Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân nghèo

Những căng thẳng/tác động đến môi trường tương lai vào các thành phần

môi trường đòi hỏi sự bảo vệ

4.2.1. Sức khỏe và phúc lợi

− Sức khỏe và sự an toàn của những người lao động/ người sử dụng.

− Những ảnh hưởng bất lợi trực tiếp: các mối đe dọa gây ra bởi ô nhiễm không khí,

tiếng ồn và độ rung, các chất gây ô nhiễm trong nước uống, trong thực phẩm, sự xuất hiện

của các tác nhân gây bệnh bởi sự hiện diện của nước thải và chất thải rắn.

− Những tác động gián tiếp: phá vỡ môi trường sống qua việc xây dựng các tuyến

đường giao thông, sự phá hủy cảnh quan bởi xây dựng những tòa nhà lớn, sự tái định cư

cần phải có bởi những dự án có quy mô lớn, gây phá vỡ những lối sống truyền thống,

không thể kiểm soát khu tái định cư mới.

4.2.2. Vi khí hậu

(Nhiệt độ không khí, khoảng thời gian bóng râm, tỷ lệ bốc hơi, lượng mưa, sự lưu

thông của gió, tần xuất sương mù, sự hình thành bụi mù, nguy cơ sương giá)

4.2.3. Đất và nước ngầm

(Sự nhiễm mặn, sự rữa trôi chất dinh dưỡng, đất sét nhão, sự nén chặt, sự xói mòn, sa

mạc hóa, những sinh vật đất

4.2.4. Nước mặt

(Sự phì dưỡng, sự thoái hóa, quá trình đào kênh, ngăn dòng để tạo ra các vùng chứa

nước, động thực vật thủy sinh)

4.2.5. Thực vật và sử dụng đất

(Loại bỏ các hình thức sử dụng khác nhau, sự xây dựng quá nhiều, làm cô lập các

vùng mở, sự độc canh, sự cho phép thay đổi sử dụng đất)

pdf 375 trang kimcuc 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân nghèo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân nghèo

Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân nghèo
 1
LỜI NÓI ĐẦU 
Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và 
đánh giá tác động môi trường nói riêng đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Từ năm 
1994 đến nay, hàng nghìn các dự án phát triển đã tiến hành đánh giá tác động môi trường 
(ĐTM), báo cáo ĐTM của các dự án này đã được thẩm định và phê duyệt bởi các Bộ ở Trung 
ương và các địa phương cấp tỉnh. 
Thời gian qua, với sự trợ giúp tài chính từ Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng 
đông dân nghèo” thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam Đan Mạch về môi trường giai đoạn 
2005-2010, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài 
nguyên và Môi trường (trước đây là Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường trực 
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp cùng các chuyên gia xây dựng và ban hành 
hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM cho một số loại hình dự án phát triển: 
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu/cụm công nghiệp; 
- Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; 
- Trạm xử lý nước thải đô thị; 
- Nhà máy sản xuất xi măng; 
- Nhà máy nhiệt điện; 
- Nhà máy sản xuất thép; 
- Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy 
Tuy nhiên, theo Phụ lục ban hành kèm theo số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 
2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 
09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số 
điều của Luật Bảo vệ môi trường, số lượng các loại hình dự án thuộc đối tượng phải lập báo 
cáo ĐTM là rất lớn, khoảng 162 loại. 
Sổ tay ĐTM, được biên dịch từ các nguồn tài liệu quốc tế và chỉnh lý cho phù hợp với 
điều kiện của Việt Nam, giới thiệu về đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển 
theo các nhóm ngành, lĩnh vực. Sổ tay ĐTM, bao gồm 02 (hai) tập, cung cấp cho các nhà 
quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cách 
nhận biết các tác động môi trường chính; các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động 
tiêu cực của các nhóm loại hình dự án kèm theo danh mục các tài liệu tham khảo. 
Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường xin được giới thiệu Sổ tay ĐTM cho 
nhiều đối tượng khác nhau để sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường của các 
hoạt động phát triển. Trong quá trình áp dụng vào thực tế, nếu có khó khăn, vướng mắt xin 
kịp thời phản ánh về Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường theo địa chỉ: 
Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường 
83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội 
Điện thoại: 844-37734246 
Fax: 844-37734916 
 2
Tập I: GIỚI THIỆU, QUY HOẠCH LIÊN NGÀNH, CƠ SỞ HẠ TẦNG 
Hướng dẫn xây dựng nghiên cứu toàn diện 
về các khía cạnh môi trường của dự án 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 
I. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................... 16 
1. Định nghĩa các vùng ảnh hưởng ..................................................................................................... 16 
A. Sự cần thiết của một nghiên cứu về môi trường ......................................................................... 16 
B. Cơ sở cho việc kiểm tra các tác động môi trường ....................................................................... 17 
C. Nội dung và cơ cấu của nghiên cứu môi trường ........................................................................ 17 
(1) Khí hậu và thời tiết .................................................................................................................. 17 
(2) Đất và nước ngầm .................................................................................................................... 17 
(3) Chu trình thủy văn ................................................................................................................... 18 
(4) Thảm thực vật và sử dụng đất .................................................................................................. 18 
(5) Thực vật và động vật với sự liên quan đặc biệt để chúng cần được bảo vệ ............................. 18 
(6) Dân số và khu định cư ............................................................................................................. 18 
