Kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng Oresol của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai

Mục tiêu. Khảo sát kiến thức, thái độ, và quan sát kỹ năng sử dụng ORS ở 85 bà mẹ có con bị bệnh TCC.

Phương pháp. Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang từ 85 bà mẹ có con bị bệnh TCC tại Khoa Nhi Bệnh viện

Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2007 bằng bộ câu hỏi điều tra và quan sát theo bảng kiểm.

Kết quả. Nghiên cứu cho thấy: (1) 58,8% các bà mẹ biết một phần tác dụng của ORS, 41,2% biết được 2

loại gói ORS có bán ở các hiệu thuốc, 72,9% không biết thành phần gói ORS và 21,2% biết sai lượng dịch ORS

cho trẻ uống khi đang TCC; (2) 57,6% các bà mẹ biết đúng loại dịch thay thế ORS, nhưng có tới 65,9% không biết

cách cho trẻ ăn thêm khi trẻ đang bị TCC; (3) 69,4% các bà mẹ dự trữ sẵn ORS ở nhà, 88,2% cho rằng ORS tốt

cho con của họ và 94,1% chấp nhận sử dụng ORS nếu con của họ bị TCC lần sau; (4) 92,9% có kiểm tra ORS tr-

ước khi pha, là 58,6% pha ORS đúng quy trình, có 89,4% các bà mẹ cho uống ORS đúng; (5) Trong số các bà mẹ

pha ORS sai có 100% các bà mẹ chia nhỏ gói ORS ra để pha nhiều lần

Kết luận. Kết quả nghiên cứu này cho thấy: cần tiếp tục chương trình CDD, tập trung vào thông tin

về tác dụng ORS và cách nuôi dưỡng trẻ khi tiêu chảy và cách pha ORS đúng quy cách để tránh những tai

biến điều trị đáng tiếc.

pdf 6 trang kimcuc 4160
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng Oresol của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng Oresol của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai

Kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng Oresol của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 
 Chuyên đề Nhi Khoa 88 
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL CỦA CÁC BÀ MẸ 
CÓ CON TIÊU CHẢY CẤP TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Phan Thị Cẩm Hằng*, Nguyễn Văn Bàng* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu. Khảo sát kiến thức, thái độ, và quan sát kỹ năng sử dụng ORS ở 85 bà mẹ có con bị bệnh TCC. 
Phương pháp. Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang từ 85 bà mẹ có con bị bệnh TCC tại Khoa Nhi Bệnh viện 
Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2007 bằng bộ câu hỏi điều tra và quan sát theo bảng kiểm. 
Kết quả. Nghiên cứu cho thấy: (1) 58,8% các bà mẹ biết một phần tác dụng của ORS, 41,2% biết được 2 
loại gói ORS có bán ở các hiệu thuốc, 72,9% không biết thành phần gói ORS và 21,2% biết sai lượng dịch ORS 
cho trẻ uống khi đang TCC; (2) 57,6% các bà mẹ biết đúng loại dịch thay thế ORS, nhưng có tới 65,9% không biết 
cách cho trẻ ăn thêm khi trẻ đang bị TCC; (3) 69,4% các bà mẹ dự trữ sẵn ORS ở nhà, 88,2% cho rằng ORS tốt 
cho con của họ và 94,1% chấp nhận sử dụng ORS nếu con của họ bị TCC lần sau; (4) 92,9% có kiểm tra ORS tr-
ước khi pha, là 58,6% pha ORS đúng quy trình, có 89,4% các bà mẹ cho uống ORS đúng; (5) Trong số các bà mẹ 
pha ORS sai có 100% các bà mẹ chia nhỏ gói ORS ra để pha nhiều lần 
Kết luận. Kết quả nghiên cứu này cho thấy: cần tiếp tục chương trình CDD, tập trung vào thông tin 
về tác dụng ORS và cách nuôi dưỡng trẻ khi tiêu chảy và cách pha ORS đúng quy cách để tránh những tai 
biến điều trị đáng tiếc. 
Từ chủ: Bà mẹ, kiến thức, kỹ năng, thái độ, tiêu chảy cấp, oresol. 
ABSTRACT 
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND SKILL OF UTILIZATION OF ORS IN MOTHERS 
OF CHILDREN WITH ACUTE DIARRHEA ADMITTED IN BACH MAI HOSPITAL 
Phan Thi Cam Hang, Nguyen Van Bang 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 88 – 93 
Objective. To assess knowledge, attitude and skill of mothers taking care their children suffering from 
acute diarrhea by managing ORS. 
Population and methods. This cross-sectional study was carried out on a population of 85 young 
mothers. 
Results. The study showed that: (1) 58.8% of mothers were aware of usefulness of ORS, 41.2% were 
aware of at least 2 kinds of ORS packet existing in the pharmacy, 72.9% ignored the composition of ORS 
packet and 21.2% ignored correct amount of ORS necessary to rehydrate a child with acute diarrhea. (2) 
57.6% of mothers had appropriate knowledge on other solutions possible to use in case of shortage or lack of 
ORS; however, up to 65.9% lacked knowledge on adequate feeding a child with acute diarrhea. (3) 69.4% of 
mothers got ORS packets at home, 88,2% considered that ORS was helpful in diarreal children and 94.1% 
thinked of using ORS again if their child suffered from diarrhea. (4) 92.9% of mothers checked the quality of 
ORS packet before using, 58.6% knew how to prepare correctly solution from the ORS packet, 89.4% of 
mothers knew how to rehydrate correctly their child by ORS. (5) 100% of 29 mothers, who did not know to 
prepare correctly the solution, devided the content of ORS packet into several preparations. 
* Bộ môn Nhi, ĐHYHN 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 
Chuyên đề Nhi Khoa 89 
