
điện sản xuất từ sinh khối và khí sinh học 
trong năm 2011. Chính sách này đã dẫn đến sự 
bùng nổ xây dựng của cả hai loại dự án sinh 
khối và khí sinh học, và cung cấp một môi 
trường đầu tư ổn định cho các nhà đầu tư. 
Cơ chế phát triển sạch (CDM) cũng đã 
cung cấp thêm thu nhập cho người sản xuất 
năng lượng sinh học. Đến cuối năm 2012, hơn 
150 dự án sinh khối và gần 100 dự án thu 
metan áp dụng được tài trợ theo CDM, nơi các 
dự án nhận được một mức tiền cho mỗi tấn 
carbon giảm được. Tất cả các dự án này có 
công suất lắp đặt hơn 4 GW và 6 tỷ USD vốn 
đầu tư (UNEP, 2013). 
Do lo ngại về an ninh lương thực, các 
nhà chức trách Trung Quốc đã cung cấp mức 
hỗ trợ ít hơn cho nhiên liệu sinh học. Các nhà 
hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải 
theo dõi các mối đe dọa của các dự án năng 
lượng sinh học vào phần lương thực. Thiếu đất 
canh tác và các vấn đề về thực thi chính sách ở 
các cấp địa phương có nghĩa là chính quyền 
tăng cường sự chú ý tới các mối đe dọa sản 
xuất nhiên liệu sinh học trên đất nông nghiệp 
thực phẩm. 
Trung Quốc khuyến khích tăng cường 
đầu tư R&D vào năng lượng sinh học bền 
vững. Trung quốc đang tập trung nghiên cứu 
nhằm tìm ra loai cây trồng có thể sử dụng là 
nhiên liệu sinh học nhưng không đe dọa an 
ninh lương thực. Thông qua nghiên cứu khoa 
học và đầu tư vào R&D thêm vào nhiên liệu 
thay thế, năng lượng sinh học có tiềm năng để 
đóng một phần quan trọng trong tương lai 
năng lượng của Trung Quốc. 
170 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC 
3. Kết luận 
Nhìn chung, Trung Quốc đã có bước 
phát triển xanh lớn trong tất cả các ngành công 
nghiệp trong thập kỷ qua. Trung Quốc dẫn đầu 
thế giới về năng lượng gió sản xuất và đã 
chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của 
năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học và 
các ngành công nghiệp liên quan tới môi 
trường. Sự phát triển trong các lĩnh vực này đã 
được thúc đẩy bởi một khuôn khổ chính sách 
mạnh mẽ. Năng lượng tái tạo, trợ giá năng 
lượng mạnh mẽ kết hợp với chi phí giảm đã 
dẫn đến sự tăng công suất lắp đặt trong các dự 
án điện gió, năng lượng mặt trời, sinh khối và 
metan sinh học. 
Tuy nhiên, trên các lĩnh vực nghiên cứu 
những thách thức lớn vẫn còn. Lượng khí thải 
carbon của Trung Quốc là lớn nhất trên thế 
giới. Mặc dù có những tiến bộ gần đây trong 
năng lượng tái tạo, Trung Quốc vẫn dựa vào 
than đá và dầu cho 90% nhu cầu năng lượng 
của họ. Hơn nữa, với mục tiêu sản xuất 15% 
năng lượng từ các nguồn nhiên liệu phi hóa 
thạch vào năm 2020, vậy năng lượng của 
Trung Quốc vẫn phụ thuộc 85% vào các nguồn 
năng lượng hóa thạch. Chính điều này tiếp tục 
gây ra các thách thức lớn về môi trường, phát 
thải khí gây hiệu ứng nhà kính mà chính phủ 
Trung Quốc phải đối mặt hiện tại và trong 
tương lai sắp tới. 
Việc thiếu đầu tư vào R&D làm cho các 
công ty Trung Quốc đi sau về công nghệ so 
với thế giới ở hầu hết các ngành nghiên cứu và 
phải phụ thuộc vào giấy phép, thiết bị kỹ thuật 
cao nhập từ nước ngoài. 
