Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mang tính chất toàn cầu, các nhà quản lý có xu

hướng tập trung nghiên cứu nhiều hơn đến các vấn đề cơ sở lý luận về quản lý đề tìm hướng

phát triển một cách bền vững cho doanh nghiệp mình. Kiểm soát nội bộ với vai trò đảm bảo

cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ, thúc đẩy tính hiệu quả của quá trình kinh

doanh, giảm thiểu tác động hoặc khả năng xảy ra rủi ro, và ngăn chặn nguy cơ mất giá trị

của doanh nghiệp thì đây thật sự là một công cụ quản lý hữu hiệu mà các nhà quản lý có thể

tin tưởng áp dụng. Mỗi doanh nghiệp có phương châm kinh doanh của mình, có đặc thù

riêng trong công tác quản lý, tuy nhiên để có thể phát triển bền vững thì doanh nghiệp không

thể tách mình ra khỏi xã hội, phải thể hiện được trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đây

là vấn đề mang tính sống còn đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

pdf 11 trang kimcuc 16620
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh

Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
70 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY 
SẢN TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 
Nguyễn Thị Thu Phương1 
TÓM TẮT 
Bài viết nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế xanh và kiểm soát nội bộ, 
đồng thời làm rõ các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trên cơ sở đó 
chỉ ra đặc trưng của hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp chế biến thủy sản và 
làm rõ vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản 
theo hướng phát triển kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững. 
Từ khóa: Kinh tế xanh, kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp chế biến thủy sản. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mang tính chất toàn cầu, các nhà quản lý có xu 
hướng tập trung nghiên cứu nhiều hơn đến các vấn đề cơ sở lý luận về quản lý đề tìm hướng 
phát triển một cách bền vững cho doanh nghiệp mình. Kiểm soát nội bộ với vai trò đảm bảo 
cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ, thúc đẩy tính hiệu quả của quá trình kinh 
doanh, giảm thiểu tác động hoặc khả năng xảy ra rủi ro, và ngăn chặn nguy cơ mất giá trị 
của doanh nghiệp thì đây thật sự là một công cụ quản lý hữu hiệu mà các nhà quản lý có thể 
tin tưởng áp dụng. Mỗi doanh nghiệp có phương châm kinh doanh của mình, có đặc thù 
riêng trong công tác quản lý, tuy nhiên để có thể phát triển bền vững thì doanh nghiệp không 
thể tách mình ra khỏi xã hội, phải thể hiện được trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đây 
là vấn đề mang tính sống còn đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 
Thuật ngữ “Kinh tế xanh” chỉ mới được thế giới công nhận từ năm 2008 nhưng mô 
hình phát triển kinh tế này đã nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của nhiều quốc gia phát 
triển cũng như đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, làm sao để đạt được sự phát triển 
bền vững này vẫn là vấn đề trăn trở đối với các nhà quản lý kinh tế nói riêng và các nhà quản 
lý nói chung. Với các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp chế biến thủy sản, ngành công 
nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố môi trường nhưng đồng thời cũng có những 
tác động không nhỏ đến môi trường thì vấn đề kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp như 
thế nào để đảm bảo mục tiêu nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, của 
đất nước và của cả nhân loại là một yêu cầu tất yếu. Chính vì vậy, tác giả dựa trên nghiên 
cứu cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ, về kinh tế xanh, đặc trưng của hoạt động kiểm soát 
nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản để khẳng định vai trò của kiểm soát nội bộ 
trong việc giúp doanh nghiệp phát triển hướng đến kinh tế xanh theo hướng phát triển bền 
vững, mang lại hạnh phúc cho con người, công bằng xã hội, giảm thiểu rủi ro môi trường và 
khủng hoảng sinh thái trong khu vực. 