Conclusion. Results from the study suggest that it’s primary and crutial to maintain the program of 
Control of Diarrheal Disease focussing on improvement of knowledge and skills of mothers in ORS usage 
during taking care of their children with acute diarrhea. 
Key-words: Acute diarrhea, attitude, knowledge, skill, oresol, mothers. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tiêu chảy cấp (TCC) vẫn là một trong 
những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất, là 
gánh nặng kinh tế xã hội đối với nhiều nước, 
nhất là các nước đang phát triển. Theo Tổ chức 
y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng gần 
1 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp. Trung 
bình mỗi trẻ mắc 1,3 lượt/năm, trong đó có 
hơn 3 triệu trẻ tử vong(10). Liệu pháp điều trị 
phục hồi dịch và điện giải để điều trị và dự 
phòng mất nước do tiêu chảy đã được hướng 
dẫn và tuyên truyền rộng rãi trên thế giới 
cũng như ở Việt Nam(1-9). Ở nước ta hiện nay, 
90% trẻ em dưới 5 tuổi được bảo vệ bởi 
chương trình này(6,7,10). Hiệu quả của liệu pháp 
này phụ thuộc vào sự hiểu biết và nhất là sự 
chấp nhận và kỹ năng sử dụng dung dịch 
oresol (ORS) của người mẹ hoặc của người 
chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức 
và kỹ năng thực hành của bà mẹ trong việc sử 
dụng ORS đóng vai trò quan trọng bậc nhất 
trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ. Đã có khá 
nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ 
và thực hành của bà mẹ trong dự phòng và 
điều trị trẻ tiêu chảy ở Việt Nam(1-7), nhưng 
chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu đánh giá 
riêng về kiến thức, thái độ và kỹ năng của các 
bà mẹ trong việc sử dụng ORS để bù dịch và 
điện giải cho trẻ TCC. Vì vậy, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu này nhằm (1) khảo sát kiến 
thức và thái độ của các bà mẹ có con bị tiêu 
chảy cấp đối với việc sử dụng ORS, (2) đánh 
giá kỹ năng sử dụng ORS của các bà mẹ khi 
trẻ đang bị tiêu chảy cấp được điều trị tại khoa 
Nhi bệnh viện Bạch Mai. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Đối tượng nghiên cứu 
Là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị TCC vào 
điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai từ 
tháng 1 đến tháng 5-2007. Khảo sát kiến thức và 
thái độ trong việc sử dụng ORS của bà mẹ bằng 
nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, dựa vào bộ 
câu hỏi được xây dựng theo mục tiêu nghiên 
cứu(1,4,6). Đánh giá kỹ năng sử dụng ORS của các 
bà mẹ được dựa vào các bảng kiểm đã được sử 
dụng trong các nghiên cứu trước đây ở Việt 
Nam và trên thế giới(1,7,8-10). Xử lí số liệu theo 
phần mềm Epi Info 6.0 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến 
tháng 5-2007 có 85 trẻ dưới 5 tuổi bị TCC vào 
điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai trong 
đó 56 trẻ trai (66%), 43 trẻ (50,6%) dưới 12 
tháng, 30 (35,3%) từ 12-24 tháng, 39 trẻ mất 
nước độ A (46%), 45 trẻ độ B (53% và 1 trẻ mất 
nước độ C. Đặc điểm của các đối tượng nghiên 
cứu được trình bày trong bảng 1. 
Bảng 1 Đặc điểm cơ bản của 85 bà mẹ có con TCC 
trong nhóm nghiên cứu 
Đặc điểm Phân loại n Tỷ lệ % 
Tuổi mẹ 
 30 tuổi 58 68,2 
>30 tuổi 27 31,8 
Trình độ văn 
hóa mẹ 
Phổ thông 25 29,4 
Trung học, cao đẳng 24 28,2 
Đại học, trên đại học 36 42,2 
Nghề nghiệp 
mẹ 
Lao động gián tiếp (trí 
thức, văn phòng) 
56 65,9 