(7) Thành phần của hệ sinh thái cần được bảo vệ đặc biệt, đa dạng ............................................. 19 
2. Những căng thẳng hiện hữu và sự ổn định/ khả năng chịu đựng của hệ sinh thái ..................... 19 
2.1. Ô nhiễm không khí ................................................................................................................... 19 
2.2. Những căng thẳng và rủi ro ảnh hưởng đến đất và nước ngầm ........................................... 19 
2.3. Những căng thẳng và rủi ro ảnh hưởng đến những vùng nước mặt .................................... 19 
2.4. Tiếng ồn và độ rung (chỉ thị các thói quen/thể chất tại địa phương) ................................... 20 
2.5. Những căng thẳng và rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái ........................................ 20 
2.6. Những căng thẳng và rủi ro ảnh hưởng đến các thành phần loài (thực vật và động vật) .. 20 
2.7. Những rủi ro đặc biệt ............................................................................................................... 20 
3. Mô tả các căng thẳng gây ra bởi dự án .......................................................................................... 20 
3.1. Mô tả quy trình và những hoạt động của dự án có liên quan với môi trường .................... 20 
3.2. Những căng thẳng trực tiếp và những rủi ro bắt nguồn từ dự án ........................................ 20 
3.2.1. Những phát thải trong không khí (các khía cạnh riêng biệt như trong 2.1) ......................... 20 
3.2.2. Việc đưa các chất vào nước mặt và nước ngầm (các khía cạnh riêng biệt như trong 3.2.2 và 
3.2.3) .............................................................................................................................................. 20 
3.2.3. Sự đưa các chất vào đất (như một chỗ cất giấu) .................................................................. 20 
3.2.4. Vật liệu thải, chất thải rắn và nước thải ............................................................................... 20 
3.2.5 Tiếng ồn và độ rung .............................................................................................................. 21 
3.3. Những tác động gián tiếp của dự án ........................................................................................ 21 
3.3.1. Những tác động do khai thác tài nguyên khoáng sản để sử dụng làm nguyên liệu trong các 
dự án quy hoạch. ............................................................................................................................ 21 
 3
3.3.2. Những tác động của dự án về sử dụng nước ngầm, nước mặt và sự hồi lưu của nước ....... 21 
3.3.3. Những tác động do sử dụng các nguồn tự tái sinh và không tự tái sinh .............................. 21 
3.3.4. Những tác động đến hệ quả từ việc mở rộng và tăng cường sử dụng đất (bao gồm cả hậu 
quả của những người sử dụng trước đó) ........................................................................................ 21 
3.3.5. Những tác động đến hệ quả từ việc dừng dự án xử lý chất thải rắn .................................... 21 
3.6.6. Những tác động của các biện pháp cơ sở hạ tầng ................................................................ 21 
3.3.7. Những tác động xảy ra trong giai đoạn xây dựng ................................................................ 21 
4. Đánh giá toàn bộ các căng thẳng tương lai và những tác động của chúng .................................. 21 
4.1 Tổng thể những Những căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống phụ riêng biệt và sự so sánh 
với những tiêu chuẩn số lượng/ chất lượng ................................................................................... 21 
4.1.1. Ô nhiễm không khí (thuộc về những khía cạnh như ở trên) ................................................ 21 
4.1.2. Những căng thẳng ảnh hưởng đến những vùng nước mặt và nước ngầm (thuộc về những 
khía cạnh như ở trên) ..................................................................................................................... 21 
4.1.3. Những căng thẳng kết quả từ tái chế chất thải (dư) từ nguyên vật liệu và xử lý chất thải rắn 
và nước thải ................................................................................................................................... 21 
4.1.4. Những căng thẳng ảnh hưởng đến đất đai (thuộc về những khía cạnh như ở trên) ............. 21 
