Khảo sát nồng độ Myeloperoxidase trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành

Mục tiêu: Khảo sát giá trị nồng độ myeloperoxidase trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tại bệnh viện Nhân

Dân Gia Định từ 09/2013 – 05/2014.

Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang – tiến cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành được chụp mạch vành tại Khoa DSA,

bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ tháng 09/2013 đến tháng 05/2014.

Kết quả: Qua kết quả chụp mạch vành, chúng tôi ghi nhận có 162 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán và

được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 65,33 ± 10,55 tuổi với nam chiếm ưu thế. Tỷ lệ tăng huyết áp và

đái tháo đường lần lượt là 77,8% và 35,2%. Nồng độ myeloperoxidase máu trung bình là 654,36 ± 503,73.

Kết luận: Nồng độ MPO máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp, tăng huyết áp và đái tháo đường cao hơn

nồng độ MPO máu ở nhóm bệnh nhân còn lại.

pdf 5 trang kimcuc 4560
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát nồng độ Myeloperoxidase trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát nồng độ Myeloperoxidase trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành

Khảo sát nồng độ Myeloperoxidase trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 221
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ MYELOPEROXIDASE 
TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH 
Nguyễn Trần Minh Thắng* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát giá trị nồng độ myeloperoxidase trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tại bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định từ 09/2013 – 05/2014. 
Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang – tiến cứu. 
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành được chụp mạch vành tại Khoa DSA, 
bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ tháng 09/2013 đến tháng 05/2014. 
Kết quả: Qua kết quả chụp mạch vành, chúng tôi ghi nhận có 162 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán và 
được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 65,33 ± 10,55 tuổi với nam chiếm ưu thế. Tỷ lệ tăng huyết áp và 
đái tháo đường lần lượt là 77,8% và 35,2%. Nồng độ myeloperoxidase máu trung bình là 654,36 ± 503,73. 
Kết luận: Nồng độ MPO máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp, tăng huyết áp và đái tháo đường cao hơn 
nồng độ MPO máu ở nhóm bệnh nhân còn lại. 
Từ khóa: Myeloperoxidase, Bệnh mạch vành, Hội chứng vành cấp. 
ABSTRACT 
INVESTIGATION OF THE MYELOPEROXIDASE CONCENTRATION IN PATIENTS WITH 
CORONARY ARTERY DISEASE 
Nguyen Tran Minh Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 221 - 225 
Objective: To survey the myeloperoxidase concentration of patients with coronary artery disease in Nhan 
Dan Gia Dinh Hospital from 09/2013 to 05/2014. 
Research Methodology: Cross - sectional, prospective study. 
Objects: All patients diagnosed with coronary artery disease, taken coronary angiography in DSA 
Department in Nhan Dan Gia Dinh Hospital from 09/2013 to 05/2014. 
Results: Through prospective medical record, we found 162 cases were eligible for the diagnostic criteria and 
were admitted to the study. The average age is 65.33 ± 10.55 years old, men outnumbered. The rate of 
hypertension and diabetes are 77.8% and 35.2%. The average myeloperoxidase concentration is 654.36 ± 503.73. 
Conclusion: The myeloperoxidase concentration of patients with acute coronary syndrome, hypertension 
and diabetes is higher than others. 