Nghề khác 29 34,1 
Kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ và 
kỹ năng sử dụng ORS của các bà mẹ được 
trình bày trong các bảng 2,3,4. Những sai sót 
chủ yếu trong việc sử dụng ORS của các bà mẹ 
trình bày trong bảng 5. Bảng 6 trình bày kết 
quả đánh giá một số yếu tố liên quan đến kỹ 
năng sử dụng ORS của các bà mẹ. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 
 Chuyên đề Nhi Khoa 90 
Bảng 2. Kiến thức sử dụng ORS của 85 bà mẹ 
trong nhóm nghiên cứu 
Kiến thức Phân loại n Tỷ lệ % 
Biết loại ORS 
Biết 1 loại 12 14,1 
Biết 2 loại 35 41,2 
Biết 3 loại 6 7,1 
Không biết 32 37,6 
Biết thành phần gói 
ORS 
Đúng hoàn 
toàn 
0 0 
Đúng một phần 22 25,9 
Sai 1 1,2 
Không biết 62 72,9 
Biết lượng ORS cho trẻ 
uống 
Đúng hoàn 
toàn 
12 14,1 
Đúng một phần 48 56,5 
Sai 18 21,2 
Không biết 7 8,2 
Biết tiếp tục cho ăn 
hoặc bú sữa mẹ 
Đúng 29 34,1 
Sai 56 65,9 
Bảng 3. Thái độ của 85 bà mẹ đối với việc sử dụng 
ORS khi trẻ bị TCC 
Thái độ Phân loại n Tỷ lệ% 
Có sẵn ORS ở 
nhà 
Có 59 69,4 
Không 26 30,6 
Đánh giá tác dụng 
điều trị TCC bằng 
ORS 
Tốt 75 88,2 
Chưa tốt 5 5,9 
Không tốt 0 0 
Không biết 5 5,9 
Chấp nhận sử 
dụng ORS khi trẻ 
bị TCC lần sau 
Tiếp tục dùng ORS 80 94,1 
Chưa biết 4 4,7 
Không dùng nữa 1
*
 1,2 
Bảng 4. Kỹ năng sử dụng ORS của 70 bà mẹ có 
con TCC được quan sát 
Kỹ năng Phân loại n Tỷ lệ% 
Kiểm tra gói ORS trước 
khi pha 
Có 65 92,9 
Không 5 7,1 
Nhận biết chất lượng gói 
ORS 
Biết ≥2 biểu 
hiện 
23 35,4 
Biết 1 biểu 
hiện 
40 61,5 
Không biết 2 3,1 
Theo đúng quy trình pha 
ORS 
Đúng 41 58,6 
Sai 29 41,4 
Cho uống ORS đúng 
cách 
Đúng hoàn 
toàn 
36 42,4 
Đúng một 
phần 
41 48,2 
Sai 8 9,4 
Bảng 5. Các sai sót trong cách pha và cho uống 
ORS của 29 bà mẹ 
Kỹ năng sai Phân loại n Tỷ lệ % 
Khi pha ORS 
Không rửa tay 4 13,8 
Không tráng dụng cụ 1 3,4 
Đo lượng nước không 
chính xác 
7 24,1 
Không pha cả gói ORS 
trong 1 lần pha 
29 100 
Không đậy nắp bình 6 20,7 
Dùng quá 24 giờ 1 3,4 
Khi cho trẻ 
uống ORS 
Chọn dụng cụ sai 13 26,5 
Xử trí sai khi trẻ không 
chịu uống 
17 34,7 
Xử trí sai khi trẻ nôn 20 40,8 
Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử 
dụng ORS của các bà mẹ 
Các yếu tố ảnh hưởng Sử dụng ORS đúng 
Kiểm tra 
(n=65) 
Pha 
(n=70) 
Cho uống 
(n=85) 
Tuổi mẹ 
 30 tuổi 14/43 27/47 24/58 
>30 tuổi 9/22 14/23 12/27 
Nghề mẹ 
Lao động 
gián tiếp 
19/48 33/50* 26/56 
Nghề khác 4/17 8/20 10/29 
Học vấn 
mẹ 
Phổ thông 1/13* 6/15 11/25 
CĐ, ĐH 22/52 35/55 35/60 
Lần điều 
trị 
Lần đầu 21/59 35/63 32/78 
Lần thứ 2 2/6 6/7 4/7 
Lần TCC 
Lần đầu 11/32 22/41 23/48 
Lần thứ 2 12/33 19/29 13/37 
* p<0,05 
BÀN LUẬN 
Khi được hỏi về tác dụng của ORS, chỉ có 
21,2% các bà mẹ trả lời đúng là ORS dùng để 
bù nước và điện giải; 58,8% các bà mẹ trả lời 
được một phần tác dụng của ORS như chống 
mất nước, bù nước. Có 2,4% trả lời sai như làm 
ngừng tiêu chảy, hạ sốt, giữ nước, tăng sức đề 
kháng. Có tới 17,6% các bà mẹ không biết ORS 
có tác dụng gì, do vậy vẫn cần nâng cao hiểu 
biết của bà mẹ hơn nữa để họ có thể sử dụng 
ORS để điều trị và phòng bệnh TCC chủ động 
hơn. Khi được hỏi về thành phần gói ORS chỉ 
có 11 bà mẹ (12,9%) trả lời đuợc là có muối, 
đường và điện giải, trong khi nghiên cứu tại 
Nigeria có 1/3 số người được hỏi có sử dụng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 
Chuyên đề Nhi Khoa 91 
ORS và hơn 80% trong số đó biết thành phần 
