Khó khăn của sinh viên Đại học Ngoại thương trong việc học tiếng Pháp thương mại

Các học phần Ngôn ngữ kinh tế thương mại có vai trò quan trọng đối với chất lượng đầu ra của

sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại Đại học Ngoại thương, bởi các học phần này

trực tiếp trang bị cho sinh viên kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp trong môi trường kinh doanh

– vốn là mục tiêu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, sinh viên thừa nhận gặp khó khăn trong

những học phần này. Vì vậy, cần tiến hành khảo sát để tìm ra những vấn đề mà sinh viên gặp phải

trong học tập, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sinh viên. Trong khuôn khổ bài báo

này, chúng tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình liên quan đến khó khăn của sinh viên

Đại học Ngoại thương trong các học phần tiếng Pháp thương mại và những giải pháp khắc phục.

pdf 7 trang kimcuc 5340
Bạn đang xem tài liệu "Khó khăn của sinh viên Đại học Ngoại thương trong việc học tiếng Pháp thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khó khăn của sinh viên Đại học Ngoại thương trong việc học tiếng Pháp thương mại

Khó khăn của sinh viên Đại học Ngoại thương trong việc học tiếng Pháp thương mại
102 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v TRAO ĐỔI
ĐỖ THỊ THU GIANG*; VŨ HƯƠNG TRÀ**
*Đại học Ngoại thương, thugiang.fr@ftu.edu.vn
**Đại học Ngoại thương, vuhuongtra97@gmail.com
Ngày nhận bài: 10/11/2018; ngày sửa chữa: 04/12/2018; ngày duyệt đăng: 05/12/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT) đặt mục 
tiêu trở thành địa chỉ đào tạo cung cấp nguồn nhân 
lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế thương 
mại. Sinh viên tốt nghiệp ĐHNT do vậy cần nắm 
vững kiến thức chuyên ngành về kinh tế thương 
mại, đồng thời sử dụng thành thạo một ngoại ngữ 
(tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật 
hoặc tiếng Nga) trong môi trường kinh doanh, nhất 
là kinh doanh quốc tế. Đối với sinh viên chuyên 
ngành Tiếng Pháp Thương mại (TPTM), các học 
phần Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại (NNKTTM) 
chiếm tỉ trọng lớn trong chương trình đào tạo và có 
vai trò quan trọng đối với chất lượng đầu ra vì đây 
KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC 
NGOẠI THƯƠNG TRONG VIỆC HỌC TIẾNG 
PHÁP THƯƠNG MẠI
TÓM TẮT
Các học phần Ngôn ngữ kinh tế thương mại có vai trò quan trọng đối với chất lượng đầu ra của 
sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại Đại học Ngoại thương, bởi các học phần này 
trực tiếp trang bị cho sinh viên kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp trong môi trường kinh doanh 
– vốn là mục tiêu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, sinh viên thừa nhận gặp khó khăn trong 
những học phần này. Vì vậy, cần tiến hành khảo sát để tìm ra những vấn đề mà sinh viên gặp phải 
trong học tập, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sinh viên. Trong khuôn khổ bài báo 
này, chúng tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình liên quan đến khó khăn của sinh viên 
Đại học Ngoại thương trong các học phần tiếng Pháp thương mại và những giải pháp khắc phục. 
Từ khoá: dạy/học tiếng Pháp thương mại, Đại học Ngoại thương, khó khăn, tiếng Pháp thương mại
là những học phần cung cấp những công cụ ngôn 
ngữ để giao tiếp trong môi trường kinh doanh. Tuy 
nhiên, theo quan sát của chúng tôi, sinh viên chưa 
đạt kết quả cao trong những học phần này và thừa 
nhận gặp phải một số vấn đề trong việc học. Vì 
vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra 
những khó khăn cụ thể của sinh viên nhằm đưa ra 
giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả 
học tập và chất lượng đầu ra của sinh viên. 