4.1.5. Những căng thẳng gây ra bởi tiếng ồn và độ rung ............................................................... 21 
4.1.6. Những căng thẳng ảnh hưởng đến thực vật và động vật ..................................................... 21 
4.1.7. Những căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái ....................................................... 21 
4.2. Những căng thẳng/tác động đến môi trường tương lai vào các thành phần môi trường đòi 
hỏi sự bảo vệ ..................................................................................................................................... 22 
4.2.1. Sức khỏe và phúc lợi ........................................................................................................... 22 
4.2.2. Vi khí hậu ............................................................................................................................ 22 
4.2.3. Đất và nước ngầm ................................................................................................................ 22 
4.2.4. Nước mặt ............................................................................................................................. 22 
4.2.5. Thực vật và sử dụng đất....................................................................................................... 22 
4.2.6. Thực vật và động vật ........................................................................................................... 22 
4.2.7. Vật chất và sự bảo vệ các giá trị văn hóa ............................................................................ 22 
4.2.8. Những tác động bất lợi lên các hình thức khác của hoạt động kinh tế ................................ 22 
4.3 Tóm tắt và xử lý chắc chắn thêm các căng thẳng và các khả năng xáo trộn trên cơ sở của 
điểm 4, nơi mà thích hợp với sự xem xét đặc biệt về sự đóng góp của chúng cho những vấn đề 
môi trường toàn cầu......................................................................................................................... 22 
5. Các đề xuất lựa chọn môi trường hoàn chỉnh [sound options] .................................................... 23 
5.1 Ý kiến về vị trí dự án từ góc độ môi trường ............................................................................ 23 
5.2 Những thay đổi công nghệ trong nhà máy ............................................................................... 23 
5.3. Những yêu cầu về môi trường và sự an toàn được đáp ứng bởi một dạng dự án đề xuất . 23 
5.3.1. Các biện pháp để giảm lượng phát thải ............................................................................... 23 
5.3.2.Các biện pháp khác trong phạm vi dự án ............................................................................. 23 
5.3.3. Đào tạo và nâng cao nhận thức cho cán bộ về các biện pháp an toàn lao động và bảo vệ 
môi trường ..................................................................................................................................... 23 
5.3.4. Phát triển các biện pháp giám sát ........................................................................................ 23 
 4
5.3.5 Tổ chức sắp xếp để đảm bảo rằng các biện pháp kế hoạch bảo vệ được thực hiện đầy 
đủ ................................................................................................................................................... 24 
6. Sự đánh giá tổng thể và các hỗ trợ ra quyết định. ........................................................................ 24 
6.1 Những tác động của dự án có thể dự báo và ước định được không? .................................... 24 
6.2 Như thế nào là dự án được đánh giá cao nhất dựa trên quan điểm môi trường? ................ 24 
II. QUY HOẠCH LIÊN NGÀNH ....................................................................................................... 25 
1. Qui hoạch không gian và qui hoạch vùng ...................................................................................... 25 
1.1. Phạm vi và mục đích của quy hoạch không gian và quy hoạch vùng tại các quốc gia đang 
phát triển .......................................................................................................................................... 25 
1.1.1. Các dạng định nghĩa/ mô tả khu vực ................................................................................... 25 