gói ORS(8). Đa số các bà mẹ đều không trả lời 
chính xác lượng ORS cần cho uống là bao nhiêu, 
các câu trả lời hầu hết là 1,2 gói một ngày, 200-
500ml mỗi ngày. Chỉ có 14,1% các bà mẹ biết 
đúng cần phải cho ntrẻ uống bao nhiều khi vẫn 
tiêu chảy cấp. Tỷ lệ này là rất thấp, tương đương 
như trong nghiên cứu ở Zimbabwe và Thái Lan(9). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 57,6% 
các bà mẹ biết loại dịch thay thế ORS đúng 
như nước cháo muối, nước đường muối, nước 
lọc, nước hoa quả. Có 11,8% các bà mẹ biết sai 
như nước muối pha loãng, nước đường pha 
đậm đặc, nước quả hồng xiêm rang hay các 
loại nước chế biến từ các vị thuốc đông y có 
tác dụng cầm ỉa và 30,6% các bà mẹ không biết 
loại dịch thay thế ORS. Lâm Văn Thư (1998) 
nghiên cứu tại Lạng Sơn thấy có 18,5% và Lê 
Nguyễn Ngọc (2000 tại Cao Bằng) thấy 34% 
biết dùng nước cháo muối tại nhà khi con bị 
tiêu chảy; Ngô Thị Thanh Hương (2004 tại Đak 
Lak), thấy 37,72% biết dùng dung dịch thay 
thế(6). Tuy tỷ lệ các bà mẹ biết dịch thay thế 
trong nghiên cứu của chung tôi có cao hơn các 
nghiên cứu tên đây, nhưng vẫn còn 30,6%) các 
bà mẹ chưa biết dịch thay thế trong nghiên 
cứu này cho thấy vẫn cần tiếp tục tuyên 
truyền giáo dục, thậm chí cần hướng dẫn các 
bà mẹ về các dung dịch thay thế ORS tại nhà 
cũng như cách pha chế các loại dịch đó đúng 
cách để chương trình phòng chống tiêu chảy 
cấp và điều trị mất nước đạt hiệu quả như 
mong muốn. 
Một trong những nguyên tắc quan trọng 
của điều trị TCC tại nhà đó là cho trẻ ăn nhiều 
thức ăn giàu dinh dưỡng để đề phòng suy 
dinh dưỡng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
chỉ có 34,1% các bà mẹ trả lời đúng c ỏch cho 
trẻ ăn khi đang bị TCC. Đa số các bà mẹ đều 
cho con ăn ít hơn bình thường hoặc chỉ cho ăn 
cháo loãng. Nguyễn Thị Như Mai nghiên cứu 
năm 2006 tại viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ 
cho ăn đúng là 71,8%(7). Qua đó ta thấy việc 
tuyên truyền giáo dục bà mẹ cho trẻ ăn đúng 
cách khi bị TCC cần được tăng cường hơn 
nữa, bởi thói quen không cho trẻ ăn đủ chất 
khi bị TCC hoặc ăn ít hơn bình thường, thậm 
chí không cho ăn vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn, 
đã làm giảm hiệu quả điều trị TCC 
Một trong những tiêu chí mà chúng tôi cho 
là để đánh giá thái độ của bà mẹ đối với việc sử 
dụng ORS đó là việc các bà mẹ có dự trữ sẵn 
ORS ở nhà. Kết quả cho thấy có 59 bà mẹ (69,4%) 
có sẵn ORS ở nhà. Khi được hỏi ORS có tốt cho 
trẻ khi bị TCC không, có 88,2% các bà mẹ trả 
lời ORS tốt, 5,9% trả lời ORS chưa tốt lắm và 
5,9% trả lời không biết ORS có tốt không. Như 
vậy, việc nâng cao hiểu biết cho các bà mẹ là 
cần thiết để họ có kiến thức đầy đủ về ORS 
hơn, chấp nhận sử dụng thường xuyên hơn. 
Đa số các bà mẹ (94,1%) trả lời là sẽ tiếp tục 
dùng với các lí do như họ thấy ORS tốt hay các 
bác sĩ khuyên nên dùng. Có 4,7% các bà mẹ 
không biết sẽ dùng hay không với lí do chờ ý 
kiến của bác sĩ, hay nếu điều trị lần này khỏi 
thì lần sau sẽ dùng tiếp, chỉ có 1,2% các bà mẹ 
trả lời sẽ hỏi ý kiến bác sĩ trước mà không 
dùng ORS ngay. Qua đó ta thấy rằng việc điều 
trị tại bệnh viện có sự hướng dẫn của nhân 
viên y tế đem lại lòng tin cho các bà mẹ nen h? 
chấp nhận việc sử dụng ORS một cách dễ 
dàng hơn. 
Trong số các bà mẹ được phỏng vấn có 82,4% 
đã từng sử dụng ORS ít nhất là một lần. Kết quả 
này cao hơn kết quả của Ngô Thị Thanh Hương 