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của nhóm tác giả là những 
khó khăn của sinh viên chuyên ngành TPTM 
103KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
TRAO ĐỔI v
tại ĐHNT trong các học phần NNKTTM thuộc 
chương trình đào tạo của Trường ở thời điểm năm 
học 2017-2018. Đối tượng khảo sát là sinh viên 
chuyên ngành TPTM năm thứ 3 và thứ 4 – những 
sinh viên đã hoặc sắp hoàn thành chương trình 
đào tạo, bởi lẽ những sinh viên này sẽ có đánh giá 
mang tính toàn diện về khó khăn của mình trong 
toàn bộ chương trình học. 
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên 
cứu mô tả thông qua công cụ nghiên cứu là khảo 
sát ý kiến, tổng hợp và phân tích dữ liệu. Phiếu 
khảo sát với bảng câu hỏi cụ thể, bao gồm các câu 
hỏi đề cập 5 nhóm khó khăn: khó khăn liên quan 
đến kiến thức chuyên ngành, khó khăn liên quan 
đến kiến thức ngôn ngữ, khó khăn liên quan đến 
phương pháp học, khó khăn liên quan đến phương 
pháp dạy, khó khăn do một số nguyên nhân khác. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tiếng Pháp thương mại và thực trạng dạy/
học tiếng Pháp thương mại ở Đại học Ngoại thương
Trước hết, cần khẳng định tiếng Pháp thương 
mại (français commercial) thuộc phân nhánh của 
tiếng Pháp chuyên ngành (français de spécialité). 
Theo Mangiante (2006, tr.138), trong phương pháp 
giảng dạy Tiếng Pháp chuyên ngành, mục đích 
của dạy và học liên quan đến một lĩnh vực chuyên 
môn, bao hàm toàn bộ những tình huống giao tiếp 
chuyên môn của một chuyên ngành hay ngành 
nghề cụ thể. Tiếng Pháp chuyên ngành được hiểu 
là toàn bộ các phương tiện biểu đạt tiếng Pháp (từ 
vựng, ngữ pháp, văn phong) được sử dụng trong 
những tình huống, lĩnh vực chuyên môn cụ thể (Đỗ 
Thị Thu Giang, 2015, 2018). Vậy nên, dạy và học 
TPTM chính là dạy và học tiếng Pháp để giao tiếp 
trong môi trường kinh tế, kinh doanh, thương mại. 
Ở ĐHNT, việc dạy TPTM được triển khai 
theo hướng cung cấp cho sinh viên những kiến 
thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, văn phong) để 
có năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong 
môi trường doanh nghiệp. Chương trình đào tạo 
chuyên ngành TPTM do đó bao gồm 10 học phần 
NNKTTM mà mỗi học phần (3 tín chỉ) hướng đến 
một chuyên đề cụ thể: Nhập môn kinh tế thương 
mại, marketing, tài chính ngân hàng, giao tiếp trong 
doanh nghiệp, đàm phán thương mại, quản trị bán 
hàng, tiếng Pháp luật, vận tải bảo hiểm, thực hành 
dịch kinh tế thương mại 1, thực hành dịch kinh 
tế thương mại 2. Các học phần này thường được 
giảng dạy sau khi sinh viên hoàn thành khối kiến 
thức tiếng, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn 
hoá (các môn học đều bằng tiếng Pháp). 
Học liệu sử dụng trong giảng dạy TPTM khá đa 
dạng và phong phú. Đa số là giáo trình tiếng Pháp 
thương mại (Le français commercial, Le français 
de l’entreprise, Affaires.com,...) chú trọng vào 
yếu tố ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực chuyên 
ngành. Đây là những tài liệu có chất lượng, do 
những chuyên gia về TPTM xây dựng như Michel 
Danilo, Jean-Luc Penfornis, Béatrice Tauzin 
Một số học phần có sử dụng sách chuyên ngành 
kinh tế như học phần tiếng Pháp về marketing, 
quản trị bán hàng, đàm phán thương mại. Ngoài 
ra, giảng viên còn sử dụng những tài liệu bổ trợ 
khác như sách, báo, tạp chí kinh tế, trang web, báo 
điện tử Những trang báo điện tử mà giảng viên 
thường chọn bài có nội dung kinh tế thương mại 
là Le Monde, Liberation, Le figaro, Le Courrier 
international (Thông tin chung) ; L’expansion, Les 
échos, Le capital, Le nouvel économiste, Le MOCI 
(Báo Kinh tế).
