Kiến nghị hoàn thiện các hình thức trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh

vực thương mại là hậu quả của vi phạm

hành chính trong lĩnh vực thương mại,

thể hiện ở việc Nhà nước áp dụng các chế

tài hành chính đối với chủ thể có hành vi

vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục

do pháp luật hành chính quy định.

Các hình thức trách nhiệm hành

chính bao gồm các hình thức xử phạt và

các biện pháp khôi phục những quyền, lợi

ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm

hại.(1) Các hình thức xử phạt có tính chất

trừng trị. Tính chất trừng trị được thể hiện

ở nội dung “hạn chế quyền hoặc bổ sung

thêm nghĩa vụ mới hoặc chỉ là sự lên án

có tính quyền lực Nhà nước đối với người

vi phạm”.(2)

pdf 5 trang kimcuc 7280
Bạn đang xem tài liệu "Kiến nghị hoàn thiện các hình thức trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến nghị hoàn thiện các hình thức trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại

Kiến nghị hoàn thiện các hình thức trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
49Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
1. Các hình thức trách nhiệm hành 
chính trong lĩnh vực thương mại
Trách nhiệm hành chính trong lĩnh 
vực thương mại là hậu quả của vi phạm 
hành chính trong lĩnh vực thương mại, 
thể hiện ở việc Nhà nước áp dụng các chế 
tài hành chính đối với chủ thể có hành vi 
vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục 
do pháp luật hành chính quy định.
Các hình thức trách nhiệm hành 
chính bao gồm các hình thức xử phạt và 
các biện pháp khôi phục những quyền, lợi 
ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm 
hại.(1) Các hình thức xử phạt có tính chất 
trừng trị. Tính chất trừng trị được thể hiện 
ở nội dung “hạn chế quyền hoặc bổ sung 
thêm nghĩa vụ mới hoặc chỉ là sự lên án 
có tính quyền lực Nhà nước đối với người 
vi phạm”.(2) 
1  Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính 
Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, tr. 545
2  TS. Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính – Lý luận và 
thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 38
Nếu dựa theo tính độc lập thì hình 
thức xử phạt được chia thành hình thức 
phạt chính và hình thức phạt bổ sung. 
Nếu dựa theo tính chất trừng trị thì có 
hình thức xử phạt được phân chia thành: 
Một là, hình thức xử phạt tác động 
vào uy tín của người vi phạm. Hình thức 
này chủ yếu tác động vào giá trị về mặt 
đạo đức của người vi phạm. Trong lĩnh 
vực thương mại, các chủ thể chủ yếu là 
thương nhân. Trong kinh doanh, uy tín 
rất quan trọng. Bất kỳ sự công bố nào về 
hành vi vi phạm của thương nhân cũng 
có thể dẫn đến sự sụt giảm uy tín của 
thương nhân trong kinh doanh. Vì vậy, 
hình thức phê bình, cảnh cáo có công khai 
ra công chúng tỏ ra hiệu quả trong lĩnh 
vực thương mại. 
Hai là, hình thức xử phạt tác động 
vào tài sản của người vi phạm: Hình thức 
xử phạt này chủ yếu tước đoạt quyền sở 
* Thạc sĩ, Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
TRẦN MINH TRƯỜNG * 
Các hình thức trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cần 
được thiết kế như thế nào để bảo đảm hiệu quả trừng trị và ngăn ngừa? Bài 
viết này trình bày một số vấn đề lý luận về các hình thức trách nhiệm hành 
chính trong lĩnh vực thương mại.
Từ khóa: Trách nhiệm hành chính, thương mại.