1.1.2. Nhiệm vụ và chức năng ....................................................................................................... 26 
1.1.3. Tình trạng và khó khăn ........................................................................................................ 27 
1.2. Công cụ ...................................................................................................................................... 29 
1.2.1 Các công cụ .......................................................................................................................... 29 
1.2.2. Sự hợp nhất của các khía cạnh môi trường .......................................................................... 33 
1.2.3. Tính năng và phương pháp quy hoạch sinh thái .................................................................. 34 
Tóm lược 4 - Tổng quan các điều kiện pháp lý để thực hiện ....................................................... 47 
2. Qui hoạch vị trí phát triển công nghiệp và thương mại ................................................................ 50 
2.1. Phạm vi ...................................................................................................................................... 50 
2.2. Các tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ ................................................................ 50 
2.2.1. Tác động môi trường của các hoạt động công – thương ..................................................... 52 
2.2.2. Các tác động môi trường của các biện pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng ........................... 54 
2.2.3. Các vấn đề xã hôi liên quan ................................................................................................. 55 
2.3. Các lưu ý khi phân tích và đánh giá các tác động môi trường ............................................. 56 
2.4. Mối tương tác với các lĩnh vực/phạm vi/ngành khác ............................................................. 57 
2.5. Tóm tắt về các thoả đáng về môi trường ................................................................................ 57 
2.6. Tài liệu tham khảo ................................... ... 
tác phòng chống ô nhiễm bởi nước thải của tàu - chưa có hiệu lực. Hơn nữa, MARPOL chỉ 
bao gồm những gì được gọi là bẩn thỉu hoặc nước bẩn (nước thải vệ sinh), trong khi nước 
xám (như nước thải từ bếp hoặc nước rửa) có thể được đề nghị không xử lý, ngay cả sau khi 
Phụ lục IV có hiệu lực. 
Như trong trường hợp chất thải của con tàu, mạch khép kín được đề nghị, trong đó sẽ 
không cho phép xả thải bất kỳ thải ô nhiễm nào. Các chất chứa khuẩn (phân) hiện nay có thể 
được xử lý sinh học, và có chất thải từ máy nghiền, việc ép chất thải và thiết bị tách dầu mỡ 
đối với nước thải các nhà bếp. 
Sơn từ lớp phủ bên ngoài của con tàu có chứa chất phụ gia chống gỉ độc hại. Việc hòa 
tan chậm có thể gây ô nhiễm nước và các hiệu ứng thay thế chưa được biết đến. Uỷ ban Bảo 
vệ môi trường biển của IMO (MEPC) tuy nhiên làm việc để phát triển những lựa chọn thay 
thế thân thiện với môi trường. 
Chất thải từ chế biến cá trên biển vẫn chưa bị điều chỉnh bởi MARPOL. Thay vì đưa tất 
cả các chất thải ra biển, có thể sử dụng các hệ thống sản xuất bột cá trên tàu, nếu chúng được 
sử dụng, chỉ có số lượng tối thiểu chất thải cần được thải ra biển. 
Việc xả và đốt chất thải là một mối đe dọa rõ ràng và cố ý đến sự tinh khiết nước, mà 
chỉ có thể được ngăn ngừa bằng cách ngăn chặn các hoạt động đó. 
26.2.3. Không khí 
Các hoạt động của động cơ đốt trong gây ra các khí sau đây có liên quan với môi trường 
sẽ được phát tán vào khí quyển (không khí): Carbon monoxide, carbon dioxide, khí lưu 
huỳnh, hydrocacbon và các oxit nitơ; bồ hóng cũng được phát tán. 
Nói chung một sự phân biệt phải được thực hiện giữa các loại phát thải không khí sau 
đây: 
- khí thải từ các động cơ, các động cơ phụ trợ, nồi hơi chính và phụ trợ; 
- Khí từ các hàng hóa như là kết quả của sự rò rỉ khí hoặc bốc hơi (thông gió của các 
bồn chứa); 
- khí từ hàng hóa hoặc được phát tán trong thời gian bốc và dỡ hàng do 
9 sự thay thế của không khí trong bồn chứa khi các bể đầy mà không có hệ thống 
thoát khí 
9 thất thoát hàng hóa dư do sự thông hơi bắt buộc từ các thùng chứa hàng hóa. 
9 sự khử khí độc từ các thùng chứa hàng. 
Trong một số trường hợp điều này có thể được sửa chữa bằng cách làm sạch khí thải. 