năm 2004 tại Đak Lak (56,2%) và của Bùi Thị 
Thúy Ái năm 2000 tại Thanh Xuân, Hà Nội 
(56,2%)(1,6). Khi quan sát 70 bà mẹ đã từng pha 
ORS, có 65 bà mẹ chiếm 92,9% có kiểm tra gói 
ORS trước khi pha, trong số các bà mẹ kiểm tra 
gói ORS có 35,4% các bà mẹ nhận biết từ 2 biểu 
hiện trở lên của gói ORS không đảm bảo chất 
lượng để bỏ gói ORS ấy đi không dùng. Có 
61,5% các bà mẹ chỉ nhận biết được một biểu 
hiện và 3,1% dù có kiểm tra nhưng không nhận 
biết được. Đa số các bà mẹ đều biết không được 
dùng khi gói ORS đã quá hạn nhưng lại không 
biết cách phát hiện gói ORS thủng, rách từ trước, 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 
 Chuyên đề Nhi Khoa 92 
màu chất ORS thay đổi, chất ORS vón cục hay 
khi pha ra nếm thấy có vị khác lạ. Tỉ lệ các bà mẹ 
biết kiểm tra gói ORS trước khi pha ORS trong 
nghiên cứu này là tương đối cao. 
Trong số 70 bà mẹ được quan sat khi pha 
ORS, có 41 bà mẹ (58,6%) pha đúng tất cả các 
bước rửa tay và tráng dụng cụ pha, dụng cụ 
chứa, đồ dùng để uống trước khi pha ORS, đo 
lượng nước chính xác, dùng nước sôi để 
nguội, pha cả gói ORS trong một lần pha, đậy 
nắp bình và dụng cụ chứa, chỉ dùng dung dịch 
đã pha trong 24 giờ. Tỉ lệ này tương đương với 
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai 
(2006) có 54,5% pha dung dịch ORS đúng(7). 
nhưng cao hơn trong nghiên cứu của Lưu Thị 
Minh Châu (2001) có 39% các bà mẹ pha dung 
dịch ORS đúng(4). Trong số 29 bà mẹ pha dung 
dịch ORS sai trong nghiên cứu của chúng tôi, 
có 100% các bà mẹ chia nhỏ gói ORS ra để pha 
nhiều lần. Mặc dù tỉ lệ này không cao (so với 
các bà mẹ biết cách pha đúng) nhưng chúng 
tôi cho rằng cần nâng cao trình độ hiểu biết 
của các bà mẹ hơn nữa để tránh tình trạng dù 
bà mẹ có biết dung dịch ORS nhưng lại không 
biết cách pha đúng liều lượng khiến cho trẻ bị 
rối loạn nước và điện giải, đặc biệt là ngộ độc 
muối rất nguy hiểm, khó điều trị do pha ORS 
quá đặc. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 
trường hợp bệnh nhi Vũ Anh D. 15 tháng tuổi 
vào viện trong tình trạng mất nước nặng do 
mẹ cho uống nước quả hồng xiêm rang và 
nước đường đậm đặc. Kết quả điện giải đồ 
ngày đầu tiên vào viện của bệnh nhi đó như 
sau: Na+: 161 mmol/l, K+: 2,5 mmol/l, Cl-: 
137mmol/l. 
Chúng tôi có thử tìm hiểu sự tác động của một 
số thông số nghiên cứu lên kỹ năng sử dụng ORS 
của các bà mẹ có con TCC được nghiên cứu, 
nhưng chỉ thấy có vai trò của học vấn của bà mẹ 
(các bà mẹ học trên phổ thông có kỹ năng kiểm tra 
gói ORS tốt hơn) và của nghề nghiệp mẹ (các bà 
mẹ làm lao động văn phòng, trí thức có tỷ lệ pha 
đúng ORS cao hơn các bà mẹ lao động tay chân). 
Tuy nhiên, cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn 
bé, nên việc đánh giá tác động của các yếu tố ảnh 
hưởng còn rất hạn chế. Cần có nghiên cứu với cỡ 
mẫu lớn hơn để đánh giá chính xác và sâu hơn về 
lĩnh vực này. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang khảo sát 
kiến thức, thái độ, và quan sát kỹ năng sử 
dụng ORS ở 85 bà mẹ có con bị bệnh TCC tại 
Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến 
tháng 5 năm 2007 chúng tôi thu được kết quả 
như sau: 
- Có 58,8% các bà mẹ biết một phần tác 
dụng của ORS, 41,2% biết được 2 loại gói ORS 
có bán ở các hiệu thuốc, 72,9% không biết 
thành phần gói ORS và 21,2% biết sai lượng 
dịch ORS cho trẻ uống khi đang TCC. 
- Có 57,6% các bà mẹ biết đúng loại dịch 