Từ những thành công, thách thức và 
chính sách phát triển năng lượng tái tạo của 
Trung Quốc nghiên cứu rút ra một số bài học 
cho Việt Nam như sau. 
4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 
Thứ nhất: Xây dựng chính sách trợ giá 
giá năng lượng tái tạo (feed-in-tariff) thúc đẩy 
đầu tư năng lượng tái tạo. Ở Trung Quốc, nhà 
sản xuất năng lượng tái tạo được một mức giá 
cao hơn tỷ lệ nhất định cho điện tạo ra từ các 
nguồn truyền thống. Trong trường hợp của 
năng lượng mặt trời, biểu trợ giá là hơn gấp 
đôi số tiền đã trả cho điện từ các nhà máy điện 
đốt than, trong khi các dự án sinh khối nhận 
được 50% phí bảo hiểm (Ma, 2011). Năng 
lượng gió trước đây đã nhận được một mức trợ 
giá cao nhưng chi phí đã giảm, mức trợ giá 
hiện tại là có tỷ lệ tương tự với các nguồn năng 
lượng khác. Chính phủ Việt Nam có thể tham 
khảo vào biểu trợ giá này, từ đó dựa vào tình 
hình sản lượng và giá cả điện năng hiện nay, 
đưa ra các mức biểu trợ giá phù hợp với nguồn 
sản xuất năng lượng tái tạo. Việc có một biểu 
trợ giá phù hợp sẽ giúp thu hút thêm nhiều 
nguồn vốn đầu tư của xã hội, góp phần làm 
tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo mà không làm 
tăng gánh năng ngân sách nhà nước. 
Thứ hai: Tăng cường đầu tư trong 
nghiên cứu và phát triển (R&D). Hiện nay, 
Trung Quốc đang tăng đầu tư trong R&D, 
nhằm giải quyết những thách thức về môi 
trường của đất nước và để đảm bảo rằng ngành 
công nghiệp xanh của nó có thể cạnh tranh 
trên toàn cầu. Trên khắp mọi lĩnh vực nghiên 
cứu có một khoảng cách công nghệ giữa các 
doanh nghiệp Trung Quốc và các đối thủ cạnh 
tranh trên thế giới, vì vậy họ khuyến khích đầu 
tư dài hạn trong R&D, và tiếp tục hỗ trợ đổi 
mới trong nước. Tuy nhiên, khác với Trung 
Quốc, công tác R&D tại Việt Nam gặp nhiều 
khó khăn như nguồn tài chính hạn hẹp, thiếu 
nhân lực trong ngành, chưa có đối tác tin cậy 
chuyển giao công nghệ Chính vì vậy, Việt 
Nam cần phải thuê hoặc mua lại các giấy phép 
công nghệ của các nước có nền năng lượng tái 
tạo tiên tiến như Trung Quốc đã tiến hành 
trong thời kỳ đầu, nhằm nắm bắt đón đầu các 
công nghệ hàng đầu hiện nay mà không mất 
thời gian nghiên cứu ban đầu. Bên cạnh đó, 
chúng ta tập trung nghiên cứu nhằm cải biến 
và phát triển các công nghệ đã được chuyển 
giao làm giảm giá thành sản xuất, thay thế 
nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của 
năng lượng tái tạo so với các năng lượng 
truyền thống khác. 
Thứ ba: Xây dựng cơ chế phối hợp đảm 
bảo lợi ích giữa chính quyền địa phương và 
trung ương. Là quốc gia quốc gia đông dân 
nhất thế giới, Trung Quốc phải đối mặt với 
những thách thức trong quản lý, trong đó có sự 
khác nhau về nhu cầu của chính phủ trung 
ương và hành động ở cấp địa phương. Đặc 
biệt, chính quyền địa phương thường tập trung 
nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế trong ngắn 
hạn hơn là mối quan tâm về môi trường trong 
dài hạn hay các vấn đề của quốc gia. Sự khác 
biệt trong lợi ích này đã gây ra, trong số các 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 171 
tác động khác, một số nơi không thực thi các 
quy định về môi trường nhất định và thiếu đầu 
tư năng lượng sạch và phát triển bền vững. 