Chỉ đơn thuần là đảm bảo việc điều chỉnh chính xác và bảo dưỡng các động cơ và nồi hơi sẽ 
 371
hạn chế lượng khí thải. 
Tiêu thụ năng lượng của các tàu trung bình hiện còn chưa rõ ràng. Trong trường hợp tàu 
biển, hai số liệu được trích dẫn vì hàm lượng lưu huỳnh khác nhau của các loại nhiên liệu 
được sử dụng. Nó được giả định rằng dầu nặng chứa khoảng 3% lưu huỳnh và dầu diesel 
hàng hải khoảng 1%. 
Không có điều ước quốc tế hoặc các khuyến nghị liên quan đến giới hạn phát thải đối 
với tàu hoặc các quy định đối với chất lượng nhiên liệu tối thiểu (và do đó ví dụ như hàm 
lượng lưu huỳnh). MEPC tuy nhiên cũng làm việc về vấn đề này, để có thể phát triển khuyến 
nghị cho các tiêu chuẩn quốc tế. 
Các biện pháp quy định tại Phụ lụcII của MARPOL (xem ở trên) được dùng để tránh 
phát thải từ các thùng chứa hàng hóa trên tàu chở hóa chất. 
Với chất khí dễ bay hơi, biện pháp thích hợp bao gồm phòng ngừa cơ khí để đảm bảo 
ngăn chặn của các khí đó thoát ra trong quá trình chất hàng và hoạt động xả bỏ, thậm chí ở 
nơi này được phép thoát ra theo thông số kỹ thuật MARPOL. Điều này đặc biệt quan trọng 
trong trường hợp chất độc hại vào bầu khí quyển toàn cầu, chẳng hạn như các hợp chất 
halogen. 
Hàng hóa của các tàu chở dầu khí có khả năng gây ra các phát thải hoặc cháy nổ là 
phạm vi điều chỉnh của MARPOL II nếu chúng có áp suất hơi lớn nhất là 2.8 kp/cm2 tại nhiệt 
độ là 37.80C 
Không có quy định quốc tế về việc xả khí; tuy nhiên có một "Bộ luật cho xây dựng và 
thiết bị của tàu mang khí hóa lỏng trong hàng hóa (1983)", được đưa ra bởi IMO. 
Trên các tàu chở dầu khí, các khí bay hơi được làm cho ngưng tụ lại hoặc đốt cháy nếu 
có thể 
Các tàu thiêu đốt chất thải cho đối tượng dẫn xuất clo của hydrocacbon là nguồn gây ra 
phát thải lớn. Các hydroclorua và một số chất khác được hấp thụ bởi nước biển, nhưng dioxin 
và furans cũng được sinh ra, và có thể có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và chất lượng nước. 
Các khu vực ven biển gần đó có thể bị ô nhiễm nếu gió đang theo hướng phù hợp. Không có 
biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nào được biết đến, do đó phương pháp xử lý này không được 
khuyến cáo áp dụng. 
26.2.4. Đáy biển 
Việc đổ bỏ chất thải xuống đại dương có tác động trực tiếp đến môi trường lên đáy biển, 
và hiệu ứng gián tiếp như là một kết quả của ô nhiễm của nước với các chất của trọng lượng 
riêng cao hơn nước biển. Máy móc hư hỏng có thể xảy ra do nạo vét bến cảng và các kênh 
vận chuyển và, đến một mức độ rất nhỏ, do hiệu ứng hút và trương lên do di chuyển của các 
tàu. 
Việc vứt bỏ chất thải xướng biển cần bị cấm hoàn toàn (xem ở trên) 
Máy móc hư hỏng có thể được giảm thiểu bằng cách hạn chế lượng rẽ nước và tốc độ 
vận chuyển đến mức độ tối thiểu. 
26.2.5. Các hệ sinh thái 
Các hệ sinh thái của biển và sông có thể bị thiệt hại lâu dài do các thành phần đưa vào 
của các tạp chất và các chất độc hại tích tụ trong trầm tích hay chất rắn lơ lửng trong nước, và 
thông qua chuỗi thức ăn. 
Ngoài việc bám vào bộ lông của chim biển và sinh vật biển khác, dầu còn gây ra tình 
trạng thiếu ôxy trong các lớp trầm tích và tiêu thụ oxy trong nước khi dầu bị phân hủy, có thể 
gây thiệt hại thứ cấp lên động vật. Có quy mô lớn, các lớp dầu lan trên mặt nước từ từ chìm 
 372
xuống phá hủy tất cả hệ vi thực vật và động vật địa phương bởi việc mất oxy. 
Để chống ô nhiễm biển do tàu biển, không chỉ đảm bảo các yêu cầu tối thiểu của 
MARPOL, mà còn cần áp dụng hệ thống khép kín trên tàu. Điều này sẽ ngăn chặn bất kỳ chất 
nào thải ra biển; các biện pháp phát triển và mở rộng vận chuyển do đó nên luôn luôn phải đi 
kèm với quy hoạch và những lắp đặt cơ sở hạ tầng thích hợp trên bờ biển. 
26.3. Các lưu ý khi phân tích và đánh giá các tác động môi trường 
26.3.1. Nước 
Các phát thải vào trong nước chủ yếu là kết quả các vi phạm qui định có chủ ý, tai nạn, 
lỗi kỹ thuật hay đơn giản là sự thiếu hiểu biết của một bộ phận thủy thủ. Những ảnh hưởng 
lâu dài của dầu và hoá chất độc hại từ các thành phần hàng hóa hoặc phần còn lại của hàng 
hóa là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng với môi trường. 
Xả chất thải sinh hoạt và vận hành hiện nay được cho phép bởi luật pháp rất hạn chế, do 
đó điều này cần được loại bỏ hoàn toàn. 
Việc xử lý nước xả bồn, dư lượng dầu, và rác thải vẫn được cho phép theo quy định 
MARPOL và phát tán có chủ ý của dư lượng hàng hóa thương phẩm có thể được thực hiện 