1 Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
71 
 2. NỘI DUNG 
2.1 Các vấn đề nội hàm về kiểm soát nội bộ 
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ 
Khái niệm về kiểm soát nội bộ kể từ lần đầu tiên được Viện Kế toán công Hoa Kỳ đề 
cập năm 1949 đến nay hầu như không có thay đổi đáng kể về ý nghĩa trong các tuyên bố 
mang tính chuyên nghiệp của các chuyên gia, mặc dù thực tế đã có nhiều thay đổi lớn về 
hoạt động kiểm soát nội bộ được tiến hành trong từng thời kỳ khủng hoảng từ những năm 
1980, 1990 đến thập kỷ đầu của thế kỷ 21 [9]. 
Vào đầu những năm 1990, trước thực tế khủng hoảng phá sản hàng loạt xảy ra với 
các công ty của Hoa Kỳ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong vấn đề quản trị 
doanh nghiệp, một ủy ban được thành lập trên cơ sở các tổ chức nghề nghiệp lớn như Hiệp 
hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA), 
Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA) với mục đích 
nghiên cứu, thống nhất định nghĩa về kiểm soát nội bộ. Ủy ban này được gọi dưới tên Ủy 
ban các tổ chức tài trợ (COSO). COSO đã đưa ra được một khái niệm khá toàn diện về 
kiểm soát nội bộ. 
“Kiểm soát nội bộ là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên 
của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện 
các mục tiêu: đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo sự tuân thủ các quy định 
và luật lệ, đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả” [5]. 
Tại Vương quốc Anh, Hiệp hội Kiểm toán nội bộ cũng giới thiệu một vài quan điểm 
của họ về kiểm soát nội bộ và quan điểm mới nhất được công bố năm 2009 cho rằng “Kiểm 
soát nội bộ là một phần của hoạt động quản lý. Đây là hoạt động được thực hiện bởi các nhà 
quản lý nhằm lập kế hoạch, tổ chức và trực tiếp tiến hành các hoạt động nhằm cung cấp một 
sự đảm bảo thích hợp về khả năng hoàn thành các mục tiêu sau: 
Khả năng hoàn thành các mục tiêu đã được thiết lập; 
Tính kinh tế và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực; 
Đảm bảo sự an toàn cho các nguồn lực; 
Đảm bảo độ trung thực và đáng tin cậy của thông tin; 
Tuân thủ các chính sách, quy trình, luật lệ và các quy định” [3]. 
Mặc dù có nhiều các quan điểm và định nghĩa khác nhau được nêu ra về kiểm soát nội 
bộ nhưng các quan điểm đều thống nhất ở điểm chung về sự cần thiết phải sử dụng kiểm 
soát nội bộ như một công cụ quản lý hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu 
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu khả năng và mức độ ảnh hưởng của rủi ro 
cũng như nguy cơ suy giảm giá trị của doanh nghiệp 
2.1.2 Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ 
Theo mô hình kiểm soát nội bộ của COSO, hệ thống kiếm soát nội bộ của doanh 
nghiệp bao gồm năm thành phần là: môi trường kiểm soát, hoạt động đánh giá rủi ro của 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
72 
doanh nghiệp, các hoạt động kiểm soát, các hoạt động thông tin và truyền thông, các hoạt 
động giám sát. 
Hình 1. Mô hình COSO về kiểm soát nội bộ 
(Nguồn: COSO Framework (2013), www.coso.org) 
COSO cũng đưa ra các lý giải liên quan đến các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ 
như sau: 
Thứ nhất, môi trường kiểm soát 
Đây là nền tảng chính của hoạt động kiểm soát nội bộ theo mô hình COSO. Đây chính 
là nơi các giá trị của tổ chức được thiết lập, là nơi văn hóa của tổ chức được xây dựng và làm 
nền tảng cho mọi hoạt động kiểm soát trong đơn vị. Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao 
gồm: tính trực và giá trị đạo đức của các nhà quản lý, triết lý và phong cách điều hành, cơ cấu 
tổ chức và chính sách nhân sự được sử dụng. Hoạt động kiểm soát nội bộ có được triển khai 
tốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào nền tảng này và có thể nói đây là thành phần quan trọng 
nhất để tạo lập một nền tảng vững chắc cho hoạt động kiểm soát nội bộ trong đơn vị. 