Keywords: Myeloperoxidase, Acute Coronary Syndrome, Coronary Disease. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp 
trong số các bệnh tim ở các nước phát triển (1). 
Trên thế giới, có hơn 7 triệu người chết mỗi năm 
do bệnh mạch vành, chiếm khoảng 12,8% các 
trường hợp tử vong(5). Ở Việt nam chưa có thống 
kê trong dân chúng nhưng các thống kê tại các 
bệnh viện lớn cho thấy bệnh nhân bị bệnh mạch 
vành hầu hết ở tuổi 50 trở lên(16). 
Việc chẩn đoán bệnh mạch vành hiện nay 
chủ yếu dựa vào việc khai thác triệu chứng đau 
ngực của bệnh nhân, kết hợp với một số phương 
* Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Ths.BS Nguyễn Trần Minh Thắng ĐT: 0979.014.904 Email: nguyentranminhthang@pnt.edu.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 222
pháp cận lâm sàng khác như điện tâm đồ, siêu 
âm tim, xạ hình tưới máu cơ tim, và các xét 
nghiệm sinh hóa(17) Chụp động mạch vành chọn 
lọc và cản quang, phương pháp này được xem là 
tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch 
vành(16). Tuy nhiên các biện pháp trên tồn tại 
nhiều khuyết điểm như độ nhạy và độ chuyên 
biệt không cao, hoặc một số phương pháp đòi 
hỏi chi phí cao khi thực hiện. Gần đây nhiều 
nghiên cứu cho thấy mối liên kết giữa 
myeloperoxidase, một enzym được tiết ra từ 
bạch cầu, với bệnh lý tim mạch(2,8). Các nghiên 
cứu cho thấy nồng độ myeloperoxidase tăng 
đáng kể ở bệnh nhân đã được xác định có bệnh 
mạch vành qua chụp mạch máu. 
Myeloperoxidase có thể là một dấu ấn tim có ích 
trong cấp cứu vì nó phản ánh tình trạng không 
ổn định của mảng xơ vữa, nguyên nhân của hội 
chứng mạch vành cấp(11,14). 
Ở Việt Nam, hiện có rất ít các nghiên cứu 
myeloperoxidase ở bệnh nhân bị bệnh động 
mạch vành. Với mong muốn tìm hiểu thêm về 
nồng độ của myeloperoxidase ở bệnh nhân mắc 
bệnh mạch vành, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
với các mục tiêu cụ thể như sau 
- Khảo sát nồng độ myeloperoxidase trên 
bệnh nhân bệnh mạch vành. 
- Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ 
myeloperoxidase với mức độ xơ vữa động 
mạch vành. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành 
được chụp mạch vành tại Khoa DSA, bệnh viện 
Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ tháng 
09/2013 đến tháng 05/2014. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang – tiến cứu. 
KẾT QUẢ 
Qua kết quả chụp mạch vành, chúng tôi ghi 
nhận có 162 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chẩn 
đoán và được đưa vào nghiên cứu. 
Đặc điểm chung 
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm 
Tuổi 65,3 ± 10,55 
Tỷ lệ Nam/Nữ 103/59 
Tỷ lệ bệnh mạch vành cấp 69,8% 
Tỷ lệ hẹp hơn 1 nhánh MV 78,4% 
Tỷ lệ NMCT ST chênh 31,9% 
Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch 
vành 
Bảng 2. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành 
Các yếu tố nguy cơ Tỷ lệ 
Tăng huyết áp 77,8% 
Đái tháo đường 35,2% 
Hút thuốc lá 31,5% 
Béo phì 16% 
Tiền căn gia đình mắc bệnh mạch vành 14,2% 
Rối loạn mỡ máu 56,2% 
Khảo sát nồng nồng độ MPO 
Bảng 3. Giá trị nồng độ MPO trên bệnh nhân bệnh 
mạch vành 
Nồng độ 
MPO 
Giá trị 
nhỏ nhất 
Trung 
bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Trung 
vị 
Giá trị lớn 
nhất 
Hội chứng 
vành cấp 
255 814,10 524,39 770 5172 
Bệnh mạch 
vành mạn 
123 285,98 104,28 261 590 
Mẫu nghiên 
cứu 
123 654,36 503,73 572,5 5172 
Khảo sát mối tương quan giữa MPO và 
mức độ xơ vữa của bệnh mạch vành 
Bảng 4. So sánh nồng độ MPO giữa hai nhóm bệnh 
nhân 
 Nồng độ MPO p 
Bệnh 
mạch vành 
Cấp tính 814,10 ± 524,39 
< 0,001 
Mạn tính 285,98 ± 104,28 
Hội chứng 
vành cấp 
ST chênh 833,69 ± 418,10 
0,739 
ST không chênh 804,94 ± 569,62 
Số nhánh 
mạch vành 
