Kiến thức, thái độ của học sinh điều dưỡng về tự chăm sóc răng miệng
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ đúng về tự chăm sóc răng miệng; và xác
định mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của học sinh Điều dưỡng về tự chăm sóc răng miệng với đặc điểm
dân số xã hội và thói quen chăm sóc răng miệng (CSRM).
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỷ lệ học sinh Điều dưỡng có kiến thức đúng về CSRM chưa cao (về chải răng: 28,2%; về khám
răng định kỳ: 36,7%; về fluoride: 4,7%; về các bệnh liên quan đến vệ sinh răng miệng: 7,7%). Tuy nhiên 55,9%
học sinh Điều dưỡng có thái độ CSRM tốt. Học sinh có kiến thức đúng về CSRM có tỷ lệ thái độ tốt (70,8%) cao
hơn so với học sinh có kiến thức chưa đúng (50,0%) (p = 0,01).
Kết luận: Trong nghiên cứu này, kiến thức về tự CSRM của học sinh Điều dưỡng trường trung cấp Bách
Khoa Sài Gòn ở mức tương đối thấp trong khi thái độ về tự CSRM lại khá tốt. Nghiên cứu cũng ghi nhận có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về chải răng và khối lớp, nghề nghiệp của mẹ, tần suất chải răng, thói
quen khám răng định kỳ, thái độ về tự CSRM.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ của học sinh điều dưỡng về tự chăm sóc răng miệng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 126 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG VỀ TỰ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Trần Thị Bích Thủy*, Hoàng Đạo Bảo Trâm**, Jane Dimmitt Champion*** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ đúng về tự chăm sóc răng miệng; và xác định mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của học sinh Điều dưỡng về tự chăm sóc răng miệng với đặc điểm dân số xã hội và thói quen chăm sóc răng miệng (CSRM). Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ học sinh Điều dưỡng có kiến thức đúng về CSRM chưa cao (về chải răng: 28,2%; về khám răng định kỳ: 36,7%; về fluoride: 4,7%; về các bệnh liên quan đến vệ sinh răng miệng: 7,7%). Tuy nhiên 55,9% học sinh Điều dưỡng có thái độ CSRM tốt. Học sinh có kiến thức đúng về CSRM có tỷ lệ thái độ tốt (70,8%) cao hơn so với học sinh có kiến thức chưa đúng (50,0%) (p = 0,01). Kết luận: Trong nghiên cứu này, kiến thức về tự CSRM của học sinh Điều dưỡng trường trung cấp Bách Khoa Sài Gòn ở mức tương đối thấp trong khi thái độ về tự CSRM lại khá tốt. Nghiên cứu cũng ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về chải răng và khối lớp, nghề nghiệp của mẹ, tần suất chải răng, thói quen khám răng định kỳ, thái độ về tự CSRM. Từ khóa: tự chăm sóc răng miệng, học sinh Điều dưỡng. ABSTRACT KNOWLEDGE AND ATTITUDE ABOUT ORAL SELF CARE OF NURSING STUDENT Tran Thi Bich Thuy, Hoang Dao Bao Tram, Jane Dimmitt Champion * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 126 - 131 Objective: The objective of this study was to define the percentage of nursing studentshaving adequate knowledge and good attitude about oral self care. This study also determined the relationship between knowledge, attitude of nursing students about oral self care and the social demographic characteristics, dental care habits. Method: Cross-sectional correlation descriptive study design. Results: The percentage of nursing student withadequate knowledge about oral self care was not high (about brushing: 28.2%; about regular dental exam: 36.7%; about fluoride: 4.7%; about diseases related to oral hygiene: 7.7%). Nursing student’s attitude about oral self care was pretty good, up to 55.9% of students had good attitude. The rate of students with good attitude in the group of students with adequate knowledge was significantly higher about brushing than in the group with inadequate knowledge (p<0.001). Conclusion: Nursing students at Saigon Polytechnic Collegehad relatively shallow knowledge while their attitude was pretty good. There was a statistically significant association between knowledge about brushing and grade of class, major of mother, frequency of brushing, habit on regular dental exam and