Thứ hai, hoạt động đánh giá rủi ro 
Mọi tổ chức công hay tư, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều phải 
đối mặt với rất nhiều rủi ro đến từ nguồn bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, việc 
đánh giá rủi ro bao gồm từ việc nhận diện rủi ro, ước lượng tầm quan trọng và đánh giá khả 
năng hoặc tần suất có thể xảy ra của rủi ro để từ đó đưa ra các quyết định để quản lý rủi ro 
một cách phù hợp. Các nhà quản lý không thể kiểm soát được tổ chức nếu không đánh giá 
được đúng khả năng và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến mục tiêu của tổ chức. 
Thứ ba, các hoạt động kiểm soát 
Đây là các chính sách và các thủ tục được triển khai nhằm đảm bảo kiểm soát tốt rủi 
ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức. Các hoạt động 
kiểm soát này có thể được thực hiện ở toàn bộ các cấp của tổ chức từ khâu xét duyệt, kiểm 
tra, giám sát, phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ trong tổ chức. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
73 
Thứ tư, thông tin và truyền thông 
Việc duy trì một hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả có ảnh hưởng rất nhiều 
đến hoạt động kiểm soát nội bộ. Thông tin rất đa dạng bao gồm thông tin tài chính và thông 
tin phi tài chính, thông tin đến từ nguồn bên trong doanh nghiệp và thông tin đến từ nguồn 
bên ngoài doanh nghiệp. Một hệ thống truyền tin hiệu quả phải đảm bảo cho mọi thành viên 
trong tổ chức hiểu rõ công việc và trách nhiệm của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các 
chỉ thị từ cấp trên, cũng như hiểu rõ thông điệp được truyền tải giữa các bộ phận chức năng. 
Đồng thời, để có thể kiểm soát và ra các quyết định quản lý kịp thời, phù hợp, các thông tin 
đến từ nguồn bên ngoài doanh nghiệp cũng phải được tiếp nhận và phản ánh một cách trung 
thực, đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy. 
Thứ năm, giám sát 
Đây là thành phần quan trọng cuối cùng của mô hình. Hoạt động giám sát là quá trình 
mà các nhà quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định kiểm soát nội 
bộ có vận hành đúng như thiết kế hay không để có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi phù hợp. 
Như vậy, mô hình kiểm soát nội bộ của COSO đã chỉ ra hướng mà một tổ chức có thể 
áp dụng để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổ chức của mình. Theo đó hệ thống kiểm 
soát có thể được xây dựng từ dưới lên (bắt đầu từ môi trường kiểm soát mang tính nền tảng) 
nhưng cũng phải được đánh giá và quản lý, giám sát từ trên xuống thông qua việc vận hành 
một hệ thống thu nhận và truyền tin hiệu quả [4]. 
Lý luận cơ bản về Kinh tế xanh 
Với mục đích giới thiệu các quan điểm khai thác, sử dụng nguồn lực, tài nguyên phục 
vụ cho sự phát triển của nhân loài, tác giả D. Burningham đã giới thiệu hệ thống các quan 
điểm phát triển kinh tế như sau: 
Mô hình 
kinh tế 
Quan điểm về môi trường 
Kinh tế 
nâu 
- Mọi tài sản đều có thể thay thế (cả tự nhiên và nhân tạo) 
- Lợi ích do khoa học và công nghệ tạo ra được hiện thân trong của cải do 
con người làm ra có thể bù đắp được sự mất mát của cải tự nhiên. 
- Khoa học kỹ thuật có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn của môi 
trường 
- Phát triển kinh tế tự do, không giới hạn là cách tốt nhất để sử dụng có hiệu 
quả các nguồn lực. 