How do forms of administrative responsibility in the field of commerce 
need designing to ensure the effective punishment and prevention? This 
paper illustrates some theoretical issues on the forms of administrative 
responsibility in the commerce sector.
Keywords: Administrative responsibility, commerce.
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM...
50 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
hữu, quyền chiếm hữu hoặc quyền sử 
dụng tài sản của người vi phạm. Các hình 
thức xử phạt tác động vào tài sản của 
người vi phạm bao gồm phạt tiền, tịch 
thu tang vật, hạn chế hoặc tước quyền sử 
dụng tài sản là phương tiện được sử dụng 
để vi phạm trong một thời hạn nhất định. 
Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
thương mại phần lớn mang tính chất vụ 
lợi. Vì vậy, các hình thức xử phạt tác động 
đến tài sản của người vi phạm gây thiệt 
hại nhất định về mặt kinh tế cho người 
vi phạm. Các nhà kinh doanh luôn phải 
cân nhắc “thiệt hơn” trước khi quyết định 
thực hiện hành vi vi phạm hành chính. 
Trong lĩnh vực thương mại, đôi khi bị tịch 
thu hoặc hạn chế quyền sử dụng tài sản 
là các phương tiện phục vụ kinh doanh 
có khi lại gây khó khăn cho thương nhân 
hơn là phạt tiền. Bởi vì, nếu phương tiện 
phục vụ kinh doanh bị tịch thu hoặc bị 
giữ, thương nhân có thể mất hoặc giảm 
sút một phần thu nhập phát sinh từ việc 
sử dụng phương tiện này. Đương nhiên, 
phạt tiền vẫn là một hình thức xử phạt phổ 
thông và không thể thiếu trong hệ thống 
các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực thương mại. 
Ba là, hình thức xử phạt tác động đến 
quyền của người vi phạm: Hình thức xử 
phạt này tước hoặc hạn chế một số quyền 
nhất định của chủ thể vi phạm. Ví dụ, 
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng 
chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt 
động có thời hạn, cấm thực hiện một hoặc 
một số hoạt động nhất định trong một 
thời hạn. Hình thức xử phạt này tỏ ra 
hiệu quả trong lĩnh vực thương mại. Theo 
đó, thương nhân vi phạm có thể bị tước 
quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, 
chứng chỉ hành nghề có thời hạn, bị đình 
chỉ hoặc cấm một hoặc một số hoạt động 
trong thời hạn nhất định. Hình thức tước 
hoặc hạn chế một số quyền của chủ thể 
vi phạm cũng gây cho chủ thể vi phạm 
những bất tiện và khó khăn trong hoạt 
động kinh doanh. 
Các biện pháp khắc phục hậu quả là 
nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu mà 
vi phạm đã gây ra, đã làm thay đổi hoặc 
khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp 
bị vi phạm hành chính xâm hại.(1) 
Biện pháp khắc phục hậu quả do Nhà 
nước bắt buộc chủ thể vi phạm, khác so 
với việc chủ thể vi phạm tự nguyện khắc 
phục hậu quả. Đương nhiên, về mặt lý 
luận và thực tiễn, mặc dù cơ quan Nhà 
nước có thẩm quyền ra quyết định buộc 
chủ thể phải thực hiện biện pháp khắc 
phục hậu quả, tuy nhiên, cơ quan Nhà 
nước có thẩm quyền vẫn cho chủ thể vi 
phạm quyền tự nguyện khắc phục hậu 
quả. Chỉ khi chủ thể vi phạm chây ì không 
khắc phục hậu quả thì cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền mới cưỡng chế buộc áp 
dụng biện pháp khắc phục hậu quả. 
Biện pháp khắc phục hậu quả giúp 
cho quan hệ pháp luật bị xâm phạm bởi 
hành vi vi phạm hành chính được trở lại 
tình trạng ban đầu. Chi phí khắc phục hậu 