đầy đủ nếu cơ sở tiếp nhận đã có sẵn, các mức độ đào tạo thích hợp đã được đưa ra và các yêu 
cầu sẽ vượt quá phạm vi của MARPOL đã được đặt ra, hay nếu những cải tiến thiết kế được 
áp dụng. 
Nước thải, mặc dù chưa phải là đối tượng của quy định ràng buộc quốc tế, có thể được 
xử lý bằng cách xây dựng các nhà máy xử lý đã có sẵn đối với tàu thuyền nhỏ và đặt ra con 
đường phát triển trong tương lai. 
Việc sử dụng tàu để thiêu đốt và thu gom chất thải gây ra thiệt hại khôn lường lâu dài 
đối với môi trường (hiệu ứng độc hại trên mặt nước và không khí) và do đó phải được dừng 
lại. 
Việc xả chất thải có nguồn gốc cá vào nước (gánh nặng ô nhiễm hữu cơ cao) có thể 
được gần như hoàn toàn bị loại bỏ bởi việc lắp đặt các hệ thống tái chế thích hợp. 
26.3.2. Các môi trường khác 
Phát thải từ tàu thuyền vào bầu không khí xung quanh kết quả phần lớn từ khí thải từ 
động cơ đốt trong và một phần từ khí thải của hoá chất và tàu chở dầu khí (không quan tâm 
đến sự thiêu đốt chất thải của các con tàu, được đề cập tại 3.1), cũng như tiếng ồn. 
IMO, hợp tác với "Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)", trong quá trình xác định chất 
lượng nhiên liệu tối thiểu và thiết lập điều kiện phát thải. 
Thông qua các biện pháp thiết kế kết hợp với các qui trình hoạt động, vượt ra ngoài tiêu 
chuẩn tối thiểu quốc tế như MARPOL và thông số phân loại, có thể đạt được giảm đáng kể 
lượng khí thải trong hàng hóa, trên quan điểm đạt tới mục đích sản lượng hàng hóa 100% (tức 
là không có bất kỳ dư lượng còn lại trên tàu). 
26.3.3. Các đặc trưng 
Những thiệt hại môi trường đặc biệt nghiêm trọng được gây ra bởi các tai nạn. Sự rủi ro 
cho môi trường từ các tai nạn khác nhau phụ thuộc vào loại tàu thuyền, kích cỡ của chúng, 
tính chất của hàng hóa và các vùng nước mà nó đã vượt qua. Cần thực hiện đánh giá rủi ro 
cho từng trường hợp, dựa trên các điều kiện đặc biệt chủ đạo, để xác định tác động môi 
trường tiềm tàng. 
Sự chú ý đặc biệt phải được đặt ra đối với việc vận chuyển các hàng hóa đặc biệt: 
- các hàng hóa nguy hại theo Bộ luật IMDG, 
 373
- các hàng hóa nguy hại ở dạng chất lỏng, 
- dầu thô và các dẫn xuất của nó v.v 
26.4. Mối tương tác với các lĩnh vực/phạm vi/ngành khác 
Có sự liên hệ trực tiếp với khu vực của quản lý vận chuyển và khu vực cảng và các 
tuyến đường thuỷ (xem thêm các tóm tắt về môi trường cảng và bến cảng, các tuyến đường 
thủy có thể lưu thông được). 
26.4.1. Quản lý hành chính vận tải biển 
Hoạt động hiệu quả của tàu, sự tuân thủ với tất cả các yêu cầu thiết kế có liên quan đến 
môi trường và các biện pháp tổ chức, phụ thuộc vào pháp luật hiện có của cơ quan vận chuyển, 
một hệ thống có hiệu quả để quản lý pháp luật và một hoạt động tư pháp. 
Các ngành công nghiệp phức tạp như ngành công nghiệp vận chuyển chỉ có thể được 
quy định bằng các biện pháp luật pháp được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, để giảm thiểu tác 
động môi trường. Các thành phần ngoại vi sau đây có thể được đề cập trong vấn đề này: 
- tích hợp về việc xây dựng quốc tế, các quy định về an toàn và môi trường và các điều 
lệ quản lý vào luật pháp quốc gia, 
- luật lao động và xã hội, 
- các huấn luyện về qui tắc/qui định 
- cung cấp hành chính, cảnh sát và hình sự. 
Thực tế thực hiện yêu cầu một hệ thống hành chính có tính đến các nhu cầu cơ bản. 
Chúng bao gồm, cụ thể: 
- kiểm tra và giám sát kỹ thuật, của môi trường cũng như 
- kiểm tra và giám sát xã hội 
- quy hoạch hàng hải/kỹ thuật và các biện pháp 
- phát triển, điều phối và hỗ trợ các khóa huấn luyện cần thiết, bao gồm những cái được 
dự định để nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường. 
Một hệ thống luật pháp thích hợp cũng là cần thiết để thực hiện và xác định những hậu 
quả có liên quan đến pháp luật. 
26.4.2. Các cảng và tuyến giao thông thuỷ 
Trong phạm vi của cảng, những điều sau đây là đặc biệt quan trọng trong các lợi ích của 
môi trường: 
- kỹ thuật/công nghệ xử lý tin cậy và thân thiện với môi trường, 
- các cơ sở lưu trữ thích hợp. 
- việc giao nhận và loại bỏ hàng hóa tin cậy và có trật tự 
- cung cấp các cơ sở xử lý chất thải cần thiết, 
- tính khả thi của thiết bị và nhân lực cấp cứu thích hợp (dịch vụ cứu hỏa, cấp cứu, hệ 
thống hỗ trợ động lực tại các cảng, hoa tiêu, thiết bị để đối phó với các tai nạn dầu và hóa chất 
v.v) 
Để bảo vệ chống lại các tai nạn, những trợ giúp lái tàu và các biển báo giao thông được 