Kinh tế 
xanh 
- Sự thay thế của các tài sản là không thể 
- Mọi hệ sinh thái đều phải được bảo tồn 
- Thiên nhiên là bất khả xâm phạm - tất cả các tài sản của môi trường đều 
mang giá trị tâm linh quan trọng. 
 (Nguồn: D. Burningham, J.Davie (1999), Kinh tế xanh, trang 43) 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
74 
Trong cuốn sách Kinh tế môi trường do Nhà xuất bản Mittal phát hành năm 2007, khái 
niệm Kinh tế xanh được đề cập là “nền kinh tế tập trung trực tiếp sự quan tâm vào điểm gặp 
gỡ giữa nhu cầu của con người và đòi hỏi của môi trường”. Nói cách khác, trong khái niệm 
này chỉ ra rằng một nền kinh tế xanh là nền kinh tế quan tâm đến nhu cầu của con người 
nhưng cũng quan tâm đến các yêu cầu của môi trường. Nền kinh tế phát triển trên điểm giao 
thoa hài hòa giữa các mục tiêu này chính là nền kinh tế mà chúng ta đang hướng tới. Cuốn 
sách cũng chỉ rõ, việc phát triển nền Kinh tế xanh là một tất yếu dựa trên 3 tiền đề chính: 
Mở rộng mãi từ một không gian hữu hạn là điều không thể; 
Khai thác mãi từ một không gian hữu hạn là điều không thể; 
Mọi thứ trên bề mặt Trái đất đều có mối quan hệ qua lại với nhau [10]. 
Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Kinh tế xanh “là nền kinh tế 
nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những 
rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. Đây cũng chính là các yếu tố để hướng tới 
phát triển bền vững “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng cũng không ảnh hưởng 
đến nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Chúng ta không thể phát triển bền vững nếu không có 
bình đẳng xã hội và không thể quản lý hợp lý các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau [3]. 
2.3 Đặc trưng của doanh nghiệp chế biến thủy sản 
Theo quan điểm của FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hiệp quốc), 
chế biến thủy sản “quá trình được khởi đầu bằng các kỹ thuật bảo quản nhằm duy trì chất 
lượng và kéo dài sự tươi mới của nguyên liệu. Nó cũng liên quan đến việc tạo ra giá trị gia 
tăng trong quá trình sản xuất của nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Cũng tiếp tục phân tích, 
FAO cho rằng hoạt động chế biến thủy sản có thể được coi là quá trình xử lý cá và các loại 
thủy sản khác bằng các phương pháp vật lý hoặc hóa học như làm lạnh, đóng băng đông 
lạnh, hấp, ướp, xông khói, rán, đóng hộp không phụ thuộc vào loại sản phẩm, hoạt động 
kiểm soát trong doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phải được tiến hành trong suốt quá 
trình chế biến kể từ giai đoạn bảo quản nguyên liệu đầu vào, đến giai đoạn chế biến, đóng 
góp và mang đi phân phối. Hơn nữa, hiệu quả của hoạt động kiểm soát còn phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố như sự hợp lý và đầy đủ của các chính sách, năng lực nguồn nhân lực của 
doanh nghiệp [8]. Vì vậy, việc nắm rõ đặc trưng của doanh nghiệp chế biến thủy sản là thật 
sự cần thiết nếu muốn nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát tại các doanh nghiệp hoạt 
động kinh doanh trong lĩnh vực này. 
Thứ nhất, hoạt động chế biến thủy sản rất đa dạng và phức tạp 
Sự đang dạng và phức tạp của hoạt động chế biến thủy sản có thể được biểu hiện 
dưới nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên kỹ thuật chế biến thì hiện tại ngành công nghiệp 
chế biến thủy sản có rất nhiều loại sản phẩm là sản phẩm của nhiều kỹ thuật thuật chế biến 
khác nhau. Phụ thuộc vào đặc trưng của từng loại sản phẩm, doanh nghiệp sẽ lựa chọn kỹ 
thuật phù hợp với sản phẩm của họ. Hiện nay, kỹ thuật chế biến đang được sử dụng phổ 
biến bao gồm: 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
75 
Kỹ thuật chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh; 
Kỹ thuật chế biến sản phẩm thủy sản đóng hộp; 
Kỹ thuật chế biến sản phẩm thủy sản khô; 
Kỹ thuật chế biến sản phẩm thủy sản ăn liền; 
Kỹ thuật chế biến nước mắm và mắm các loại. 