attitude about oral care. Key words: oral self care, nursing student. * Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh ** Bộ môn NKCS- Khoa RHM, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh *** Friendship Bridge Group - Đại học Texas, Austin - Hoa Kỳ Tác giả liên lạc: ThS Trần Thị Bích Thủy ĐT: 0908500412 Email: bluewaterbt@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 127 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn là gánh nặng kinh tế rất lớn đối với hệ thống Y tế quốc gia và toàn cầu(7). Để ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả các bệnh răng miệng, bên cạnh việc cần đi khám răng định kỳ và điều trị sớm, việc chăm sóc răng miệng đúng là biện pháp khá hiệu quả để giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng(5). Để có thể tự chăm sóc răng miệng đúng cách, kiến thức và thái độ của cá nhân về tự chăm sóc răng miệng có vai trò quan trọng(1,4). Nhiều nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ về chăm sóc răng miệng trên các nhóm đối tượng khác nhau đã được tiến hành tại Việt Nam và ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, một số nghiên cứu thực hiện trên đối tượng học sinh - sinh viên(2,3,8). Kết quả của các nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các biện pháp nhằm nâng cao ý thức và khả năng tự chăm sóc sức khỏe răng miệng của cá thể và cộng đồng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) xác định tỷ lệ học sinh Điều dưỡng trường trung cấp Bách Khoa Sài Gòn có kiến thức đúng, thái độ đúng về tự CSRM; (2) xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của học sinh Điều dưỡng về tự CSRM với đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và thói quen CSRM. Kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở để hoàn thiện các chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng tại trường, hướng đến xây dựng thái độ, thói quen và hành vi tự CSRM tích cực trên một đối tượng có tác động quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của người bệnh và cộng đồng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên đối tượng nghiên cứu là học sinh trung cấp Điều dưỡng đang học năm thứ nhất và năm thứ hai tại trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn năm học 2012-2013. Kỹ thuật chọn mẫu Lấy mẫu toàn bộ học sinh năm thứ nhất và năm thứ hai đang học tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, đồng ý tham gia nghiên cứu. Công cụ thu thập số liệu Bộ câu hỏi tự điền được sử dụng để thu thập những thông tin chung về đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, thói quen chăm sóc răng miệng, kiến thức và thái độ về CSRM của đối tượng nghiên cứu. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 12.0. Các biến không liên tục như đặc tính của mẫu nghiên cứu, kiến thức đúng về tự chăm sóc răng miệng của học sinh, thái độ đúng về tự CSRM được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ (%). Kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher’s exact. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu thu được gồm 170 học sinh Điều dưỡng đang học năm thứ nhất và năm thứ hai tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn; trong đó, học sinh năm thứ nhất chiếm 25,9%, học sinh năm thứ hai chiếm 74,1%. Học sinh tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 19-38 tuổi, tuổi trung bình là 22,58±3,47. Dân số nghiên cứu có tỷ lệ nữ cao gấp 5 lần tỷ lệ nam (82,9% nữ và 17,1% nam). Về nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, đa số phụ huynh là nông dân, chiếm 65,3% ở cha và 57,4% ở mẹ. Kiến thức về tự CSRM của học sinh Điều dưỡng Bảng 1: Phân bố học sinh theo kiến thức đúng về CSRM (n=170) Kiến thức về CSRM Tần số (n) Tỷ lệ (%) Về chải răng 48 28,2 Về khám răng định kỳ 62 36,7 Về fluoride 8 4,7 Về các bệnh liên quan đến VSRM 13 7,7 Đối với kiến thức về chải răng, hơn một phần hai số học sinh được khảo sát có kiến thức Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 128 đúng về thời điểm chải răng (57,1%), thời gian mỗi lần chải răng (55,3%), thời gian thay bàn chải đánh răng (51,8%), và lợi ích của việc chải răng đúng cách (57,7%). Khi khảo sát về phương pháp chải răng, số học sinh lựa chọn phương pháp Bass là 47,1%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về chải răng là 28,2%. Về yếu tố khám răng định kỳ, 59,4% học sinh xác định cần khám răng định kỳ ≤12 tháng/lần; 11,2% học sinh cho rằng chỉ nên khám răng khi có vấn đề về răng miệng; 2,9% học sinh hoàn toàn không biết khi nào nên khám răng định kỳ. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về khám răng định kỳ là 36,7%. Về kiến thức trong việc sử dụng và tác dụng của fluoride đối với sức khỏe răng miệng, có 50,6% học sinh có kiến thức về tác dụng của fluoride. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh biết được cả ba biện pháp bổ sung fluoride chỉ đạt ở mức 9,4%, đa số học sinh chỉ biết biện pháp bổ sung fluoride bằng kem đánh răng có chứa fluoride (93,5%). Tổng số học sinh có kiến thức đúng về fluoride chỉ chiếm 4,7%. Hầu hết các học sinh đều biết cần làm gì khi bị sâu răng (85,3%), nhưng tỷ lệ học sinh có kiến thức về nguyên nhân gây sâu răng thì rất thấp, chiếm khoảng 14,7%. Nhìn chung, kiến thức của học sinh về các bệnh liên quan đến VSRM chưa tốt, chỉ 7,7% học sinh có kiến thức đúng về vấn đề này. Thái độ về tự CSRM của học sinh Điều dưỡng Trong mẫu nghiên cứu, chỉ có một học sinh (0,6%) không cho rằng CSRSM là rất quan trọng, còn lại 169/170 học sinh (99,4%) đều đồng ý rằng việc CSRM là rất quan trọng. “Dành nhiều thời gian cho việc chải răng là cần thiết” là ý kiến mà ít học sinh đồng ý nhất, chỉ chiếm 31,8%. Tỷ lệ học sinh có thái độ tốt về CSRM là 55,9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về CSRM. Mối liên quan giữa kiến thức về CSRM với các đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, thói quen CSRM Mối liên quan giữa kiến thức về CSRM và đặc điểm dân số xã hội Bảng 2: Kiến thức về chải răng theo đặc điểm dân số xã hội (n=170) Đặc điểm xã hội Kiến thức về chải răng P PR (KTC 95%) Chưa đúng n (%) Đúng n (%) Năm học Năm thứ nhất Năm thứ hai 24 (54,5) 98 (77,8) 20 (45,5) 28 (22,2) 0,002 1 0,49(0,31-0,78) N/nghiệp mẹ Nông dân Nội trợ Nghề khác 75 (77,3) 19 (59,4) 27 (67,5) 22 (22,7) 13 (40,6) 13 (32,5) 0,04 0,22 1 1,79(1,02-3,13) 1,43(0,80-2,56) Tỷ lệ học sinh năm thứ nhất có kiến thức đúng về chải răng cao hơn hẳn so với học sinh năm thứ hai (p<0,01). Học sinh có mẹ làm nội trợ có tỷ lệ kiến thức đúng gấp 1,79 lần (KTC 95%: 1,02-3,13) so với học sinh có mẹ là nông dân, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mối liên quan giữa kiến thức về CSRM và thói quen CSRM Bảng 3: Kiến thức về chải răng theo thói quen CSRM (n=170) Thói quen CSRM Kiến thức về chải răng p Chưa đúng n (%) Đúng n (%) Tần suất chải răng <3 lần/ngày ≥3 lần/ngày 96 (81,4) 26 (50,0) 22 (18,6) 26 (50,0) <0,001 Khám răng định kỳ Có Không 10 (41,7) 112 (76,7) 14 (58,3) 34 (23,3) <0,001 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tần suất chải răng và mức độ kiến thức về chải răng (p<0,001). Tỷ lệ kiến thức đúng ở nhóm học sinh có khám răng định kỳ (58,3%) cao gấp 2,5 lần so với nhóm học sinh không khám răng định kỳ (23,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 129 Mối liên quan giữa kiến thức về CSRM và thái độ về CSRM Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ CSRM giữa hai nhóm học sinh có kiến thức đúng và chưa đúng về chải răng. Nhóm có kiến thức đúng về chải răng có tỷ lệ thái độ tốt (70,8%) cao hơn nhóm có kiến thức chưa đúng (50%) (p=0,01) BÀN LUẬN Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu có mức độ phân bố về giới tính không cân bằng, trong đó tỷ lệ học sinh nữ gấp 5 lần tỷ lệ học sinh nam. Mức độ chênh lệch này cao hơn so với tỷ lệ phân bố về giới tính trong mẫu nghiên cứu của Trịnh Thị Tố Quyên (2,9 lần)(9). Sự chênh lệch về giới tính trong nghiên cứu này là do đặc điểm của ngành nghề mà đối tượng nghiên cứu đang theo học; nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là học sinh