quả do chủ thể vi phạm gánh chịu. Điều 
này hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, chủ thể vi 
phạm là người gây ra tình trạng xáo trộn 
1  Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính 
Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, tr. 552
TRẦN MINH TRƯỜNG
51Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
hoặc tì vết của quan hệ xã hội thì người 
này phải bỏ chi phí ra để khôi phục lại 
quan hệ xã hội về tình trạng ban đầu. Vì 
có tính chất khôi phục nên biện pháp khắc 
phục hậu quả không có giới hạn về thời 
gian. Kể cả trong trường hợp đã hết thời 
hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì biện 
pháp này vẫn được áp dụng. Như vậy, 
biện pháp này không nhất thiết phải áp 
dụng kèm theo hình thức xử phạt. Tuy 
nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
vẫn có thể áp dụng đồng thời hình thức 
xử phạt với biện pháp khắc phục hậu quả.
Các biện pháp khắc phục hậu quả rất 
đa dạng và được áp dụng tuỳ thuộc vào 
từng trường hợp cụ thể. Đối với trường 
hợp vi phạm không làm thay đổi tình 
trạng ban đầu của quan hệ pháp luật thì 
không bắt buộc phải áp dụng biện pháp 
khắc phục hậu quả. Đối với trường hợp 
khác, tuỳ theo hậu quả mà biện pháp khắc 
phục hậu quả sẽ khác nhau. Ví dụ, buộc 
tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu trái 
phép hoặc hàng hoá có nguy cơ gây ô 
nhiễm môi trường; buộc thu hồi hàng hoá 
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,... 
Trong lĩnh vực thương mại, các biện 
pháp khắc phục hậu quả có ý nghĩa rất 
quan trọng. Bởi vì, các hành vi vi phạm 
hành chính trong lĩnh vực thương mại 
thường gây ra hậu quả làm xáo trộn trật 
tự quản lý hành chính trong lĩnh vực 
thương mại. Dẫn đến tình trạng là hàng 
giả lưu thông trên thị trường, hàng hoá bị 
cấm kinh doanh được nhập khẩu vào thị 
trường Việt Nam, kinh doanh khi không 
đủ điều kiện kinh doanh,... 
Các biện pháp khắc phục hậu quả đòi 
hỏi chủ thể vi phạm phải trả lại quan hệ 
pháp luật về tình trạng ban đầu, nghĩa là 
buộc phải thu hồi hàng giả đang lưu thông 
trên thị trường, buộc tháo dỡ biển hiệu, 
dừng quảng cáo, dừng tiến hành giao 
dịch khi chưa đủ điều kiện kinh doanh... 
Biện pháp khắc phục hậu quả giảm thiểu 
những chi phí mà Nhà nước phải bỏ ra, 
đồng thời buộc chủ thể vi phạm phải chịu 
trách nhiệm khắc phục những hậu quả do 
mình gây ra. 
2. Tính hiệu quả của các hình thức 
trách nhiệm hành chính
Bên cạnh tính chất trừng trị, các hình 
thức trách nhiệm hành chính còn có tính 
phòng ngừa. Anthony Ogus, Michael 
Faure & Niels Philipsen đưa ra quan điểm:
“Mô hình đơn giản của phòng ngừa 
cho thấy khi thương nhân thấy rằng việc 
vi phạm mà chi phí của việc vi phạm cao 
hơn so với lợi ích của việc vi phạm (gọi là 
U). Chi phí mà thương nhân sẽ phải chịu 
là hậu quả của vi phạm phát sinh từ cơ 
chế thực thi (gọi là D), nhưng vì không 
phải tất cả các vi phạm đều được điều tra 
và không phải tất cả các vi phạm được 
điều tra được công bố, D sẽ bị giảm bởi 
khả năng (p). Điều kiện tuân thủ được xác 
định theo công thức: U < pD.”(1)
Tiếp đến, các tác giả cũng chỉ ra rằng: 
Chi phí mà thương nhân gánh chịu do 
vi phạm lớn hơn mức chế tài áp dụng, 
bao gồm cả những khó khăn, bất tiện do 
1  Anthony Ogus, Michael Faure & Niels Philipsen 
(2006), Report on the Effectiveness of Enforceability 