Các kỹ thuật này khá phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng một cách chính 
xác nhằm tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu. Tuy vậy, quá trình chế biến có thể được thể hiện 
chung nhất như sau: 
(Nguồn: Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản tập 1& 2 (1990), Nxb. Thủy sản) 
Thứ hai, chất lượng sản phẩm là yêu cầu quan trọng trong mọi giai đoạn của quá 
trình chế biến 
Từ bước đầu tiên của giai đoạn chế biến khi các nguyên liệu thô được lựa chọn tới 
bước cuối khi sản phẩm được đóng gói và gửi đến tay người tiêu dùng, nếu nguyên liệu thô 
hay sản phẩm hoàn chỉnh không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng thì ngay lập tức sẽ 
bị loại bỏ. Chất lượng của nguyên liệu thô có vai trò quyết định đến chất lượng của sản phẩm 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
76 
cuối cùng [2]. Vì vậy, chất lượng của sản phẩm thủy sản không chỉ cần được duy trì ở giai 
đoạn đánh bắt mà còn cả ở giai đoạn chế biến và sau đó. Mặt khác, cá và các sản phẩm thủy 
sản chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố mùa vụ và tự nhiên. Sản phẩm thủy sản đánh bắt hay 
tự nuôi trồng đều có mùa vụ sinh sản và phát triển, vì vậy nếu các nhân tố này không thuận 
lợi thì số lượng và chất lượng của sản phẩm sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của hoạt 
động chế biến. 
Thứ ba, quá trình chế biến thủy sản tác động mạnh đến môi trường 
Cũng như mọi hoạt động sản xuất khác, trong quá trình chế biến thủy sản có tác động 
mạnh mẽ tới môi trường. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến môi trường xảy ra trong quá trình 
chế biến như chất thải rắn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đến ô nhiễm tiếng ồn [1]. 
Các chất thải rắn thải ra trong quá trình chế biến của các doanh nghiệp thủy sản rất đa 
dạng. Nó có thể là các phế thải từ nguyên liệu (cá, tôm, cua, mực...) được thải ra trong quá 
trình chế biến; hoặc giấy bao gói, túi PE, vỏ hộp được thải ra trong giai đoạn bao gói sản 
phẩm; tro, xỉ từ lò hơi cấp nhiệt; vỏ thùng, vỏ hộp, các thanh gỗ... thải ra trong quá trình sản 
xuất và phụ trợ. Tất cả các chất thải này nếu không được lưu trữ và vận chuyển đúng quy 
định sẽ phân hủy hoặc không thể phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra 
các chất vô cơ, hữu cơ độc hại làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh của đất, 
các sinh vật thủy sinh trong nước hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển 
và là nguyên nhân gây các dịch bệnh ảnh hưởng đến con người. 
Ô nhiễm không khí cũng là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp chế biến 
thủy sản. Do đặc thù công việc, các nguyên liệu đầu vào của quy trình chế biến thường có 
mùi hôi tanh, nhanh chóng bị phân hủy gây ô nhiêm môi trường không khí vùng làm việc 
và khu vực xung quanh các cơ sở chế biến thủy sản với phạm vi, mức độ ảnh hưởng khác 
nhau phụ thuộc vào trình độ trang bị công nghệ và các điều kiện vệ sinh công nghiệp. 
Ô nhiễm bởi nước thải bao gồm nước thải trong quá trình sản xuất, nước thải trong 
quá trình vệ sinh nhà xưởng và nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề môi trường 
lớn nhất đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản. Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc 
vào các yếu tố như quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, giải pháp xử lý ô nhiễm nước thải 
tại các nhà máy chế biến. 