Đội ngũ giảng viên tiếng Pháp của ĐHNT gồm 
10 người, đảm nhiệm việc giảng dạy cả tiếng Pháp 
cơ bản và tiếng Pháp thương mại cho sinh viên 
chuyên ngành TPTM. Tất cả các giảng viên đều có 
trình độ từ Thạc sỹ trở lên, tốt nghiệp các trường 
chuyên ngữ (Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, 
Đại học Hà Nội) và ĐHNT, đa số là giảng viên trẻ 
trong độ tuổi từ 30-40 tuổi. 
Sinh viên chuyên ngành TPTM có số lượng 
thay đổi theo từng khoá. Cụ thể đối với khoá sinh 
viên được khảo sát, có tổng số 35 sinh viên năm 
thứ tư (K53) và 46 sinh viên năm thứ ba (K54) 
trong năm học 2017-2018. 
104 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v TRAO ĐỔI
3.2. Kết quả khảo sát
Thực trạng khó khăn của sinh viên chuyên 
ngành TPTM trong việc học tập các học phần 
NNKTTM được nhóm nghiên cứu tiếp cận từ 5 
khía cạnh đó là Kiến thức chuyên ngành; Kiến thức 
ngôn ngữ; Phương pháp học; Phương pháp dạy và 
Nguyên nhân khác. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 
cho phép nhóm tác giả đi đến những kết luận sau về 
khó khăn của sinh viên trong các học phần TPTM:
Liên quan đến Kiến thức chuyên ngành, có 
tới 90% sinh viên được khảo sát thừa nhận gặp 
phải khó khăn và 3 nguyên nhân chính được đưa 
ra là: Thiếu vốn từ vựng tiếng pháp chuyên ngành 
(67,9%); Nội dung học chưa áp dụng thực tiễn 
(64,3%); Chưa có sự liên kết giữa môn học TPTM 
với các môn học khác trong chương trình đào tạo 
(42,9%) (Biểu đồ 1).
Về Kiến thức ngôn ngữ, phần lớn (90%) sinh 
viên gặp khó khăn và 3 kỹ năng lớn nhất gây trở 
ngại đó là: Kỹ năng nghe (85,7%); Kỹ năng nói 
(53,6%); Kỹ năng viết (46,4%) (Biểu đồ 2).
Hầu hết sinh viên tham gia khảo sát (93.3%) 
đều gặp khó khăn liên quan đến phương pháp học 
với những rào cản khác nhau như: Thiếu động cơ, 
mục đích học tập (40%); Chưa được tư vấn, hướng 
dẫn về phương pháp học tập (40%); Môi trường 
học chưa tạo được hứng thú (80%) (Biểu đồ 3).
Phương pháp giảng dạy các học phần TPTM 
cũng gây ra những trở ngại nhất định đối với sinh 
viên chuyên ngành TPTM khi có tới ¼ số sinh viên 
(23,3%) đánh giá “Không tốt”. Theo họ, những 
tồn tại của phương pháp giảng dạy các học phần 
TPTM gồm có: Nội dung bài học chưa dễ hiểu, 
hấp dẫn (70%); Giảng viên chưa khuyến khích sự 
chủ động và sáng tạo của sinh viên (46,7%); Giảng 
viên chưa chia sẻ kinh nghiệm thực tế về ứng dụng 
của TPTM trong cuộc sống cho sinh viên (36,7%); 
Cách cho điểm chưa công tâm (13,3%) (Biểu đồ 4).