yêu cầu cho tất cả các vùng nước tàu bè đi lại được của cảng, các tuyến đường biển, các vùng 
nước ven biển và biển khơi ngay bên ngoài cảng. 
 374
Ngoài ra, việc bảo dưỡng phải được tính đến để đảm bảo độ sâu nước tối thiểu được biết 
đến và bất kỳ biện pháp đề phòng cần thiết khác được thực hiện ở các vùng nước ven biển và 
ngoài khơi (hạn chế tốc độ, bảo vệ bờ biển, đóng cửa của các khu vực được bảo vệ, vv.). 
26.5. Tóm tắt về các thoả đáng về môi trường 
Tàu thuyền có thể gây ra thiệt hại môi trường một cách đặc biệt như là một kết quả của 
- dầu thô và các dẫn xuất của nó và khí đốt, 
- hàng hóa nguy hại ở dạng rắn, lỏng và dư lượng hàng hóa, 
- hoạt động của chất thải từ hoạt động, 
- nước thải, 
- sự rơi vãi của sơn độc hại. 
Đối với hầu hết các phần, các chất ô nhiễm chỉ được phát tán vào bầu không khí hoặc 
nước như là kết quả của sự vi phạm luật, thiếu hiểu biết hoặc tai nạn hoặc vì thiết kế chi tiết 
kỹ thuật và/hoặc qui trình hoạt động là không được ràng buộc trên phương diện quốc tế. 
Nếu tàu thuyền được thiết kế như các hệ thống kín, với các cơ sở xử lý thích hợp được 
cung cấp tại các điểm đến, cả việc thải bỏ và phát thải có thể được giảm thiểu về căn bản. 
Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho tàu thuyền phải luôn được tính đến trong những phát triển 
mới. 
Thiệt hại môi trường được gây ra bởi tàu thuyền có thể được giảm đến mức tối thiểu nếu 
đặc điểm kỹ thuật và thiết kế được tôn trọng triệt để, mà còn đặc biệt nếu cơ sở hạ tầng hành 
chính và kỹ thuật trên bờ thích hợp có thể được bảo đảm 
Tác động của các tai nạn đường thủy phải được đánh giá dựa cho từng trường hợp bằng 
cách phân tích rủi ro được chuẩn bị đặc biệt. 
26.6. Tài liệu tham khảo 
1. International conventions and recommendations 
1. Code for the Construction and Equipment of Ships Carrying Dangerous Chemicals in Bulk 
(BCH-Code, 1986 edition). 
2. International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, 1973, as modified by the 
Protocol of 1978 relating thereto (MARPOL 73/78) including Phụ lụcI - V. 
3. International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974, including amendments (SOLAS 
1974). 
4. International Maritime Dangerous Goods Code (IMDG-Code). 
5. International Code for the Construction and Equipment of Ships Carrying Dangerous 
Chemicals in Bulk (BC-Code, 1986 edition). 
6. International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for 
Seafarers, 1978. 
7. Noise Levels on Board Ships (IMO Resolution A. 468 (xii)). 
8. Vorschriften für Klassifikation und Besichtigung von stählernen Seeschiffen, Kapitel 1 - 10, in 
jeweils aktueller Ausgabe (variiert zwischen 1971 und 1988). 
2. Literature 
1. Bruck, V.: "Bilanz des Rückstandsöls und des Schiffsmülls in der Nordsee", Referat auf der 2. 
Bremer-Maritim-Tagung, Bremen 1987. 
 375
2. EAT-Systemtechnik GmbH et al.: "Chemikalien-Slop-Entsorgung im bundesdeutschen 
Küstenbereich", Ottobrunn, 1986. 
3. Ehlers, P.: "MARPOL", in: Gefährliche Ladung 1985, p. 363. 
4. as above: "MARPOL 73/78 - Erfolg oder Mißerfolg?" in: Hansa 1990, p. 35. 
5. Forschungsstelle für die Seeschiffahrt zu Hamburg e.V.: "Meeresverschmutzung durch den 
Transport wassergefährdender Stoffe auf See - Bestandsaufnahme und Maßnahmeempfehlungen", Bd.. 
II + V, Hamburg, 1987. 
6. Pahl, G.: "Schiffstankreinigung und Entsorgungstransport", Referat auf der 2. Bremer-
Maritim-Tagung, Bremen 1987. 
7. Schuldt, J.: "Schwerölreinigung für Dieselmotoren durch Zentrifugal-Separatoren", in: 
Schiffsingenieur-Journal, 1985, Heft 11/12, p. 4. 
8. Umweltbundesamt [German Federal Environmental Agency]: "Verschmutzung der Nordsee 
durch Öl und Schiffsmüll", Berlin, 1985. 
9. Wragge, F.: "Lärmschutz auf Seeschiffen", in: Hansa 1988, p. 1498. 
10. Wragge, F.: "Bordseitige Probleme der Entsorgung von Seeschiffen", in: Hansa, 1989, p. 
1443. 
11. 3. Reports on meetings of the Marine Environment Protection Committee of the IMO 
(MEPC) 
12. Ehlers, P.: Bericht über die 25. Sitzung (report on the 25th meeting), in: Hansa 1988, p. 236. 
13. Menzel, H.: Bericht über die 27. Sitzung (report on the 27th meeting), in: Hansa 1989, p. 
640. 
14. NN: Bericht über die 26. Sitzung (report on the 26th meeting), in: Hansa 1988, p. 1423 

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_o_nhiem_tai_cac_vung_dong_dan_ngheo.pdf