Hẹp 1 nhánh 695,83 ± 857,20 0,874 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 223
Sự liên quan giữa nồng độ MPO (pmol/L) với các yếu tố nguy cơ 
Bảng 5 
Yếu tố nguy cơ Có Không p 
Tăng huyết áp 739,83 ± 837,12 629,00 ± 357,64 0,013 
Đái tháo đường 812,75 ± 714,83 568,37 ± 310,58 0,003 
Hút thuốc lá 646,25 ± 358,59 658,08 ± 559,37 0,430 
Béo phì 593,46 ± 368,72 666,00 ± 525,91 0,406 
Tiền căn gia đình bệnh mạch vành 746,48 ± 993,84 639,12 ± 370,03 0,107 
Rối loạn mỡ máu 705,34 ± 605,83 589,01 ± 322,50 0,321 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi 
trung bình là 65,3 ± 10,55 tuổi, trong đó tuổi từ 50 
trở lên chiếm 95,7%. Độ tuổi này cao hơn nghiên 
cứu của các tác giả Duzguncinar (61,7 ± 11,3 
tuổi)(3) và tác giả Claire (61,7 ± 0,41 tuổi)(8). Điều 
này có thể do bệnh nhân ít được tầm soát bệnh 
mạch vành sớm và thường xuyên. Số bệnh nhân 
nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 
63,6%, thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả 
Claire (81,7%)(8) và tác giả Goldhammer (82%)(6). 
Sự khác biệt này có thể do nam giới tiếp xúc với 
các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành nhiều 
hơn nữ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 
69,8% bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp, cao 
hơn nghiên cứu của tác giả Myeong-Ki Hong 
(51,9%)(9). Qua đó, cho thấy kiến thức và thói 
quen của bệnh nhân về bệnh mạch vành cũng 
rất quan trọng, bệnh nhân chờ bệnh nặng mới 
đến bệnh viện. Hơn nữa, tỷ lệ bệnh nhân bị hẹp 
hơn một nhánh mạch vành là 78,4%, cao hơn 
nghiên cứu của hai tác giả Myeong-Ki Hong 
(38%)(9) và tác giả Mariuca Vasa (48,9%)(18). Sự 
khác biệt này do độ tuổi trung bình trong nghiên 
cứu của tôi cao hơn hai tác giả trên. 
Khi tiến hành khảo sát các yếu tố nguy cơ, tôi 
ghi nhận tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu 
chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 77,8% và 56,2%. 
Kết quả này phù hợp vớ nghiên cứu của hai tác 
giả Goldhammer(6) và Namita Mahalle(12). 
Đối với nồng độ MPO, tôi ghi nhận nồng 
độ MPO của nhóm bệnh nhân hội chứng vành 
cấp là 814,10 ± 524,39 pmol/L và nhóm bệnh 
nhân bệnh mạch vành mạn là 285,98 ± 104,28 
pmol/L. Theo kết quả ghi nhận được thì sự 
khác biệt về nồng độ MPO trung bình giữa hai 
nhóm bệnh nhân bệnh mạch vành cấp và mạn 
tính có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nồng 
độ MPO trung bình trong nhóm bệnh mạch 
vành cấp cao hơn so với nồng độ MPO trung 
bình trong nhóm bệnh mạch vành mạn. Kết 
quả này tương đồng với hai tác giả Liang(10) và 
tác giả Gurav(7). Vậy nồng độ MPO có giá trị 
trong việc phân biệt giữa bệnh mạch vành cấp 
và bệnh mạch vành mạn. Dựa vào kết quả 
nồng độ MPO thu được tôi xác định điểm cắt 
nồng độ MPO để chẩn đoán phân biệt bệnh 
mạch vành cấp và mạn tính là 468 pmol/L với 
độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 80% và 
96%. Tuy nhiên, khi so sánh nồng độ MPO 
trung bình giữa hai nhóm bệnh nhân hội 
chứng vành cấp có ST chênh và không chênh 
thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 
p > 0,05. Kết quả này cũng tương đồng với tác 
giả Giuseppe Ferrante(4) nhưng khác với kết 
quả của tác giả Ndrepepa(13). Sự khác biệt này 
có thể là do nghiên cứu của tác giả 
Ndrepepa(13) có tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ 
tim có ST chênh lên trên điện tâm đồ (28,1%) 
thấp hơn nghiên cứu của tôi (31,9%). Bên cạnh 
đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 
sự khác biệt về nồng độ MPO trung bình giữa 
hai nhóm bệnh nhân hẹp một nhánh và hẹp 
hơn một nhánh mạch vành không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0,05. Kết quả này tương đồng 