Biểu đồ 1: Khó khăn liên quan đến kiến thức 
chuyên ngành 
(Nguồn: Tổng hợp của Nhóm tác giả) 
Biểu đồ 2 : Khó khăn liên quan đến kiến thức 
ngôn ngữ
(Nguồn: Tổng hợp của Nhóm tác giả)
Biểu đồ 3: Khó khăn liên quan đến phương pháp học 
(Nguồn: Tổng hợp của Nhóm tác giả)
105KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
TRAO ĐỔI v
Cuối cùng, có 86,7% sinh viên được khảo 
sát cho rằng, khó khăn trong việc học TPTM còn 
đến từ các nguyên nhân khác. Ở khía cạnh này, 3 
nguyên nhân tiêu biểu mà nhóm nghiên cứu đã đi 
sâu phân tích đó là: Thiếu các hoạt động thực tế 
như tham quan doanh nghiệp, khảo sát thị trường 
(82,1%); Thiếu điều kiện cơ sở vật chất và trang 
thiết bị hiện đại (53,6%); Thiếu giáo trình TPTM 
riêng của trường (50%) (Biểu đồ 5).
Như vậy, khó khăn của sinh viên chuyên ngành 
TPTM trong việc học tập các học phần TPTM tại 
trường ĐHNT đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan 
và khách quan. Do đó, cần đưa ra các giải pháp 
dựa trên những nguyên nhân này để tháo gỡ khó 
khăn cho sinh viên chuyên ngành TPTM, nhằm 
nâng cao chất lượng đào tạo. 
Tương ứng với 5 khía cạnh khó khăn như đã 
trình bày ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất lần 
lượt 5 nhóm giải pháp là: Giải pháp về kiến thức 
chuyên ngành; Giải pháp về kiến thức ngôn ngữ; 
Giải pháp về phương pháp học; Giải pháp về 
phương pháp dạy; Giải pháp khác.
4. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN TIẾNG PHÁP 
THƯƠNG MẠI
4.1. Giải pháp về kiến thức chuyên ngành
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu hướng đến việc bổ 
sung vốn từ vựng tiếng Pháp chuyên ngành cho 
sinh viên. Sự khác nhau giữa tiếng Pháp chuyên 
ngành (français de spécialité) và tiếng Pháp phổ 
thông (français général) nằm ở đối tượng người 
học. Đối tượng mà tiếng Pháp chuyên ngành 
hướng đến là giới chuyên môn, còn tiếng Pháp phổ 
thông lại hướng đến đại đa số người học. Chính vì 
thế, các kênh để tiếp cận vốn từ chuyên ngành sẽ 
hạn chế hơn. Đặc biệt, từ vựng tiếng Pháp chuyên 
ngành còn có hai đặc điểm là tính đơn nghĩa và tính 
chuyên biệt, do đó, việc bổ sung vốn từ vựng tiếng 
Pháp chuyên ngành khó áp dụng các phương pháp 
thông thường như đọc sách báo chung, nghe nhạc, 
xem phim hay các đoạn hội thoại giao tiếp thông 
thường. Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu, các 
giảng viên chuyên ngành TPTM cần cung cấp cho 
sinh viên những kênh thông tin hoặc phương tiện 
giúp nâng cao vốn từ tiếng Pháp kinh tế như các 
trang báo kinh tế, phim có chủ đề kinh tế thương 
mại hay các hội thoại trong kinh doanh. Đồng thời, 
Khoa chuyên môn cần biên soạn bộ sách học thuật 
ngữ kinh tế ứng với từng chủ đề của các học phần 
NNKTTM trong chương trình đào tạo.
Tiếp theo, việc liên hệ thực tiễn với nội dung 
chuyên ngành nên được đẩy mạnh hơn nữa. Sinh 
viên chuyên ngành TPTM có thể chủ động đi thực 
tập ở các doanh nghiệp Pháp hoặc tham gia những 
Biểu đồ 4: Khó khăn liên quan đến phương pháp 
dạy học
(Nguồn: Tổng hợp của Nhóm tác giả)
Biểu đồ 5: Những khó khăn khác trong học tập TPTM
(Nguồn: Tổng hợp của Nhóm tác giả)
106 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v TRAO ĐỔI
buổi hội thảo, tọa đàm bằng tiếng Pháp về các chủ 
đề kinh tế trong và ngoài Trường. Thêm vào đó, 
giảng viên và Khoa chuyên môn cần giới thiệu cho 
sinh viên các chương trình thực tập, các cơ hội 
việc làm tại doanh nghiệp Pháp cũng như tổ chức 
nhiều hơn các hội thảo, toạ đàm bằng tiếng Pháp 
về các chủ đề kinh tế thương mại được học trong 
chương trình. 