Regimes, OECD/OCDE 2006, đoạn 158
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM...
52 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
thương nhân phải đối mặt với sự giận dữ 
của người tiêu dùng và của công chức nhà 
nước, chi phí pháp lý, cũng như sự mất 
uy tín phát sinh từ hành vi vi phạm bị 
điều tra, xử lý. Vì vậy, chi phí mà thương 
nhân phải gánh chịu do vi phạm cần được 
viết lại là: qE + pD trong đó qE thể hiện 
khả năng và chi phí phát sinh của hành vi 
bị phát hiện, điều tra, và pD là khả năng 
hành vi bị xử lý chính thức và chi phí phát 
sinh, bao gồm cả chế tài bị áp dụng. Điều 
kiện của sự tuân thủ là U < qE + pD.(1)
Từ phân tích quan điểm của các tác giả 
nêu trên, chúng tôi nhận thấy các hình thức 
trách nhiệm hành chính cần được thiết kế 
nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong việc 
ngăn ngừa vi phạm hành chính. Đối với vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực thương 
mại, các hình thức trách nhiệm hành chính 
cần được thiết kế theo hướng:
- Hình thức cảnh cáo, phạt tiền là hình 
thức xử phạt chính. Hình thức phạt tiền 
cần được thiết kế linh hoạt và đủ tính răn 
đe nhưng không vượt quá mức tối thiểu 
của phạt tiền trong pháp luật hình sự.
- Các hình thức tịch thu tài sản sử 
dụng để vi phạm, tước quyền sử dụng 
giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình 
chỉ hoặc cấm thực hiện một hoặc một số 
hoạt động trong thời hạn nhất định có 
thể được coi là hình thức xử phạt chính 
hoặc hình thức xử phạt bổ sung tuỳ theo 
từng trường hợp vi phạm. Các hình thức 
vi phạm này cần gây cho người vi phạm 
những khó khăn, thiệt hại đến mức họ cần 
1  Anthony Ogus, Michael Faure & Niels Philipsen 
(2006), Report on the Effectiveness of Enforceability 
Regimes, OECD/OCDE 2006, đoạn 159
phải cân nhắc kỹ càng trước khi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả cần đa 
dạng phù hợp với từng hành vi vi phạm 
trong lĩnh vực thương mại. Biện pháp này 
cần có tính khả thi và hiệu quả.
3. Thực trạng các hình thức trách 
nhiệm hành chính theo pháp luật Việt 
Nam và kiến nghị hoàn thiện
Ở Việt Nam, mặc dù phạt cảnh cáo 
được ghi nhận là hình thức xử phạt chính, 
tuy nhiên hình thức xử phạt này ít được 
áp dụng trên thực tiễn. Mặc dù, theo quy 
định của pháp luật việc xử lý vi phạm hành 
chính được công khai nhưng trên thực tế 
việc công khai xử lý vi phạm hành chính 
khó thực hiện được. Hơn nữa, các quy 
định hiện hành vẫn còn giới hạn các hình 
thức công khai, chưa có quy định về công 
khai trên mạng xã hội (như facebook). 
Mặc dù đã có quy định về công khai trên 
trang điện tử của các cơ quan nhà nước và 
trên báo chí, nhưng kênh tiếp cận như vậy 
vẫn là rất hạn chế trong thời đại 4.0. Do 
đó, cần cho phép các cơ quan nhà nước 
được công khai quyết định xử lý trên các 
phương tiện thông tin đại chúng kể cả các 
trang mạng xã hội.
Hình thức phạt tiền chưa tương xứng 
với mức độ vi phạm. Theo Điểm g Khoản 
1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 
năm 2012 quy định mức xử phạt tối đa đối 
với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm, 
hàng giả là 200 triệu đồng đối với cá nhân 
và 400 triệu đồng đối với pháp nhân. 
Ví dụ: Qua kết quả công tác thẩm tra, 
xác minh thông tin vào ngày 18/01/2018 
tại 25 Trần Nhật Duật, Thành phố Pleiku, 
TRẦN MINH TRƯỜNG
53Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Đội quản lý thị trường số 1 phối hợp với 
Công an phường Iakring tiến hành kiểm 
tra đối với: Hộ kinh doanh Shop Viper (25 
Trần Nhật Duật, Thành phố Pleiku). Kết 
quả kiểm tra, Đội phát hiện cơ sở có hành 
vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh 
trong những trường hợp phải đăng ký; 
Kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng 
hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá 
trị 279.709.000 đồng. Đội đã trình Chi cục 
đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ra 
quyết định xử phạt 73.000.000 đồng.(1)
Vụ việc này cho thấy đối tượng có hai 
hành vi vi phạm, trong đó có một hành 
vi vi phạm có giá trị lên đến 279.709.000 
đồng nhưng mức xử phạt chỉ là 73.000.000 
đồng. Đó là chưa xét đến khoản lợi nhuận 
mà đối tượng thu được từ hành vi vi 
phạm. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền cũng không thể xử phạt vượt 
khung do pháp luật quy định. Điểm k 
khoản 1 Điều 17 Nghị định số 185/2013/
NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung: “Phạt 
tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 
đồng trong trường hợp hàng hóa nhập 
lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.” 
Hình thức xử phạt bổ sung như tịch 
thu tang vật, phương tiện vi phạm cũng 
tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, đối với hàng 
hoá có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng thì cơ 
quan có thẩm quyền sau khi tịch thu sẽ 
tiến hành bán đấu giá để thu ngân sách 
nhà nước. Còn đối với hàng giả, hàng 
nhái, hàng hoá không có nguồn gốc xuất 
1  CQTT Ban chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai, Phụ lục vụ 
việc vi phạm điển hình (kèm theo Báo cáo số 49 /BC-
CQTTBCĐ ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Cơ quan 
thường trực Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh), tr. 1
xứ rõ ràng thì không thể tiến hành bán ra 
thị trường được mà phải tiêu huỷ. Việc 
tiêu huỷ lại gây tốn kém chi phí cho Nhà 
nước. Trong khi đó, khi phương tiện, 
tang vật vi phạm bị tịch thu, đối tượng 
vi phạm thường buông bỏ và không 
chấp hành quyết định xử phạt, dẫn đến 
Nhà nước không thu được tiền phạt vào 
ngân sách nhà nước. Trong trường hợp 
này, rõ ràng Nhà nước là chủ thể chịu 
thiệt thòi. 
Để nâng cao hiệu quả của hình thức 
trách nhiệm hành chính, chúng tôi đề 
xuất cần tiếp tục tăng mức xử phạt tiền 
đối với hành vi vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó, 
cần quy định hình thức buộc người vi 
phạm đền bù cho Nhà nước các chi phí 
phát sinh do xử lý vi phạm hành chính. 
Các khoản đền bù này có thể cao hơn 
nhiều lần so với mức phạt. Như vậy, với 
những quy định này, buộc thương nhân 
phải cân nhắc trước khi vi phạm bởi vì 
có thể lợi ích mà thương nhân đạt được 
khi vi phạm có thể nhỏ hơn những giá 
trị tài chính mà thương nhân bị mất khi 
vi phạm.
4. Kết luận
Các hình thức trách nhiệm hành chính 
trong lĩnh vực thương mại vừa có ý nghĩa 
trừng trị vừa có ý nghĩa phòng ngừa. Để 
nâng cao hiệu quả của các hình thức trách 
nhiệm hành chính, cần thiết kế hệ thống 
các hình thức trách nhiệm hành chính hợp 
lý, buộc người vi phạm phải gánh chịu 
những chi phí lớn hơn so với những lợi 
ích mà họ đạt được khi vi phạm./.

File đính kèm:

  • pdfkien_nghi_hoan_thien_cac_hinh_thuc_trach_nhiem_hanh_chinh_tr.pdf