thay thế ORS, nhưng có tới 65,9% không biết 
cách cho trẻ ăn thêm khi trẻ đang bị TCC. 
- Có 69,4% các bà mẹ dự trữ sẵn ORS ở 
nhà, 88,2% cho rằng ORS tốt cho con của họ và 
94,1% chấp nhận sử dụng ORS nếu con của họ 
bị TCC lần sau. 
- Có 92,9% có kiểm tra ORS trước khi pha, 
là 58,6% pha ORS đúng quy trình, có 89,4% các 
bà mẹ cho uống ORS đúng. 
- Trong số các bà mẹ pha ORS sai có 100% các 
bà mẹ chia nhỏ gói ORS ra để pha nhiều lần 
Qua kết quả nghiên cứu này, chúng tôi 
nhận thấy: còn một tỷ lệ khá lớn bà mẹ chưa 
có đủ kiến thức về thành phần, tác dụng của 
ORS và nhất là cách cho trẻ ăn trong và sau 
tiêu chảy. Cần tiếp tục chương trình CDD, tập 
trung vào thông tin về tác dụng ORS và cách 
nuôi dưỡng trẻ khi tiêu chảy. Mặt khác, cần có 
thêm những thông tin cụ thể về những tai nạn 
do sử dụng ORS sai để giúp bà mẹ tránh 
những tai biến điều trị đáng tiếc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 Bùi Thị Thúy [i (2000), Đánh giá kiến thức, thực hành về 
cách phòng và xử trí bệnh tiêu chảy của các bà mẹ có con 
dưới 5 tuổi tại quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2000, Luận 
văn thạc sĩ Y học, Đại học Y tế công cộng. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 
Chuyên đề Nhi Khoa 93 
2 Lâm Văn Thư (1998), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực 
hành của bà mẹ liên quan đến việc điều trị tiêu chảy tại 
nhà ở huyện Lộc Bình năm 1998, luận văn tốt nghiệp 
chuyên khoa cấp 1, trường đại học Y Hà Nội. 
3 Lê Nguyễn Ngọc (2000), Đánh giá kiến thức về phòng 
bệnh tiêu chảy của các bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi tại xã 
Nam Tuấn huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng năm 2001, Luận 
văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, Đại học Y Hà Nội. 
4 Lưu Thị Minh Châu (2001), Thực trạng kiến thức, thái độ, 
thực hành của các bà mẹ đối với việc phòng chống tiêu 
chảy cấp ở trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Khoái Châu, 
Hưng Yên năm 2001, tạp chí Y học thực hành 2002 số 7, 
trang 21. 
5 Nghiêm Thị Dinh (2006), Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ 
em dưới 10 tuổi và kiến thức, thái độ, thực hành của 
người chăm sóc trẻ tại thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh năm 
2005, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, trường 
đại học Y Hà Nội. 
6 Ngô Thị Thanh Hương (2004), Kiến thức, thực hành của 
bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện 
M.Đrak tỉnh Đak Lak năm 2004, luận văn tốt nghiệp cử 
nhân y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội. 
7 Nguyễn Thị Như Mai (2006), Đánh giá kiến thức và thực 
hành một số bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu 
hóa bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn tốt nghiệp cử 
nhân điều dưỡng, Đại học Y Hà Nội. 
8 Okete TA, Okafor HU, Amah AC, Onwuasigwe CN, Ndu 
AC (1998), Diarrhoea in children of Nigeria market 
women: prevalance, knowlegde of cause and 
management. 
9 Shaw DD, Jacobsen CA, Konare KF, Isa AR (1998), 
Knowlegde and the use of oral rehydration therapy for 
childhood diarrhoea in Trumpat district, Thailand. 
10 WHO (1985), The management of Diarrhoea and use of 
Oral Rehydration therapy/ Ajoint WHO/UNICEF 
statement, WHO, Geneva 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_ky_nang_su_dung_oresol_cua_cac_ba_me_co_co.pdf