Ô nhiễm tiếng ồn là một vấn đề hiện đang xảy ra tại các doanh nghiệp chế biến thủy 
sản. Tiếng ồn được tạo ra trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, tiếng ồn từ 
các thiết bị làm lạnh hoặc máy phát điện dự phòng khi mất điện. Nếu lượng tiếng ồn cao hơn 
tiêu chuẩn cho phép sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp 
đến sức khỏe của người lao động. 
Cuối cùng, hoạt động chế biến thủy sản chịu ảnh hưởng lớn của quá trình toàn cầu hóa 
Trong những thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra phức tạp làm 
cho ngành chế biến thủy sản biến đổi theo hướng ngày càng năng động và đa dạng hơn. Vai 
trò của người tiêu dùng ngày càng được khẳng định, các kênh phân phối quốc tế được thiết 
lập thông qua sự phát triển của hệ thống các chuỗi siêu thị và các nhà bán lẻ lớn. Ngành chế 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
77 
biến thủy sản đang dần trở nên chuyên sâu hơn, tập trung cả về mặt địa lý và sản phẩm mang 
tính đặc trưng. Quá trình liên kết diễn ra theo cả chiều dọc và cả chiều ngang hình thành 
chuỗi cung ứng toàn cầu. Liên minh giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp được thiết lập đã 
thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và tăng khả năng đáp 
ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm tại các nước nhập khẩu. Hoạt động chế 
biến ở cấp khu vực và trên thế giới tăng đáng kể về số lượng các nước tham gia chế biến 
thủy sản mặc cho sự giới hạn về loài, hình thức sản phẩm, chi phí nhân công và chi phí vận 
chuyển. Hơn nữa, hoạt động chế biến thủy sản tại các nước đang phát triển bị giới hạn thêm 
bởi các yêu cầu khắt khe về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đây thật sự là một trở ngại lớn vì 
tại các nước đang phát triển vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và vấn đề trách nhiệm của 
doanh nghiệp sản xuất đối với xã hội (corporate social responsibility) chưa thật sự được coi 
trọng. Giá dầu tăng cao trong thời gian gần đây làm cho chi phí chế biến và vận chuyển tăng 
cao cũng là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản [8]. 
2.4 Vai trò của kiểm soát nội bộ theo định hướng phát triển Kinh tế xanh của các 
doanh nghiệp chế biển thủy sản 
2.4.1 Các phương pháp và chính sách kiểm soát chủ yếu tập trung vào hoạt động kiểm 
soát chất lượng và kiểm soát việc ô nhiễm môi trường 
Hiện nay, việc cam kết phát triển kinh tế thế giới theo hướng phát triển “Kinh tế xanh” 
là xu hướng chung toàn cầu. Có rất nhiều các tiêu chuẩn, chính sách đang được áp dụng để 
kiểm soát chất lượng và kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp chế 
biến thực phẩm nói chung và ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng. 
Hệ thống HACCP “Hazard Alalysis and Critical Control Point” - hệ thống phân tích 
mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn - là một trong những công cụ tốt nhất đảm bảo 
chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp. 
Đây là một hệ thống văn bản, quan điểm kiểm tra để nhận biết các mối nguy, biện pháp 
phòng ngừa, điểm kiểm soát quan trọng và xây dựng một hệ thống giám sát chất lượng cần 
thiết cho doanh nghiệp. Việc áp dụng quy trình của hệ thống HACCP trong sản xuất cũng 
như được cấp chứng nhận phù hợp HACCP đặc biệt là với các doanh nghiệp chế biến thực 
phẩm sẽ giúp đem lại lòng tin cho khách hàng thông qua dấu hiệu chứng nhận. Đồng thời 
nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiêp trên thị trường. 