với hai tác giả Giuseppe Ferrante(4) và tác giả 
Ndrepepa(13). Điều này cho thấy nồng độ MPO 
không giúp phân biệt giữa nhóm bệnh nhân 
hẹp một nhánh và hơn một nhánh mạch vành. 
Khi phân tích các yếu tố nguy cơ, đối với 
tăng huyết áp thì nồng độ MPO khác nhau có 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 224
ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có và không 
có tăng huyết áp với p < 0,05. Nồng độ MPO 
trung bình trong nhóm bệnh mạch vành có 
tăng huyết áp cao hơn so với nhóm không 
tăng huyết áp. Kết quả này khác với kết quả 
của hai tác giả G Ferrante(4) và tác giả 
Ndrepepa(13). Sự khác biệt này có thể là do 
nghiên cứu của tác giả Giuseppe Ferrante(4) chỉ 
tiến hành trên các bệnh nhân bệnh mạch vành 
cấp và nghiên cứu của tác giả Ndrepepa(13) có 
tỷ lệ bệnh nhân bệnh mạch vành cấp (43,8%) 
thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (69,8%). 
Hơn nữa, nồng độ MPO khác nhau có ý 
nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh nhân có và 
không có bệnh đái tháo đường với p < 0,05. 
Nồng độ MPO trong nhóm có bệnh đái tháo 
đường cao hơn nhóm không có bệnh đái tháo 
đường. Điều này giống với kết quả của tác giả 
Ndrepepa(13) nhưng khác với tác giả Giuseppe 
Ferrante(4), có thể do nghiên cứu của tác giả 
Giuseppe Ferrante(4) chỉ tiến hành trên các bệnh 
nhân bệnh mạch vành cấp. 
Tuy nhiên, đối với hút thuốc là thì sự khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê về nồng độ MPO 
(p > 0,05). Kết quả này khác với hai tác giả 
Ndrepepa(13) và Giuseppe Ferrante(4) là do không 
tương đồng về lối sống. Tương tự như vậy, nồng 
độ MPO khác nhau không có ý nghĩa thống kê 
giữa hai nhóm bệnh nhân béo phì và không béo 
phì với p > 0,05. Điều này tương đồng với kết 
quả của tác giả Claire, tuy nhiên khác với tác giả 
Jeroen Nijhuis(15). Khác biệt này có thể do tỷ lệ 
bệnh nhân béo phì trong nghiên cứu của tác giả 
Nijhuis (80,4%) cao hơn nhiều so với tôi (16%). 
Bên cạnh đó, nồng độ MPO cũng khác nhau 
không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh 
nhân có và không có rối loạn mỡ máu (p > 0,05). 
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả 
Giuseppe Ferrante(4). Tuy nhiên khác với kết quả 
của tác giả Ndrepepa(13). Sự khác biệt này có thể 
là do tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu trong 
nghiên cứu của tác giả Ndrepepa (64,1%) cao 
hơn trong nghiên cứu của tôi (56,2%)(13). 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu, tôi rút ra kết luận về nồng 
độ MPO máu ở nhóm bệnh nhân bệnh mạch 
vành là 654,36 ± 503,73 pmol/L, mức 468 pmol/L 
là điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh mạch vành 
cấp với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 80% 
và 96%. Nồng độ MPO máu ở bệnh nhân bệnh 
mạch vành cấp cao hơn nồng độ MPO máu ở 
bệnh nhân bệnh mạch vành mạn. Nồng độ MPO 
máu ở bệnh nhân bệnh mạch vành có tăng huyết 
áp và đái tháo đường cao hơn nồng độ MPO 
máu ở bệnh nhân bệnh mạch vành không có 
tăng huyết áp và đái tháo đường. Không có sự 
khác biệt nồng độ MPO máu giữa nhóm bệnh 
nhân hẹp hơn một nhánh hoặc có ST chênh trên 
điện tâm đồ so với nhóm còn lại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Andrus B, Lacaille D (2014), "2013 ACC/AHA Guideline on 
the Assessment of Cardiovascular Risk". J Am Coll Cardiol, 63 
(25 Pt A), 2886. 
2. Baldus S, Heeschen C, Meinertz T et al. (2003), 
"Myeloperoxidase serum levels predict risk in patients with 
acute coronary syndromes". Circulation, 108 (12), 1440-5. 
3. Duzguncinar O, Yavuz B, Hazirolan T et al. (2008), "Plasma 
myeloperoxidase is related to the severity of coronary artery 