của ngành Điều dưỡng, một ngành mà xã hội Việt Nam quan niệm là phù hợp hơn cho giới nữ. Ngoài ra, có sự chênh lệch đáng kể về số lượng đối tượng nghiên cứu là học sinh năm thứ nhất và năm thứ hai, điều này phụ thuộc vào số lượng học sinh đang học tại trường. Tuy nhiên, sự chênh lệch này cũng dẫn đến những hạn chế khi phân tích so sánh các biến số nghiên cứu giữa hai đối tượng. Kiến thức về CSRM Về biện pháp chải răng, tỷ lệ học sinh có kiến thức về phương pháp Bass là 47,1%. Kết quả này cao hơn so với số liệu ghi nhận trong nghiên cứu của Tôn Nữ Hồng Vy(8), thực hiện trên đối tượng học sinh trung học cơ sở (10%), nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Cao Thị Kim Hoa (53%)(1) và Lê Thị Kim Oanh (91%)(2), khảo sát trên đối tượng học sinh tiểu học. Một trong các yếu tố ảnh hưởng có lẽ là do học sinh tiểu học là đối tượng được áp dụng chương trình nha học đường một cách khá đều đặn, do đó có thể các em sẽ duy trì được tốt về kiến thức chải răng. Cũng theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ học sinh đạt kiến thức chải răng đúng một cách toàn diện chỉ chiếm 28,2%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Tôn Nữ Hồng Vy (8%)(8). Khi khảo sát về kiến thức đối với việc cần khám răng định kỳ, tỷ lệ học sinh cho rằng cần khám răng định kỳ ≤12 tháng/lần là 59,4%, tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của Ling Zhu(10), thực hiện khảo sát trên đối tượng người Trung Quốc trưởng thành (61%). Có 11,2% số học sinh cho rằng chỉ nên khám răng khi có vấn đề về răng miệng, và 2,9% học sinh không biết nên khám răng định kỳ khi nào. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về fluoride rất thấp (4,7%), thấp nhất trong cả bốn vấn đề kiến thức về chăm sóc răng miệng được khảo sát trong nghiên cứu. Về bệnh sâu răng, chỉ có 14,7% học sinh có kiến thức đúng về nguyên nhân gây sâu răng. Trong khi đó, có 41,8% học sinh biết được đường là một trong các yếu tố bất lợi liên quan đến nguy cơ sâu răng, tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Ling Zhu. Trong nghiên cứu của tác giả này, tỷ lệ người Trung Quốc trưởng thành được khảo sát biết về mối liên quan giữa đường và bệnh sâu răng là 67%(10). Như vậy, có thể thấy đây cũng là một nội dung cần được lưu ý hơn trong chương trình giáo dục sức khỏe và chăm sóc răng miệng đối với đối tượng học sinh Điều dưỡng. Thái độ về CSRM Hầu hết học sinh đều cho rằng CSRM là rất quan trọng. Kết quả cũng khá phù hợp với đối tượng là những Điều dưỡng tương lai, những người phải chăm CSRM cho bản thân, gia đình và cả người bệnh. Khoảng 2/3 số học sinh sẵn sàng mua một bàn chải đánh răng đúng tiêu chuẩn với giá thành cao. Đây cũng là một điểm đáng khích lệ vì rất nhiều học sinh biết được tác dụng có lợi của một bàn chải đánh răng đúng tiêu chuẩn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 130 Mối liên quan giữa kiến thức về CSRM với các đặc điểm dân số xã hội, thói quen CSRM Mối liên quan giữa kiến thức về CSRM và đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội Kết quả khảo sát cho thấy, học sinh năm thứ nhất có kiến thức về chải răng tốt hơn học sinh năm thứ hai. Bên cạnh việc nâng cao kiến thức, việc duy trì một cách hiệu quả và luôn cập nhật kiến thức là rất cần thiết. Về nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, kết quả khảo sát cho thấy không có sự khác biệt về kiến thức giữa các học sinh có cha làm các nghề nghiệp khác nhau, nhưng có mối liên quan giữa kiến thức về chải răng của học sinh với nghề nghiệp mẹ. Nghiên cứu tại Tehran năm 2005(6) cũng cho thấy rằng người mẹ có vai trò quan trọng trong hỗ trợ, tác động tích cực đến kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ. Tuy nhiên, cần có những khảo sát ở mức độ chi tiết hơn để có thể đưa ra những kết luận liệu nghề nghiệp của cha/mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến kiến thức và thái độ của con, cụ thể ở đây là trong lĩnh vực CSRM. Mối liên quan giữa kiến thức về CSRM và thói quen CSRM Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về