Một loạt các tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn đo lường ISO 9000:2008 đặc biệt là 
tiêu chuẩn đo lường ISO 9001:2008 hướng dẫn về các yêu cầu về quản lý chất lượng, tiêu 
chuẩn ISO 19011:2008 hướng dẫn việc đánh giá chất lượng và hệ thống kiểm soát môi trường. 
Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp chế biến thủy sản, tùy thuộc vào đặc thù công nghệ chế biến, 
chuỗi chế biến thì các nhà quản lý sẽ xây dựng hệ thống chính sách, phương pháp quản lý chất 
lượng, quản lý ô nhiễm môi trường riêng phù hợp với doanh nghiệp mình. Các chính sách và 
phương pháp này có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn từ giai đoạn đánh bắt đến giai 
đoạn phân phối, cung cấp sản phẩm, cũng có thể chỉ áp dụng trong giai đoạn chế biến. Điều 
này hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô hoạt động chế biến của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
78 
nghiệp chế biến thủy sản còn phải tuân thủ các quy định của các quốc gia có quan hệ thương 
mại trong lĩnh vực thủy sản. Ví dụ: đối với Mỹ và một số nước Châu Âu thì các quy định về 
chất lượng sản phẩm và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến thủy sản được 
xem xét đặc biệt khi ký kết hợp đồng thương mại. Rất nhiều hợp đồng của doanh nghiệp chế 
biến thủy sản châu Á như Việt Nam, Philippine, Malaixia bị hủy bỏ, bị ép giảm giá hoặc bị 
kiện cạnh tranh không bình đẳng do không áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi 
trường trong quá trình chế biến, hoặc chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, hàm lượng thủy 
ngân và các vi chất không có lợi cho sức khỏe trong sản phẩm ở mức cao. Điều này gây thiệt 
hại rất lớn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản. 
Việc nghiên cứu xây dựng cũng như triển khai thực hiện, áp dụng các chính sách là chức 
năng cơ bản của hoạt động kiểm soát nội bộ. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản nếu duy trì 
một bộ máy kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả thì bộ máy kiểm soát này sẽ đảm bảo cho 
việc xây dựng, cũng như triển khai thực hiện các phương pháp, các chính sách quản lý chất 
lượng và kiểm soát ô nhiễm môi trường sản xuất nói riêng và môi trường nói chung một cách 
hợp lý và hữu hiệu. Đây cũng chính là cách mà hoạt động kiểm soát nội bộ góp phần thúc đẩy 
doanh nghiệp phát triển theo hướng phát triển “kinh tế xanh” mang tính bền vững. 
2.4.2 Kiểm soát và cung cấp thông tin phục vụ quá trình phát triển xanh trong các 
doanh nghiệp chế biến thủy sản 
Sự đa dạng của hoạt động chế biến thủy sản dẫn đến việc phát sinh một lượng lớn 
thông tin bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính cần được xử lý và hạch 
toán. Các thông tin này sẽ được hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp bao gồm cả hệ 
thống thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị xử lý và cung cấp. Với chức năng là 
một công cụ hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ các thông tin cần phải đảm bảo tính 
có thật, tính đáng tin cậy và kịp thời nhằm phục vụ công tác điều hành chung của doanh 
nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng kinh tế xanh thì việc 
nghiên cứu áp dụng phương pháp kỹ thuật hạch toán phù hợp là rất quan trọng. Vận dụng 
kế toán xanh trong công tác hạch toán kế toán là một giải pháp hợp lý để phát huy vai trò 
hoạt động kiểm soát nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế xanh. Kế toán xanh 
ra đời nhằm mục đích kết nối hoạt động kinh doanh với hoạt động bảo vệ môi trường và 
hướng dẫn cách trình bày mối quan hệ này trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trên hệ 
thống báo cáo này bao gồm tất cả các thông tin về chi phí bên trong và bên ngoài chi cho 
các vấn đề về sức khỏe người lao động, khí thải và ô nhiễm khí thải, sự xuống cấp của tài 