disease". Acta Cardiol, 63 (2), 147-52. 
4. Ferrante G, Nakano M, Prati F et al. (2010), "High levels of 
systemic myeloperoxidase are associated with coronary 
plaque erosion in patients with acute coronary syndromes: a 
clinicopathological study". Circulation, 122 (24), 2505-13. 
5. Fihn SD, Gardin JM, Abrams J et al. (2012), "2012 
ACCF/AHA/ACP/AATS/PCNA/SCAI/STS Guideline for the 
diagnosis and management of patients with stable ischemic 
heart disease: a report of the American College of Cardiology 
Foundation/American Heart Association Task Force on 
Practice Guidelines, and the American College of Physicians, 
American Association for Thoracic Surgery, Preventive 
Cardiovascular Nurses Association, Society for 
Cardiovascular Angiography and Interventions, and Society 
of Thoracic Surgeons". J Am Coll Cardiol, 60 (24), e44-e164. 
6. Goldhammer E, Moshe Y Ben, Lubovich A, et al. (2010), 
"Serum endothelin-1, MMP-9, and myeloperoxidase and 
coronary artery morphology as detected by multi-slice CT 
angiography in intermediate and high risk asymptomatic 
subjects". Open Biomarkers Journal, 3 (2010). 
7. Gurav NR, Borse RT, Thorat Anand P et al. (2013), 
"Comparison of levels of Myeloperoxidase, C-reactive protein 
and Uric acid in patients of Stable and Unstable angina". 
Indian Journal of Basic & Applied Medical Research, 2 (8), 897-902. 
8. Heslop CL, Frohlich JJ, Hill JS (2010), "Myeloperoxidase and 
C-reactive protein have combined utility for long-term 
prediction of cardiovascular mortality after coronary 
angiography". J Am Coll Cardiol, 55 (11), 1102-9. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 225
9. Hong MK, Mintz GS, Lee CW et al. (2004), "Comparison of 
coronary plaque rupture between stable angina and acute 
myocardial infarction: a three-vessel intravascular ultrasound 
study in 235 patients". Circulation, 110 (8), 928-33. 
10. Liang J, Zheng Z, Wang M et al. (2009), "Myeloperoxidase 
(MPO) and interleukin-17 (IL-17) plasma levels are increased 
in patients with acute coronary syndromes". J Int Med Res, 37 
(3), 862-6. 
11. Loria V, Dato I, Graziani F et al. (2008), "Myeloperoxidase: a 
new biomarker of inflammation in ischemic heart disease and 
acute coronary syndromes". Mediators Inflamm, 2008, 135625. 
12. Mahalle N, Garg MK, Naik SS et al. (2014), "Study of pattern 
of dyslipidemia and its correlation with cardiovascular risk 
factors in patients with proven coronary artery disease". Indian 
J Endocrinol Metab, 18 (1), 48-55. 
13. Ndrepepa G, Braun S, Mehilli J et al. (2008), "Myeloperoxidase 
level in patients with stable coronary artery disease and acute 
coronary syndromes". Eur J Clin Invest, 38 (2), 90-6. 
14. Nicholls SJ, Hazen SL (2005), "Myeloperoxidase and 
cardiovascular disease". Arterioscler Thromb Vasc Biol, 25 (6), 
1102-11. 
15. Nijhuis J, Rensen SS, Slaats Y et al. (2009), "Neutrophil 
activation in morbid obesity, chronic activation of acute 
inflammation". Obesity (Silver Spring), 17 (11), 2014-8. 
16. Phạm Nguyễn Vinh (2008), Bệnh học tim mạch, Nhà xuất bản Y 
học Tp HCM, 63-68. 
17. Phạm Nguyễn Vinh (2012), Cập nhật về điều trị bệnh mạch máu 
ngoại biên, Bài giảng chuyên khoa 2 Nội tim mạch, NXB Y học . 
18. Vasa M, Fichtlscherer S, Aicher A, et al. (2001), "Number and 
migratory activity of circulating endothelial progenitor cells 
inversely correlate with risk factors for coronary artery 
disease". Circ Res, 89 (1), E1-7. 
Ngày nhận bài báo: 09/9/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/9/2015 
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_nong_do_myeloperoxidase_tren_benh_nhan_mac_benh_mac.pdf