Ngoài ra, tăng cường tính liên kết giữa môn 
học TPTM với các môn học khác trong chương 
trình đào tạo là khá quan trọng. Vì khi sinh viên 
được học các môn bổ trợ bằng tiếng Việt có cùng 
chủ đề kinh tế với các môn TPTM thì sẽ tiếp thu 
kiến thức chuyên ngành được lồng ghép trong học 
phần NNKTTM bằng tiếng Pháp dễ dàng hơn. 
Đây là một công việc khó đòi hỏi sự phối hợp chặt 
chẽ của nhiều khoa khác nhau trong nhà trường. 
Do đó, sự tham mưu của Phòng Quản lý Đào tạo 
ĐHNT và các khoa liên quan chương trình đào tạo 
là rất cần thiết.
 4.2. Giải pháp về kiến thức ngôn ngữ
Vì tiếng Pháp chuyên ngành là một bộ phận 
của tiếng Pháp phổ thông nên để có thể học tiếng 
Pháp chuyên ngành thì phải dựa trên nền tảng của 
tiếng Pháp giao tiếp phổ thông. Bởi vậy, sinh viên 
chuyên ngành TPTM cần luyện tập thường xuyên 
các kỹ năng tiếng Pháp không chỉ trong các giờ 
học tiếng Pháp tại trường mà còn ở mọi lúc, mọi 
nơi trong cuộc sống. Xem phim, nghe nhạc, đọc 
báo,.. bằng tiếng Pháp; tham gia các hoạt động 
chuyên môn của các câu lạc bộ tiếng Pháp, điển 
hình như CLB Tiếng Pháp ĐH Ngoại Thương CFE 
(Club de Français de l’ESCE); tham dự các sự kiện 
văn hóa Pháp tại Trung tâm văn hoá Pháp là cách 
nâng cao trình độ tiếng Pháp hiệu quả. Đặc biệt, 
nhóm nghiên cứu khuyến khích các sinh viên tham 
gia hoạt động ngoại khóa như trại hè quốc tế, dẫn 
tour tham quan cho khách nước ngoài và tham gia 
trao đổi sinh viên giữa các nước trong cộng đồng 
Pháp ngữ nếu có điều kiện. Khi kiến thức tiếng 
được nâng cao, việc học TPTM chắc chắn sẽ dễ 
dàng hơn. 
Đối với giảng viên, cần lưu ý sinh viên về 
những đặc điểm của từ vựng, cấu trúc câu và văn 
phong đặc trưng trong các diễn ngôn có nội dung 
kinh tế thương mại. 
Bên cạnh đó, hiện tại, 100% đội ngũ giảng viên 
chuyên ngành TPTM là người Việt nên sinh viên 
chưa có cơ hội được thực hành luyện tiếng với 
giáo viên người bản địa. Vì thế, việc bổ sung giảng 
viên bản xứ là cần thiết để giúp sinh viên phát triển 
kỹ năng, thực hành ngôn ngữ thực tế, phát hiện ra 
những lỗi sai trong ngôn ngữ cũng như làm quen 
với văn hóa làm việc trong môi trường quốc tế. 
4.3. Giải pháp về phương pháp học
Động cơ học tập giữ vai trò quan trọng tạo 
nên ý chí vượt khó và hứng thú học tập của sinh 
viên. Tuy nhiên, động cơ học tập không phải tự 
nhiên mà có. Nó được hình thành dần dần trong 
quá trình sống, lao động và tích lũy tri thức. Theo 
nhóm nghiên cứu, để giúp sinh viên chuyên ngành 
TPTM có động cơ học tập tốt thì điều tiên quyết là 
giúp sinh viên định hướng được nghề nghiệp trong 
tương lai. Đặc biệt, việc định hướng này không chỉ 
diễn ra ở trong quá trình đào tạo mà còn cả trước 
khi tuyển sinh. Các ngày hội tư vấn tuyển sinh, các 
bộ tài liệu hướng nghiệp của Khoa tiếng Pháp nói 
riêng và trường ĐHNT nói chung cần phải được 
xây dựng, thiết kế chuyên nghiệp và được tiếp cận 
rộng rãi.