nguyên môi trường. Đồng thời cũng chỉ rõ những lợi ích trong việc chi phí cho các hoạt 
động kiểm soát ô nhiễm môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp được lượng hóa 
bằng thước đo giá trị. Những thông tin này có thể bao gồm các thông tin về hiệu quả của 
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới làm giảm ô nhiễm và cải thiện sức khỏe người lao 
động [11]. Các thông tin này cũng có thể giúp cho nhà quản lý có thể cân nhắc trước khi đưa 
ra các quyết định ảnh hưởng đến doanh nghiệp và xã hội, gợi ý các chính sách quản lý phù 
hợp để mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
79 
3. KẾT LUẬN 
Phát triển doanh nghiệp theo hướng phát triển xanh là một yêu cầu tất yếu và là sự 
đảm bảo cho phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp 
chế biến thủy sản nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Với chức năng là một công cụ quản lý, 
kiểm soát nội bộ cần phải phát huy vai trò trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thủy 
sản phát triển kinh tế xanh theo hướng phát triển bền vững, mang lại hạnh phúc cho con 
người, công bằng xã hội, giảm thiểu rủi ro môi trường và khủng hoảng sinh thái trong khu 
vực. Thông qua việc xây dựng cũng như triển khai áp dụng hệ thống các phương pháp, các 
chính sách quản lý chất lượng và kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách tập trung, hoặc 
lựa chọn kế toán xanh với tư cách là một phương pháp xử lý và cung cấp thông tin lượng 
hóa về các tác động của môi trường đến doanh nghiệp và ngược lại, kiểm soát nội bộ có vai 
trò đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến thủy sản theo 
hướng phát triển xanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ thủy sản (2000), Báo cáo Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy chế môi trường 
trong công nghiệp chế biến thủy sản, Hà Nôi. 
[2] Nguyễn Thị Lệ Diệu, (1997). Nguyên liệu thủy sản, Nxb. Nông nghiệp. 
[3] Nguyễn Thị Thu Phương (2012), Phát triển cảng cá Lạch Bang - Hướng tới nền 
kinh tế xanh, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 182 (II), trang 75-79. 
[4] Nguyễn Thị Thu Phương (2013), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Kiểm soát nội 
bộ, Tạp chí Công thương. 
[5] Canadian Institute of Chartered Accountants (1999), Coco - Guidance on control, 
Canadian Cataloguing in Publication Data. 
[6] Daphne Turner (2009), Internal Audit Enviroment, The Institute of Internal 
Auditor- UK and Ireland Ltd. 
[7] David Burningham, Jonh Davies, (1999), Kinh tế xanh, Nxb. Heinemann. 
[8] FAO, CWP Handbook of Fishery Statistical Standards, www.fao.org. 
[9] Laura F.S & Micheal.P (2003), Risk Management: The reinvention of internal 
control and the changing role of internal control, AAAJ Vol,16, No.4. 
[10] Madhunita Biswas, (2007), Kinh tế môi trường, Nxb. Mittal. 
[11] The European (2011), Green Accounting as the path to a Sustainable Future, 
future?page=0%2C0 (Tham khảo ngảy 12/07/2012). 
[12] www.aicpa.org 
[13] www.ifac.org 
[14] www.iig.com.uk 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
80 
INTERNAL CONTROL OF SEAFOOD PROCESSING 
ENTERPRISES IN THE CONTEXT 
OF GREEN ECOCOMIC 
Nguyen Thi Thu Phuong 
ABSTRACT 
This paper studies fundamental theoretical issues on green economy and internal 
control and clarifies the basic characteristics of seafood processing enterprises. Based on 
that, it shows the characteristics of internal control in seafood processing enterprises and 
clarifies the role of internal control in promoting the development of the fisheries sector in 
the direction of green and sustainable development. 
Keywords: Green economy, internal control, seafood processing enterprises. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_noi_bo_tai_cac_doanh_nghiep_che_bien_thuy_san_tron.pdf