chải răng và tần suất chải răng của học sinh. Kiến thức đúng là cơ sở dẫn đến hành động đúng. Một khi có kiến thức đúng, học sinh hướng tới thái độ tích cực, và thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe. Trong nghiên cứu này, những học sinh chải răng ≥3 lần/ngày thể hiện có kiến thức về chải răng tốt hơn so với những học sinh chải răng 1-2 lần/ngày. Ở nhóm học sinh thực hiện khám răng định kỳ, tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về chải răng cũng cao hơn so với những học sinh không khám răng định kỳ. Một trong những lợi ích của khám răng định kỳ là được các nhân viên y tế tư vấn, giáo dục, cập nhật về kiến thức và các biện pháp CSRM, có lẽ đây là một trong các yếu tố góp phần lý giải mối liên quan giữa kiến thức về chải răng và thói quen khám răng định kỳ. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về CSRM Nhóm học sinh có kiến thức đúng về chải răng có tỷ lệ thái độ tốt cao hơn nhóm có kiến thức chưa đúng. Kết quả cho thấy sự cần thiết và tác dụng của các chương trình giáo dục về CSRM trong việc cải thiện thái độ và hành vi của cá nhân và cộng đồng. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ về tự chăm sóc răng miệng trên 170 học sinh Điều dưỡng đang học tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn cho phép đưa ra các kết luận sau: -Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về: chải răng là 28,2%; khám răng định kỳ là 36,7%; về fluoride và sức khỏe răng miệng là 4,7%; về các bệnh răng miệng liên quan đến VSRM là 7,7%. -Tỷ lệ học sinh có thái độ tốt về chăm sóc răng miệng là 55,9%. -Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về chải răng với nghề nghiệp mẹ, tần suất chải răng, thói quen khám răng định kỳ và thái độ về CSRM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Kim Hoa (2006). Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh lớp 4 và lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh. Y học TP. Hồ Chí Minh,3(5):37-39. 2. Lê Thị Kim Oanh (2002). Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh tiểu học tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ Y học, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 29-34. 3. Nguyễn Đức Duy (2005). Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe răng miệng của học sinh trung học cơ sở tại quận 2, quận 6 TP. Hồ Chí Minh. Luận văn cử nhân, Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. HCM, 13-26. 4. Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2011). Kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh trung học 12 và 15 tuổi tại quận 5, TP.Hồ Chí Minh. Luận án Bác sỹ chuyên khoa II. Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, 59-82. 5. Petersen P.E. (2003). The World Oral Health Report 2003: continuous improvement of oral health in the 21st century - the approach of the WHO Global Oral Health Programme. Community Dentistry and Oral Epidemiology, 31(1):3-24. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 131 6. Saied-Moallemi Z. et al. (2008). Mothers as facilitators of preadolescents' oral self-care and oral health. Oral Health Prev Dent, 6(4):7-27. 7. Tanwir F. (2008). Absence of toothache syndrome oral health and treatment needs among urban Pakistanis. Karolinska Institute, 3(2):46-53. 8. Tôn Nữ Hồng Vy và cộng sự (2010). Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa năm 2008. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(1):1-9. 9. Trịnh Thị Tố Quyên (2011). Tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan với chất lượng cuộc sông của sinh viên Đại học Sài Gòn, Tp.Hồ Chí Minh. Luận án Bác sỹ chuyên khoa II. Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 10. Zhu L. et al. (2005). Oral health knowledge attitude and behaviour of adults in China. Int Dent J,55(4):231-241. Ngày nhận bài báo: 04/01/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/01/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
File đính kèm:
- kien_thuc_thai_do_cua_hoc_sinh_dieu_duong_ve_tu_cham_soc_ran.pdf