Tiếp theo, đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng 
dẫn về phương pháp học tập cho sinh viên chuyên 
ngành TPTM cũng là vấn đề cấp thiết. Theo nhóm 
nghiên cứu, trường ĐHNT cần coi trọng công tác 
tham vấn học đường với phòng tư vấn riêng cùng 
đội ngũ chuyên viên tham vấn được đào tạo bài 
bản, chuyên sâu cũng như cần có những quy định 
cụ thể về cơ chế tổ chức hoạt động để phòng tư vấn 
có thể được duy trì lâu dài. 
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho sinh viên chuyên 
ngành TPTM học tập tích cực, hiệu quả, Khoa 
tiếng Pháp nói chung và mỗi giảng viên trong khoa 
nói riêng cần xây dựng môi trường học tập thân 
107KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
TRAO ĐỔI v
thiện, tăng tính tương tác giữa giảng viên – sinh 
viên và sinh viên – sinh viên, đồng thời gợi mở và 
phát huy tính sáng tạo, chủ động của tất cả sinh 
viên chuyên ngành TPTM.
Đặc biệt, để giải quyết những khó khăn liên 
quan đến phương pháp học trong các học phần 
TPTM đòi hỏi phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân 
sinh viên. Để nâng cao hiệu quả học tập, sinh viên 
cần nâng cao khả năng tự học của mình; đồng thời 
phải phát huy tối đa nội lực và tận dụng triệt để sự 
hướng dẫn của giảng viên. Cụ thể, cần xác định 
được mục đích, động cơ, nhu cầu học tập; xây 
dựng thời gian biểu hợp lý giữa các môn học, địa 
điểm, thời gian, hình thức tự học... Ngoài ra, sinh 
viên chuyên ngành TPTM có thể tạo nhóm học tập 
với mục đích thảo luận, trao đổi, chia sẻ kiến thức 
kinh nghiệm tự học cùng nhau; trao đổi thường 
xuyên tài liệu tham khảo. Thêm vào đó, việc tiếp 
cận và tận dụng các công nghệ mới trong học tập 
cũng là một giải pháp khả thi trong thời đại công 
nghệ số.
4.4. Giải pháp về phương pháp dạy học
Trước hết, việc đổi mới nội dung và hình thức 
giảng dạy các học phần TPTM là vô cùng quan 
trọng. Trong giờ học, giảng viên cần chú trọng hơn 
tới hoạt động mang tính tương tác và ứng dụng 
cao như bài tập đóng vai, hội thoại; các bài tập 
tình huống; thực hiện dự án chung. Ngoài ra, giảng 
viên cần khuyến khích sinh viên làm bài tập thuyết 
trình cũng như bài tập nhóm vì những bài tập này 
ngoài việc tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ 
năng ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành còn 
giúp sinh viên rèn luyện tính sáng tạo, bản lĩnh tự 
tin trong môi trường làm việc sau này.
Thêm vào đó, công tác đánh giá cho điểm cần 
phải chú trọng việc đánh giá thực chất sinh viên 
nhưng cũng tạo động lực học tập cho họ. Việc 
cộng điểm để tạo hứng thú, khuyến khích sinh 
viên chủ động trong việc chuẩn bị bài tập về nhà 
và tham gia xây dựng bài giảng cũng là một trong 
những giải pháp hữu ích giúp sinh viên nâng cao 
chất lượng học tập.
 Đặc biệt, Khoa chuyên môn cần xây dựng 
diễn đàn cũng như tổ chức những chương trình đối 
thoại giữa sinh viên và giảng viên.