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra tại Việt Nam. 
Chính quyền địa phương vì sự phát triển kinh 
tế vùng trong ngắn hạn, mong muốn phát triển 
nhanh sẽ đánh đổi bằng cách đầu tư vào các 
nguồn năng lượng hóa thạch hay thủy điện. 
Nhưng trong dài hạn, các dự án năng lượng 
này có thể gây ra các hiệu ứng tiêu cực về môi 
trường, sức khỏe người dân và xét trên lợi ích 
toàn xã hội dự án có thể không đạt hiệu quả. 
Chính vì vậy, Chính phủ Trung ương cần suy 
xét kỹ sự đánh đổi giữa cái được và mất để 
đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời 
chính phủ cũng cần phải xây dựng cơ chế liên 
kết phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương 
để đảm bảo sự thông suốt và hài hòa lợi ích 
của cả hai bên trong quá trình phát triển. 
Thứ tư: Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ 
việc thực hiện các quy định về môi trường. 
Trong ngành sản xuất thiết bị năng lượng mặt 
trời và năng lượng sinh học nếu các yêu cầu về 
môi trường không được tuân thủ đầy đủ thì các 
nguồn năng lượng này lại là tác nhân gây ra ô 
nhiễm môi trường. Do đó, đây vẫn là một 
thách thức lâu dài mà Trung Quốc vẫn phải đối 
mặt ở cấp địa phương. Học tập kinh nghiệm 
của Trung Quốc, Việt Nam cần tạo ra hệ thống 
hoạt động hiệu quả trong việc kiểm soát việc 
thực hiện các quy định về môi trường của các 
dự án năng lượng tái tạo dạng này ngay từ đầu 
và thống nhất trong cả nước. Muốn đạt được 
điều này thì phải thống nhất từ hệ thống văn 
bản pháp luật đến cơ chế hợp tác linh hoạt của 
các cơ quan Nhà nước và các địa phương có 
liên quan, để đảm bảo mọi yêu cầu về môi 
trường phải được thực hiện. 
Thứ năm: Hạn chế đầu tư và giảm dần 
phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa 
thạch. Mặc dù có rất nhiều thành công trong 
năng lượng tái tạo, Trung Quốc vẫn dựa vào 
than đá và dầu cho 90% nhu cầu năng lượng 
của họ. Do đó, khí thải carbon và ô nhiêm môi 
trường vẫn là thách thức lớn nhất cho sự phát 
triển của Trung Quốc hiện nay. Chính vì vậy, 
từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam 
ngoài việc có các biện pháp phát triển năng 
lượng tái tạo, đồng thời có cơ chế chính sách 
giảm đầu tư và phụ thuộc vào các nguồn năng 
lượng hóa thạch. Điều này sẽ làm giảm lượng 
năng lượng từ nguồn hóa thạch cả về số lượng 
và tỷ trọng trong tổng lượng năng lượng tiêu 
thụ của Việt Nam. Có như vậy chúng ta mới 
thực sự đạt được mục tiêu phát triển xanh bền 
vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
BP. (2012). Statistical Review of World Energy. 
China Environment News. (2012). The key areas of pollution control in the 12th Five-year 
Period. 
CCID Consulting. (2008). Analysis on China’s Solar PV Industry Chain and Its Impact on the 
Industry. 
CWEA. (2011). China’s Wind Power Installed Capacity. 
Li, J. et al. (2012). China Wind Power Development Report, 2012. 
Ma, J. (2011). On-grid electricity tariffs in China: development, reform and prospects, Energy 
Policy, 2011. 
Huang, J. and Qiu, H. (2010). The socioeconomic impact of the development of biofuel ethanol 
and the countermeasures. Beijing: Science Press. 
Ma, L. (2012). Research report on the development of biomass energy industry and 
technological innovation, China Securities Regulatory Commission and Guangzhou 
Energy Research Institute of Chinese Academy of Science, 2012. 
UNEP. (2013). China’s green long march a synthesis report: a study of renewable energy, 
environmental industry and cement sectors, 2013. 

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_phat_trien_nang_luong_tai_tao_cua_trung_quoc_va.pdf