4.5. Giải pháp khác
Cần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa 
khoa chuyên môn nói riêng và trường ĐHNT nói 
chung với các doanh nghiệp Pháp nhằm mang lại 
những giá trị to lớn cho sinh viên chuyên ngành 
TPTM như những chuyến tham quan thực tế, các 
cơ hội thực tập, các cơ hội nghề nghiệp... Theo 
nhóm nghiên cứu, Nhà trường có thể mời tài trợ từ 
các doanh nghiệp Pháp và đổi lại, Khoa tiếng Pháp 
nói riêng và trường ĐHNT nói chung có thể hỗ trợ 
doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo, tư vấn 
theo nhu cầu của doanh nghiệp và nhất là cung cấp 
nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật 
trong giảng dạy các học phần TPTM cần được 
quan tâm hơn. 
Cuối cùng là việc thiết kế giáo trình riêng cho 
các học phần TPTM trường ĐHNT. Để đảm bảo 
tính hệ thống, chính xác, thiết thực cũng như tính 
cập nhật của giáo trình thì điều kiện tiên quyết 
là phải có sự cố vấn của nhiều chuyên gia hàng 
đầu trong ngành kinh tế thương mại và tiếng Pháp 
thương mại. Vì thế, việc hợp tác với các trường đại 
học khác như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học 
Thương mại, Đại học Hà Nội là giải pháp tốt 
cho hoạt động này.
Tóm lại, với mong muốn giải quyết những khó 
khăn của sinh viên chuyên ngành TPTM trường 
ĐHNT, nhóm nghiên cứu đề xuất các kiến nghị 
theo 5 nhóm giải pháp: Giải pháp về kiến thức 
chuyên ngành; Giải pháp về kiến thức tiếng, Giải 
pháp về phương pháp học; Giải pháp về phương 
pháp dạy; Giải pháp khác. 
5. KẾT LUẬN
Bằng việc khảo sát và tìm ra những khó khăn 
của sinh viên chuyên ngành TPTM tại ĐHNT trong 
các học phần NNKTTM – nội dung quan trọng của 
108 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v TRAO ĐỔI
DIFFICULTIES ENCOUNTERED BY FOREIGN TRADE UNIVERSITY STUDENTS 
IN LEARNING BUSINESS FRENCH 
DO THI THU GIANG, VU HUONG TRA
Abstract: The modules in Business French are important for the quality of the results of students 
in Business French of the University of Foreign Trade University. These modules directly give 
students the skills necessary to their communication in French in the business environment - this 
is the goal of the training program. However, students admitted to having difficulties with these 
modules. Therefore, it is necessary to carry out surveys to find out the problems students have 
in learning, thus suggesting solutions to difficulties for students. In this article, we present our 
research results related to student difficulties in the Business French modules and solutions.
Keywords: teaching/learning business French, Foreign Trade University, difficulties, business 
French
Received: 10/11/2018; Revised: 04/12/2018; Accepted for publication: 05/12/2018
chương trình đào tạo, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 
đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề sinh viên 
gặp phải trong học tập, lần lượt liên quan đến kiến 
thức chuyên ngành, kiến thức tiếng, phương pháp 
học, phương pháp dạy và giải pháp khác. Nhóm 
nghiên cứu tin rằng, việc thực hiện những đề xuất 
trên sẽ góp phần cải thiện chất lượng học tập của 
sinh viên trong các học phần TPTM tại ĐHNT, từ 
đó nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường./.
Tài liệu tham khảo:
Đại học Ngoại thương (2014), Chương trình đào tạo trình 
độ đại học, chuyên ngành tiếng Pháp thương mại.
Đỗ Thị Thu Giang (2015), Giảng dạy tiếng Pháp thương 
mại trong các trường đại học kinh tế tại Việt Nam: 
Biểu trưng và đề xuất nâng cao chất lượng, Luận án 
Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Đỗ Thị Thu Giang (2018), “Tiếng Pháp chuyên ngành 
và những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chương 
trình giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành”, Tạp chí 
Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 12, tr.44-51.
Mangiante J.M. (2006), “Français de spécialité ou 
français sur objectif spécifique: deux démarches 
didactiques distinctes”, in Linguistique prurielle, 
Vol. 1, 2006 (Conférences), Valencia, pp.137-152.

File đính kèm:

  • pdfkho_khan_cua_sinh_vien_dai_hoc_ngoai_thuong_trong_viec_hoc_t.pdf